lịch sử việt nam
Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.
Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.
Thượng đỉnh Trung – Đài : Bắc Kinh đánh lạc hướng công luận trên hồ sơ Biển Đông ?
Thanh Hà Đăng ngày 05-11-2015 Sửa đổi ngày 05-11-2015 17:17
Tổng thống Mã Anh Cửu cùng các quan chức chính phủ họp báo tại phủ tổng thống tại Đài Bắc ngày 5/11/2015, thông báo về cuộc gặp thượng đỉnh với Hoa Lục sắp tới. REUTERS/Pichi Chuang
Chủ tịch Tập Cận Bình đang có mặt tại Hà Nội để thắt chặt quan hệ Việt Trung sau những căng thẳng về tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Nhưng mọi chú ý đang hướng về thượng đỉnh giữa Trung cộng và Đài Loan diễn ra vào ngày 07/11/2015 tại Singapore.
Theo giới quan sát, Bắc Kinh lợi dụng thượng đỉnh lịch sử với lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu để chứng minh thiện chí hòa bình. Đây cũng là cơ hội để quốc tế bớt chú ý đến căng thẳng tại Biển Đông do Trung cộng gây ra.
Thượng đỉnh Singapore sẽ là lần đầu tiên kể từ năm 1949 sau khi Quốc dân đảng thất bại và quân đội của Tưởng Giới Thạch phải rút về Đài Loan. Chính quyền Bắc Kinh từ nhiều ngày qua đã loan tin rộng rãi về cuộc gặp lịch sử này.
Giới truyền thông Trung cộng coi đây là một biểu tượng của sự hàn gắn giữa Đài Bắc và Bắc Kinh. Một số nhà phân tích tại Bắc Kinh còn xem đối thoại sắp tới giữa Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình và Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu quan trọng tương tự như chuyến công du lịch sử của Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon tới Trung cộng năm 1972.
Hoàn cầu thời báo, thân cận với đảng Cộng sản Trung cộng trong bài xã luận đã quả quyết : « Cả thế giới hoan nghênh việc Trung cộng và Đài Loan xích lại gần nhau, đây là một thắng lợi của hòa bình và ý chí ». China Daily, một tờ báo khác của Trung cộng, cho rằng mục tiêu của đối thoại giữa hai ông Tập và Mã là một « bảo đảm cho hòa bình và thiện chí của cả đôi bên ».
Phải nhìn nhận đây là một bước tiến mới trong quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan vốn đã được cải thiện rõ rệt kể từ khi Tổng thống Mã Anh Cửu thuộc Quốc dân đảng lên cầm quyền năm 2008. Trung cộng và Đài Loan đã mở các đường bay trực tiếp và đã mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực thương mại hay du lịch.
Có điều, theo như ghi nhận của các chuyên gia quốc tế, thông điệp hòa bình Bắc Kinh đưa ra trong bối cảnh Trung cộng không còn che giấu các tham vọng đòi hỏi chủ quyền từ ở Biển Hoa Đông đến Biển Đông.
Bắc Kinh căn cứ vào bản đồ 9 đoạn, khẳng định chủ quyền đối với gần hết Biển Đông mà Trung cộng gọi là Nam Hải. Lại cũng Trung cộng liên tục xây dựng các đảo nhân tạo trong các vùng biển đang có tranh chấp. Những động thái đó đã dẫn tới leo thang căng thẳng với Hoa Kỳ .
Trong bối cảnh đó, theo như phân tích của một chuyên gia về địa chính trị, tại đại học Tôn Dật Tiên-Đài Loan, thượng đỉnh giữa hai ông Tập Cận Bình và Mã Anh Cửu theo đuổi cùng lúc nhiều mục tiêu : Một là chuyển hướng chú ý của công luận quốc tế ra ngoài khu vực Biển Đông, điểm nóng thời sự hiện nay. Hai là chứng minh với phần còn lại của thế giới – đặc biệt là với Hoa Kỳ, rằng ông Tập Cận Bình đang làm chủ tình hình. Có nghĩa là Bắc Kinh « có thể xoa dịu tình hình trong bối cảnh căng thẳng khu vực đang gây lo ngại ».
Theo quan điểm của nhà nghiên cứu thuộc đại học Nottingham, Anh Quốc, ông Michael Cole thì Trung cộng tìm cách « trấn an các đối tác khu vực rằng Bắc Kinh luôn chủ trương giải quyết các tranh chấp bằng con đường đối thoại ». Bởi trong 7 năm qua các chính quyền liên tiếp tại Trung cộng vẫn từ chối bắt tay tổng thống Đài Loan cho dù bang giao đã được sưởi ấm.
Dù vậy giáo sư Lâm Hòa Lập (William Lam) đại học Hồng Kông cảnh báo : "những ai nghe lời đường mật của các nhà lãnh đạo Trung cộng sẽ không khỏi thất vọng", bởi chính Trung cộng từng công khai đe dọa sử dụng đến vũ lực trong trường hợp cần thiết để giữ Đài Loan trong vòng kềm tỏa của mình. Lại cũng Bắc Kinh thường xuyên tập trận và phô trương sức mạnh quân sự ngay trên eo biển Đài Loan.
Chính Đài Bắc đã đưa ra con số có ít nhất 1.600 tên lửa Trung cộng chĩa về phía hòn đảo này. Tháng 6/2015 quân đội Trung cộng tập trận với bài tập tấn công một tòa nhà rất giống phủ tổng thống Đài Loan.
Giáo sư họ Lâm đại học Đài Loan kết luận : Nếu Bắc Kinh thực sự chìa bàn tay thân thiện với thông điệp hòa bình, thì đây là lúc để Đài Loan đòi Trung cộng rút giàn tên lửa hướng về phía hòn đảo này. Nhưng kịch bản đó sẽ không xảy ra, bởi vì Bắc Kinh luôn sử dụng chiêu bài cây gậy và củ cà rốt với Đài Bắc. Không có lý do gì ông Tập Cận Bình « buông cây gậy » với Đài Loan.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20151105-thuong-dinh-trung-%E2%80%93-dai-bac-kinh-danh-lac-huong-cong-luan-tren-ho-so-bien-dong
Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
***
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Châm Biếm - Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện Ngắn
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử