lịch sử việt nam
Ai? Ai Rước Đoàn Tàu Đánh Cá Hùng Hậu Của Trung Quốc Vào Trường Sa Ngày 15/07/2012 ?
Bình Minh
Đồng bào ơi, lãnh đạo CSVN đã chính thức hóa sự xâm nhập của giặc, đã bán đứng dân tộc Việt Nam.
Càng nghĩ đến càng uất hận, nước mắt cứ rơi.
Tin từ RFI cho hay, một đoàn tàu đánh cá hùng hậu chưa từng có của Trung Quốc đã đến đảo Đá Chữ Thập thuộc Trường Sa ngày hôm qua chủ nhật 15/7/2012. Hãng thông tấn Pháp AFP dẫn nguồn từ Tân Hoa Xã cho hay, đoàn tàu đánh cá Trung Quốc sẽ ở lại đây đánh cá từ 5 đến 10 ngày.
Nghe thắt cả ruột. Rồi chợt nhớ đến:
Hội hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc sẽ tổ chức các hoạt động tri ân các cá nhân, tổ chức và địa phương Trung Quốc đã từng giúp đỡ Việt Nam – đây là một trong những chương trình hành động chính mà Hội này đã xác định trong thời gian tới. Chương trình này đã được Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc thông qua hôm thứ Ba ngày 10/7 tại Hà Nội cho khoảng thời gian 5 năm tới."
Rồi ông Nhân tiếp tục khuyên nhủ nên quán triệt 16 chữ vàng !!! Và hứa ‘nghiên cứu xây dựng các hình thức tuyên truyền về tình hữu nghị Việt-Trung’
Đau đớn chưa ?
Còn nghi ngờ gì nữa. Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiên Nhân cùng tập đoàn lãnh đạo đã bán nước cho giặc.
- Ngày 10/7/2012 tại Hà Nội qua cái Đại Hội "tri ân Trung Quốc", PTT Nguyễn Thiện Nhân đã mở đường để đoàn tàu đánh cá Trung Công đến Trường Sa.
- Ngày 11/7/2012 đoàn tàu đánh cá lên đường từ Hải Nam.
- Ngày 13/7/2012 ông Nguyễn Thế Thảo "khuyên nhủ" không nên biểu tình
- Ngày 15/7/2012 đoàn tàu gồm 30 chiếc đến đảo Đá Chữ Thập, Trường Sa.
- Cùng ngày này 15/7/2012, các lực lượng an ninh, dân phòng được huy động tối đa để ngăn chặn, đe dọa, cấm cản người biểu tình ra khỏi nhà, các nhân vât biểu tình "nổi tiếng" đều được công an canh trước cửa nhà, điện thoại liên tục bị cắt và bị nghe lén.
Một sự sắp xếp rất lớp lang thứ tự được chỉ đạo bởi tập đoàn bán nước.
Lãnh đạo CSVN phải trả lời thế nào với đồng bào về hành động phản quốc này ?
Tại sao, Trong lúc đề tài biển Đông đang nóng tại diễn đàn ASEAN, và tất cả mọi công dân VN trong và ngoài nước, từng phút từng giây theo dõi các diễn biến tình tiết trong hội nghị, thì ngay tại Hà Nội vào ngày 10/7 cái gọi là "hội Hữu Nghị Việt Nam -Trung Quốc" tuyên bố "sẽ tổ chức các hoạt động tri ân các cá nhân, tổ chức và địa phương Trung Quốc đã từng giúp đỡ Việt Nam ", đã thế họ còn xác định " đây là một trong những chương trình hành động chính mà Hội này đã xác định trong thời gian tới". ?
Ngày 10/7 cũng là ngày ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đến viếng thăm Việt Nam. Nhân dân Việt Nam đang chờ đợi gì qua cuộc viếng thăm này ? phải chăng chúng ta chờ đợi một sự đồng thuận từ phía Hoa Kỳ về qui tắc ứng xử biển Đông để bác bỏ cái lưỡi bò 9 đoạn mà Trung Quốc đã ngang ngược vẽ lại ? Tại sao ông PTT Nguyễn Thiện Nhân lại chọn ngày này để quì mọp xuống xin "tri ân" giặc Tàu, trong khi toàn dân chờ đợi Hoa Kỳ "trừng phạt" ân nhân Trung Quốc của cấp lãnh đạo ?
Ngày 10/7/2012, lời tuyên bố của PTT Nguyễn Thiện Nhân và sự đồng tình của các đại biểu tại Đại Hội "tri ân" phải chăng là cái tát vào mặt Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh trong khi ông đi tìm sự đồng thuận từ các bộ trưởng các nước bạn và rất thất vọng vì Asean không có được tuyên bố chung về mâu thuẫn tại biển Đông trong buổi bế mạc Hội Nghị tại Phnom Penh ?
Tại sao lại có chuyện trống đánh xuôi kèn thổi ngược ? Hay đây là một màn kịch mà ông Bộ trưởng Phạm Bình Minh phải đóng cho trọn vai trò?
Đã thế cái gọi là "các hoạt động tri ân Trung Quốc" mà hội này sẽ tổ chức là mời các chuyên gia, các cựu chiến binh Trung Quốc sang thăm Việt Nam vào các ngày lễ như 30/4 và 2/9 cũng như các cựu lưu học sinh sẽ đón các thầy cô giáo Trung Quốc của mình sang thăm Việt Nam.
Mời ? Chúng đã qua ở trái phép tràn ngập cả nước VN hàng chục năm nay, bây giờ bị đồng bào phát giác, lãnh đạo vội chuyển qua "mời" để giặc ngang nhiên kinh doanh, ngang nhiên sử dụng sức lao động đồng bào, ngang nhiên mang cả trường học gia đình qua Việt Nam để dạy dỗ dân tộc Việt Nam phải biết yêu kính bác Mao, phải hiểu lịch sử VN là một phần đất của giặc, phải thuộc lòng lưỡi bò 9 đoạn....
Lãnh đạo VN hãy thôi đóng kịch oán hận Cam Bốt trắng trợn ngả theo Bắc Kinh.
Đã là CS thì đất Trung Quốc hay đất Việt Nam cũng là một, tại sao phải giữ gìn phân chia lãnh thổ cho mất công sức, vì CS là tiến tới thế giới đại đồng, là VÔ TỔ QUỐC.
Đồng bào ơi, lãnh đạo CSVN đã chính thức hóa sự xâm nhập của giặc, đã bán đứng dân tộc Việt Nam.
Càng nghĩ đến càng uất hận, nước mắt cứ rơi.
Thật đúng thời ma quỉ trị vì.
Đồng bào yêu nước bị ném đá, cắt lưỡi, khoét mắt, bịt mồm để cõng thằng giặc về, đội lên đầu vái lạy tri ân.
Ai rước Tàu Cộng về dày xéo đất nước thì cả nước đã rõ. "Đừng tin những gì CS nói, mà hãy nhìn rõ những gì CS làm" câu nói này bao giờ cũng đúng.
***
Đoàn tàu đánh cá hùng hậu của Trung Quốc đã đến đảo Đá Chữ Thập ở Trường Sa
Tàu giặc đã đến Trường Sa (Ảnh Tân Hoa Xã)
Thuy My
16/7/2012
(AFP) Một đoàn tàu đánh cá hùng hậu chưa từng thấy của Trung Quốc đã đến quần đảo tranh chấp Trường Sa tại Biển Đông chiều Chủ nhật 15/07/2012, trong lúc căng thẳng tại khu vực này đang tăng cao. Hãng thông tấn Pháp AFP dẫn nguồn tin từ Tân Hoa Xã cho biết như trên.
Đoàn tàu gồm 30 chiếc đã đến đảo Đá Chữ Thập tại quần đảo Trường Sa, mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Thử (Yongshu) vào chiều nay, sau khi khởi hành hôm thứ Năm 11/7 từ Hải Nam. Đá Chữ Thập là một đảo san hô có chiều cao chưa đến 1m so với mặt biển, bị Trung Quốc chiếm từ năm 1988 và đã cho xây dựng cầu cảng, đặt trạm radar, pháo chống hạm tại đây.
Các tàu đánh cá của Trung Quốc thường xuyên đến khu vực Trường Sa, vùng biển giàu tiềm năng dầu khí mà Bắc Kinh yêu sách chủ quyền, viện vào lý do lịch sử. Nhưng theo Tân Hoa Xã, thì đoàn tàu vừa đến là hùng hậu chưa từng thấy từ trước đến nay xuất phát từ Hải Nam.
Trong đoàn có một tàu cung ứng trọng tải 3.000 tấn, và một tàu tuần dương làm nhiệm vụ bảo vệ cả đoàn. Đội tàu hùng hậu này sẽ ở lại Trường Sa từ 5 đến 10 ngày để đánh cá.
Đoàn tàu khổng lồ này đến Trường Sa sau khi sáng sớm nay Trung Quốc đã trục được chiếc tàu hải quân bị mắc cạn tại bãi Trăng Khuyết, mà Philippines gọi là Hasa Hasa, ở Trường Sa. Trong một nỗ lực hòa hoãn, Philippines cho biết sẽ không kháng nghị vì đánh giá đây là một tai nạn, chứ không phải cố tình xâm phạm khu vực mà Manila cho là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền trên gần như toàn bộ Biển Đông. Philippines và Việt Nam tố cáo Trung Quốc ngày càng hung hăng, chẳng hạn quấy nhiễu ngư dân, và dùng thủ đoạn mua chuộc về ngoại giao. Chẳng hạn như trong hội nghị thường niên ASEAN vừa kết thúc hôm thứ Sáu 13/7, nước chủ nhà Cam Bốt đã trắng trợn ngả theo Bắc Kinh, khiến hội nghị kết thúc mà không ra được tuyên bố chung.
***
Quan Hệ Việt-Trung Vẫn "Tốt Đẹp"
BBC
11/7/2012
Nhiệm vụ của Hội hữu nghị Việt Nam- Trung Quốc là 'thúc đẩy tình hữu nghị của nhân dân hai nước'
Hội hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc sẽ tổ chức các hoạt động tri ân các cá nhân, tổ chức và địa phương Trung Quốc đã từng giúp đỡ Việt Nam – đây là một trong những chương trình hành động chính mà Hội này đã xác định trong thời gian tới.
Chương trình này đã được Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc thông qua hôm thứ Ba ngày 10/7 tại Hà Nội cho khoảng thời gian 5 năm tới.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, người đồng thời cũng là chủ tịch Ủy ban hợp tác song phương Việt – Trung, và Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Khổng Huyễn Hựu đã đến tham dự và nói chuyện với các đại biểu tại đại hội.
‘Quan hệ tốt đẹp’
Đại hội đã điểm lại mối quan hệ giữa hai nước trong thời gian qua, trong đó có những thành tựu nổi bật như: duy trì đều đặn các cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo hai nước, tăng cường quan hệ trong các ngành quốc phòng, công an và ngoại giao, hợp tác kinh tế phát triển mạnh.
Hội hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc cũng cho rằng ‘vấn đề biên giới trên đất liền và phân định Vịnh Bắc Bộ đã được giải quyết thỏa đáng’.
Vấn đề nổi cộm nhất trong quan hệ giữa hai nước, theo hội này, là sự ‘mất cân bằng lớn trong cán cân thương mại’.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của BBC thì những căng thẳng gần đây giữa hai nước trên Biển Đông không hề được nhắc đến tại Đại hội này.
Giải thích về điều này, một thành viên cao cấp của hội đề nghị giấu tên nói với BBC rằng do tính chất của hội là một hội hữu nghị nên ‘không đề cập đến những vấn đề ngoài thẩm quyền’.
“Hội đã điểm qua tình hình quan hệ Việt-Trung trong thời gian qua thì thấy có những mặt thuận lợi nhưng cũng có những mặt khó khăn,” vị quan chức này nói, “ Tuy nhiên dòng chủ lưu (trong quan hệ hai nước) vẫn là hữu nghị.”
“Mong muốn của nhân dân Việt Nam cũng là mong muốn của hội với tư cách là Hội hữu nghị là hai nước tiếp tục mối quan hệ hữu nghị để tạo môi trường hòa bình cho phát triển,” vị quan chức này nói thêm.
Mời ‘ân nhân’ sang thăm
Các hoạt động tri ân Trung Quốc mà hội này sẽ tổ chức là mời các chuyên gia, các cựu chiến binh Trung Quốc sang thăm Việt Nam vào các ngày lễ như 30/4 và 2/9 cũng như các cựu lưu học sinh sẽ đón các thầy cô giáo Trung Quốc của mình sang thăm Việt Nam, cũng theo lời vị quan chức giấu tên này.
Hội hữu nghị Việt -Trung không nhắc gì đến những va chạm giữa hai nước trên biển Đông
Ngoài ra trong nhiệm kỳ 5 năm tới hội sẽ tiếp tục duy trì và phát triển ‘mối quan hệ tốt’ với các phái bộ ngoại giao, các cơ quan báo chí và các doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động ở Việt Nam.
Một chương trình hành động quan trọng khác của Hội hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc trong thời gian tới là ‘nghiên cứu xây dựng các hình thức tuyên truyền về tình hữu nghị Việt-Trung’.
“Có thể chúng tôi sẽ xuất bản bản tin hàng tháng, tạp chí hoặc bản tin trên mạng,” vị này nói.
Mục tiêu của hội trong thời gian tới là ‘vượt qua tính hình thức để có hiệu quả thiết thực’.
Phát biểu tại đại hội, phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã yêu cầu hội ‘quán triệt’ phương châm 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt vào các hoạt động cụ thể để củng cố và phát triển tình hữu nghị Việt-Trung, theo tường thuật của báo chí trong nước.
“Tình hữu nghị truyền thống lâu đời... là tài sản quý báu của nhân dân hai nước,” ông Nhân được dẫn lời nói.
Về phần mình, Đại sứ Khổng mong muốn ban lãnh đạo mới của hội sẽ ‘tiếp tục gánh vác nhiệm vụ thúc đẩy sự nghiệp hữu nghị Trung-Việt không ngừng phát triển’, cũng theo tường thuật của báo chí trong nước.
Ông Khổng đánh giá rằng mối quan hệ hai nước đang ‘giữ đà phát triển tốt đẹp về mặt tổng thể trong những năm gần đây’.
Một ủy viên trung ương Đảng là ông Nguyễn Xuân Thắng, chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam, đã được bầu giữ chức chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc nhiệm kỳ mới thay cho ông Đoàn Mạnh Giao, nguyên chủ nhiệm Văn phòng chính phủ.
Sau 10 năm thì Hội hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc mới tổ chức thêm một đại hội cho một nhiệm kỳ mới kéo dài 5 năm cho đến năm 2017.
Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử
Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử