lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asian Seas

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

TIN ĐỘC QUYỀN: Hoạt động tin tặc và gián điệp giúp Trung cộng tăng trưởng kinh tế ra sao?

Tác giả: Joshua Philipp, Epoch Times | Dịch giả: ĐKN

13 Tháng Chín , 2015

Các cơ quan của quân đội, nhà nước, các doanh nghiệp và học viện của Trung cộng có mối liên kết gắn bó với nhau hơn mấy chục năm qua và được tổ chức chỉ xoay quanh một mục tiêu chung: đánh cắp bí mật của phương Tây. Chế độ cộng sản Trung cộng này thực hiện hành vi trộm cắp mà không hề lo sợ bị trừng phạt, nhằm tăng cường sức mạnh kinh tế và quân sự công nghệ cao của nó, trong khi đánh cắp của riêng Hoa Kỳ các thứ có giá trị tương đương hàng nghìn tỷ USD mỗi năm.

Phải đến gần cuối cuộc chơi, Mỹ mới bắt đầu đáp trả. Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã ra những thông báo quan trọng vào tháng 5 năm 2014, buộc tội 5 tin tặc thuộc đơn vị 61398 của quân đội Trung cộng vì đã tham gia đánh cắp các bí mật kinh tế.

Tuy nhiên, hệ thống này không chỉ có các tin tặc quân đội. Các tổ chức rộng khắp Trung cộng hoạt động như các “Trung tâm chuyển giao”, có nhiệm vụ xử lý các thông tin bị đánh cắp thành các thiết kế hữu dụng. Nhiều chương trình của chính phủ tạo điều kiện cho việc đánh cắp. Và rồi toàn bộ hệ thống vận hành thông qua một đường dây bẩn thỉu được kết nối giữa các quan chức chính phủ, sĩ quan quân đội, ban quản trị của các doanh nghiệp và các học viện trên khắp Trung cộng.

Dòng tin tức nói về các cuộc tấn công mạng và gián điệp Trung cộng đánh cắp công nghệ của phương Tây gần như tiếp nối không ngừng, nhưng phạm vi thực sự của các cuộc tấn công mạng và các lỗ hổng mà họ gây ra còn vượt xa những gì đã được báo cáo.

Bài viết này là phần cuối trong chuỗi bài viết điều tra gồm 4 phần đã được thực hiện trong hai năm qua. Với kiến thức của các chuyên gia an ninh và tình báo, bài viết này tiết lộ hoạt động nội bộ của một chương trình được nhà nước Trung cộng phê duyệt nhằm đánh cắp bí mật của phương Tây và phục vụ cho sự tăng trưởng kinh tế và sức mạnh quân sự của quốc gia này.

“Chúng ta chỉ mới nhìn thấy được một phần nhỏ dữ liệu rò rỉ thực tế được báo cáo ở Mỹ. Nhiều vụ rò rỉ dữ liệu được báo cáo trong năm 2014 là từ các doanh nghiệp bán lẻ, là những đơn vị mà thông tin liên quan đến danh tính của khách hàng một khi mà chúng bị xâm nhập thì buộc phải được báo cáo”, theo ông Casey Fleming – Chủ tịch kiêm CEO của BLACKOPS Partners Corporation.

Ông Fleming ở một vị thế thật đặc biệt. Công ty của ông theo dõi cả những điệp viên nằm vùng lẫn gián điệp mạng thâm nhập vào các công ty nằm trong danh sách Fortune 500. Ông nói, bên cạnh những thông tin xuất hiện trên báo chí, “hàng trăm công ty khác đã không báo cáo các vụ rò rỉ dữ liệu chỉ vì sợ các bài viết tiêu cực của giới truyền thông – hay tệ hơn nữa là hầu hết họ chưa bao giờ phát hiện được lỗ hổng để mà bắt đầu [với việc báo cáo]”.

Ông nói thêm rằng, chỉ trong vòng năm ngoái, công ty của ông đã quan sát và thấy rằng “mức độ công kích, cường độ và tần số” của hoạt động gián điệp nội bộ và các cuộc tấn công mạng xâm phạm vào các công ty đã tăng gấp 10 lần. Ông cho biết công ty ông nghĩ rằng vấn đề này sẽ ngày càng tồi tệ hơn.

“Các ước tính mới nhất từ đơn vị tình báo của chúng tôi cho thấy rằng các công ty và nền kinh tế Hoa Kỳ mất khoảng 5 ngàn tỷ USD mỗi năm, tức hơn 30% GDP quốc gia khi bạn tính đến toàn bộ giá trị của các sáng tạo đã bị đánh cắp”, ông Fleming nói.

“Không bao lâu nữa thì mỗi công dân Mỹ sẽ bị ảnh hưởng bởi quy mô của cuộc tấn công gián điệp kinh tế này, với các hình thức như mất việc, giá cả đắt hơn và chất lượng cuộc sống kém đi”, ông nói.

china hacker, tin tặc trung cộng, tin tặc trung quốc, giặc điện toán trung cộng, tổ hợp công nghiệp quân sự trung quốc

Inforgraphic bởi Epoch Times Anh ngữ. Dịch Việt ngữ bởi T.Mai.

Đa nguồn

Hoạt động đánh cắp thông tin diễn ra trên phạm vi rộng lớn bắt nguồn từ việc chính quyền Trung cộng kìm kẹp gần như tất cả các khía cạnh của xã hội nước này – theo ông Josh Vander Veen, Giám đốc bộ phận quản lý tính toán thiệt hại sau khi bị tấn công an ninh mạng tại SpearTip, một công ty phản gián tình báo mạng.

Ông Vander Veen là cựu đặc vụ của cơ quan phản gián quân đội Hoa Kỳ và đã làm việc hơn chục năm trong lĩnh vực điều tra các hoạt động gián điệp nước ngoài.

“Chính phủ Trung cộng thao túng rất nhiều ngành công nghiệp quốc nội của họ”, ông nói và cho biết thêm rằng nền tảng mà Trung cộng sử dụng cho hoạt động đánh cắp thông tin kinh tế bao gồm “các trung tâm chuyển giao, các cuộc tấn công mạng và các viện nghiên cứu học thuật tại các trường đại học của Mỹ”.

“Một khi chính quyền Trung cộng vận hành một hệ thống rất lớn để đánh cắp và xử lý sản phẩm trí tuệ như vậy, họ kiếm được tiền bằng cách phát triển các sản phẩm dựa trên thông tin đã đánh cắp được. Đã có rất nhiều lần các sản phẩm của Trung cộng – được sản xuất dựa trên thông tin đánh cắp từ nghiên cứu và phát triển của Mỹ – được bán lại ở Mỹ với khoảng phân nửa giá sản phẩm gốc của Mỹ.

“Bọn họ bận rộn, và họ đầu tư rất nhiều nhân lực và thời gian”, ông Vander Veen nói. “Nhưng thật sự đó mới chỉ là nói đến một phần nhỏ của chi phí và một phần nhỏ của thời gian mà họ dùng cho kiểu nghiên cứu này”.

Theo lời ông Richard Fisher, nhân viên cao cấp tại Trung tâm Chiến lược và Đánh giá Quốc tế, muốn hiểu được phương thức đánh cắp bí mật kinh tế của chính quyền Trung cộng và sự dính líu của các lực lượng vũ trang, các công ty kinh doanh và các trường đại học của nước này trong hoạt động đánh cắp, “chúng ta nên nhìn nó từ lăng kính của người Trung cộng”.

“Thực ra nó rất dễ hiểu, nhưng chúng ta lại không muốn chấp nhận điều mình đang thấy trước mắt”, ông Fisher nói, bổ sung thêm rằng bất kỳ tổ chức nào có dính dấp đến Đảng Cộng sản Trung cộng (ĐCSTQ) cũng “đều có khả năng làm gián điệp hay thực thi mệnh lệnh quân sự”.

Cái mác công ty “quốc doanh” ở Trung cộng cũng có thể là để lừa phỉnh, bởi vì gần như toàn bộ các công ty đều bắt buộc phải có người của ĐCSTQ, theo lời một khách hàng giấu tên của BLACKOPS Partners Corporation, vốn là một nhà kinh doanh cao cấp tại Trung cộng.

“Bất kỳ công ty nào có trên 50 người thì cũng đều bị yêu cầu phải có người liên lạc do chính phủ bổ nhiệm”, nguồn tin cho biết. “Đó là luật tại Trung cộng”.

Ở Trung cộng, chỉ có một lằn ranh mờ ngăn cách giữa công nghiệp tư nhân với chính phủ, giữa quân đội với chính phủ, và giữa tư nhân với quân đội. Các hệ thống đánh cắp kinh tế do đó cũng diễn ra xoay quanh cả 3 bộ phận này.

Một lịch sử sao chép

Trong khi các sự việc rò rỉ thường thu hút sự chú ý, rất ít người nhận thức được điều gì sẽ xảy ra sau khi thông tin bị đánh cắp.

Để hiểu được phương thức hoạt động và phát triển của hệ thống này thì cần nhắc đến một chút lịch sử, bắt đầu từ thời Chiến tranh Lạnh với những mối liên hệ giữa chế độ Trung cộng và Liên Xô.

Một nguồn tin nắm rất rõ hệ thống kỹ nghệ đảo ngược (reverse engineering) từ thông tin đánh cắp của chế độ Trung cộng đã giải thích cho thời báo Epoch Times về sự phát triển của hệ thống này. Ông cho biết, chế độ này mặc dù kế thừa những thủ đoạn của Liên Xô, nhưng những nhà lãnh đạo của Trung cộng đã có những thay đổi cốt yếu để thích ứng với năng lực công nghệ lúc bấy giờ còn yếu kém của nước này.

Giả dụ như một điệp viên Liên Xô đánh cắp được những thiết kế của Mỹ về một chiếc camera do thám, thì những thiết kế đó sẽ được chuyển đến một cơ sở nghiên cứu mà ở đó các kỹ sư Liên Xô sẽ cố gắng tạo ra một công nghệ giống y như đúc.

Nhưng người Trung cộng lại có cách tiếp cận rất khác. Nguồn tin giải thích rằng chế độ Trung cộng lúc đó không hề ảo tưởng về sự chênh lệch thời gian về mặt công nghệ giữa Trung cộng với các nước khác. Thế nên ông nói, trong khi Liên Xô bắt đầu công nghệ sao chép từ đỉnh thì Trung cộng lại xuất phát từ đáy.

Nếu một điệp viên Trung cộng có trong tay chiếc camera do thám giống như đề cập ở trên, anh ta cũng sẽ chuyển nó đến một cơ sở nghiên cứu. Nhưng thay vì cố tạo ra một chiếc camera giống hệt như thế, các nghiên cứu viên của cơ sở này sẽ tìm ra những thế hệ công nghệ cũ hơn và học cách tạo ra những thứ cũ đó trước.

Họ sẽ gửi điệp viên đi thu thập thông tin công cộng có được về những vật mẫu đầu tiên của công nghệ mục tiêu, mua những thế hệ công nghệ kế tiếp có trong các cửa hàng, và gửi sinh viên đi học và làm việc ở nước ngoài trong ngành công nghiệp mục tiêu.

Quá trình này sẽ giúp họ có được nền tảng kiến thức và cuối cùng một khi họ đã sẵn sàng thực hiện thao tác kỹ nghệ đảo ngược cho các thiết bị thế hệ hiện đại, họ có thể dễ dàng thấy được phần nào đã được nâng cấp, phần nào vẫn sử dụng công nghệ của thế hệ trước đó.

Cũng theo nguồn tin trên, cách tiếp cận của Trung cộng nhanh hơn và ít tốn kém hơn rất nhiều so với Liên Xô.

Các Trung tâm Chuyển giao

Hệ thống hiện tại của chế độ Trung cộng nhằm xử lý và đảo ngược kỹ nghệ từ các thiết kế được đánh cắp đã phát triển mạnh mẽ hơn rất nhiều so với thời Chiến tranh Lạnh, nó không còn ở quy mô quân đội thuần túy mà đã là một hệ thống xuyên suốt cả một chế độ.

Sau khi ai đó đánh cắp được những bí mật thương mại cho chế độ Trung cộng, thông tin này sẽ ít được động đến chừng nào nó chưa được xử lý và áp dụng kỹ nghệ đảo ngược, vốn là công việc được thực hiện bởi một mạng lưới rộng lớn gọi là “các trung tâm chuyển giao”.

“Chẳng có nơi nào trên thế giới có thứ gì giống như thế”, theo lời William C. Hannas, James Mulvenon, và Anna B. Puglisi trong cuốn sách được xuất bản năm 2013 của họ với tựa đề “Tình báo Công nghiệp của Trung cộng”.

Họ cho biết “Hệ thống này thật khổng lồ, là nhiệm vụ của cả một quốc gia 1,3 tỷ người, và vận hành ở một quy mô áp đảo hoạt động kinh doanh khoa học và công nghệ của chính Trung cộng”… “Chúng ta đang nói đến một hệ thống tinh vi và toàn diện chuyên nhăm nhe những công nghệ của nước ngoài, tìm đủ mọi cách để lấy được chúng và biến chúng thành vũ khí và hàng hóa cạnh tranh”.

Những cơ quan thực hiện kỹ nghệ đảo ngược có tên gọi chính thức là “Các Trung tâm Chuyển giao Công nghệ Quốc gia” hay “Các Tổ chức Chứng minh Quốc gia”. Cuốn sách lưu ý rằng những đơn vị này bắt đầu hoạt động tại Trung cộng từ tháng 9 năm 2001 và “được đưa vào chính sách” từ tháng 12 năm 2007 thông qua “Kế hoạch Thi hành Xúc tiến Chuyển giao Công nghệ Quốc gia”.

china hacker, tin tặc trung cộng, tin tặc trung quốc, giặc điện toán trung cộng, tổ hợp công nghiệp quân sự trung quốc

Những người lính thuộc Quân đoàn Pháo binh II thuộc Quân đổi Giải phóng Nhân dân đang thực hành trên máy tính tại một địa điểm không được tiết lộ. Chế độ Trung Cộng sử dụng các tin tặc trong quân đội để nuôi nền kinh tế (mil.huanqiu.com)

Cuốn sách ước tính có 202 trung tâm “chứng minh” như vậy hiện đang hoạt động tại Trung cộng. Tuy nhiên quy mô thật sự có thể còn lớn hơn bởi vì 202 trung tâm này là “những mô hình thi đua cho các cơ sở chuyển giao khác”.

Có thể kể tên một vài Trung tâm Chuyển giao, đó là Ủy ban Nhà nước về Chuyên gia Ngoại quốc thuộc Quốc vụ viện, Văn phòng Khoa học Công nghệ thuộc Văn phòng Người Hoa ở Nước ngoài, và Trung tâm Chuyền giao Công nghệ Quốc gia thuộc Đại học Công lý Đông Hoa.

Những cơ quan này không hề có ý định giấu diếm hoạt động của họ. Các tác giả dẫn chứng một nghiên cứu của các trung tâm chuyển giao, trong đó khẳng định rằng họ thực hiện “chuyển đổi công nghệ tiên tiến của nước ngoài thành sản phẩm đổi mới của quốc nội” và thậm chí còn đề nghị “đưa chuyển giao công nghệ trở thành đặc trưng cốt lõi về đổi mới công nghệ của chúng ta”

“Hiến chương của họ thẳng thừng gọi ‘công nghệ trong nước và nước ngoài’ là những mục tiêu cho ‘thương mại hóa’ “, các tác giả khẳng định.

Các trung tâm chuyển giao đảm nhiệm nhiều vai trò, trong đó có xử lý công nghệ đã đánh cắp, phát triển các dự án nghiên cứu hợp tác giữa Trung cộng và các khoa học gia nước ngoài, và vận hành các chương trình có mục tiêu thu hút các Hoa kiều đã từng học tập tại nước ngoài.

Sự tăng trưởng của kinh tế Trung cộng có thể là bắt nguồn từ hệ thống này, một hệ thống “đầu tư tối thiểu vào khoa học cơ bản thông qua một bộ máy chuyển giao công nghệ hoạt động gần như không hề theo quy tắc gì cả để rút ruột những thành tựu thuộc sở hữu của nước ngoài, trong khi thế giới lại thờ ơ và chẳng làm gì cả”, dẫn lời của cuốn sách.

Cuốn sách cho biết, chế độ Trung cộng đã không thể trải qua sự chuyển mình về kinh tế mà thế giới hiện nay đang chứng kiến, “cũng không thể duy trì đà tăng trưởng như hiện nay, nếu không đột nhập vô hạn độ và ti tiện vào công nghệ của các nước khác”.

Những phát hiện của họ tương hợp với một báo cáo năm 2010 của Cơ quan Giảm thiểu Đe dọa Quốc phòng của Mỹ, trong đó cho biết hiện đại hóa quân sự Trung cộng phụ thuộc “rất lớn vào những đầu tư cơ sở hạ tầng khoa học kỹ thuật, vào những cải cách của công nghiệp quốc phòng, và thu mua vũ khí tối tân của nước ngoài”.

Báo cáo còn cho biết, sự ăn cắp công nghệ của chế độ Trung cộng là độc nhất vô nhị, ở điểm là hệ thống này “cho các học viện nghiên cứu, các tập đoàn và các đơn vị được thoải mái vạch ra những kế hoạch thu thập tùy theo các nhu cầu cụ thể”.

Một Quân đội háu đói

Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung cộng (PLA) giữ vai trò đặc biệt trong hoạt động ăn cắp thông tin. Lực lượng quân đội của quốc gia này được yêu cầu phải tự trang trải một phần chi phí riêng của mình, và qua nhiều thập kỷ nhờ tập trung gây dựng các nguồn tiền mặt bên ngoài, những lãnh đạo trong quân đội luôn nằm trong hàng ngũ những người quyền lực nhất tại Trung cộng.

Theo cuốn sách “Tình thế lưỡng nan của kinh tế Trung cộng trong những William Triplett, cựu cố vấn trưởng cho Ủy ban Đối ngoại Thượng viện năm 1990: Các vấn đề về Cải cách, Hiện đại hóa, và Tương thuộc”, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung cộng chủ yếu phải dựa vào các nguồn lực bên ngoài để tiến hành các công tác nghiên cứu và phát triển các dự án của mình.

Tác giả của cuốn sách cho biết: “Ngân sách nhà nước chỉ đóng góp 70 phần trăm chi phí hoạt động trong việc duy trì quân đội, Quân đội Giải phóng Nhân dân phải tự trang trải phần còn lại và thậm chí còn dư dả quỹ phục vụ cho việc hiện đại hoá.”

Cũng giống như các mối quan hệ giữa chính phủ và các doanh nghiệp tư nhân ở Trung cộng, lằn ranh giữa quân đội và nhà nước, cũng như quân đội và các bộ phận tư nhân, là rất mong manh.

Có rất nhiều quan chức chóp bu trong quân đội Trung cộng cũng đồng thời giữ các vị trí cao cấp trong các công ty nhà nước, và nhiều người trong số đó cũng lại giữ vị trí tối cao trong đảng cộng sản cầm quyền ở Trung cộng.

china hacker, tin tặc trung cộng, tin tặc trung quốc, giặc điện toán trung cộng, tổ hợp công nghiệp quân sự trung quốc

Tên lửa của Trung cộng được đặt trên các xe tải trong cuộc diễu binh ngày 3 tháng 9 năm 2015 (Kevin Frayer/Getty Images)

Trong một báo cáo ngày 25 tháng 9 năm 2014 của Jamestown Foundation, dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình – người đứng đầu chế độ Trung Cộng hiện nay, “một số lượng lớn chưa từng có các cán bộ cấp cao từ khu phức hợp ‘Quân Công Hàng Thiên’ (quân sự-công nghiệp và không gian-công nghệ) đã được bổ nhiệm vào các vị trí cấp cao trong các cơ quan của Đảng và chính quyền, hoặc bị chuyển giao cho các đơn vị hành chính khu vực”.

Trong những năm cuối thập niên 1990, cựu lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung cộng Giang Trạch Dân đã tiến hành cải cách hệ thống quản lý trong bối cảnh quân đội gần như đã kiểm soát hoàn toàn các công ty lớn ở Trung cộng. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, những thay đổi mà Giang Trạch Dân đã thực hiện chỉ thuần túy là chuyển dịch quyền kiểm soát từ quân đội sang bàn tay của những người phụ trách các công ty này.

Ông William Triplett, cựu cố vấn trưởng cho Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, đã cho biết trong một cuộc phỏng vấn điện thoại: “Họ đã ngồi cùng nhau như trong phim “Bố già” (The Godfather), và cùng bàn thảo: ‘ông sẽ phụ trách các bến cảng và tôi sẽ lo các khoản vay nặng lãi’.”

Các “cải cách” về cơ bản chỉ là chuyển đổi cơ chế hoạt động từ quân đội sang nhà nước, đồng thời vẫn cho phép các sĩ quan quân đội và các quan chức cấp cao trong Đảng Cộng sản duy trì phần lớn cổ phần trong các công ty, và ngăn ngừa nguy cơ mất vị thế khi sự nghiệp quân sự của họ kết thúc.

Bà Lisa Bronson, Phó Bộ trưởng bộ Quốc phòng về Chính sách Bảo mật Công nghệ và Nhân bản, cho biết trong một bài phát biểu năm 2005, quân đội Trung cộng đã duy trì vận hành “khoảng từ 2.000 đến 3.000 công ty ở Hoa Kỳ làm bình phong, và lý do duy nhất khiến các công ty như vậy tồn tại là để ăn cắp, khai thác công nghệ của quốc gia này”.

Theo báo cáo năm 2010 của Cơ quan Giảm thiểu Đe dọa Quốc phòng của Mỹ, cựu phó giám đốc FBI về chống phản gián sau đó đã cho biết, chế độ Trung cộng vận hành hơn 3.200 công ty thuộc quân đội làm bình phong tại Hoa Kỳ chỉ để dành riêng cho hoạt động trộm cắp.

Hướng dẫn của nhà nước

Trong khi hệ thống ăn cắp được nhà nước bảo trợ này mở xích cho các sáng kiến cá nhân, với các cơ quan cố gắng đánh cắp thật nhanh những gì mà họ có thể biến thành lợi nhuận, thì chế độ này cũng có những chỉ dẫn chiến lược.

Dự án 863 (còn được gọi là “chương trình 863”) được khởi xướng bởi cựu lãnh đạo ĐCSTQ Đặng Tiểu Bình vào tháng 3 năm 1986. Theo một báo cáo năm 2011 của Văn phòng Hành pháp Phản gián Quốc gia của Mỹ thì dự án này “tài trợ và hướng dẫn cho các nỗ lực bí mật giành lấy công nghệ và các thông tin kinh tế nhạy cảm của Mỹ”.

Ban đầu Dự án 863 hướng mục tiêu đến 7 ngành công nghiệp: công nghệ sinh học, hàng không, công nghệ thông tin, công nghệ laser, vật liệu mới, và năng lượng. Nó đã được cập nhật vào năm 1992 để thêm vào ngành viễn thông và tiếp tục được cập nhật năm 1996 để thêm vào ngành công nghệ hàng hải.

Tuy nhiên các chương trình chính thức của chế độ Trung cộng nhằm tạo điều kiện cho việc đánh cắp thông tin ở nước ngoài không chỉ hạn chế trong Dự án 863. Nó còn bao gồm “Chương trình Ngọn đuốc” xây dựng các ngành công nghiệp thương mại công nghệ cao, chương trình 973 tập trung vào nghiên cứu, chương trình 211 “cải tổ” các trường đại học, và “vô số các chương trình thu hút các học giả đã học tập tại phương Tây ‘quay trở về’ Trung cộng”, theo như cuốn “Tình báo Công nghiệp của Trung cộng”

Các tác giả lưu ý “Mỗi một chương trình như thế luôn mong đợi sự hợp tác với nước ngoài cũng như các công nghệ để khỏa lấp những thiếu sót then chốt”, đồng thời cho biết thêm rằng họ khuyến khích các chuyên gia đã từng học tập ở phương Tây hãy trợ giúp cho sự phát triển công nghệ của chế độ Trung cộng bằng cách quay trở về, hay “phục vụ tại chỗ” bằng cách cung cấp các thông tin cần thiết mà họ có được trong khi đang làm việc với các ông chủ phương Tây.

Các tác giả trích dẫn một văn kiện của chế độ Trung cộng trong đó khẳng định rằng Dự án 863 giữ một thư viện bao gồm 38 triệu bài viết mã nguồn mở trong gần 80 cơ sở dữ liệu chứa đến “hơn 4TB thông tin được lượm lặt từ các ấn bản, các báo cáo quân sự và các bộ tiêu chuẩn của Mỹ, Nhật, Nga, và Anh”

Đầu não

Có một đầu não đứng đằng sau hệ thống này, vốn là một nguồn sức mạnh then chốt của chế độ Trung cộng. Một số nguồn tin đã tiết lộ một tổ chức kín kẽ ẩn sâu trong quân đội của chế độ này.

Một trong những tổ chức có uy quyền nhất đứng đằng sau hoạt động trộm cắp kinh tế là Viện Nghiên cứu 61, trực thuộc Tổng cục 3 của Bộ Tổng Tham mưu quân đội Trung cộng, theo một nguồn tin giấu tên trước đây đã làm việc tại một trong những cơ quan tình báo nòng cốt của chế độ Trung cộng.

Ở Trung cộng, ảnh hưởng và các mối liên hệ là chìa khóa mang lại quyền lực, và người được cho là lãnh đạo Viện Nghiên cứu 61, Vương Kiến Tân, có những mối quan hệ rất uy thế.

Ông ta là con của Vương Chấn, người tiên phong trong hoạt động tình báo của ĐCSTQ dưới thời đại Mao Trạch Đông, lãnh đạo đầu tiên của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông Vương Chấn có 3 người con, tất cả đều đang nắm giữ những cương vị rất quyền lực tại Trung cộng.

Một người con khác của ông Vương Chấn được cho là phó chủ tịch “Quân đội Hoàng gia”, một tổ chức gồm những cảnh vệ cho các lãnh đạo hàng đầu trong khu phức hợp trung ương Đảng tại Trung Nam Hải. Và Vương Lợi Lợi, cháu của ông Vương Chấn, hiện đang là CEO của một trong những công ty tài chính hàng đầu Trung cộng.

Nguồn tin cho biết “Dòng họ đó, họ kiểm soát tất cả mọi thông tin liên lạc”, đồng thời lưu ý rằng chính điều ấy, cùng với những mối quan hệ khác của gia đình này, đã cho họ quyền lực rất lớn trong quân đội Trung cộng.

Cụ thể là, nguồn tin cho biết Vương Kiến Tân chỉ huy các tin tặc quân đội trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu của chế độ Trung cộng. Ông còn cho biết con số “61” đứng trước tên của rất nhiều đơn vị tin tặc Trung cộng ám chỉ đến Viện Nghiên cứu 61.

Tên gọi của rất nhiều đơn vị tin tặc nổi tiếng tại Trung cộng đúng là có số “61” ở phía trước. Có ít nhất 11 đơn vị trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục 3, có ký hiệu “61”, theo một báo cáo của Dự án Viện 2049. Trong số các đơn vị có ký hiệu “61” có “Đơn vị 61398”, là đơn vị có 5 tin tặc quân đội đã bị Bộ Tư pháp Hoa Kỳ buộc tội vào năm 2014.

Những lời tuyên bố của nguồn tin này không thể được kiểm chứng độc lập. Khi điều tra những lời buộc tội này sâu hơn, chúng tôi đã bắt gặp nỗi sợ hãi đối với tổ chức bí ẩn này. Nguồn tin yêu cầu được giữ bí mật tên tuổi và mối quan hệ với Viện Nghiên cứu 61, bởi vì ông lo sợ bị “thủ tiêu chỉ trong vòng một tuần”, nếu họ biết được chính ông đã tiết lộ thông tin.

Một nguồn tin khác, một nhà phân tích tình báo cấp cao, đã ngừng một cuộc phỏng vấn qua điện thoại khi đề cập đến Viện Nghiên cứu 61 và từ chối bình luận.

Một khách hàng của BLACKOPS Partners Corporation cho biết, ông cũng lo ngại đến an nguy của bản thân khi nhắc đến tổ chức này, mặc dù ông có biết về nó. Ông nói, Viện Nghiên cứu 61 có trụ sở tại quận Hải Điến ở phía Tây Bắc của Bắc Kinh. Ông nói “Bởi vì họ là chính quyền”, “họ có nhà tại quận Triều Dương, gần Công viên Triều Dương”.

Dựa vào kinh nghiệm bản thân, ông xác nhận rằng Viện Nghiên cứu 61 là một trong những trung tâm quyền lực chủ yếu của chế độ Trung cộng.

Theo Triplett, cơ cấu quyền lực của chế độ Trung cộng là tách biệt với cơ cấu tổ chức của nó. Nói cách khác, có những đơn vị quân đội mặc dù trên cơ cấu tổ chức thì đứng dưới vài bậc nhưng lại có nhiều quyền lực hơn những đơn vị có cấp bậc cao hơn.

“Về cơ bản, bạn tưởng đâu nó như nhau, nhưng không phải thế”, Triplett nói.

Ông cho biết thêm, trong những năm 1980, 1990, một trong những đơn vị quân đội có quyền lực nhất Trung cộng là Tổng cục 2 thuộc Bộ Tổng Tham mưu, là đơn vị vận hành các hoạt động tình báo sử dụng con người (HUMINT).

Với sự phát triển của công nghệ thông tin và sự tập trung lớn vào không gian ảo ngày nay, ông nói, có vẻ như quyền lực đang dần chuyển sang Tổng cục 3, là đơn vị điều hành hoạt động tình báo tín hiệu (SIGINT) cũng như các tin tặc quân đội.

Hồi cuối

Theo ông Edward Luttwak, cộng sự cao cấp cho Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, việc chế độ Trung cộng sử dụng rộng rãi các phương thức đánh cắp làm bàn đạp cho nền kinh tế chính là một dấu hiệu cho thấy chế độ này đã bước sang giai đoạn cuối cùng của bất kỳ nền cộng sản nào – khi mà hệ tư tưởng cộng sản đã phai mờ.

Luttwak mô tả Trung cộng trong giai đoạn cuối cùng này là nơi mà chủ nghĩa “siêu thực dụng” đã thay thế cho lý tưởng. Đó là giai đoạn mà trong một xã hội cộng sản, mọi người đã ngừng tin tưởng vào “thế giới đại đồng” và bắt đầu suy tính đến những phương cách khiến bản thân có thể vươn lên bằng mọi giá.

Luttwak đưa ra một ví dụ tượng trưng như sau: khi đưa một cây kem cho một người có lý tưởng thì có lẽ họ sẽ từ chối, người thực dụng thì sẽ nhận, còn người theo chủ nghĩa “siêu thực dụng” sẽ tìm mọi cách lấy cây kem bất kể là có được cho hay không.

Đảng Cộng sản Trung cộng khởi đầu vốn là một đảng có lý tưởng, ông nói. “Vấn đề là khi những người dân có lý tưởng không còn giữ quan điểm ý thức hệ như trước, họ không chỉ trở nên thực dụng mà thậm chí là siêu thực dụng”.

Ông cho biết: “Mọi chế độ độc tài đều chỉ là một vương quốc dối trá. Hậu quả tất yếu là các nhà chức trách trở thành những con người siêu thực dụng.”

Ở giai đoạn này, ông nói: “Họ muốn điều gì thì họ sẽ chiếm đoạt cho bằng được”

Nguồn: vietdaikynguyen.com

Link: http://vietdaikynguyen.com/v3/76691-tin-doc-quyen-hoat-dong-tin-tac-va-gian-diep-giup-trung-quoc-tang-truong-kinh-te-ra-sao/#


 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site