lịch sử việt nam

Trang Chính

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asian Seas

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

Thư trả lời làm quà Giáng Sinh

Kính thưa Ban Biên Tập,

Có đứa cháu kêu tôi là ''Bác'' nói rằng nó sẽ không lấy vợ vì thấy nhiều người suy nghĩ: ''Vợ chồng có tiền thì mới được hạnh phúc!''

Vì thế, để trả lời cho ý kiến ấy, tôi bèn nêu gương tốt lành, đạo đức của Ông Bà, Cha Mẹ, Cậu là Tu Sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, Anh ruột, Chị dâu, Ba Mẹ của cháu ấy, của cháu đích tôn trong gia đình, nhất là tôn vinh Thánh Gia Thất.

Viết về tấm gương mẫu mực của người trong đại gia đình, tôi có phần ái ngại và cũng ''sợ'' Ông Anh cả và Chị Dâu trưởng không muốn tôi làm chuyện ấy. Cho nên, tôi mới tâm sự với Anh-Chị ở thư bên dưới.

Vậy, kính xin BBT vui lòng đọc bức thư ấy để lượng tình thông cảm việc tôi vừa trả lời cho cháu ruột, vừa ''gián tiếp nói'' với tuổi trẻ hôm nay rằng Gia Đình là Hội Thánh ''nhỏ'' về ''số lượng'', nhưng là ''hiện thân'' của Tình Chúa Bao La, của Mầu Nhiệm ''Nhập Thể, Nhập Thế, Khổ Nạn, Tử Nạn, Phục Sinh'' cùng với Chúa Cứu Thế!

Xin cám ơn BBT và kính chúc BBT những ngày cuối Mùa Vọng, Mùa Giáng Sinh an lành.

Kính mến,

Phan văn Phước

Thư gởi Anh-Chị:

Anh-Chị ơi,

Trong thư viết cho cháu Hồng Phúc như đã hứa, em có kể về cháu ''đích tôn'' (giấu tên), con trai của Anh-Chị là ''con đầu, dâu trưởng'' của Cha-Mạ, về chữ HIẾU của DÂU TRƯỞNG (là Chị) mà Anh phải chìu vì quá thương vợ. Ngoài ra, em có kể cho cháu Hồng Phúc về ''lai lịch'' của Ông Ngoại mình đã trốn nhà quan nhất phẩm Triều Đình Huế để theo tiếng Chúa gọi lúc Ông mới mười hai tuổi!

Nếu em không kể cho các cháu và em út mình nghe về Cậu Gioakim thì các cháu chẳng bao giờ biết tại sao Cậu Gioankim tên là HẠNG, Mạ tên là NHÌ. Ngay cả Làng mình cứ ghi tên của Mạ là DÌ, có khi là GÌ, mà Mạ nói với em: ''Thôi, kệ đi, con ơi!''

Cứ như Anh không muốn nói lên sự thật vì Mạ và các Cậu chẳng muốn khoe lòng Đạo Đức thì làm sao nêu bằng chứng hùng hồn về NGƯỜI Thân Yêu của mình cho con cháu noi theo???!!!

Vậy, em mong Anh-Chị thông cảm việc em chỉ cho các cháu biết mình là con cháu của ai, phải sống và noi gương thế nào!!!

Xin Anh-Chị và cả nhà cầu nguyện cho các em và các cháu.

Em của Anh-Chị: Phước

THƯ TRẢ LỜI LÀM QUÀ GIÁNG SINH

Đức Quốc, 17.12.2015

Cháu Hồng Phúc thương mến,

Từ Việt Nam, Mẹ của cháu gọi qua Đức để thăm bác, chúc mừng hai bác và anh-chị của cháu: Đa Minh, Minh Phúc, Minh Tâm ''Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh'' an lành, khỏe mạnh.

Sau một hồi nghe Mẹ cháu kể về ''cảnh đoàn viên trong Đại Gia Đình'' được chan hòa thêm nhờ sự hiện diện của vợ-chồng Bác Chấn-Tá, ''con đầu, dâu trưởng'' của Ông-Bà Nội, bác hỏi về hai cháu: ''Hồng Phúc và Hồng Ân thế nào?'' thì được Mẹ cháu cho biết như sau: ''Hồng Phúc và Hồng Ân ngoan, hiền, chăm học, siêng năng đi Lễ và sốt sắng đọc kinh, cầu nguyện.''

Bác rất mừng và hỏi thêm: ''Hai cháu có rộng rãi như vợ chồng em không?'' thì Mẹ cháu trả lời: ''Rộng rãi lắm, anh ơi, hiếu khách, không coi trọng tiền bạc và quý mến những ai có lòng thành.''

Rồi, Mẹ cháu cười khúc khích, kể tiếp: ''Hồng Phúc nói rằng, sau nầy, nó không lấy vợ bởi vì con thấy nhiều người nghĩ: Có tiền thì mới được hạnh phúc!''

Nghe vậy, bác cũng cười quá chừng và hứa: ''Anh sẽ viết thư làm Quà Giáng Sinh tặng cháu.''

Hồng Phúc ơi,

Trước khi đọc tiếp thư của bác, cháu vui lòng lắng tai nghe Thánh Ca này:

Demo: Cầu Xin Thánh Gia - Phạm Đình Nhu & Nguyễn ...

''Mỹ quý danh'' HỒNG PHÚC được bác nghĩ tới và đề nghị với Ba-Mẹ cháu đặt cho cháu bởi vì:

1- Hồng (洪) là ''cả, lớn'' như ''Thầy Cả (1), biển cả, thợ cả'', đồng nghĩa với ''đại'' (2), chẳng hạn: ''Hồng Thủy'' trong Kinh Thánh, chứ không phải ''Đại Hồng Thủy'' hay ''Lụt Đại Hồng Thủy'' như một số người thường nói và viết, ngay cả trong nhiều từ điển.

2- Sứ Thần được Thiên Chúa dạy đến kính chào Trinh Nữ Maria bằng Thánh Danh mới như thế nầy: ''Ave Gratia Plena!'' (Vui lên, hỡi Ơn Đầy!)

Tính từ ''plena'' có nghĩa: ''đầy, no đầy, đồi dào, lớn, chan chứa!'' Chính vì thế, bà Êlidabét mới ca tụng Mẹ Thiên-Chúa-Cứu-Thế: ''Em có PHÚC hơn mọi người nữ, và (cho nên) Trái của Lòng Dạ em cũng có PHÚC!'', Ngoài ra, Trinh Nữ còn xác tín với bà Êlidabét về HỒNG PHÚC mà Chúa ban cho Nàng như sau: ''Vì, từ nay, muôn đời sẽ khen em có PHÚC vì Đấng Toàn Năng đã làm cho em những điều CAO CẢ.'' (Luca 1, 48-49)

3- Phúc (福) là ''Phước'': Mọi điều tốt lành được gọi là PHÚC. Trong những ngày Xuân, trên thiệp treo ở cành mai, anh đào, có ba chữ: Phúc, Lộc, Thọ. Nhiều người chỉ ghi chữ PHÚC mà thôi vì như vậy là ĐẦY ĐỦ LẮM rồi!

Trong ngày Tết Việt, có người treo hoặc dán ngược chữ PHÚC bởi vì chữ ấy nằm lật như thế, tức được ĐẢO, có nghĩa là ĐÁO. Mà PHÚC ĐÁO là PHÚC ĐẾN, cháu ơi!

4- Chữ PHÚC gồm có từ THỊ (礻) nằm trước từ NHẤT (一) , từ KHẨU (口) và từ ĐIỀN (田); mà ''thị'' có nghĩa ''bảo cho biết'', ''nhất'' là ''một, số một'': đứng đầu các số; ''điền'' là ''ruộng'', tức đất đai để trồng trọt. Như vậy, quý danh của cháu hàm ý rằng cháu phải là một trong những người thuộc hạng NUMBER ONE bởi vì Đấng Tạo Hóa ''ban cho cháu biết'' dùng cái miệng (口) để ca tụng, tạ Ơn Ngài đã dựng nên cây cỏ ngoài đồng ruộng (田) như trong Sáng Thế Ký 1, 29.

5- Đức () là quý danh của Ba cháu, có nghĩa: ''đạo đức, đạo lý làm người'', chẳng hạn: Hồi còn nhỏ, bác thấy Ông Nội cháu treo trên tường nhà câu này: ''Đức lưu quang!'' Người đời nói: ''Để ĐỨC cho con. Người trồng cây cảnh ngắm chơi. Ta trồng cây ĐỨC cho đời dễ thương!'' Chữ ĐỨC thường đi chung với chữ PHÚC.

6- Hương () là quý danh của Mẹ cháu, có nghĩa: mùi thơm, cũng khiến bác nghĩ đến ''nhũ hương'' trong Kinh Thánh: Xuất Hành 30, 34-38 và II Côrintô 2,15: ''Vì chúng tôi là HƯƠNG THƠM của (Chúa) Kitô kính dâng lên Thiên Chúa, tỏa ra giữa những người được cứu độ cũng như những kẻ bị hư mất.'' Hương thơm ấy cũng là PHÚC! Bác thường nói: ''Vui cười cho người xông HƯƠNG!''

Bác thiết tưởng ''ngần ấy'' để giải thích lý do (đặt tên cho cháu) là quá đủ.

Bây giờ, bác ''nói'' về chuyện cháu còn tuổi ''vị thành niên'', chưa ''biết yêu'', mà đã ''sợ'' vợ. Vợ ''của cháu'' có lẽ ''được sinh ra rồi'', mà cháu chưa biết ''nàng'' là ai! Bác hay hỏi nhiều học sinh Đức có vợ chưa! Họ nói: ''Chưa!'' Bác liền bảo: ''Em nói láo vì cô vợ tương lai của em có thể là con gái của tôi!'' Nghe vậy, họ cười bể bụng!

Còn về việc ''vợ chồng có nhiều tiền, mới được hạnh phúc'' thì bác chia sẻ với cháu như sau:

a- Con của quan nhất phẩm Triều Đình Huế, mà đi chăn trâu!

Ông Ngoại của bác, tức Ông Cố của cháu, là người Làng Phước Yên. Lúc mười hai tuổi, Ông theo Cha là quan lớn (như đã nêu), về dự Lễ Giỗ ở Làng ấy. Nghe tiếng chuông thanh thoát của Thánh Đường Dương Sơn, Ông bèn ra sông, lội sang Làng ấy, chạy vào Tu Viện Mến Thánh Giá, van xin quý Nữ Tu cho mình được trốn trong đó để học Đạo.

Thấy mất ''thằng con trai yêu dấu'', Ông Cố bèn sai lính đi tìm ''nó'' khắp nơi, mà không ra! Cuối cùng, nghe người ta kể rằng có thằng bé (không biết con ai) lội sông qua Làng Đạo. Thế là lính vào lục khắp Tu Viện! Trong khi đó, ''cậu bé'' núp ở trong cái lu lớn tại nhà bếp Tu Viện. Nhưng Chúa-Mẹ làm phép lạ: che mắt Quan Nhất Phẩm và lính tráng! Bác còn nghe các Cậu ruột kể lại rằng Đại Gia Đình bên Ngoại của mình có bốn vị quan, cũng đành bó tay vì chẳng biết ''cậu bé'' trôi sông, lạc chợ nơi mô!

Lạ hơn nữa là ''cậu bé'' ấy xin ở Tu Viện để chăn trâu cho các Chị Mến Thánh Giá. Cho nên Chúa-Mẹ gìn giữ ''cậu ta'' đến tuổi trưởng thành. Cậu lấy vợ người Làng Dương Sơn mình. Đôi uyên ương rất nghèo đến nỗi phải đi vay mượn lúa, khoai, bắp... ở nhà họ hàng, nhưng sống rất hạnh phúc!

Hai Ông-Bà sinh hạ được bốn trai, hai gái. Cô gái út chính là Mạ của bác, tức Bà Nội của cháu! Ông Gioakim là Thầy trợ sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, sống rất thánh thiện cho đến ngày lìa đời. Cả nhà mình gọi Ông là ''Anh Thầy, Cậu Thầy, Ông Thầy!'' Ông kể cho bác nghe: ''Cậu có tên thật là Hoàng Hạng. Mạ con là Hoàng Thị Nhì. Cậu là áp út. Mạ con là út. Ba của Cậu, tức Ông Ngoại con, đặt tên cho hai đứa út: Hạng, Nhì! Bởi vì Ông Ngoại con luôn khiêm nhượng, sống đức khó nghèo. Ông dạy tất cả các con như ri: Cha quay lưng với nhà quan để theo Chúa Cứu Thế nên Cha nghèo rớt mồng tơi! Nhưng Chúa ban cho nhiều Ơn Lành khác để, sau nầy, mình được về Thiên Đàng! Cha đặt tên cho đứa đầu là ĐÒI, tức 'theo đòi, noi gương' Chúa-Mẹ. Các Ngài ban cho Cậu tên Thánh Gioakim, Mạ còn là Anna, tức cả hai Thánh là Thân Sinh của Đức Mẹ. Tên của Cậu và của Mạ con có nghĩa 'gia đình Ông Ngoại là dân HẠNG NHÌ' trong Làng, chứ không phải HẠNG NHẤT vì mình mang ơn Làng Dương Sơn đã đùm bọc mình. Noi gương Ông Ngoại con, Cậu đi tu, xin làm trợ sĩ, tức đầy tớ của Nhà Dòng, chứ Cậu không dám mơ làm Linh Mục.''

Nghe Ông Gioakim kể ''sự tình'' như vậy, bác vô cùng cảm động. Ông dặn bác là không nên khoe về lai lịch của Bên Ông Ngoại. Hình như Ông chỉ ''tâm sự'' cho bác mà thôi. Chắc cháu thấy cả Làng Ngoại Phước Yên đều quý trọng nhà mình, nhất là mỗi lần bác theo Ông-Mệ Nội sang dự Lễ Giỗ. Bác được Ông-Mệ Nội con đặt tên Phước để nhớ Làng Ngoại, Ba con tên Đức vì theo lời kinh: ''Phước đức càng cao, càng trọng, lại càng gần Chúa hơn nữa.'' Cũng chính vì thế, Ông Ngoại của bác đặt tên cho Dì ruột của bác là Cận: kề ''cận'' Chúa-Mẹ! Bà Nội con còn nói với bác: ''Mạ là Anna, lấy Cha con cũng là Gioakim. Ý Chúa hết, con ơi!''

b- Cháu ''đích tôn'' của Ông-Bà Nội

Biết cháu của mình không thích nêu danh tánh, bác tạm gọi cháu ấy là trai trưởng của Bác Hai.

Sau biến cố 1975, gia đình Bác Hai rất nghèo khổ, lao động cự nhọc ở rẫy, chỉ tạm đủ ăn qua ngày. Người trong vùng đều kính trọng gia đình Bác Hai và khen tất cả tám người con của Bác là có nền nếp gia giáo. Trai trưởng Bác Hai phải sống ở Sài Gòn để tìm lối thoát cho cả nhà. Thấy chàng ta là người có tư cách qua tiếp xúc, Ông-Bà (tạm giấu quý danh) liền mời anh ấy đến nhà ở tạm vì anh ta là bạn thân của con trai mình. Dần dà, anh ta trở thành người thân trong nhà ấy. Anh ta và cô con gái của Ông-Bà ấy mến nhau, rồi yêu nhau. Và hai người trở thành vợ chồng. Gốc là Phật Tử, cô dâu được lãnh nhận Bí Tích Thanh Tẩy, Hôn Phối, Hòa Giải, Thêm Sức, Thánh Thể ngay trong ngày cưới tại Giáo Xứ... với sự đồng tình và hiện diện của gia đình cô ta trong khi nhà Bác Hai quá nghèo khó. Vậy mà, hai cháu ấy sống gương mẫu và rất hạnh phúc. Cám Ơn Chúa-Mẹ: Vợ của anh ấy là người rất mẫu mực, thương luôn thân nhân trong Đại Gia Đình mình như cháu từng chứng kiến. Điều đặc biệt là cô ấy rất yêu mến Thiên Chúa, Thánh Mẫu, Giáo Hội Tông Truyền và hăng say làm ''việc tông đồ'' theo khả năng của mình. Còn vợ-chồng Bác Hai ở Mỹ cùng bảy đứa con rất thành đạt về nhiều mặt, nhất là về học vấn, mà ''phải'' sống ở Dương Sơn với em út, các cháu thể theo lời thành khẩn của Bác Hai Gái là Mạ sinh cháu ''đích tôn'' cho Ông-Mệ Nội: ''Ba đưa Mạ về Làng để, khi chết, Mạ được chôn bên cạnh Cha-Mạ.'' như bác đã viết trong bài thơ ''Dâu Trưởng'':

''Chôn tôi bên cạnh Mẹ-Cha

Để tôi sung sướng mình là CON DÂU!!!''

c- Thánh Gia Thất của Thiên-Chúa-Cứu-Thế mà nghèo quá chừng!

Thánh Giuse và Mẹ Maria nghèo đến nỗi phải để cho Chúa Hài Đồng sinh ra nơi hang lừa trong khi Chúa Giêsu là Lời dựng nên Thiên Thần, Vũ Trụ và loài người! Chúa muốn dạy cho chúng ta bài học về Tinh Thần nghèo khó như Ngài nêu trong Bài Giảng trên Núi hay Tám mối PHÚC thật: ''Ai có lòng khó khăn (nghèo khó), ấy là PHÚC thật vì chưng nước Đức Chúa Trời là của mình vậy.''

Chúa còn dạy rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó. Ngài cảnh báo thế nầy: ''Các con không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của được." (Mt 6, 24; Lc 16,13)

c- Tiền bạc có mang đến hạnh phúc không?

Bác không dám trả lời câu hỏi vừa nêu vì sợ rằng mình quá chủ quan. Do đó, bác tóm tắt từ trên mạng nhận định của người khác về tiền bạc như sau:

Tôi tin chắc rằng phần lớn các bạn từng nghĩ đến sự giàu có. "Nếu tôi có nhiều tiền hơn, cuộc sống của tôi sẽ dễ dàng hơn, hạnh phúc hơn và tươi sáng hơn rất nhiều." Tôi phải nghe điều ấy hầu như hằng ngày! Nhiều người giàu cũng nghĩ như thế. Sự thật là tiền có thể điều khiển cuộc sống của bạn và thay đổi nó hoàn toàn. Nhưng tiền chẳng bao giờ khiến bạn hạnh phúc! Ôm tiền, bạn có thể thấy mình có quyền lực hơn, tự tin hơn, nhưng chẳng bao giờ hạnh phúc!

Đã để dành hằng đống tiền và chạy theo cái mà chúng tôi ngỡ rằng sẽ mang lại cho chúng tôi niềm vui và hạnh phúc. Đó là hạnh phúc ư? Dĩ nhiên là không! Tôi vừa sưu tầm những lý do tiền không đem lại hạnh phúc cho bạn. Tôi mong bạn hiểu ý nghĩa cao siêu của cuộc sống và mục đích thật sự của tiền trong đời bạn. Tác hại của tiền như sau:

1- Áp lực

Tiền là một trong những lý do chính gây ra áp lực trong cuộc sống. Dù muốn trở nên giàu có hay đã có hàng đống tiền, bạn luôn cảm thấy căng thẳng! Người giàu thì sợ bị nghèo đi! Còn người nghèo thì phấn đầu để trở nên giàu có! Bạn có thể chiến đấu với nợ nần, nghĩ cách kiếm tiền, nhưng lâm vào hoàn cảnh khó khăn vì tiền và tiêu tốn thời gian, sức lực, sức khỏe, mà vẫn không hề nhận ra điều ấy. Hãy nhớ rằng ''tiền'' nhiều thì ''phiền'' phức cũng sẽ nhiều! Chắc chắn bạn cần tiền, nhưng đừng coi nó là ưu tiên số 1 trong đời bạn!

2- Phá hỏng các mối quan hệ

Rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng ''tiền'' là lý do đầu ''tiên'' khiến các mối quan hệ sụp đổ. Tranh giành tiền của là cách nhanh nhất để kết thúc các mối quan hệ và chia tay với người mà bạn yêu quý. Đừng để tiền bạc hủy hoại tình Gia Thất, tình Cha, tình Mẹ, tình huynh đệ, tình Thầy-trò, tình nghĩa vợ chồng, tình thân, tình bạn. Nếu bị ám ảnh bởi tiền bạc, bạn cố gắng vứt bỏ nó đi. Hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về tiền, rồi bạn sẽ thấy hạnh phúc hơn trong các mối quan hệ.

Cháu Hồng Phúc quý mến,

Con gái của Chú-Thím Bôn (Paul) cũng được bác đề nghị đặt tên là Thiên Ân! Khi em gái của cháu chào đời, cả nhà vui mừng, hỏi bác nên đặt tên nào! Trước đó, bác từng gợi ý cho Ba Mẹ cháu là Hồng Ân! Ba người con của hai Bác đều có tên mang ý nghĩa đẹp như cháu biết: Phan Linh Đa Minh, Phan Linh Minh Phúc, Phan Linh Minh Tâm.

Được tin Đa Minh sẽ về thăm Quê Hương, bác vui-buồn lẫn lộn vì Đa Minh sẽ có cơ hội nhìn danh lam, thắng cảnh, vì bác nhớ nhà da diết. Thế là bác đến viếng Chúa ở Nhà Tạm, quỳ gối hát Thánh Ca trước khi lên giường, phó dâng Đa Minh lên Chúa-Mẹ và cúi xin các Ngài dẫn đường cho con trai của bác về sum vầy hạnh phúc trong Đại Gia Đình Ông-Mệ. Như cháu biết, nghe ''anh'' Đa Minh của cháu về thăm, cả nhà mình gọi điện cho nhau. O út bỏ quán sá ở trong Nam, vội về Huế trước ngày Đa Minh tới nơi.

Hồi đêm, bác nằm thức đến bốn giờ sáng bởi vì bao nhiêu kỷ niệm xưa ''kéo nhau'' trở về. Hôm nay, bác ngồi chờ tin vui. May là đúng ngày được nghỉ. Bên nhà gọi sang. Bác nói chuyện với Bác Hai, Ba Mẹ cháu... Mẹ cháu cho biết: ''Bạn gái Đa Minh rất thích không khí đầm ấm của Đại Gia Đình mình. Cô ta nói: Mai mốt, sẽ theo Đa Minh về ở luôn trong nhà này!'' Nghe vậy, bác mừng, rơi nước mắt, nhất là khi biết Đa Minh đến đọc kinh, cầu nguyện, thắp hương ''cho'' Ông Bà, Cha Mẹ và Thân Nhân Nội-Ngoại. Tạ Ơn Chúa và Thánh Mẫu vô cùng!!!

Bác chúc cả nhà càng hạnh phúc hơn khi có Đa Minh và bạn gái hiện diện trong nhà mình.

Thư này là Quà Giáng Sinh tặng cháu cả đời bởi vì bác mong rằng cháu tiếp tục sống như Mẹ cháu khen, noi gương Tổ Tiên, Ông Bà Nội-Ngoại. Bác chưa gặp Ông Bà Ngoại của cháu; nhưng, qua Mẹ cháu, bác biết rằng Ông Bà đã giáo dục Mẹ cháu thành tín hữu ngoan Đạo, rất thương người. Vợ-Chồng Bác Hai, các con của Bác ấy, các cháu khác đều công nhận như vậy.

Bác hôn cháu.

Đaminh Phan văn Phước

Ghi chú:

(1)- Thầy Cả là Linh Mục: Sacerdos Alter Christus! (Linh mục là Chúa Kitô khác, Kitô thứ hai.)

(2)- Trước đây, có một số Linh mục đi giảng ''Tuần Đại Phúc'', tức là Tuần Hồng Phúc.

 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site