lịch sử việt nam
Trung Cộng Lên Cơn Thần-Kinh Bịa-Đặt Quyền "Tài-Phán" Hoàng-Sa Trường-Sa
Hà-Nhân-Văn
TIẾP TỤC PHẢN BÁC CHNDTH
Cao Thế Dung, chủ biên tập sơ thảo sử Việt - Hoa ĐẤT VIỆT TRÊN NƯỚC TÀU, với phụ đề NỬA PHẦN TRUNG QUỐC NGÀY NAY, ĐẤT CŨ VĂN MINH CỦA DÂN TỘC VIỆT, đã gửi qua Bắc Kinh bản khảo cứu "Chủ quyền lịch sử Biển Đông của ai?", kèm theo thư Phản Bác Nhà nước CHND Trung Hoa qua "Trung tâm NCLS Biên giới và Địa lý" thuộc viện KHXH Bắc Kinh mà ông Lý Quốc Cường là Phó giám đốc đã phát biểu với báo chí, đài phát thanh và truyền hình Bắc Kinh, đài VOA đã loan tin ngày 13-8-2012. Bản nghiên cứu kể trên và thư Phản Bác đã được Tiến sĩ Phù Giới Tài dịch qua Hoa văn gửi bộ Ngoại giao Bắc Kinh, viện KHXH Trung ương Bắc kinh và Đại sứ TQ tại LHQ.
Đài VOA loan tin, có đoạn nguyên văn như sau: "Vẫn theo ông Lý, người TQ đã đánh bắt cá và đưa thuyền buồm tới khu vực từ đời nhà Tần từ năm 221 tới 206 trước Công nguyên, và bắt đầu có quyền tài phán đối với hai quần đảo này ít nhất là từ đời nhà Đường từ năm 618 tới năm 907". Xạo ơi là xạo! Như HNV đã trình bày trong số báo trước. Nay tiếp tục phần hai về cái gọi là quyền tài phán của nhà Đường. Dưới đây xin trích lược mấy điểm chính trong phạm vi một bài báo để quí độc giả đồng hương tường lãm:
Từ ghép Tài Phán chúng tôi biết rõ không phải là Hoa văn - Hán tự. Tuyệt đối Hoa ngữ - Hán văn cổ trước thế kỷ 20 không có hai chữ tài phán. Hai chữ này là tiếng Nhật Bản do người Tàu mượn của Nhật rồi Hoa ngữ hóa vào cuối thế kỷ thứ 19 nhưng vẫn là gốc Nhật Bản. Dù biết đích xác như vậy, Cao Thế Dung vẫn phải nhờ Ts. Tài sưu khảo luật nhà Đường xem có khoản nào về quyền Tài phán không? Nếu sơ suất, thiếu chính xác có thể xin cáo lỗi và cải chính đối với quí đồng hương độc giả, chắc hẳn quí đồng hương cũng thông cảm, thể tất. Tuy nhiên viết bản Phản bác gửi qua Bắc Kinh để sáng tỏ sự thực lịch sử, nhất là căn cứ theo cổ thư và cổ sử Tàu thì không thể khinh xuất thiếu thận trọng tối đa. Đây còn là danh dự VN của người cầm bút VN. Cũng do vậy, chúng tôi phải kiểm đi kiểm lại, mấy lần.
LUẬT NHÀ ĐƯỜNG VÀ TÀI PHÁN
Nhà Đường (618-907) văn minh tiền tiến thế giới về luật pháp. Đường Thư và luật nhà Đường hiện lưu trữ tại Thư viện quốc hội Hoa Kỳ (Library of Congress - kho sách Trung Hoa) bộ "Đường Luật Sớ Nghị" gồm sách I, sách II, sách III và sách I, từ Q.1-3S.I đến Q.4-8 S.II, Q.9-23 S.III, Q. 24-30 S.IV. Chẳng cần mất công đọc, mà đọc sao nổi! Chỉ cần xem mục lục, không có một quyển nào về luật biển, về cái gọi là quyền Tài phán. Đây là bộ cổ luật duy nhất còn lại đầy đủ do Thương vụ ấn thư quán Đài Bắc tái bản, ấn bản thứ 2, 1973, gồm 502 điều, 12 thiên, 30 quyển. Tiến sĩ Phù Giới Tài đã khảo cứu, cho biết: “Xem mỏi mắt chẳng thấy luật biển và quyền Tài phán đâu cả!”. Hoàn toàn bịa đặt! Chỉ có điều 15, Q. VIII "Cấm đoán ở cửa ải", lại không liên quan đến các cửa biển và biển, theo Ts. Tài. Ts. Tài nói: "Q. XXV với 27 điều rất tâm đắc, lý thú gọi là trá ngụy tức dối trá và giả mạo, bây giờ hãy đem các điều này ra xử từ Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo, Đái Bỉnh Quốc, Dương Khiết Trì. Tội ngụy tạo và dối trá lịch sử còn nặng hơn gấp 100 lần!”
Ts. Tài xem lược qua bộ "Trung Quốc pháp chế sử" của Trần Cố Viễn (phần nhà Đường) cũng chẳng thấy luật biển và quyền Tài phán đâu cả! (Bộ sách này do Thượng Hải thương vụ ấn hành, Dân Quốc năm thứ 23). Vậy mà Lý Q. Cường phát biểu: "Trung quốc "bắt đầu có quyền tài phán đối với hai quần đảo này ít nhất là từ đời nhà Đường từ năm 618 đến năm 907" (nguyên văn theo đài VOA, hơn một lần lập lại. Tội nghiệp cho ông Lý, chẳng qua chỉ là chiếc "lưỡi gỗ" lập lại "quan điểm" của lãnh đạo đảng và nhà nước CHNDTH trong cơn thần kinh thác loạn do tham lam quá độ!
Vậy quyền Tài phán là gì? Từ nhà Thanh năm cuối cùng 1912 trở về trước, các nhà Minh, Tống, Đường, Tùy và Hán không có khoản luật nào gọi là tài phán. Dễ hiểu, Tài phán (lập lại, là chữ Nhật Bản du nhập vào Tàu cuối thế kỷ thứ 19 vào đời Minh Trị, Nhật Bản canh tân cho dịch bộ luật quốc tế bằng tiếng Đức qua tiếng Nhật có khoản Lãnh sự tài phán (Minh trị nhất thất tứ niên. Trước 1884, Tàu và Nhật chưa có luật quốc tế, chẳng hạn như luật hàng hải và quyền tài phán (chữ tài này khác với chữ Hán tài năng, khác với chữ Hán tài lộc, lại khác với chữ tài liệu). "Tài phán sở" tức là Tòa án, nơi thẩm phán xét xử các cuộc tranh tụng giữa đôi bên. "Tài quyết" là phán quyết của tòa. "Tài phán chấp hành" là cảnh lại (cảnh sát tư pháp) thi hành phán quyết của tòa (Law enforcement). Thời Tây phương phân thân nước Tàu, lập ra các tô giới (the concession). Tô giới của Anh, Pháp, Đức, Nhật có đặc quyền tài phán trong tô giới của họ (riêng Mỹ không có tô giới ở Tàu).
Tây phương sớm ban hành luật quốc tế (International Law) như luật De Jure belli ac pacis năm 1625 (Law of War and Peace), công ước Geneve 1864 (bảo vệ thương binh). Đầu thế kỷ 19, Âu - Mỹ đã bắt đầu qui mô và hệ thống hóa luật quốc tế và quyền tài phán như luật hàng hải, những đặc miễn ngoại giao, quyền lãnh sự tài phán. Nhật Bản đã dịch các bộ luật này từ tiếng Đức và tiếng Anh như bộ luật quốc tế của Henry Wheaton năm 1836 (Inter. Law, London, N.Y. 1836). Nhật Bản còn cho dịch cả bộ luật quốc tế đồ sộ của I. B. Scott, chủ biên (ed.) "Classic of International Law", 12 vols.
Các ông sử gia, kể cả Quốc vụ viện TC lo quá tham vọng bành trướng nên lên cơn thần kinh, đưa trí tuệ vào hoang tưởng, phiếm phu về quá khứ nhà Đường cách nay trên cả ngàn năm rồi gán cho nhà Đường luật quốc tế Tài phán Tây phương! Theo hoang tưởng của viện KHXH, kể cả Quốc vụ viện và bộ Ngoại giao Bắc Kinh, nhà Đường có quyền Tài phán trên các quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa, bấy giờ còn là hoang đảo, vậy phân xử ai? Có nghĩa là Đường nhân phân xử rùa và rắn trên đảo cắn nhau, lại sai hải điểu đóng vai trò "tài phán chấp hành"! Sự hoang tưỏng của quí ông Ba Đại Hán cũng ví như đi rủ nhau đèn nhang hoa quả cúng lạy ông đồng bà cốt (lên đồng bóng) sai hồn ma bóng quế bay về Hoàng Sa - Trường Sa để thừa kế nhà Đường, thi hành quyền tài phán của CHNDTH gọi là chủ quyền bất khả tranh cãi của TQ!
HÁN - ĐƯỜNG KHÔNG DÍNH DÁNG ĐẾN HOÀNG SA - TRƯỜNG SA
Phó GĐ Lý Quốc Cường khẳng định nhà Đường đã có quyền tài phán trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Biển Đông (lập lại). Xin cứ coi đó là "sự thực lịch sử" trong thế giới hoang tưởng của quí ông Ba Đại Hán. Vậy nhà Đường làm chủ các quần đảo này vào năm nào? Vẫn là thời gian hoang tưởng trong cơn thần kinh cao độ. Nhà Đường tiếp theo nhà Tùy (589-618) đô hộ Giao Châu (VN) năm 621, bổ Khâu Hòa sang cai trị, sau đổi thành An Nam đô hộ phủ (Cương Mục, Tiền biên, Q. IV, t. 18). Bấy giờ An Nam đời Đường chỉ đến Hoan Châu (Nghệ An) chưa vượt quá phía Nam Đèo Ngang, vậy làm sao có thể có chủ quyền "tài phán" ở Hoàng Sa - Trường Sa? Cho đến năm 670, người Giao Chỉ là Lý Tư Tiên giết An Nam Đô hộ phủ là Lưu Diên Hựu chiếm giữ châu Giao (Tân Đường thư, Q.4, t.3) biên giới phía Nam cũng vẫn chỉ tới Hoan Châu (có thời đổi là Diễn Châu, Cửu Đức tức Nghệ An). Cho đến cuối đời Đường, cương giới An Nam Đô hộ phủ vẫn không thay đổi. An Nam là một trọng trấn, cuối đời Đường dân Nạm nổi lên khắp nơi, năm 889, vua Ai Tông bổ Độc Cổ Tôn, Tể tướng qua An Nam cai trị với chức Tinh Hải Tiết độ sứ. Xem như thế An Nam quan trọng lắm. Tôn độc ác, dân Nam gọi y là Ngục Thượng thư, cai trị An Nam 15 năm, năm 904 bỏ chạy về Tàu (xem: Đường Thư, Tể tướng biểu, hạ Q. 63, tt. 12b-13a). Hào trưởng Khúc Hạo, người Việt Hồng Châu (Hải Dương) thay Cổn nắm quyền Tiết độ sứ. Giao châu giành được quyền tự chủ từ đây. Năm 907, nhà Đường cáo chung (xem: Tân Đường Thư, Q. 80, t. 11a; Q. 170, t. 8a). Trong 286 năm (621-907) đô hộ, nhà Đường chưa từng lập được châu, huyện đô hộ ở phía nam Hoan châu, đã thuộc nước Chiêm Thành. Vậy có chăng chỉ có hồn ma bóng quế đô hộ Đường ở An Nam được các ông Ba Đại Hán ngày nay cho bay bổng ở Hoàng Sa - Trường Sa giữ quyền "tài phán" của nhà Đường mà CHNDTH tự nhận là thừa kế.
TỪ LÂM ẤP ĐẾN CHIÊM THÀNH
Nói có sách mách có chứng: Năm Đinh Sửu (137) theo Hậu Hán thư của Phạm Việp (398-445) "người Man (Việt) ở cõi xa thuộc huyện Tượng Lâm (Bình Định ngày nay), quận Nhật Nam là Khu Liên đem vài ngàn người đánh Tượng Lâm đốt thành quách công sở giết trưởng lại (huyện lệnh)". Thứ sử Giao Chỉ là Phan Diễn "đem hơn một vạn quân ở hai q. Giao Chỉ và Cửu Chân (Thanh Hóa) đến đấy cứu viện. Quân sĩ sợ đi xa quay lại đánh nơi phủ lỵ (Đô hộ Hán). Phan Diễn đâu có đánh phá được bọn quân sĩ làm phản nhưng thế lực quân Man mỗi ngày một mạnh" (xem: Hậu Hán thư, Q. VI, tt. 9-10). Đô hộ Hán mất Tượng Lâm từ phía Nam Đèo Ngang đến núi Thạch Bi (Phú Yên). Nước Lâm Ấp do người Man (Việt) làm vua.
Tống Văn Đế năm Nguyên gia 446 sai Thứ sử Đàm Hòa cử đại binh vượt đèo Ngang tiến đánh Lâm Ấp. Vua Phạm Dương Mại chạy ra biển bỏ trốn (xem Tống Thư, Q. 76, 42, Tống Xác truyện). Khi nào yên, quân Lâm Ấp lại đổ ra đánh. Trong suốt đời vua Tống Vũ đế, Đô hộ Bắc phương ở phía Nam (Nghệ Tĩnh) không yên với quân Lâm Ấp. Nhà Tùy nối tiếp đô hộ Giao Châu. Triều đình nhà Tùy bảo nhau "Lâm Ấp có nhiều của báu lạ"(Cương mục, TB, Q. IV, t. 15). Tùy Dương đế phong tướng Lưu Phương làm Tổng quản châu Hoan (Nghệ An) đem quân đánh Lâm Ấp. Vua Phạm Chí bỏ kinh thành chạy ra biển vào Chiêm Thành. Theo Tùy thư, sử nhà Tùy "Lưu Phương vào thành cướp 18 thần chủ (bài vị) thờ ở miếu đúc bằng vàng. Lưu Phương không ở lại kéo quân về, trong trận này quân Tùy bị chân phù thủng, chết đến bốn năm phần mười, Lưu Phương cũng bị bệnh, chết dọc đường" (Cương mục, TB, Q.IV, t. 15). Biên giới Đô hộ Tuy ở VN phía cực nam vẫn chỉ ở Hoan Châu (Nghệ Tĩnh) (xem: Tùy thư (sử nhà Tùy), Q. 31, t.7). Theo Maspéro, sử gia Pháp, "Lưu Phương cướp của Lâm Ấp 564 bộ kinh Phật, gồm 1350 pho kinh bằng chữ Phạn đem về" (xem: Georges Maspéro, Le Royanme de Champa, Paris, G. Van Oest, 1928, p.84 - Có thể tham khảo bản dịch Hoa văn thích hợp với địa danh và nhân danh Việt ngữ: Mã Tư Bồi La (Maspéro), Chiêm Bà sử, bản dịch của Phùng Thừa Quân tự Tử Hành - Thượng chi học hội tùng thư, Thượng Hải 1933, Thương vụ ấn thư quán duyên ấn bản - Thư viện Quốc hội, Hoa Kỳ, kho sách TQ có bộ dịch này). Vua Phạm Chí chạy vào Chà Bàn xin tháp nhập Lâm Ấp vào nước Chiêm Thành (Champa). Từ đây, năm 605, biên cương Chiêm Thành m3ỏ rộng đến Quảng Bình ngày nay (xem Đại Nam Nhất thống chí, Quốc sử quán triều Nguyễn, chủ biên Học bộ Thượng Thư Cao Xuân Dục, Q. III, t. Quảng Bình, tt. 5-6: Quảng Bình, "đời Đường thuộc Lâm Ấp. Đời Tống là đất Địa Lý, Bố Chính và Ma Linh của Chiêm Thành).
Tóm lại, kể từ năm nước Lâm Ấp ra đời (137) cho đến khi cáo chung, tháp nhập vào Chiêm Thành, 568 năm và những năm tiếp theo, tức từ đời Đông Hán đến Tống, Tùy, Đường, các triều đại Bắc phương chưa bao giờ làm chủ được Biển Đông, còn gọi là Việt Dương bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa. Thế mà CHNDTH, 15 thế kỷ sau lại vỗ ngực có quyền thừa kế Tần, Hán, Tống, Tùy, Đường và dương danh cái gọi là "quyền tài phán" của nhà Đường. Cơn thần kinh của Đảng và Nhà nước CHNDTH đã lên quá cao, chắc là chỉ có các danh y tâm thần Âu - Mỹ hay khoa châm cứu của ĐH Đông y Đài Loan mới có thể giúp Bắc Kinh trị liệu nổi.
APEC 2012: TỪ CANADA ĐẾN ĐÀI LOAN VÀ HOA KỲ
Thượng đỉnh APEC các nước vành đai Thái Bình Dương (the Pacific Rim) năm nay do Nga “đăng cai”, hội họp ở thành phố cảng Vladivostock tức Hải Sâm Uy, đất cũ của Trung Hoa, Nga chiếm đoạt từ cuối thế kỷ 19. Đây cũng là nơi tranh hùng giữa Nga, Nhật và Liên minh Anh-Pháp-Đức. Mỹ đứng ngoài, gửi đến Hải Sâm Uy 7,500 TQLC.
Sau cách mạng Sô Viết 1917, Hải Sâm Uy thuộc Nga, căn cứ hải quân lớn nhất của Nga ở Viễn Đông, điểm cuối cùng của đường xe lửa Liên Tây Bá Lợi Á. Đa số dân Hải Sâm Uy là Nga (Slav) và Ukraine nhưng từ thập niên 1970 đến nay Hải Sâm Uy phải đối phó với nạn Hán dân tràn vào. Kỳ thị và bài Hán khá mạnh. Thượng đỉnh APEC 2012 có gì lạ? Vẫn như Hawaii năm ngoái, hình thức nhiều hơn. Nga - Mỹ qua Putin vẫn chưa đậm đà. APEC cuối của Hồ Cẩm Đào, Mỹ - Hoa vẫn lai rai "bằng mặt mà chẳng bằng lòng".
Nhìn chung 21 nước APEC xét về thịnh vượng và phát triển, Mỹ, TC và Nhật không còn dẫn đầu mà tụt hậu. Canada vọt lên hàng đầu rồi đến Đài Loan, Úc, Chile (Chi Lê). Nhờ hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính vững, Canada dẫn đầu APEC. Lợi tức đầu người toàn niên (GDP per person), Canada đứng số 2 APEC, vào năm 2012 là 51,530 $US, so với Mỹ là 49,340 $US; Đài Loan: 22,170 $US so với TC (Hoa Lục): 6,120 $US; Úc Đại Lợi số 1 là 61,040 $US. Dù kinh tế toàn cầu suy thoái, GDP per head Đài Loan vẫn gia tăng gần gấp đôi, năm 2007 là 13,450 $US (the World in 2007-2012). Mỹ vẫn gia tăng so với năm 2007 là 39,430 $US. Đài Loan tuy thất nghiệp tăng, kinh tế suy yếu vẫn đứng đầu về phát triển so với Nhật và hàng đầu APEC về tài chính, ngân hàng vững, xã hội yên lành so với Hoa Lục năm 2012 (tính đến tháng 7) đã lên đến 87,000 vụ rối loạn xã hội. Khối APEC chiếm 40% dân số thế giới; 57% GDP và mậu dịch toàn cầu.
Về nhân bản khai phóng, Canada dẫn đầu APEC và toàn cầu với chính sách đa văn hóa, thượng tôn các sắc dân thiểu số. Cộng đồng Việt và Hoa dẫn đầu. Toronto là một Hong Kong Canada, Vancouver là một Thượng Hải Canada.
CANADA VÀ CỘNG ĐỒNG VIỆT
Canada nổi tiếng số một thế giới là tôn trọng các bộ lạc thổ dân, nhất là quyền sở hữu đất đai. Thí dụ như thổ dân Tla'amin, một bộc lạc nhỏ ở Bắc Vancouver được nhượng 20,564 mẫu đất, chính phủ lại cấp cho 30 triệu $US tiền mặt, tự quản trị (self-government) lại được chia tài nguyên lợi tức với tỉnh bang. Các bộ lạc khác cũng được như vậy, gọi là Đệ nhất dân tộc (the First Nations), được tỉnh bang nhượng cho một lãnh thổ bao la bằng cả nước Pháp, Đức và Hòa Lan họp lại (the Economist, Canada's First Nations, 8/25/2012).
Cộng đồng VN đã có một dân biểu ở hạ viện tỉnh bang. Nay lại thêm một ngôi sao Việt ở thượng viện: ngày 7-9-2012, Thủ tướng Canada loan báo Giáo sư Ngô Thanh Hải - thẩm phán, đã được bổ nhiệm vào ghế thượng nghị sĩ Canada. Gs. Hải là một nhân sĩ còn trẻ được Cộng đồng VN kính trọng, ở tuổi trung niên, đạo hạnh nổi tiếng, hơn 30 năm qua Gs. Hải liên tục góp công lớn vào công cuộc đấu tranh chung cho một Việt Nam tự do và nhân quyền. Hơn 20 năm trước Gs. Hải từng là một thành viên sáng lập Ủy ban quốc tế yểm trợ cho VN tự do (LMDCVN do Cố chí sĩ Nguyễn Ngọc Huy, CT Liên Minh là cột trụ). Liên Hội Người Việt Canada do Tiến sĩ Lê Duy Cấn, một trong mấy nhân sĩ trong cơ cấu lãnh đạo trẻ trung là một mô thức Liên hội lý tưởng và thực tế của CĐVN Hải ngoại, cũng là nhờ Canada "đất lành chim đậu".
HÀ NHÂN VĂN
(10/9/2012)
Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử
Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử