lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asia Sea

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

Việt Cộng Đáng Sợ Điều Gì?

1.- Bạo quyền Việt cộng sợ danh xưng nào?

Sau khi dự luật S 219 được quốc hội Canada phê chuẫn để đổi tên Ngày Quốc Hận 30 tháng 4 của chúng ta thành tên mới là Hành Trình Tìm Tự Do cho quốc gia họ, do một thượng nghị sĩ người Canada gốc Việt đệ trình và bảo trợ, lập tức có nhiều phản ứng khác nhau trong Cộng đồng Người Việt tị nạn Cộng sản ở khắp nơi trên thế giới, kẻ binh vực, người chống đối. Điều nầy không có gì lạ, nhưng lạ một điều là chính bạo quyền Việt cộng cũng lên tiếng phản đối chánh phủ Canada đã phê chuẫn dự luật nầy, khiến cho một số người tin rằng việc đổi tên Ngày Quốc Hận 30 tháng 4 thành tên Hành Trình Tìm Tự Do đã làm cho Việt cộng khiếp sợ. Xin đừng vội tin vào miệng lưỡi của bọn Việt cộng và tự hỏi, Việt cộng sợ điều gì trong cái tên Hành Trình Tìm Tự Do? Giữa 2 danh xưng Ngày Quốc Hận 30/4 và Ngày Hành Trình Tìm Tự Do, danh xưng nào đáng cho bạo quyền phải lo sợ?

a.- Ngày Quốc Hận 30/4 là danh xưng của Tập Thể Người Việt Quốc Gia chống Cộng, đã có từ lâu, mục đích của danh xưng nầy là để nuôi dưỡng ý chí tranh đấu chống lại một chánh thể độc tài toàn diện do bạo quyền Việt cộng lãnh đạo, nuôi dưỡng tinh thần bất khuất của Người Việt Quốc Gia chân chánh và các thế hệ kế tiếp, cho nên đó chính là lực lượng đối đầu một mất một còn với bạo quyền, một Hậu Phương an toàn và dồi dào sinh lực, lúc nào cũng sẵn sàng với đồng bào trong nước để chờ ngày quật khởi, giải phóng đất nước để quang phục lại quê hương. Bởi vậy, danh xưng Ngày Quốc Hận 30/4 bao giờ cũng là trở lực lớn đối với bạo quyền trong công cuộc vận động quốc tế để tìm nguồn đầu tư, vì vậy, chúng mới thật sự lo sợ và tìm mọi cách để xóa đi.

Từ mấy năm qua, bạo quyền luôn luôn tìm cách để xóa bỏ danh xưng nầy, nhưng vì xóa bỏ không được nên mới tìm cách đổi thành tên khác, làm sao để không có chữ Quốc Hận trong đó và tương xứng hoặc đồng hành với danh xưng “Đại Thắng Mùa Xuân” của Văn Tiến Dũng” để chúng cùng nhau ăn mừng.

Trong bài viết cho tháng 4-2015 tựa đề: Âm Mưu Xoá Ngày Quốc Hận, ông Lê Văn Tư, một học trò cũ của cố Gs.Nguyễn Ngọc Huy ở Paris ghi   lại như sau:

Nhớ lại vào khoảng cuối năm 2005, đầu năm 2006, "Nhóm Vì Tự Do" bỗng dưng xuất hiện, qui tụ được một số đại diện cộng đồng người Việt tỵ nạn, đặc biệt trong Nhóm có đảng Việt Tân (đảng chính trị duy nhứt), Nhóm khởi xướng việc chọn một ngày làm Ngày tỵ nạn chung cho Cộng đồng người Việt hải ngoại, ngày 30-4 là một trong mấy ngày được đề ra để "trưng cầu ý kiến qua internet"…

Nội vụ bất thành, Nhóm Vì Tự Do cũng bặt tăm từ đó”.

Ông Lê Văn Tư ghi tiếp:

Sang năm 2013, ông Nguyễn Ngọc Bích thuộc Nghị Hội Toàn Quốc Người Việt tại Hoa Kỳ và "Hiệp-hội Thương mại Á-châu ở Virginia" chủ chốt trong việc đóng góp ý kiến và soạn thảo Quyết Nghị 455 "Chỉ-định ngày 30/4 năm 2013 và những năm kế-tiếp, là Ngày Công Nhận Nam Việt Nam ở Virginia"

Rồi còn có nhóm khác đề nghị đổi Ngày 30/4 thành Ngày Di Sản, v.v và v.v….

b.- Còn Ngày Hành Trình Đi Tìm Tự Do là ngày của những lớp người đi sau, thuộc vào các thành phần của những người không chấp nhận chế độ Cộng sản nên tìm cách vượt biên, đi đoàn tụ gia đình, đi theo diện HO và đi theo những chương trình nhân đạo khác do một số các quốc gia tự do mở lòng nhân đạo đón tiếp.

Hành Trình Tìm Tự Do nầy đã có từ nhiều năm nay ai cũng biết, Mỷ biết, Âu Châu biết, Úc Châu cũng biết và không ai nghe nói Việt cộng gặp bất cứ điều gì khó khăn trong việc giao dịch quốc tế về cuộc Hành Trình nầy vì nó rất công khai và cũng qua cuộc hành trình nầy bạo quyền Việt cộng đã gián tiếp xua đuổi được ra khỏi nước những người mà chúng sẽ không bao giờ có thể tẩy não được, và cũng qua đó, bạo quyền trút bỏ được những gánh nặng, những lo sợ sự chống đối, sự bất ổn chánh trị sẽ phải có trong tương lai. Được lợi thế như vậy thì tại sao Việt cộng lại sợ? Việt cộng sợ những điều không đáng cho chúng sợ như vậy có hợp lý với sự phản kháng của họ đối với chánh phủ Canada về dự luật S 219 nầy không? Có phải là ngụy tạo không, hay chỉ là sự giả dối, là hỏa mù để đánh lạc hướng âm mưu “đánh bóng” nhân vật mà bọn chúng cần cho những công tác của chúng sau nầy?

Mồm năm miệng bảy, lương lẹo, nói một đàng làm một nẽo không ai bằng Việt cộng, vậy mà giờ nầy nghe những điều mà Việt cộng nói còn có người tin, tệ nhứt là những người đã từng đứng trong hàng ngũ của Người Quốc Gia chống Cộng thì mới thật là điều lạ! Việt cộng chưỡi Mỹ, Nguyễn Tấn Dũng chưỡi Mỹ, nhưng luôn luôn đưa những cấp lãnh đạo tối cao của họ sang Mỹ để lạy lục, cầu xin viện trợ, đầu tư…thì thật là mĩa mai, nhưng nói một đàng làm một nẽo với bộ mặt trân tráo là chuyên nghiệp của bạo quyền mà có lẽ trên thế gian nầy ít có ai sánh kịp.

Xem tất cả những cuộc diễn hành về Ngày Quốc Hận 30 tháng 4 đã được diễn ra rất trang trọng ở khắp nơi trên thế giới, chúng ta không tìm thấy bất cứ một biểu ngữ nào có ghi bảy chữ Ngày Hành Trình Đi Tìm Tự Do, ngay cả cuộc diễn hành ở Ottawa, thủ đô của quốc gia đã thay nghén ra bảy chữ đó. Điều đó cho ta có quyền nghĩ rằng đạo luật S 219 không được người Việt Tự Do và   các Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn Cộng sản thừa nhận vì nó quả thật không đáp ứng được ý muốn của mọi người.

2.- Hiện tượng Điếu Cày: Vừa mới đây, nhiều người khi nghe tin Điếu Cày Nguyễn Văn Hải được Tổng thống Obama tiếp kiến trước khi tiếp kiến Nguyễn Phú Trọng nên vội vàng lên tiếng vui mừng và cho rằng đó là cái tát tay thật mạnh vào Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đảng Cộng sản Việt Nam.

Xin đừng vội vui mừng. Chúng ta còn nhớ là trước đây, trong lúc sữa soạn sang Việt Nam để ký một số thỏa ước, Tổng thống Giorge Bush đã mời một số người Việt (5 người) đến Toà Bạch Ốc để tham khảo ý kiến, nội dung cuộc trao đổi không hề được tiết lộ, nhưng hậu quả của cuộc “mật đàm” là khi sang Việt Nam, TT Bush đã ký dễ dàng Hiệp Ước Thương Mại và rút tên Việt Nam ra khỏi danh sách các quốc gia đàn áp Tôn Giáo. Đến thời kỳ TT.Bill Clinton cũng có một lúc như thế. Giờ đây đến lượt TT. Obama, trước khi tiếp kiến Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Mỹ tiếp kiến Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, mặc dầu nhân danh là ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới, nhưng điều nầy có phần chắc là Mỹ sắp ký một số thỏa ước hợp tác với Việt Nam mà Mỹ muốn biết rõ là Việt cộng trông đợi điều gì trong giai đoạn nầy để phía Mỹ còn phải chuẫn bị, trả giá và đáp ứng.

Dĩ nhiên, chúng ta đều phải hiểu rằng Tổng thống Mỹ đâu có thời giờ rảnh rang để tiếp kiến cho vui với những người không có trách nhiệm để tham vấn, nếu quả thật có sự tham vấn, những vấn đề quan trọng có liên quan đến sự hợp tác giữa hai quốc gia trong thời kỳ mà hai nước còn “đang tranh tối, tranh sáng”.

3.- Thay lời kết: Lướt qua một số nhân vật đã được các Tổng thống Mỹ mời tiếp kiến trước khi ký các thỏa ước hợp tác với Việt cộng trước đây và ngay cả Điếu Cày hiện nay, chúng ta tiếp nhận được gì ở họ? và vì sao Tổng thống Mỹ lại có nhu cầu mời họ để tham vấn, nếu quả thật là tham vấn về vấn đề Việt Nam, thay vì mời các Cộng đồng Người Việt Quốc Gia để thảo luận, để trao đổi?

Dĩ nhiên là phải có hậu ý, nhưng hậu ý ra sao còn phải đợi thời gian trả lời và vì tất cả mọi việc xảy trên đời hàng ngày đều có những lý do riêng của nó.

Thanh Thủy (04/5/2015)

 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site