lịch sử việt nam

Trang Chính

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Weblinks:

 

 

Vietnam Sea - Southeast Asia Sea - Biển Đông của Việt-Nam Cộng-Hòa - Southeast Asia Sea belong to the Républic of Vietnam

 

Vote No Recall

http://www.truclamyentu.info/vote-no-recall2020.html

westminster vote no recall, california, usa, mayor tri ta, kimberly ho, Charlie Chi Nguyen

https://vote-no-recall.com/ 

Support: https://secure.anedot.com/tri-ta-for-mayor/donate 

Bài Cậy Đăng Không Trả Tiền Số 10: Tiến trình vận động bãi nhiệm và hiểm họa của tỷ phú Hoàng Kiều

http://www.truclamyentu.info/the-environmental-activist/tien-trinh-van-dong-bai-nhiem-va-hiem-hoa-hkieu.html

Luật Sư Nguyễn Quốc Lân

Đây là loạt bài Cậy Đăng Không Trả Tiền về những vấn đề gây tranh cãi trong cộng đồng. Các báo chí Việt ngữ hầu hết không muốn đăng vì nhiều lý do khác nhau. Tôi mong các bạn hãy tiếp tay phổ biến bài viết này trong khả năng của các bạn để giải quyết bế tắc này.

Cuộc vận động bãi nhiệm tại TP Westminster có thể bước vào giai đoạn thứ hai và hiểm họa của Tỷ Phú Hoàng Kiều đối với chính nghĩa và tương lai của cộng đồng càng trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu cuộc vận động thực sự bước vào giai đoạn thứ hai, đó là nếu Phòng Ghi Danh Bầu Cử (PGDBC) xác nhận có đủ chữ ký để tổ chức cuộc bầu cử bãi nhiệm, cộng đồng Việt Nam sẽ càng phân hóa hơn cả trong nhiều tháng qua. Cuộc bầu cử đó sẽ bao gồm không những nên hay không nên bãi nhiệm, mà còn có thêm nhiều ứng cử viên đối nghịch nhau với đầy những lập luận như bầu cho tôi vì tất cả các ứng cử viên kia đều là tay sai Hoàng Kiều, tay sai cộng sản hay đầy dẫy những tội lỗi cũ hay mới. Trong hoàn cảnh đó, chỉ có ông Tỷ Phú Hoàng Kiều và CSVN là thành phần hạnh phúc nhất vì thành trì chống cộng của cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại đang tự hủy diệt.

Thực trạng của vận động thâu chữ ký

Nhóm vận động bãi nhiệm của ông Hoàng Kiều loan báo đã nộp hơn 11,000 chữ ký cho mỗi vị dân cử đang bị bãi nhiệm. Đây là con số thấp hẳn hơn những con số 16,000, 20,000 hay cả 25,000 đã đươc chính ông Hoàng Kiều và nguồn khác loan báo trước đây.

Ngay cả trong buổi họp báo công bố kết quả, họ còn nhìn nhận là đã bỏ đi 37,000 hay 70,000 chữ ký không có giá trị. Với cách thức thâu thập chữ ký bừa bãi, ẩu thả và gian dối của nhóm này trong thời gian qua, không ai có thể xác nhận được mức độ tin tưởng của các chữ ký này, kể cả số chữ ký đang được nộp lên PGDBC để kiểm chứng.

Theo dõi buổi họp báo công bố kết quả thâu thập chữ ký, người ta không khỏi thắc mắc khi không thấy sự có mặt của ông Hoàng Kiều. Cũng vắng mặt là các luật sư đại diện cho ông tỷ phú này trong thời gian vận động bãi nhiệm vừa qua. Sự vắng mặt này rất có thể phản ảnh sự thiếu tin tưởng vào con số chữ ký họ đã thâu thập được. Cũng có thể là trong nội bộ họ đã có thảo luận là cám ơn ông tỷ phú đã gởi tiền cho chúng tôi, nhưng tốt hơn hết là ông không nên xuất hiện hay liên hệ gì đến chúng tôi. Thông thường những người háo danh như ông Hoàng Kiều thường muốn có tên hay hình ảnh của mình vào công trạng có tính cách lịch sử như thế này.

Nhóm vận động tranh cử còn loan báo là có khoảng 33% chữ ký trong số 11,000 đến cử tri gốc Việt. Đây là con số khó tin, nhưng chỉ tìm hiểu các dữ kiện từ hồ sơ bầu cử mới có thể xác nhận được. TP Westminster có khoảng 45,000 cử tri, trong đó có khoảng 20,000 cử tri gốc Việt, 15,000 cử tri da trắng, và 10,000 cử tri gốc Trung Mỹ hay các sắc dân khác.

Nhóm vận động bãi nhiệm vẫn thường tuyên bố rằng cuộc bãi nhiệm này là do cư dân TP Westminster chủ động, nhưng chính Ông David Johnson từ nhóm vận động bãi nhiệm đã nhìn nhận 80% sự đóng góp của ông Tỷ Phú Hoàng Kiều. Nhưng bản báo cáo tài chánh của Ban Vận Động Westminster United (WU) cho thấy là nhóm này đã quyên góp được $5,189 trong khi ông Hoàng Kiều chi trả $518,870.02 cho chi phí vận động tính đến ngày 30 tháng 9, một tỉ lệ khoảng 99%. Như vậy cuộc vận động bãi nhiệm này là của cư dân Westminster hay của ông Hoàng Kiều?

Đó chỉ là bản báo cảo của nhóm WU. Người ta chưa thấy bản báo cáo từ chính ông Hoàng Kiều theo mẫu Major Donor trong đó sẽ ghi rõ hơn ai nhận bao nhiêu tiền từ ông Hoàng Kiều và dùng vào việc gì. Bản liệt kê này sẽ cho thấy rõ hơn thành phần tiếp tay với ông Hoàng Kiều sẽ gồm có những ai và mức độ như thế nào. Không chắc là ông Hoàng Kiều sẽ báo cáo đầy đủ các chi tiết chi tiêu đó. Nhưng nếu không báo cáo đầy đủ, bất cứ ai trong số người đã nhận tiền này vẫn có thể trở cờ để tố cáo ông tỷ phú để kiếm thêm một ít tiền nữa. Liệu ông Tỷ Phú Hoàng Kiều này có ngủ ngon được không nếu ông không báo cáo đầy đủ và nhóm người cơ hội chủ nghĩa (opportunists) này đang lãng vãng ở ngoài kia.

Thủ tục kiểm nhận chữ ký

Thủ tục kiểm nhận có đủ chữ ký hay không chỉ mới bắt đầu. PGDBC sẽ kiểm nhận từng chữ ký một để xác nhận mức độ hợp lệ của mỗi chữ ký. Trong tiến trình này, PGDBC sẽ so sánh chữ ký hiện có trong hồ sơ, với bằng lái xe hay thẻ căn cước, các chi tiết về tên, địa chỉ có trong hồ sơ ghi danh bầu cử. PGDBC còn kiểm chứng thêm các chi tiết về người thâu nhận chữ ký (circulator).

Các chi tiết này nhằm xác nhận là có đúng những người đó đích thân thâu nhận chữ ký một cách hợp lệ và tuân thủ theo pháp luật hay không.

Vì Ban Vận Động Chống Bãi Nhiệm (BVDCBN) đã báo cáo lên các cơ quan chính quyền về hiện tượng thâu thập chữ ký một cách gian lận vì không công bố rõ lý do một cách thành thật, các chi tiết về người thâu chữ ký này sẽ giúp các nhà điều tra tìm đến cử tri đã ký tên với ai để tìm hiểu xem là họ được giải thích hay thông báo như thế nào khi ký tên vào mẫu đơn bãi nhiệm này.

Sau khi kiểm nhận hết tất cả các chữ ký đã được giao nộp, PGDBC sẽ kiểm nhận các mẫu đơn xin thâu hồi chữ ký mà BVDCBN đã thâu góp trong thời gian qua. Có khoảng hơn 1,000 mẫu đơn này đã được nộp vào PGDBC. Các mẫu đơn này nếu được công nhận sẽ được dùng để loại ra các chữ ký xin bãi nhiệm đã được xác nhận.

Tiến trình này có thể kéo dài đến 30 ngày làm việc, có nghĩa là khoảng 40 ngày tính cả ngày cuối tuần hay ngày lễ. Nếu PGDBC xác nhận không có đủ 8,736 chữ ký theo luật định, cuộc vận động bãi nhiệm coi như chấm dứt. Nếu có đủ chữ ký, PGDBC sẽ thông báo cho Hội Đồng Thành Phố Westminster quyết định chọn ngày bầu cử bãi nhiệm.

Tiến trình bầu cử bãi nhiệm

Sau khi được thông báo là đã có đủ chữ ký, Hội Đồng TP Westminster (HĐTP) sẽ quyết định một ngày bầu cử. Sau khi tiếp nhận kết quả kiểm nhận chữ ký, HDTP có 14 ngày để chọn ngày bầu cử trong phiên họp thường lệ. Theo luật định, ngày bầu cử bãi nhiệm phải được tổ chức trong vòng 88 đến 125 ngày sau đó.

Một vấn đề đang được đặt ra là ngày bầu cử có rơi vào ngày 3 tháng 3 năm 2020 để cùng với cuộc bầu cử sơ bộ (primary election) hay không. Nếu cùng ngày, sẽ có đông cử tri tham gia bầu cử và do đó phiếu bầu của cử tri gốc Việt sẽ bị yếu đi. Nếu bầu cử riêng sau đó, sẽ có ít người tham gia bầu cử và do đó phiếu bầu của cử tri gốc Việt sẽ có tác động nhiều hơn.

Trong cuộc bầu cử này, các cử tri tại TP Westminster sẽ phải bỏ phiếu cho hai câu hỏi là (1) có đồng ý bãi nhiệm hay không và (2) chọn ai trong số ứng cử viên để thay thế người này cho mỗi vị dân cử. Như vậy các cử tri sẽ có tối thiểu 9 lựa chọn, và nếu chức vụ nào có nhiều ứng cử viên thay thế thì có thể có đến 10 hay nhiều chọn lựa hơn. Các vị dân cử đang được bãi nhiệm không được ghi danh tranh cử lại trong cuộc bầu cử bãi nhiệm này.

Như vậy cuộc bầu cử, nếu xảy ra, thì rất lộn xộn. Các cử tri không những phải chọn lựa nên hay không nên bỏ phiếu chấp thuận bãi nhiệm, mà còn chọn ứng cử viên nào để thay thế vào chỗ chống đó. Các ứng cử viên sẽ gặp khó khăn khi vận động mạnh mẽ về hướng chống hay hỗ trợ bãi nhiệm trong khi vận động bầu cho mình và không bầu cho những người khác. Các cử tri sẽ phải chọn lựa nhiều khuynh hướng đối chọi lẫn nhau. Và sự phân hóa trong cộng đồng Việt nam do đó sẽ tệ hại nhiều hơn so với hiện nay.

Cộng Đồng Việt Nam Cần Phải Làm Gì?

Cho dầu cuộc vận động bãi nhiệm có thực sự tiến vào giai đoạn bầu cử bãi nhiệm hay không, cộng đồng Việt Nam cần phải có những hành động cụ thể để bảo vệ sức mạnh chính trị của cộng đồng.

1. Tiếp tục lên tiếng phản đối sự sách nhiễu của ông Hoàng Kiều trong khả năng có thể được. Chúng ta không thể nào trông mong vào các tổ chức cộng đồng, đoàn thể hay truyền thông lên tiếng dùm chúng ta vì ảnh hưởng của đồng tiền từ ông Tỷ Phú Hoàng Kiều đang đè nặng lên hầu hết mọi thành phần trong cộng đồng.

2. Phát động chiến dịch ghi danh bầu cử. Trong cuộc phân hóa tương tàn hiện nay cũng như sắp tới, sức mạnh chính trị của cộng đồng Việt Nam sẽ bị suy yếu đi rất nhiều. Cộng đồng đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử sơ bộ vào tháng 3 năm 2020 và tổng quát vào tháng 11 sau đó, trong đó nhiều chức vụ quan trọng trong các cấp chính quyền đang bị thử thách như dân biểu tiểu bang, giám sát viên quận, nghị viên thành phố, hội đồng giáo dục và các khu vực đặc biệt. Các đối thủ chính trị của cộng đồng Việt nam sẽ lợi dụng sự suy yếu này để gây phân hoá thêm trong cộng đồng để thủ lợi cho cá nhân mình.

 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

Live Traffic Feed

free counters

un compteur pour votre site