lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asian Seas

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

Mỹ đưa chiến hạm tới Biển Đông, thách thức tuyên bố chủ quyền của TC

uss lassen, hong sa trường sa

Khu trục hạm USS Lassen ở Biển Đông.

Trung cộng đã giận dữ phản đối Hoa Kỳ đưa tàu khu trục USS Lassen tới áp sát các hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở Biển Đông

Steve Herman 27.10.2015

Tàu chiến USS Lassen Loại tàu: Khu trục hạm có tên lửa dẫn đường Arleigh Burke, một trong số các khu trục hạm mạnh nhất từng được chế tạo Kích thước: dài 155 mét (509 ft) với trọng tải khoảng 9 ngàn 200 tấn Khí tài, phòng thủ: Gồm 2 máy bay trực thăm Seahawk; phi đạn Tomahawk, phi đạn chống tàu ngầm RUM-139 Asroc; sử dụng hệ thống phòng thủ Aegis Vận tốc: 30 hải lý Tên tàu: Trung tá Clyde Everett Lassen, phi công hải quân đầu tiên và chiến sĩ Hải quân thứ 5 được Huân chương Danh dự về sự can trường ở Việt Nam Thủy thủ đoàn: Khoảng 320 người Cảng nhà: Yokosuka, Nhật Bản

Nguồn: Hải quân Hoa Kỳ 

Khu trục hạm USS Lassen của Hoa Kỳ đã đi qua khu vực trong phạm vi 12 hải lý cách một bãi đá mà Trung cộng chiếm đóng và tuyên bố chủ quyền, gây ra những lời phải đối nhanh chóng từ Bắc Kinh hôm nay. Sứ mạng hôm nay đã được hoàn tất mà không xảy ra sự cố nào, theo một nguồn tin quân sự của Hoa Kỳ. Trung cộng cho biết đã theo dõi và bám sát chiếc tàu USS Lassen, và cho biết đã cảnh báo tàu Mỹ phải rời khỏi hải phận Trung cộng quanh bãi đá Subi, thuộc quần đảo Trường Sa đang trong vòng tranh chấp.

Một giới chức quốc phòng ở Washington nói khu trục hạm này đang thực hiện “các hoạt động thường lệ ở Biển Đông theo đúng luật quốc tế,” và nêu ra rằng sự hiện diện của tàu này không có liên hệ tới “vấn đề chủ quyền các hòn đảo này”. Phát ngôn viên Lục Khảng của Bộ Ngoại giao Trung cộng không đồng ý như vậy, và nói chiến hạm USS Lassen đã “xâm nhập bất hợp pháp” hải phận Trung cộng, và vụ việc này là “một mối đe dọa cho chủ quyền của Trung cộng.” 

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung cộng Lục Khảng nói chiến hạm USS Lassen 'xâm nhập bất hợp pháp' hải phận Trung cộng

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung cộng Lục Khảng nói chiến hạm USS Lassen 'xâm nhập bất hợp pháp' hải phận Trung cộng.

Tin cho hay tàu khu trục trang bị phi đạn hướng dẫn này được hộ tống bởi máy bay trinh sát P-8A của Hải quân Hoa Kỳ và một máy bay trinh sát khác khi đến gần bãi đá Subi, mà ngoài Trung cộng, cả Đài Loan, Việt Nam và Philippines đều nhận chủ quyền. Cách đây vài tuần, các giới chức Mỹ đã cho biết Hải quân Hoa Kỳ sẽ phái một tàu đến vùng biển có tranh chấp quanh những hòn đảo ở Biển Đông, mà Trung cộng đã mở rông qua các dự án lấp đất quy mô lớn. Người ta cho rằng khoảng 200 binh sĩ Trung cộng đã được bố trí ở bãi đá Subi, chỉ nổi lên mặt nước khi thủy triều thấp. Giới chức quốc phòng Hoa Kỳ phát biểu tại Washington về vụ việc này nhấn mạnh rằng chiến hạm Lassen đang tham gia các hoạt động “tự do hàng hải (FON) thường lệ, tiến hành trên cơ sở hàng ngày ở vùng châu Á Thái Bình Dương và trên khắp thế giới.

Giới chức này tuyên bố, “Chúng tôi sẽ cho máy bay, cho tàu chạy và hoạt động ở bất cứ nơi nào trên thế giới mà luật quốc tế cho phép. Chương trình FON đã có từ lâu nay không nhắm vào quốc gia cụ thể nào.” Tuy nhiên, sứ mạng của Hoa Kỳ bị Trung cộng coi là một thách thức. Một bài xã luận do Tân Hoa Xã phổ biến, nói rằng: “Bắc Kinh không đòi chủ quyền quá đáng ở Biển Đông. Chủ quyền của Bắc Kinh đối với các hòn đào và bãi đá ở Biển Đông đã được ghi nhận và có giá trị trong lịch sử.

Các giới chức Hoa Kỳ tranh cãi sự kiện này cần phải hoặc học lại những bài học lịch sử đã bỏ qua, hoặc làm lơ trước các sự kiện lịch sử.” Bà Sheila Smith, giảng viên kỳ cựu về nghiên cứu Nhật Bản tại Hội đồng Đối ngoại nói, “Tôi không cho rằng sẽ có ai lấy làm bất ngờ là chuyện đó xảy ra.”

Bà Smith nói thêm rằng các nhận định mới đây của Trung cộng cho thấy “họ chưa sẵn sàng giải quyết những tranh chấp này một cách ôn hòa, mà trên thực tế, việc họ củng cố lực lượng và sự hiện diện quân sự của Trung cộng trên những hòn đảo này gợi ý rằng họ muốn có một ‘sự đã rồi” họ chỉ muốn chiếm cứ các hòn đảo đó.” Bà Smith nhận định: “Như quý vị biết quanh ven Biển Đông là những nước không có khả năng cạnh tranh với sức mạnh hải và không quân của Trung cộng.” Các chuyên gia phân tích dự báo Hải quân Hoa Kỳ sẽ tiếp tục những cuộc tuần tra ở Biển Đông. 

uss lassen in southease asia sea

Hải quân Hoa Kỳ sẽ tiếp tục những cuộc tuần tra ở Biển Đông. 

Bà Smith nói, “Tôi không nghĩ rằng Hoa Kỳ nên thoái lui, bởi vì Hoa Kỳ có “một trong những hải quân trong vùng mà các nước khác trong khu vực trông đợi, khẳng định bối cảnh và lãnh đạo...” Tại Manila, tổng thống Philippines Benigno Aquino nói “mọi sự đi lại xuyên qua vùng biển này không nên bị cản trở bởi bất kỳ thực thể cụ thể nào.” Nhật Bản, nước cung cấp cảng Yokosuda cho chiến hạm Lassen thả neo, nói sẽ tiếp tục quan ngại về các hoạt động của Trung cộng trong các vùng đất và lãnh hải có tranh chấp.

Tại Tokyo, chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nói “Chúng tôi phối hợp chặt chẽ với Hoa Kỳ về thông tin tình báo. Bộ trưởng Quốc phòng Australia, Marise Payne tuyên bố Canberra cực lực ủng hộ quyền của tất cả các quốc gia “theo luật quốc tế được tự do đi lại bằng tàu bè, hoặc tự do bay, kể cả ở Biển Đông.”

http://www.voatiengviet.com/content/my-dieu-chien-ham-toi-bien-dong-thach-thuc-tuyen-bo-chu-quyen-cua-trung-quoc/3024721.html 


 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site