lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư Đi Tin Lại:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Blog Phạm-Viết-Đào

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam Ở Trong Và Ngoài Nước

Giải Mã 6 Câu Hỏi Lớn Về Hòn Đá Lạ Đền Hùng

Ngay khi có thông tin về "hòn đá lạ" ở đền Hùng, thì câu hỏi quan trọng nhất là hòn đá có tác dụng tốt, hay xấu?

Báo Người đưa tin đã nhận được bài viết của Phòng nghiên cứu Phong thủy kiến trúc, Viện Quy hoạch & Kiến trúc đô thị UAI. Để rộng đường dư luận. Xin giới thiệu đến quý vị độc giả, bài viết chỉ mang tính tham khảo.

Về cơ bản, cho đến nay vẫn có hai luồng ý kiến trái chiều: (1) Các ý kiến phản đối cho rằng đây là "bùa tổng hợp", "không rõ đá quý hay không", "không biết tác dụng ra sao",... do đó "nên đưa khỏi đền Hùng"; (2) Các ý kiến bảo vệ, cho rằng "có tác dụng", "có năng lượng", và cũng "chưa biết tốt xấu ra sao",... do đó "cứ giữ nguyên hiện trạng".

Như vậy, hòn đá lạ tại đền Hùng thực sự có ý nghĩa gì, tác dụng ra sao, hiện vẫn đang là vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm. Muốn có luận giải một cách công tâm hơn, có sức thuyết phục hơn, thì cần có kiến thức chuyên sâu cũng như lý giải đầy đủ về các yếu tố: (1) đá quý; (2) bùa chú; (3) trường khí; (4) phong thủy, tâm linh; (5) văn hóa, lịch sử; (6) khoa học

hòn đá lạ ở đền hùng

Hòn đá lạ được trưng bày tại Đền Hùng

1. Hòn đá lạ có phải đá quý hay không?

Cần phải xác định luôn đây là đá bán quý, có khá nhiều ở Việt Nam, không phải đá quý. Vậy có thể gọi là ngọc được không? Cũng tùy theo quan niệm và từng nước. Ở Việt Nam thì là đá bán quý, hay trong nghề gọi là đá silicat, độ cứng 7. Nhưng nếu mang sang Trung Quốc - bậc thầy về "đánh bóng" thương hiệu, họ sẽ gọi là "ngọc".

Thực ra, đá quý, hay bán quý, ngọc,... hay gọi là gì đi nữa, thì cũng cần lấy mẫu để kiểm tra chính xác hơn, nhưng lại không liên quan nhiều đến yếu tố chúng ta đang quan tâm là "có linh không", "có năng lượng không", hay "có tác dụng không".

2. Bùa chú bên trên hòn đá có ý nghĩa gì, tác dụng ra sao?

Trước khi đi vào lý giải nội dung, ta cần biết rằng lá bùa (hay lá phù) được viết ra theo những quy trình nghiêm ngặt, cả về hình thức trình bày, quy trình thực hiện cũng như tâm linh. Bùa muốn có hiệu quả cần kết hợp với chú, nên hay được gọi chung là bùa chú, phù chú. Về quy trình thực hiện:

Học viên trước khi tập luyện phù chú Đạo gia bắt buộc phải ăn chay, đồng thời kết hợp với các bài tập điều khí trong cơ thể, đảm bảo khi viết chú, phải dẫn được nguồn năng lượng dồi dào và thuần khiết vào từng nét bút. Giữ "thân, khẩu, ý" là điều bắt buộc trong Đạo gia, cũng như Phật gia. Mật tông cũng có những yêu cầu rất khắt khe với người sử dụng phù chú. Dù tận mắt chứng kiến những diệu kỳ về phù chú khó có thể lý giải cặn kẽ theo khoa học, nhưng khi tìm ra máy đo đạc thông số cụ thể về trường khí của phù chú, đã giúp chúng tôi nhận thấy trường khí lưu giữ trên lá phù không lâu dài.

Khi khảo sát đo đạc trường khí trên ấn Đền Trần bắt đầu từ đầu năm 2012, chúng tôi nhận thấy khi treo thẳng đứng, lá ấn có trường khí dương, còn khi đặt nằm ngang trên bàn lá ấn mất không có trường khí. Đo lá ấn làm giả bằng vải bên ngoài không hề có trường khí dương, thậm chí cá biệt một vài lá ấn có trường khí âm - không tốt cho người sử dụng.

ký hiệu trên hòn đá lạ

Ký hiệu trên hòn đá lạ.

Muốn năng lượng trên lá phù có thể kéo dài lâu hơn, người ta chuyển từ lá phù bằng giấy sang gỗ, đồng, hay đá quý, nhưng quy trình thực hiện lại nghiêm ngặt hơn rất nhiều. Bởi kết quả không tạo ra trực tiếp từ tay người thầy, mà do người thợ thủ công thực hiện, thậm chí máy móc tinh xảo làm thay. Yêu cầu bắt buộc về "thân, khẩu, ý" sẽ không còn hoàn chỉnh. Phù chú có trường khí dương (tốt lành) hay trường khí âm (hại họa) một phần từ quy trình này mà ra.

Mặt khác, về cách thức trình bày: Do là phương thức giao tiếp với thế giới tâm linh, phù chú có những yêu cầu chặt chẽ về hình thức trình bày, từ phần đầu (gửi cho ai), nội dung (cần cầu xin điều gì), đến phần cuối (người xin), cũng như dấu ấn (chứng thực). Việc sáng tạo cách trình bày phù chú, cũng phải trên cơ sở giữ nguyên khuôn mẫu chung, khi đi ra ngoài nguyên tắc, phù chú sẽ không có tính hợp lệ và không có tác dụng.

Về nội dung bùa chú: Thì việc giải thích cần dựa theo lý giải của tác giả bùa chú, cũng như những hình ảnh khắc thực tế trên viên đá, để có cái nhìn bao quát. "Mặt sau của viên đá, phía trên là Ấn của Vua Hùng (mà hiện Khu di tích đang dùng), dưới có chạm lá bùa giải bách họa cho nhân dân mà các nhà sư đi tu ai cũng biết".

Chúng tôi không đi sâu vào phân tích câu chữ của tác giả, vì có thể sa vào tranh cãi không cần thiết, chẳng hạn "lá bùa giải bách họa" không phải "nhà sư đi tu ai cũng biết", đây chỉ là cách xảo biện nhằm tìm kiếm thêm sự ủng hộ, bởi đây là lá bùa có nguồn gốc bên Đạo gia, "những người nghiên cứu Đạo gia có thể sẽ biết".

Hình vẽ mặt sau cơ bản giống lá "bách giải tiêu tai phù" của Trương Thiên Sư - được cho là truyền nhân của Thái Thượng Lão quân. Do đó, lá phù này thường dùng kèm Ấn của Trương Thiên Sư hoặc Thái thượng lão quân, nhiều nơi dùng hình ảnh ngài Trương Thiên Sư thay Ấn. (a) Dùng Ấn của Vua Hùng sẽ không ăn khớp, chưa nói đến việc chưa xác minh được Ấn của Vua Hùng;

(b) Ấn thường đóng bên dưới phù chú, chứ không phải "Ấn treo"; (c) Mấy chữ Phạn bên trái viết thêm cũng không có tác dụng rõ ràng, chỉ phản tác dụng, như đã nói ở trên, không phải công văn gửi đi gắn thêm chữ Phạn là "uy" hơn, hay hiệu quả hơn.

hòn đá lạ

Hình vẽ mặt trước giống trận đồ hỗn mang, hơn là trận đồ bát quái.

Chính các yếu tố "lủng củng" giữa "nội dung - ấn - chữ Phạn bên cạnh" này, là một phần tạo nên âm khí của lá bùa - gây ra tác dụng ngược lại. Hình vẽ mặt sau: Giống lá "bách giải tiêu tai phù" của Trương Thiên Sư.

"Mặt trước: Trận đồ bát quái thiên tinh Phật Tổ Như Lai dựa trên trận đồ bát quái trong Binh thư yếu lược của nhà Trần và theo mô phỏng của Từ điển thuật ngữ quân sự, gọi là Thiên tinh vì ghép tượng hình chòm sao Bắc Đẩu và trận đồ của Đức Thánh Trần ứng dụng khi đánh quân Nguyên Mông. Trên mặt của Trận đồ còn có câu mật chú thiền phái Mật Tông làm tăng hòa quang của Phật và độ linh, độ uy của Phật để giải hóa bách nạn, bách khổ, bách bệnh cho nhân dân". Cách giải thích gây khó hiểu, tuy nhiên theo hình mặt trước chúng ta có thể tách bạch ra các phần "sao bắc đẩu", "trận đồ", "mật chú" và các chữ chú giải tiếng Hán cách điệu khác.

Trước hết là "sao bắc đẩu", nơi tô màu vàng trong hình, tính cả hai chòm sao phụ là Cửu tinh, đoạn đầu 5 sao được nối với hình tam giác, sau đó là cái đuôi 4 sao, do đã cách điệu nhiều và không đúng hình gốc nên có thể gọi đây là "bắc đẩu biến tướng đồ". Thứ hai là "trận đồ", nơi tô khung màu đỏ bên dưới, với 6 chấm xung quanh, ở giữa là 4 chấm và 12 chấm, được đứng trên bệ 11 chấm và 2x chấm (do hình chụp không rõ, tại hiện trường lại chưa xem kỹ được hết). Binh thư yếu lược nhà Trần đã thất truyền, không có minh chứng cụ thể, tuy vậy nếu cho đây là trận đồ của Đức Thánh Trần thì có lẽ hơi coi thường bậc tiền nhân chăng? Thiển nghĩ đây chỉ là trận đồ giả tưởng ăn theo Hà đồ Lạc thư (trong hình minh họa ở phía dưới).

Thứ ba, là mật chú, là phần chữ Phạn bên phải, chúng tôi không đi sâu chú giải vào những từ ngữ này, vì cũng không cần thiết. Thứ tư, là mấy chữ Hán cách điệu, nơi tô màu tím và xanh, chữ tô xanh lặp lại chữ tô tím, với nghĩa "Cửu tinh xx". Phần tô màu đỏ trên cùng bên trái là chữ "Trần". Hình vẽ mặt trước: Giống trận đồ hỗn mang, hơn là trận đồ bát quái.

Tách bạch ra như vậy, thì khi nhìn nhận lại câu giải thích của tác giả Nguyễn Minh Thông, sẽ dễ hiểu hơn: "Thiên tinh" là ghép sao Bắc đầu với trận đồ Đức Thánh Trần, "Trận đồ bát quái thiên tinh Phật Tổ Như Lai" ở mặt trước như vậy sẽ là trận đồ "bát quái" (không có hình) + "sao bắc đẩu" + "trận đồ Đức Thánh Trần" + Phật Tổ (chữ Phạn) - cần được nhìn nhận như một trận đồ hỗn độn, hỗn mang, hay bức nháp của người tập vẽ bùa chú. Những hình vẽ không ăn khớp với nhau, không tạo nên một nghĩa lý thực sự có giá trị, cũng giống như mặt sau, là một phần tiếp tục tăng thêm âm khí (trường khí âm) cho hòn đá.

3. Hòn đá có tác dụng không, có "linh" không?

Sẽ khó có sự lý giải thỏa đáng cho câu hỏi này, đã là vật thể có trường khí, năng lượng chắc chắn sẽ có tác dụng, hiệu quả nào đó? Điều này phụ thuộc vào mục đích của tác giả phù chú, là làm cho quốc gia, hay cá nhân, hơn nữa năm - tháng - ngày - giờ cụ thể đặt viên đá cũng không được tiết lộ rõ ràng,...

Tuy vậy, nếu đo đạc trường khí, trường năng lượng của viên đá, chúng ta cũng sẽ biết phần nào. Theo tác giả "Đá đã được chuyên gia thẩm định, đo năng lượng", nhưng không cho chỉ số cụ thể. Nếu đo năng lượng cảm tính dựa theo cảm nhận cơ thể hay con lắc cầm tay, ta sẽ có chỉ số chủ quan của người đo, không có tính thuyết phục.

Nguyên lý cụ thể sẽ nói trong mục 6 bên dưới. Đo trường khí từ lòng đất, trường khí từ hài cốt, lăng mộ hay trường khí của đá chúng tôi sử dụng máy đo điện từ trường (trường Maxwell), chỉ số mặc định sử dụng là Khz - theo tư vấn của chuyên gia Mỹ (đơn vị sản xuất máy), kết hợp phần mềm hiển thị quang phổ do chúng tôi xây dựng.

Thực tế đo đạc với viên đá lạ, máy đo năng lượng cảm ứng phát hiện ra hòn đá có trường khí âm từ khoảng cách 2~3m, càng đến gần trường khí âm càng mạnh. Với máy đo điện từ trường, trường khí ở sân ngoài đền Thượng là 529 Khz, vào đến bên trong gần cửa phụ bên trái (cách viên đá khoảng 3m), trường khí ở trong khoảng 350~400 Khz, càng đến gần trường khí càng hạ thấp, lên đến đỉnh giữa hòn đá còn 180 Khz. Đo lại 3 lần, trường khí của viên đá đều cho thấy rất thấp (trùng khớp với nhận định âm khí của máy đo cảm ứng), thời điểm đo là 10h30-11h trưa, lúc dương khí lên cao. Đo nhiều lần, nhiều mặt để lấy thông số chính xác từng điểm trên hòn đá.

Có thể thấy, hòn đá có trường khí thì cũng có tác dụng nhất định, nhưng năng lượng trường khí âm lại dưới 200 Khz sẽ chỉ mang đến mặt xấu, tức điều không may, chứ không thể mang đến may mắn hay điềm lành, dù cho cá nhân hay quốc gia dân tộc. Muốn là đá tốt, thì cần có trường khí dương, đồng thời năng lượng tối thiểu cao hơn vùng đất đặt xuống, tức phải cao trên 400 Khz, khi đó đặt trên đền Thượng mới thực sự phát huy tác dụng tốt.

trương thiên sư

Hình vẽ mặt sau giống lá "bách giải tiêu tai phù" của Trương Thiên Sư

4. Phong thủy, tâm linh liên quan đến hòn đá như thế nào?

Ở đây không đi vào phân tích phong thủy của đền Thượng, mà bàn đến yếu tố phong thủy, hay tâm linh của hòn đá lạ. Vì mục đích chính là dùng hóa giải bùa phép "viên gạch bọc giấy bạc", nhưng sau tự biến mình thành "hòn đá lạ", nên yếu tố phong thủy được nhìn nhận ở đây, là phải chăng nhằm mục đích cá nhân nào đó? Mục đích có thể tốt, hay có tâm, nhưng cách làm chưa đúng, kiểm tra không kỹ, hoặc quá tầm của bản thân, sẽ dẫn đến những hiểu lầm không đáng có.

Đã chứa âm khí, lại năng lượng thấp, thì ảnh hưởng đầu tiên chính là thập phương du khách, và sau đó là ban quản lý nhà Đền. Xét đến yếu tố phong thủy, hòn đá đặt bên trái đứng từ ngoài nhìn vào, và bên phải từ trong nhìn ra, ở vị trí Bạch Hổ, sẽ tác động xấu đến người phụ nữ. Xét đến yếu tố tâm linh, nơi hội tụ trường khí âm, là nơi dễ có vong vãng lai, hay còn gọi là vãng vong cư ngụ, chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu đến những người đứng gần viên đá, nhất là chạm hay xoa tay vào. Do không có số liệu thống kê, nên không thể biết có bao nhiêu người đứng gần hòn đá mà bị "vong nhập",  hay đứng cạnh 2-5 phút là bị xa xẩm mặt mày, chóng mặt, buồn nôn. Còn nếu nói là có ảnh hưởng tốt thì chỉ có thể là tự huyễn hoặc mình.

5. Ảnh hưởng về văn hóa, lịch sử, thẩm mỹ ra sao?

Đền Hùng vốn là mảnh đất linh thiêng, không cần trấn yểm, hay hóa giải. Công tác này được tiến hành tại một nơi trang nghiêm bậc nhất của dân tộc cần phải thận trọng. Nếu làm, phải làm rõ được lý do, cần nhiều chuyên gia nghiên cứu kỹ, không nên vội vàng.

Ngoài ra, không phải xăm mình là xấu, nhưng xăm cũng cần có nghệ thuật. Cô gái xăm một bông hoa hồng trên bờ vai, cũng là vẻ đẹp có thể được phần đông xã hội chấp nhận. Nhưng nếu xăm những hình thù kỳ quái trên khắp cơ thể, cô gái đó sẽ khó được coi là đẹp - tất nhiên theo cảm nhận của phần đông xã hội. Hòn đá cũng vậy, để bản thân một hòn đá nhẵn bóng cũng có thể có trường khí tốt, và sẽ không gây ra phản ứng trong xã hội. Tạo ra "dị biệt" về hình dạng, nhằm khẳng định mình là hòn đá "gấu", để dọa "viên gạch" dễ hơn chăng?

Du khách thập phương tò mò trước hòn đá lạ.

6. Khoa học, nhà khoa học cần vào cuộc như thế nào?

Như đo đạc ở phần 3, cơ sở của máy móc là thuyết đo đạc trường khí vật thể, có thể tham khảo thêm trên tạp chí Xây dựng - bộ Xây dựng số 1/2013, hoặc tra cứu thuật ngữ "ElectroMagnetic Field" trên mạng. Bất cứ vật thể nào (dù là động thực vật, vi sinh vật, vật thể,...) đều phát ra bức xạ điện từ, hay sóng điện từ.

Tùy theo từng lĩnh vực nghiên cứu, mà có các tên gọi khác nhau như điện từ trường, trường điện từ, trường năng lượng, trường sinh học,.... Cách gọi khác nhau là do đối tượng nghiên cứu khác nhau, phương thức nghiên cứu có thể cũng khác, nhưng bản chất là một. Do đó chúng tôi tạm gọi chung là "trường khí" cho dễ hình dung. Đi dò tiền xu cổ,... là nhờ các máy quét theo tần số "trường khí", hay "bước sóng" của tiền xu cổ; nếu dò mìn thì cần đến máy khác, quét theo tần số khác, hay bước sóng khác; tương tự, dò tìm hài cốt, mạch nước ngầm, hay dò vàng,... thì đều cần đến máy chuyên dụng với bước sóng thích hợp, gọi dễ hiểu là trường khí thích hợp.

Tính đến thời điểm này, sự kết hợp "định tính" của máy đo năng lượng cảm ứng và "định lượng" của máy đo điện từ trường, vẫn là nguồn kiểm chứng tin cậy, so với bất cứ cách đo đạc cảm tính nào khác.

Giật mình với những "kết luận bước đầu"? 1.Hòn đá có năng lượng ở mức độ thấp (180 Khz), trường khí âm (âm khí).

2. Có tác dụng nhất định, nhưng là "phản tác dụng", tức chỉ có tác động xấu, dù xét trên yếu tố thẩm mỹ, hay tâm linh.

3. Hình thức ứng xử hợp lý: (a) Phương án hài hòa nhất, là bỏ đi thay bằng hòn đá khác không có chạm trổ, hoặc mài bóng viên đá cũ, kiểm tra lại năng lượng, rồi trả về vị trí cũ. Như vậy người có tâm cung tiến đá quý vẫn được "dâng ngọc"; (b) Phương án thứ hai đa phần mọi người mong muốn, là bỏ ngay viên đá đi. Nhìn chung, trường khí bên trong đền ở mức 350~400 Khz cũng là tốt rồi, ít nhất cũng là có lợi cho du khách thập phương.

Những khảo sát và nhận định sơ bộ này nhằm giúp bạn đọc và những ai quan tâm tới hòn đá lạ có thêm thông tin tham khảo. Đặc biệt, là các nhà khoa học cùng quan tâm tìm hiểu để đưa ra phương án giải quyết thuyết phục nhất.

Chuyện về người xả thân vì ngọc
Trong cuốn sách "Trang sức đá quý, ngọc theo phong thủy" (NXB Hồng Bàng, 2012), có nhắc đến câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng "Hòa thị dâng ngọc" như sau:

Biện Hòa ở nước Sở dâng viên ngọc chưa chạm trổ cho Sở Lệ Vương, do thợ ngọc nói là đá bình thường, mà Biện Hòa bị chặt chân trái. Đến đời Vũ Vương, Biện Hòa lại dâng ngọc, như lần trước, thợ ngọc lại nói là đá bình thường, Biện Hòa bị chặt nốt chân phải. Đến đời Văn Vương, Biện Hòa lại ôm ngọc khóc, vì lo không dâng được ngọc quý, nhưng Văn Vương đã cho thợ ngọc nghiêm chỉnh chạm trổ, phát hiện ra hòn ngọc hiếm có trên đời, đặt tên là "Hòn ngọc họ Hòa".

Câu chuyện này ngụ ý, "thợ ngọc phải biết ngọc"... Ít ai biết rằng, trong lúc dư luận đang ồn ào, thì gần như ngay lập tức đã có một cuộc khảo sát khoa học được tiến hành. Nội dung này diễn ra theo quỹ đầu tư nghiên cứu của Phòng nghiên cứu Phong thủy kiến trúc, và không theo "đặt hàng" của cá nhân hay đơn vị nào khác.

Mặc dù liên hệ trước với một số cá nhân và đơn vị, đảm bảo việc khảo sát diễn ra thuận lợi, nhưng khi nhận thông tin "hòn đá lạ" - đối tượng nghiên cứu khảo sát vẫn "để ở đền Thượng", và "đang mở cửa đền cho du khách", nên sáng 24/4/2013 chúng tôi quyết định đi khảo sát độc lập và bước đầu cho thấy:


Phòng nghiên cứu Phong thủy kiến trúc, Viện Quy hoạch & Kiến trúc đô thị UAI

(Người đưa tin)

@ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site