lịch sử việt nam
Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.
Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.
Tổng hợp thông tin Trung cộng phát động quấy rối biên giới Việt Miên năm 2015
@@@
Dân làng VN lo bùng nổ chiến tranh biên giới Campuchia
Phổ biến ngày 23.07.2015
Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet, http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo, http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa. Nhiều người dân sinh sống ở khu vực giáp ranh với Campuchia cho biết cảm thấy bất an vì những diễn biến căng thẳng những ngày qua, sau khi phe đối lập của nước láng giềng cáo buộc Việt Nam chiếm đất đồng thời có những hành động khiêu khích. Các nhà quan sát nhận định rằng nếu vấn đề biên giới Việt Nam – Campuchia không được giải quyết sớm, những lần đối mặt trong tương lai có thể vượt khỏi tầm kiểm soát, dẫn tới các hệ quả khó lường.
***
Campuchia thắt chặt quan hệ quốc phòng với Trung cộng
Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh (trái) bắt tay với cố vấn quân đội Trung cộng trong một buổi lễ tốt nghiệp tại Học viện quân đội ở tỉnh Kampong Speu,Campuchia.
22.07.2015
Campuchia tiếp tục tăng cường những mối quan hệ quân sự với Trung cộng trong một động thái mà các nhà phân tích nói là chỉ có thể tiếp diễn nữa trong tương lai gần.
Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh đã có chuyến công du năm ngày đến Trung cộng vào tuần trước, gặp gỡ những quan chức quân sự cao cấp và nhận được những cam kết hỗ trợ từ phía quân đội Trung cộng.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, ông nói với Ban Tiếng Khmer của VOA rằng chuyến thăm đã thành công trong việc giúp hợp tác quân sự giữa hai nước thậm chí còn chặt chẽ hơn. Mối quan hệ đó thân cận hơn những mối quan hệ quân sự của Campuchia với Mỹ, ông nói.
Các nhà phân tích nói rằng Phnom Penh có thể sẽ trông cậy ngày càng nhiều vào sự hỗ trợ của Bắc Kinh vì căng thẳng gia tăng với nước đỡ đầu cũ của mình, Việt Nam, về những vấn đề biên giới.
Campuchia và Trung cộng từ lâu đã có quan hệ gần gũi và mối quan hệ này gần hơn thấy rõ sau năm 2012 khi Campuchia, trên cương vị nước chủ nhà của Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN, đứng về phía Trung cộng trong vấn đề Biển Đông gây tranh cãi. Năm sau, Bắc Kinh cấp cho Phnom Penh khoản vay 195 triệu đôla để mua 12 chiếc máy bay trực thăng quân đội Z-9 của Trung cộng. Vào tháng 5 năm nay, Trung cộng cam kết cung cấp xe tải quân sự, phụ tùng, thiết bị và hóa chất không xác định.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen thường ca ngợi mối quan hệ này. Trong lễ khánh thành một tuyến đường do Trung cộng tài trợ tại tỉnh Kampong Som vào tháng trước, ông nói với một nhóm nông dân rằng quan hệ Campuchia-Trung cộng đạt mức cao nhất từ trước tới giờ, và rằng cả hai nước đang hướng tới một quan hệ đối tác "toàn diện." Ngân quỹ phát triển của Trung cộng dành cho Campuchia trong năm 2015 là 140 triệu USD, tăng lên từ mức 100 triệu đôla vào năm ngoái, ông nói.
Ông Tea Banh đã biện hộ cho mối quan hệ song phương này, nói rằng viện trợ của Trung cộng không đi kèm những điều kiện ràng buộc và rằng Trung cộng chưa bao giờ can thiệp vào công việc của Campuchia. Ông từ chối tiết lộ Campuchia sẽ nhận khoản viện trợ bao nhiêu từ chuyến công du mới nhất của ông.
Trung cộng được lợi nhiều hơn Campuchia
Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo rằng Trung cộng đang được lợi nhiều hơn là Campuchia. Chheang Vannnarith, giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Leeds, cho biết Trung cộng cần Campuchia là một đối tác trong khu vực Đông Nam Á, nơi mà sự cạnh tranh đang gia tăng.
Ông nói "khu vực này đầy những cạnh tranh phức tạp" giữa Trung cộng-Nhật Bản và Trung cộng-Mỹ. "Trung cộng giành Campuchia ở Đông Dương và khu vực sông Mekong để củng cố không gian ảnh hưởng của họ trong khu vực châu Á Thái Bình Dương."
Cuối cùng, ông nói rằng Campuchia đang chơi một trò chơi mạo hiểm hơn so với Trung cộng. "Khi mà chúng tôi dựa vào Trung cộng quá nhiều thì chúng tôi sẽ mất điều được gọi là sự tự quyết trong chính sách đối ngoại," ông nói.
Paul Chambers, giáo sư tại Đại học Chiang Mai, gọi Trung cộng là "siêu cường đang lớn mạnh" sử dụng Campuchia để gây ảnh hưởng với khối ASEAN, trong điều mà ông mô tả là "chiến tranh lạnh đang phát triển" giữa Bắc Kinh và Washington.
"Tôi tin rằng ông Hun Sen đã thể hiện mình trong quá khứ và hiện tại là một người cân bằng rất tốt giữa các nước đồng minh," ông nói. "Ông Hun Sen sẽ ngày càng hoan nghênh hỗ trợ trong lĩnh vực quốc phòng của Trung cộng cho Campuchia."
Duy trì cân bằng trong khu vực
Hugh White, giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Đại học Quốc gia Australia, nói với VOA Tiếng Khmer rằng sự hợp tác quân sự ngày càng tăng giữa Campuchia và Trung cộng sẽ chống lại ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực, trong khi củng cố khả năng quân sự của Campuchia.
"Chúng tôi thấy Mỹ đang cố gắng phát triển quan hệ chặt chẽ hơn với Việt Nam với chuyến thăm của giới chức cấp cao Việt Nam đến Washington," ông nói. "Sự sẵn sàng của Trung cộng phát triển những mối liên kết quốc phòng mạnh mẽ hơn với Campuchia là một phần của quá trình này. Tuy nhiên, tôi nghi ngờ điều này sẽ tiến tới mức biến đổi một cách cơ bản tình hình quốc phòng hay lĩnh vực quốc phòng của Campuchia."
Chuyến đi hồi tuần trước của ông Tea Banh tới Trung cộng diễn ra giữa lúc đang có tranh cãi ngoại giao với Việt Nam về việc xâm phạm biên giới. Chuyến thăm Bắc Kinh có thể báo hiệu cho Việt Nam rằng "Trung cộng có thể sẵn sàng hỗ trợ Campuchia trong cuộc tranh chấp biên giới với Việt Nam," ông White nói.
***
Biên giới Việt-Cam và trò bẩn của Trung Cộng
Cửa khẩu Tịnh Biên (ảnh DLB)
Nhật Phong (Danlambao) - Những ngày gần đây, các phương tiện truyền thông lề đảng được huy động toàn lực để đính chính thông tin sức khỏe Phùng đại tướng, sử dụng đủ hình thức giật tít, câu like từ vụ thảm sát ở Bình Phước. Trong khi đó, báo đảng vẫn im lặng về việc giàn khoan HD981 tiến sâu trong vùng chồng lấn ở vịnh Bắc Bộ, tin biên giới Tây Nam, Việt Nam - Campuchia gần như bị lãng quên.
Sau cái bắt tay giữa ông Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư đảng Cộng sản VN và Tổng thống Mỹ B.Obama tại phòng Bầu Dục hôm 7.7 thì tại các các cột mốc tại biên giới Việt-Cam đã liên tục xảy ra các vụ gây rối của Campuchia với quy mô lớn, nhỏ khác nhau.
Dẫn đầu các vụ việc này là các nghị sĩ, dân biểu của đảng Cứu Nguy Dân Tộc Campuchia (CNRP). Đảng CNRP vốn chịu sự ảnh hưởng và chi phối từ Bắc Kinh.
23h ngày 12/7, khoảng 100 người Campuchia tiến sát đến khu vực biên giới ở huyện Tịnh Biên (An Giang). Trong đó, một nhóm 5 người tiến hành đập phá cộc mốc ở thị trấn Tịnh Biên nhưng nhanh chóng bị nhân dân và lực lượng chức năng Việt Nam kịp thời ngăn cản và xua đuổi.
Cột mốc bị đập hôm ngày 12/7 (Ảnh DLB)
Cũng trong ngày này, một số gia đình người Việt gốc Campuchia sống trong các sóc (làng) tiến hành di chuyển về phía biên giới Campuchia đến hôm sau thì quay trở lại.
Ngày 14/7, có bốn nhóm nhỏ trên 10 người di chuyển áp sát đường biên tại An Giang ở các vị trí khác nhau như: xã Ba Chúc (Tri Tôn), xã An Phú, xã Nhơn Hưng (thị trấn Tịnh Biên). Các nhóm người này vẫy cờ Campuchia, la hét nhưng không đi qua phần biên giới Việt Nam.
Đỉnh điểm là ngày 19/7, gần 2000 người theo lời kêu gọi của các nghị viên Đảng Cứu Nguy Dân Tộc (CNRP) di chuyển về khu vực biên giới ở huyện Mộc Hóa, Long An để "giám sát biên giới". Tuy nhiên, tình hình đã được phía nhà chức trách Campuchia kiểm soát. Đám đông đã giải tán vì trời mưa to.
Những gia đình sống dọc tuyến đường biên giới ở An Giang như: tỉnh lộ 955A, tỉnh lộ 55A được động viên chuẩn bị sẵn sàng gậy, chông để ngăn chặn người Campuchia gây rối, đập phá cột mốc.
Theo một số người dân Campuchia sang buôn bán và làm việc ở cửa khẩu Tịnh Biên thì họ được kêu gọi đi đòi đất tại biên giới với lời hứa sẽ được cho tiền.
Bên kia biên giới, nơi hàng ngàn lô đất được Trung Cộng thuê dài hạn với nhân công và chủ trang trại đều là người Trung Quốc.
Hiên nay, tuyến đường biên giới Việt-Cam cũng như các vị trí cột mốc đang được canh phòng nghiêm ngặt bởi lực lượng chức năng Việt Nam và Campuchia.
Có thể thấy, ngoài việc gây rối trên vịnh Bắc Bộ, tấn công cướp bóc ngư dân Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, hiện nay Trung Cộng đang ra sức kích động tay chân tại Campuchia để buộc Việt Nam phải có sự lựa chọn trong tình thế hiện nay.
Việc sử dụng đảng đối lập CNRP gây hấn ở khu vực biên giới Tây Nam khiến nhiều người nhớ tới bài học năm 1979, khi Việt Nam đã phải lãng phí rất nhiều sinh mạng của người dân mình để bảo vệ lãnh thổ sau trò giật dây từ Bắc Kinh.
22/07/2015
***
Căng thẳng leo thang tại biên giới Tây Nam
Ảnh chụp tại hiện trường vụ xung đột giữa người Việt Nam và Campuchia ở biên giới hai nước hôm 28/6/2015 (Ảnh: VOA)
CTV Danlambao - Quân đội Việt Nam đã được triển khai đến An Giang và và các tỉnh miền Tây Nam Bộ, nơi có đường biên giới giáp với Campuchia.
Những người dân sống tại An Giang cho biết, từ nhiều ngày nay, máy bay quân sự liên tục tuần tra trên bầu trời với cường độ cao. Dưới mặt đất, xe quân đội cũng được thấy với số lượng gia tăng đáng kể.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh căng thẳng tại biên giới Tây Nam ngày càng trở nên nóng bỏng.
Xung đột tại cửa khẩu Tịnh Biên (An Giang)?
Theo người dân địa phương, tối ngày 14/7/2015, một nhóm người từ hướng Campuchia đã tràn qua cửa khẩu Tịnh Biên (An Giang) đập phá các cột mốc biên giới.
Đến sáng ngày 15/7/2015, trật tự đã được vãn hồi sau một đêm xung đột bạo lực. Nguồn tin cho biết đã xảy ra thương vong, nhưng Danlambao không thể có điều kiện kiểm chứng thêm chi tiết.
An Giang là tỉnh có đường biên giới kéo dài gần 100km, tiếp giáp với hai tỉnh Takeo, Kandal của Campuchia.
Các hoạt động quân sự đã được bắt đầu từ hơn nửa tháng nay, sau đó tiếp tục gia tăng với cường độ lớn hơn trong 1 tuần gần đây.
Tối ngày 16/7/2015, máy bay quân sự được nói đã liên tục tuần tra suốt đêm.
Rút ra bài học từ năm 1979, quân đội Việt Nam có lẽ không muốn để rơi vào tình trạng bất ngờ.
Điều này cũng đã được thượng tướng Ngô Xuân Lịch - chủ nhiệm tổng cục chính trị nhấn mạnh trọng một hội nghị hồi đầu tháng 7/2015.
Bộ ngoại giao: Chuyển vũ khí là tin 'không xác thực'
Trong một diễn biến gây nhiều chú ý, vào ngày 14/7/2015 vừa qua, bộ trưởng nội vụ Campuchia Sar Kheng đã triệu tập 400 quan chức các tỉnh giáp biên giới Việt Nam tham dự một cuộc họp tại Phnom Penh.
Ông Sa Kheng chỉ đạo các quan chức phải ‘giữ nguyên hiện trạng’ tại khu vực biên giới vốn đang căng thẳng.
Còn tại Việt Nam, để trấn an dư luận, người phát ngôn bộ ngoại giao Lê Hải Bình cũng lên tiếng bác bỏ thông tin nói rằng quân đội đang vận chuyển khí tài vào miền Nam.
Về những bức ảnh chụp lại cảnh hàng loạt thiết giáp, trọng pháo đang được xe lửa đưa qua đèo Hải Vân, ông Bình không giải thích gì thêm mà chỉ kết luận đó là những thông tin ‘không xác thực’
Sau khi xảy ra cuộc đụng độ hôm 28/6/2015 khiến 20 người bị thương, Việt Nam và Campuchia cũng đã có một số cuộc gặp cấp cao nhằm xoa dịu tình hình.
Dù vậy, các cuộc họp kín, thường kéo dài nhiều ngày giữa hai bên đã không mang lại một kết quả rõ rệt. Điều này khiến người ta lo ngại về việc có sự tác động đằng sau của bàn tay Trung Cộng.
CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com
***
Căng thẳng đang tiếp tục xảy ra tại biên giới Tây Nam
Người Campuchia tiến về khu vực biên giới giáp với Việt Nam. Ảnh: Video Khmer Top News
CTV Danlambao - Căng thẳng tại biên giới Tây Nam tiếp tục không có dấu hiệu hạ nhiệt khi sáng nay, 19/7/2015, 2 ngàn người Campuchia đã đổ về tỉnh Svay Rieng, giáp với tỉnh Long An của Việt Nam nhằm mục đích "giám sát các cột mốc biên giới".
Từ Phnom Penh, dưới sự dẫn đầu của dân biểu đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) Real Camerin, 90 chiếc xe lớn, nhỏ đã đến các điểm tập kết tại khu vực biên giới vào trưa cùng ngày.
Video do phía Campuchia phổ biến cho thấy, người dân nước này tại khu vực biên giới đã đổ ra hai bên đường vỗ tay chào đón đoàn xe chở các ủng hộ viên CNRP.
Lực lượng vũ trang Campuchia đã tháp tùng người dân nước này đến khu vực cột mốc số 202 và 203, thuộc địa phận ấp Bình Bắc, xã Bình Hòa Tây, huyện Mộc Hoá, tỉnh Long An của Việt Nam.
Khu vực này cách trung tâm Sài Gòn khoảng 120 km, từng xảy ra cuộc đụng độ hôm 28/6/2015 khiến khoảng 20 người dân hai nước bị thương.
Hàng trăm người dân Việt Nam và vài chục lính biên phòng cũng đã được huy động nhằm chủ động đối phó với với các tình huống khó lường.
Khu vực biên giới đang có mưa to, góp phần không nhỏ trong việc hạ nhiệt và ngăn chặn một cuộc đối đầu trực tiếp giữa hai bên.
Cho đến thời điểm này, truyền thông nhà nước và giới hữu trách Việt Nam vẫn chưa lên tiếng gì về vụ việc.
19/7/2015
Bài viết liên quan:
- Hàng loạt xe tăng, thiết giáp đang được vận chuyển vào Nam - http://www.truclamyentu.info/southeast-asia-sea/dlb_hang-loat-xe-tang-duoc-van-chuyen-vao-mien-nam.html
Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
***
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Châm Biếm - Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện Ngắn
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử