lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asian Seas

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

Phúc Trình Của Phái Bộ Liên Hiệp Quốc Về Tình Hình Phật Giáo Năm 1963 tại nước Việt-Nam Cộng-Hòa

hậu tập vào dịp Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm (1901 - 2001)
Người thâu tập và trích dịch:
Tôn Thất Thiện
 

Phần I:

Đại Sứ Hoa Kỳ Cabot Lodge vận động Quốc Hội Hoa Kỳ lên án Chính Phủ Ngô Đình Diệm và ém nhẹm phúc trình của Liên Hiệp quốc

1 - Lodge vận động Quốc Hội Hoa Kỳ lên án ông Diệm

(trích trong The Year of the Hare [America in Vietnam, January 25, 1963 - February 15, 1964] của Francis X. Winters do The University of Georgia Press, Athens and London, xuất bản năm 1997).

Trong buổi hội kiến với Tổng Thống Ngô Đình Diệm ngày 26 tháng 8, 1963 "Lodge nói rằng, theo hiến pháp, Quốc Hội Hoa Kỳ nắm quyền chi tiêu" về ngoại giao... Lodge muốn ám chỉ rằng Quốc Hội đòi Saigon phải cải tổ nếu muốn được tiếp tục nhận viện trợ. Thật ra, thì trong Quốc Hội Hoa Kỳ không có sự đòi hỏi đó. Cho nên, chính Lodge phải đích thân khuậy sao cho có sự đòi hỏi đó. Ông ta bèn hỏi Rusk có cách nào khuấy động để Ủy Bang Ngoại Giao của Hạ Viện đưa ra một sự đe dọa như thế không. Bundy và Hilsman thích dùng Thượng Viện làm nơi chính để chống ông Diệm hơn. Họ biết rằng Thượng Nghị Sĩ Frank Church không ưa ông Diêm. Do đó, họ cùng ông này thảo Quyết Nghị tháng 9 lên án ông Diệm "đối xử tàn bạo về tôn giáo. (tr.62)

2.- Lodge, Hilsman, McGeorge Bundy và Church toa rập vu khống ông Diệm

(Trích trong Lodge in Vietnam [A Patriot Abroad] của Anne E. Blair do Yale University Press, New Haven and London xuất bản năm 1995).

"ông Lodge là người nhiều kinh nghiệm về việc vận động Thượng Viện thông qua các dự luật. Do đó, ông hỏi Rusk có thể vận động Ủy Ban Ngoại Giao của Hạ Viện cắt đứt viện trợ cho Chính Phủ Việt Nam không. Ông ta giải thích rằng đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn bị bó tay, nhưng nếu vận động Hạ Viện được như vậy thì viện trợ sẽ tái cấp nếu ông Diệm chịu cải tổ. Hilsman và Mcgeorge làm việc với Thượng Nghị Sĩ Church, người cùng quan điểm với họ, để thảo một quyết nghị thích hợp cho Thượng Viện thông qua. Trong bài diễn văn đưa bản quyết nghị ra trước Thượng Viện vào tháng 9, ông Church nhấn mạnh rằng động lực thúc đẩy ông là "đối xử tàn bạo về tôn giáo". (p. 55)

Ghi chú: Nếu Bản Phúc Trình của Phái Bộ Điều Tra Liên Hiệp Quốc không bị ém nhẹm và được đưa ra trình Liên Hiệp Quốc và dư luận quốc tế, rõ ràng quyết nghị trên đây là một sự vu khống trắng trợn.

3. Lodge và New York Times vu khống Chính Phủ Việt Nam về vụ phái bộ Liên Hiệp Quốc đến Việt Nam điều tra.

(Trích trong A Death in November (America in Vietnam) của Ellen J. Hammer do E.P. Dutton, New York xuất bảnnăm 198?)

Ngày 24 tháng 10, 1963, một phái bộ của Liên Hiệp Quốc đến Sài Gòn để điều tra về vụ Phật Giáo.

Chính Phủ Việt Nam chưa có hành động gì cả, nhưng Lodge báo cáo với Kennedy như sau:

"Những người Việt có học thức hân hoan chờ đợi Phái Bộ, đồng thời phần đông tin rằng Chính phủ Việt Nam sẽ không để cho Phái Bộ được tự do hành sự' (p 252)

Bộ Ngoại Giao Mỹ và báo New York Times phụ hoạ Lodge:

"Người Mỹ lúc đầu cho rằng Bà Nhu sẽ là đại diện của chế độ Sài Gòn, và Bà ấy sẽ dùng ngôn ngữ thóa mạ và làm cho dư luận Hoa Kỳ chống đối mà thôi. Nhưng người Mỹ lại được nghe Bà em dâu ông Diệm nói rằng chính phủ Bà hoan nghênh đón tiếp một phái bộ điều tra ùa sẽ chấp nhận những phát hiện của họ. Báo New York Times nói đây chỉ là một mánh khoé của Bà Nhu. Bà dùng mánh khoé này chỉ vì Bà ấy biết rằng sự đề cử một phái bộ điều tra như thế sẽ bị Đại Hội Liên Hiệp Quốc bác bỏ. Đại sứ Lodge đánh điện cho Washington nói rằng theo quan điểm của Toà Đại sứ Chính Phủ Sài Gòn "sẽ chống cự kịch liệt quyết nghị đề nghị cử một đại diện hay một phái bộ Liên Hiệp Quốc đến tận nơi để cứu xét về những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam". (tr. 253) Ghi chú: Trên đây là những hành động lừa gạt dư luậnvà Chính Phủ Hoa Kỳ của những cơ quan và cá nhân có sứmạng đưa tin tức chính xác để dân Hoa Kỳ có thể lấy nhữngquyết định đúng và phù hợp với quyền lợi của quốc gia họ.Đấy là những hành động đưa đến sự hy sinh của 58.000binh sĩ Mỹ trong những năm tới.
Ngày 7 tháng 10, Đại Hội Liên Hiệp Quốc quyết định hoãn cuộc bàn cải về bản thảo quyết nghị kết án Chính Phủ Việt Nam và cử một phái bộ đi Việt Nam điều tra. Nghe tin này,

"Ở Sài Gòn Đại sứ Lodge không hiểu tại sao Phái đoàn Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc lại muốn tránh một cuộc bàn cãi tại Đại Hội và một quyết nghị lên án Chính Phủ Diệm. Ông ta điện cho Washington: Tôi nghĩ rằng sẽ có rất nhiều lo ngại về khả năng bản phúc trình [của Phái Bộ Liên Hiệp Quốc] sẽ thuận lợi cho Chính Phủ Việt Nam". (tr.258)

"Bửu Hội [Đặc sứ của Chính Phủ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc đã cam đoan với Ngoại Trưởng Rusk là sự mời Liên Hiệp Quốc cử một phái bộ đến Việt Nam không phải là một kế trì hoãn, và phái bộ sẽ được tự do đi bất kỳ nơi nào ờ Việt Nam và gặp bất kỳ ai họ muốn. Nhưng Lodge lại cho rằng phái bộ sẽ ngây thơ nếu họ tin như vậy; theo ông ta Chính Phủ Việt Nam sẽ không khi nào để cho họ thâu được những tin tức bất lợi cho Chính Phủ đó. Ông ta điện cho Kennedy rằng lãnh tụ sinh viên đang bị bắt, và tất cả bằng chứng cho thấy rằng Chính Phủ Việt Nam đang đe dọa đối phương để khép miệng những nhân chứng chống đối và ngăn cản không cho họ đến gặp phái bộ, và phái bộ sẽ được đi một vòng du lịch theo kiểu Cooks " (tr. 259)

4.- Lodge vận động Liên Hiệp Quốc đừng bàn về bản phúc trình của phái bộ Liên Hiệp Quốc điều tra vụ chính phủ Ngô Đình Diệm bị tố cáo vi phạm nhân quyền vì nhận thấy kết quả bất lợi.

(Trích trong Lodge in Vietnam [A Patriot Abroad] của Anne E. Blair do Yale University Press, New Haven and Lon on xuất bản năm 1995).

"Sau cuộc đảo chánh Lodge yên lặng vận động để Bản Phúc Trình của Phái Bộ Điều Tra của Liên Hiệp Quốc đã viếng Việt Nam vào tháng 10 và tháng 11 để điều tra về những sự than phiền của Phật Giáo về nhân quyền bị vi phạm khỏi được đưa ra bàn cãi ở Đại Hội Liên Hiệp Quốc. Viên chức Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc đã cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ biết rằng sự công khai hoá những điều mà Phái Bộ Liên hiệp Quốc phát hiện được sẽ gây lúng túng cho chế độ mới ở Sài Gòn gồm những người đã phục vụ dưới ông Diệm. Thêm nữa, một cuộc bàn cãi công khai có thể cho thấy rằng chế độ mới này cũng chẳng kém độc tài hơn chế độ cũ và cho Hà Nội và Bắc Kinh thêm một dịp để tố cáo Chính Phủ Hoa Kỳ đã dính líu vào cuộc đảo chính. Lodge am hiểu sự khác biệt về ảnh hưởng của những tố cáo trước một diễn đàn quốc tế, sẽ được báo chí quốc tế quảng cáo rầm rộ, và những bằng chứng cục bộ trong một tờ trình viết được ít người đọc. Nhân một dịp viếng Washington vào tháng 12, ông ta thẳng thừng yêu cầu ông Senerat Gunewardene, đại sứ Ceylon, người dẫn đầu nhóm Liên Hiệp Quốc đã thâu tập dữ kiện về vụ Phật Giáo, đừng có đòi một sự bàn cãi về những gì ông ta đã phát hiện được. Gunewardene nhận làm như Lodge yêu cầu để làm vừa lòng một người bạn lâu năm, vào thời ông Lodge làm đại sứ đại diện Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc. Như nhiều người khác đã có dịp giao dịch với Lodge, Gunewarđene đã bị Lodge quyến rũ và coi ông này như là một người bạn" (tr. 77-78) ' .

Bà Blair đã ghi rằng những điều trên đây là do con gái của ông Gunewardene tiết lộ trong một bức thư gởi cho bà ta vào tháng 11, năm 1988, nghĩa là 26 năm sau, vụ toa rập ém nhẹm sự thật này mới được đưa ra ánh sáng. (Xem trích dẫn: Blair, tr.178).

Phần II

Phúc trình của phái bộ Liên Hiệp Quốc thâu tập dữ kiện về vi phạm nhân quyền ở Nam Việt Nam.

Tài liệu tham khảo:
United Nations, General Assembly, Eighteenth session, Agenda item 77,
THE VIOLATION OF HUMAN RIGHTS IN SOUTH VIET NAM
Report of the United Nations Fact-finding Mission to SouthViet Nam
Document A/5630, 7 December 1963 (323 trương)
Hay:
Report of United Nations Fact-finding Mission to South Viet Nam
Published by the Subcommittee to Investigate the
Administration of the Internal Security and Other Internal Security Laws of the Committee of the Judiciary, United States, U.S. Government Printing Offlce, 1964

Đoạn I.- Hình thành Phái Bộ Liên Hiệp Quốc

1- Nguồn gốc của Phái Bộ.

Ngày 4/9, 1963, đại diện của 14 quốc gia thành viên, thuộc các khối Á, Phi, Nam Mỹ, sau đó thêm Mali và Népal, yêu cầu ghi vào chương trình nghị sự của Đại Hội một mục, số 77, mang tít là "Sự vi phạm nhân quyền ở Nam Việt Nam".

Ngày 9/9 một văn thư được gởi cho tất cả các quốc gia thành viên. . . .

Ngày 13/9 một văn kiện ghi đầy đủ chi tiết về những vi phạm mà Chính Phủ miền Nam Việt Nam bị gán cho được gởi cho tất cả các phái đoàn ở Liên Hiệp Quốc. ]Để làm sáng tỏ rằng đây chỉ là những tội người ta gán cho Chính Phủ Việt Nam - Liên Hiệp Quốc dùng danh từ "allegations” để nhấn mạnh điểm này - toàn văn bản gán tội này sẽ được chép lại dưới đây để tiện bề so sánh với những phát hiện của Phái Bộ Liên Hiệp Quốc cho thấy rằng những điều gán trên đây là mơ hồ, không đúng với sự thực. (Xin xem trang 5)]

Ngày 20/9, Đại Hội quyết định ghi mục trên đây vào chương trình nghị sự.

Ngày 7/10, Đại Hội mang mục 77 ra cứu xét. Đại diện của Ceylon, Đại sứ Gunewardene, bạn thân của Đại sứ Lodge, đã kích Chính Phủ Việt Nam một cách rất gay gắt. Đồng thời Chủ Tịch Đại Hội thông báo cho các đại diện là ông có nhận được một bức thư của Đặc sứ Việt Nam ' [Giáo Sư Bửu Hội đề ngày 4/10/1963 nhờ ông chuyển lời của Chính Phủ Việt Nam mời Liên Hiệp Quốc gởi một phái bộ sang Việt Nam “đẽ thấy tận mắt những gì thật sự xảy ra giữa Chính Phủ và cộng đồng Phật Giáo ở Việt Nam."

Theo đề nghị của đại diện Costaria, Đại Hội nhận lời mời của Chính Phủ Việt Nam, đình việc cứu xét đề nghị lên án Chính Phủ Việt Nam, và cho phép ông Chủ Tịch cử một Phái Bộ đi Việt Nam. Đề nghị này được 80 phiếu thuận, 0 phiếu chống, và 5 phiếu trắng.

Ngày 11/10 ông Chủ Tịch Đại Hội thông báo ông đã cứ một phái bộ gồm đại diện của 7 quốc gia (Afghanistan, Brazil, Ceylon, Costaria, Dahomey, Morocco, Nepal) với mục đích "thăm Cọng Hoà Việt Nam để thấy tận mắt tình hình thế nào về liên hệ giữa Chính Phủ Cộng Hoà Việt Nam và cộng đồng Phật Giáo."

Phái Bộ sẽ đến Sài Gòn ngày 24/10 và dự định rời Sài Gòn ngày 4/11/1963.

Tr­ước khi Phái Bộ lên đường, Trưởng Phái Bộ (đại diện Afghanistan) ra một thông cáo nhấn mạnh đây là một "Phái Bộ Thâu Tập Dữ Kiện" (Fact Finding Mission) chớ không phải là một "Phái Bộ Điều Tra" (Inquiry Mission). Đây là một điều mà Chính Phủ Việt Nam coi như căn bản, vì phái bộ này do Chính phủ Việt Nam mời, chớ không phải bị áp đặt từ ngoài, và nó không có sứ mạng phán xét, chỉ có sứ mạng thâu tập dữ kiện mà thôi. (tr.7) [Để tránh danh xưng dài, bài này sẽ dùng danh từ "Điều Tra” thay vì "Thâu Tập Dữ Kiện”

2- Đặc điểm về Phái Bộ

Vô tư: Trước khi lên đường, Trưởng Phái Bộ đưa ra một tuyên bố nhấn mạnh tính cách "nhất thời" (ad hoc) của Phái Bộ, và quyết tâm "luôn luôn vô tư". Lúc đến Sài Gòn, trong một tuyên cáo khi ông lên đường nói rằng Phái Bộ "có ý định điều tra tại chỗ, nghe nhân chứng và nhận kiến nghị". Ông kêu gọi mọi phe tránh biểu tình. Ông nhấn mạnh tính cách vô tư của Phái Bộ. Ông nói:" Chúng tôi sẵn sàng ghi nhận mọi quan điểm và quyết tâm báo cáo dữ kiện". (tr. 9)

Tự do lựa chọn nhân chứng: Ông Trưởng Phái Bộ cũng nhấn mạnh rằng Phái Bộ hoàn toàn độc lập và họ hoàn toàn tự do trong sự lựa chọn nhân chứng, không cần báo trước cho chính quyền biết. Để chứng minh điều này, ông sẽ đưa cho bộ Trưởng Ngoại Giao một danh sách các nhân chứng mà họ muốn gặp [toàn bộ danh sách này sẽ được ghi lại d­ới đây. (Xin xem trang 6).]

Tự do đi lại: Trong các cuộc tiếp xúc với lãnh đạo cao cấp Việt Nam - Tổng Thống, Cố Vấn Chính Trị, các Bộ Trưởng liên hệ - họ đều yêu cầu được cam đoan là họ sẽ được tự do đi lại, và để giữ tính cách độc lập, họ quyết định trả lấy chi phí của họ.

Sau đây là bản ghi những vi phạm mà các tác giả bản dự thảo nghị quyết ngày 13/9/1963 gán cho Chính Phủ Việt Nam tại Đại Hội Liên Hiệp Quốc. Nó sẽ là căn bản của cuộc điều tra của Phái Bộ Liên Hiệp Quốc. Phái Bộ sẽ căn cứ trên đó để chất vấn các nhân chứng. Những vi phạm gán (allegations) cho Chính Phủ Việt Nam trong dự thảo quyết nghị của Đại Hội Liên Hiệp Quốc ngày 13/9/1963:

1) Cộng Hoà Việt Nam đã công khai vi phạm nhân quyền khi Chính Phủ Cọng Hoà Việt Nam ngăn cản không cho đa số công dân xử dụng những quyền được ghi trong Điều 18 của Tuyên Ngôn Nhân Quyền...

2) Ghi lại những chi tiết của Điều 18]

3) Tháng 5 năm nay, công dân Việt Nam xứ Huế muốn thực hành quyền được công nhận trong điều nói trên bằng cách làm những lễ thích ứng liên quan đến ngày sinh thứ 2507 của người lập lên tôn giáo mà hơn 70 phần trăm dân Việt Nam đã lựa chọn. Chính Phủ Ngô Đình Diệm đã không cho họ thực hiện quyền này. Thật ra sự từ chối này đã thực hành một cách tàn nhẫn. Chín ngư­ời đã thiệt mạng khi quân đội đư­ợc Chính Phủ ra lệnh nổ súng vào công dân. Tai nạn này dẫn đến sự đòi hỏi Chính Phủ phải giải quyết những kêu ca và chấp nhận trách nhiệm của mình về sự chết chóc. Chính Phủ không làm điều nào cả trong hai điều này. Do đó, có sự gia tăng đòi hỏi biện pháp sửa chữa. Sự bất bình đối với Chính phủ về những bất công của Chính Phủ mạnh mẽ đến nỗi năm nhà sư và một ni cô đã tự thiêu, một hành vi bất thường đối với những người theo tôn giáo đó.

4) Chính quyền đã đáp lại kêu gọi của công dân đòi công lý với đe doạ và chế diễu, và tiếp theo đó, sau 12 giờ đêm ngày 20 tháng 8, tán công chùa sùng kính, Chùa Xá Lợi, ngôi chùa chính ở Sài Gòn của những người theo tôn giáo của đa số. Từng bầy cảnh sát được trang bị súng liên thanh và súng các bin xông vào chùa và bắt hàng trăm nhà sư và ni cô mang đi nhà tù sau khi đã gây thương tích cho họ. Hành động này được lặp lại khuya hôm đó ở một số chùa trong toàn xứ. Có ít nhất là 1,000 nhà sư bị giam tù hiện nay. Con số bị tử thương không biết là bao nhiêu.

5) Hàng trăm sinh viên Đại học Sài Gòn biểu tình chống những hành động độc đoán của Chính Phủ bị bắt hôm chủ nhật, 25 tháng 8, 1963. Chính Phủ càng ngày càng tiến về hướng dẹp bỏ các nhân quyền căn bản, như quyền hội họp, tự do ngôn luận, tự do thông thương, v.v... (tr.24)

Và dưới đây là các danh sách những ng­ười nhân chứng mà Phái Bộ thông báo cho Bộ Trưởng Ngoại Giao là họ muốn phỏng vấn.

Nhìn qua những danh sách này, ta thấy rằng đây có thể nói là toàn bộ những cá nhân và phe phái đối lập Chính Phủ Việt Nam, thuộc đủ mọi giới, mọi thành phần chính trị, xã hội, tôn giáo...Tất nhiên, sau khi đã tự do phỏng vấn kín chừng ấy người, Phái Đoàn không thể nói là mình không biết rõ tình hình Việt Nam nữa. Và điếu này cũng là một sự phản bác những luận điệu xuất phát từ các báo Mỹ và viên chức Hoa Kỳ nói rằng Chính Phủ Việt Nam ngăn cản không cho Phái Bộ Liên Hiệp Quốc tiếp xúc với người này người khác vì muốn dấu diếm sự thật.

Danh sách những nhân viên cao cấp của Chính Phủ Việt Nam:

1. Tướng Trần Tử Oai

2. Tổng Thống Ngô Đình Diệm

3. Cố vấn Chính Trị Ngô Đình Nhu

4. Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ

5. Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ Bùi Văn Lương

6. Bộ Trưởng Phủ Tổng Thống Nguyễn Đình Thuần

7. Đại biểu Chính Phủ Trung Phần và Tư Lệnh Quân Đoàn I, và viên chức khác

8. Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Trương Công Cừu

Danh sách các chức sắc Phật Giáo và nhân chứng khác:

Thành viên ủy Ban Liên Bộ:

1. Nguyễn Đình Thuần

2. Bùi Văn Lương . '

3. Thành viên ủy Ban Liên Phái:

4. Thích Thiện Minh (Trưởng Ban)

5. Thích Tâm Châu (ủy viên)

6. Thích Thiện Hoa (ủy viên)

7. Thích Huyền Quang (Thơ ký)

8. Thích Đức Nghiệp (Phụ tá Thư ký)

9. Thích Mật Nguyện (Tăng Trưởng Hội Tăng Già Trung Việt)

10. Thích Thiện Siêu.(Chủ Tịch Hội Phật Giáo Thừa Thiên).

11. Ngài Đặng Văn Kat [Cát ?] (sư)

12. Thích Chi Thu [Trí Thủ?] (sư)

13. Thích Quảng Liên (sư) '

14. Ngài Pháp Tri

15. Thích Tâm Giao

16: Krich Tang Thay

17. ông Mai Thọ Truyền

18. Diệu Huệ (ni sư)

19. Diệu Không (ni sư)

20. Tướng Phạm Xuân Chiểu (Tham Mưu Trưởng Quân Đội)

21. Trần Văn Đổ (Cựu Bộ Trưởng Ngoại Giao)

22. Cựu Bộ Trưởng Tư Pháp

23. Bác Sĩ Phan Huy Quát (Cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng và Quốc Gia Giáo Dục)

24. Lê Quang Luật (Cựu Bộ Trưởng Thông Tin Tuyên Truyền)

25. Nguyễn Thái (Cựu Tổng Giám Đốc Việt Tấn xã)

26. Nguyễn Văn Bình (Tổng Giám Mục Sài Gòn)

27. Ông Trần Quốc Bửu (Chủ Tịch Tổng Liên Đoàn Lao Động)

28. Tôn Thất Nghiệp (Lãnh tụ sinh viên; Thư ký Hội Phật Giáo Sài Gòn)

29. ông Hồ Hữu Tường (Nhà văn và giáo sư)

30. Giáo Sư Phạm Biểu Tâm (Khoa trường Y khoa Đại học Sài Gòn)

31. ông Nguyễn Xuân Chữ (Nhà báo)

32. Cha mẹ cô gái bị chết trong dịp biểu tình ngày 25 tháng 8

33. Viên chức cao cấp của Hội Luật Sư Sài Gòn

34. Viên chức cao cấp Liên Đoàn Lao Động (nếu có)

35. Uỷ Ban đề nghị thả các nhà sư.

36. HUẾ

37. Thích Tịnh Khiết (Lãnh đạo tối cao, Chủ tịch của tất cả các Hội Phật Giáo Huế)

38. Phan Binh Dinh (Lãnh tụ sinh viên Phật tử Huế, Thư ký của Hội sinh viên Phật tử Huế)

39. Thích Đôn Hậu (Chủ tịch ủy ban tổ chức Phật Đản)

40. Linh Mục Cao Văn Luận (Viện trưởng Công giáo Đại học Huế

41. Bùi Tường Huân (Khoa trưởng Luật Khoa Huế

42. Bác sĩ Lê Khắc Quyến.

Bản Phụ 1

1. Thích Quảng Độ

2. Các vi sư còn ở trong [các trại giam?]

3. Thích Hộ Giác

4. Thích Giác Đức

5 . Thích Thể Tịnh

6. Thích Thiện Thắng [?]

7. Thich Phạm Quang Thanh [?j

8. Thích Liên Phu [Phú?]

9. Thích Chánh Lạc

10. Nguyễn Thị Lợi (ni cô)

11. Diệu Cát (ni cô)

12. Nieo mu Tinh Bich (ni cô) [?]

Bản Phụ 2

1 . Nguyễn Hữu Đông [Đổng? Đồng?]

2. Nghiêm Xuân Thiện

3. Đức Nhuận

[Tất cả là 60 người, thuộc đủ thành phần, xu hướng.

Những tên kèm theo dấu [?] là những tên không biết chính xác là gì

(tr. 271-273)

Đoạn II. Phỏng vấn các nhân viên Chính Phủ.

Tướng Trần Tử Oai

Trong một bản tuyên bố dài (12 trương: tr. 27-39) Tướng Trần Tử Oai trình bày vấn đề Phật Giáo. Theo ông, đó là một cuộc khủng khoảng khởi phát từ vụ va chạm ở Huế về vấn đề treo cờ. Lúc đầu nó chỉ là một cuộc va chạm riêng biệt và không quan trọng gì, nhưng sau đó "do sự can thiệp của các phần tử quá khích" nên nó lại trở thành một phong trào lớn đòi hỏi chống Chính Phủ.

Bản tuyên bố kết thúc như sau: "Nếu ta xét kỹ dữ kiện ta sẽ thấy rằng vụ Phật Giáo chỉ có một khía cạnh tôn giáo giới hạn, và chính trị là phần chính, nhất là ở giai đoạn cuối của nó" (tr.37). Ông nhấn mạnh rằng "một số cơ quan thông tín ngoại quốc, chẳng hiểu gì về vấn đề từ đầu, đã vô tình hay cố ý đầu độc dư luận quốc tế”, và "không hề có ngược đãi hoặc kỳ thị đối với Phật Giáo" (tr.38).

[Tướng Oai không nói gì mới lạ, nhưng điều quan trọng ở đây là: đây là lần đầu mà đại diện các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc được nghe một viên chức của Chính Phủ Việt Nam trình bày tường tận vấn đề với một quan điểm hoàn toàn khác với những quan điểm mà họ đã được biết qua tường thuật bóp méo và cục bộ của báo chí và các nguồn tin khác có ác cảm với Chính Phủ, mà họ đã dùng làm căn bản để thảo bản vi phạm gán cho Chính Phủ Sài Gòn được đưa ra Đại Hội Liên Hiệp Quốc ngày 13 19/1963 (đã được chép lại nguyên văn ở trang 5).

Những tuyên bố của các lãnh tụ cao cấp khác của Chính Phủ được trình bày dưới đây tất nhiên cũng có tác động tương tự, nếu không nói là quan trọng hơn nữa, đặc biệt là những tuyên bố của ông Cố Vấn chính trị Ngô Đình Nhu, và ông Bộ Trưởng Nội vụ Bùi Văn Lương vì nó tiết lộ nhiều chi tiết mà từ trước ít ai được biết đến].

Tổng Thống Ngô Đình Diệm

Cuộc tiếp xúc với Tổng Thống Ngô Đình Diệm rất ngắn. Trong bản Phúc Trình của Liên Hiệp Quốc nó chỉ chiếm có một trang. Tổng Thống chỉ nói vắn tắt, và "nhắc lại lời hứa của ông về việc sẵn sàng cung cấp cho Phái Bộ tất cả những dễ dãi để họ làm tròn nhiệm vụ” [trái với những tuyên bố của ông Lodge nói Chính Phủ Việt nam sẽ cản tr không cho Phái Bộ tìm ra sự thực]. Tổng Thống Diệm chỉ nói ít thôi vì chắc ông biết là các ông Ngô Đình Nhu và Bùi Văn Lương sẽ nói nhiều và đi vào chi tiết của vấn đề.

Ông Cố Vấn Chính Trị Ngô Đình Nhu

Trái với trường hợp Tổng Thống Ngô Đình Diệm, cuộc tiếp xúc giữa Phái Bộ và ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu rất dài (24 trang trong Bản Phúc Trình, tr. 42-56 -). Cùng với những tuyên bố của Bộ Trưởng Nội Vụ Bùi Văn Lương, những tuyên bố của ông Ngô Đình Nhu chiếu rất nhiều ánh sáng vào vấn đề Phật Giáo 1963. Nó tiết lộ rất nhiều chi tiết mà tới nay ít ai biết và hiểu, vì có những khía cạnh lịch sử và xã hội mà họ không biết hoặc không để ý đến. Đây lại chính là những khía cạnh mà ông Nhu đã giải thích rất cặn kẽ cho Phái Bộ Liên Hiệp Quốc.
Trong khung cảnh bài này không thể chép lại toàn vẹn những tuyên bố của ông Nhu. Chỉ có thể trích dịch một số đoạn chứa đựng nhiều tiết lộ quan trọng nhứt.

a. Một khía canh của vấn đề chm tiến: Trong nhãn quan ông Nhu, vấn đề Phật Giáo là một khía cạnh của vấn đề chậm phát triển của Việt Nam. Các phong trào chính trị, xã hội và tôn giáo đã phát triển rất mạnh từ khi nước Việt Nam độc lập. Nhưng, cũng như chính phủ, các phong trào ấy thiếu cán bộ, và sự thiếu cán bộ này đã gây ra nhiều vấn đề.

Ông nói: Tình hình của Phật Giáo cũng như vậy; nó đã phát triển rất mạnh, nhưng nó không đủ cán bộ, và sự kiện này là nguyên do của một số sai lầm, một điều không thể tránh được. Tôi nghĩ rằng ngay cả chính phủ cũng bị một s sai lầm... (tr. 42)

b. Khía cạnh sử hoc và xã hi hc.: "Vấn đề Phật Giáo phát khởi từ những ngày chót của chế độ thuộc địa, và ngay từ trước Thế Chiến II. Sự kiện này không áp dụng riêng gì vào Phật Giáo. Các đoàn thể chính trị và tôn giáo khác đặc biệt là Khổng Giáo cũng như thế. Mỗi đoàn thể đều có vấn đề riêng của mình.

Thời kỳ này là thời kỳ mà tất cả các dân tộc Á Đông đều bị yếu đi, vì chính sách của Nhật, vì Hitler và phát xít... Đồng thời có một sự phục hưng về tôn giáo...Vấn đề của Phật Giáo ngày nay là làm sao vừa đáp ứng được những đòi hỏi của cuộc tranh đấu chống cng sản vừa đáp ứng được những đòi hỏi của kỹ nghệ hoá? hoặc làm sao tìm ra một thần thuyết nối liền được Tây với Đông. Phật Giáo có đủ khả năng giải quyết nhiệm tác cấp bách và sinh tồn này không? Sự phục hưng của Phật Giáo đã xảy ra trong bố cảnh này. Những vấn đề này đã có từ năm 1933. . .

Phong trào Phật Giáo là một phong trào lành mạnh của một t chức bị bóp nghẹt dưới thời thực dân và đang tìm cách phát triển trong điều kiện thực dân bị giải thể. Nó là một phong trào lành mạnh. Nhưng nó phát triển trong những điều kiện không thuận lợi. Nó bị áp lực của Đông lẫn Tây. Hai ý thức hệ này đều tìm cách lợi dụng nó." (tr.43)

c- Sứ mạng tôn giáo và sai lầm: (trong tất cả các cuộc phục hưng đều có sự trở lại nguồn gốc. Nếu Phật Giáo muốn trở lại nguồn gốc, là sự lựa chọn của vài vị thánh hiền mà sứ mệnh là bảo chúng ta, những người đang phải vừa lo chiến tranh vừa phải lo kỹ nghệ hoá, rằng vật chất không phải là tất cả, của những vị thánh thiện nhắc nhỡ chúng ta, những người tay bùn chân lấm, rằng có một lý tưởng ở trong giá trị tinh thần và tu định, một huyền lực bẻ gãy dây chuyền của vật chất. Đó là sứ mạng của tôn giáo. Nhưng trong bối cảnh lịch sử của Việt Nam, phong trào Phật giáo đã đi lại con đ­ường của nó. Nó đã tự đặt cho nó những mục tiêu chính trị đến mức nó tham vọng lật đổ chính phủ.

Có nhiều lý do giải thích tâm trạng đã đưa các lãnh tụ Phật Giáo đến sự sai lầm này. Về căn bản, Phật Giáo ở một tình trạng lưỡng nan (nhưng chỉ ở Việt Nam). Nó không thể giữ được tính chất Phật Giáo thuần túy nếu nó thành một lực lượng chính trị. Đó là sự mâu thuẫn căn bản ở Việt Nam. Những người Phật tử đã khổ sở về sự mâu thuẫn này. Họ thấy các phong trào tôn giáo khác bành trướng, và họ đã coi sự kiện này như là một bằng chứng rằng có một cái gì đang chèn ép họ. Các tôn giáo khác - Hồi Giáo và Thiên Chúa Giáo - có cách giải quyết các vấn đề sinh sống hàng ngày của họ. Phật Giáo thì không thế, nó là một tôn giáo chủ trương hoàn toàn tách rời thế sự. Thấy các tôn giáo khác bành trướng họ kết luận rằng họ đang bị đàn áp (tr.44)

d- Cộng sản, Công Giáo, và Phật Giáo: "Cộng sản đã tổ chức việc cải đạo từng loạt xã thành Công giáo, và đã núp sau các xã này để xâm nhập Việt Nam. Khi Phật tử thấy các xã cải đạo theo Công giáo họ tưởng rằng đó là vì họ bị áp lực của Chính Phủ. Nhưng khi ta đọc các tài liệu ta thấy rõ rằng Chính Phủ cũng lo lắng về những vụ cải đạo ào ạt này, và tuyệt không khuyến khích việc này vì chủ động việc này là cọng sản trá hình. Sự kiện này đã gây nhiều tai hại vào năm 1960, lúc mà cọng sản phát động chiến tranh phá hoại; những làng ấy là những làng chống chúng tôi. Chính Phủ Ngô Đình Diệm đã xung khắc với giới lãnh đạo Công giáo về những vụ cải đạo ào ạt này vì các cơ quan an ninh của chúng tôi canh chừng những xã ấy chặt chẽ hơn các xã khác.

Nhưng điều quan trọng hơn cả là Phật tử coi phong trào tị nạn như là bằng chứng rằng Chính Phủ khuyến khích Công giáo nhưng không khuyến khích Phật giáo, vì trong số 1.000.000 tị nạn từ miền Bắc vào Nam có 700.000 Công giáo. Người theo Phật giáo tin rằng đó là vì Tổng Thống là ng­ười theo Công giáo. Họ không hiểu rằng đó chỉ là một vấn đề tổ chức: vì người Công giáo có tổ chức tốt hơn về việc đời, cả giáo khu có thể động viên để ra đi, trong khi người theo Phật giáo tản mát và không có tổ chức." (tr.45)

e- Chính Phủ từ chối không cho Công giáo đặc quyền.

"Chính phủ áp dụng một chính sách chung cho tất cả mọi người. Chính Phủ khuyến khích tất cả các tín ngưỡng để chống lại chủ nghĩa vô thần của cọng sản...Sau 1955 có vấn đề các giáo phái muốn thiết lập những quốc gia trong quốc gia. Năm 1957 người Công giáo muốn được đặc quyền -trường học không có sự giám sát của Chính Phủ và cộng đồng riêng. . . [Họ bất mãn vì không được nhưng] Họ chỉ không bỏ phiếu cho ông Diệm [chớ không biểu tình ồ ạt như ngày nay] " (tr.46)

f- Mỹ và âm mưu chống chính Phủ: “Âm mưu chống Chính Phủ do Ủy Ban Liên Phái tổ chức. Ủy Ban này chỉ đại diện cho một phần của Phật Giáo) Việt Nam. Những phái khác không đồng ý với họ, nhưng bị phiền toái vì thiện cảm với họ. Cùng một tôn giáo, họ cảm thấy phải liên đới với ng­ười đồng đạo Đây là điều người ngoại quốc lợi dụng. Cuộc âm mưu thành hình vì có những kẻ kích thích, đặc biệt là giới báo chí Mỹ; họ khuấy động dư luận quốc tế chống Chính Phủ. Tất cả các tổ chức đều do Ủy Ban Liên Phái điều khiển (tr.46)
"Tin các ông đến có tác động khuyến khích người ta biểu tình. Chính Phủ thấy trước việc này và đã bắt được tài liệu liên quan đến chuẩn bị biểu tình. Các tài liệu đó xuất phát từ những người Phật tử quá khích, cộng sản và ngoại nhân...Tình hình thật là gay go. Sự hiện diện của các  ông là một dịp tốt để thiêu vài người nhằm gây xúc động. Đối với Tây phương cũng như Đông phương vụ Phật Giáo là một cơ hội như vàng để chia rẽ Việt Nam. Một dịp duy nhứt để lợi dụng cực đoan chống Chính Phủ (tr.47)... âm mưu là khiêu khích dồn Chính Phủ vào thế phải bắt càng nhiều ng­ười càng tốt và gây đổ máu bằng cách bắn vào cảnh sát. (tr.48)

g- Tỷ lệ phật Giáo trong Chính Phủ và Quân đi ông Gunewardene: "Trong Chính Phủ có bao nhiêu người theo Phật Giáo?"

Ông Cố vấn chính tri: “Ba phần tư [9/13]

Ông Gunewardene: “Và bao nhiêu trong quân đội?"

Ông Cố Vấn Chính Tri: “Trong 17 ông tướng, 14 là người theo đạo Phật..." (tr. 50)

Phỏng vấn Phó Tổng Thống nguyễn Ngọc Thơ

Cuộc tiếp xúc giữa Phái Bộ và Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ tương đối ngắn (3 trang trong Phúc Trình, tr. 53 56), và Phó Tổng Thống không có nói gì đặc biệt.

Tiếp theo phỏng vấn Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ, cuộc phỏng vấn ông Bộ Trưởng Bùi Văn Lương là một trong hai cuộc phỏng vấn quan trọng nhứt về phía Chính phủ Việt Nam. Do đó, dưới đây nó được trích khá dài.

Bộ Trưởng Nội Vụ Bùi Văn Lương

Cuộc tiếp xúc của Bộ Trưởng Bùi Văn Lương và Phái Bộ rất dài (11 trang trong Phúc Trình, (tr. 57-68), và đề cập đến nhiều vấn dề. Cùng với những tuyên bố của ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu, những tuyên bố của Bộ Trưởng Bùi Văn Lương cung cấp giải thích rất rõ ràng về một số vấn đề lớn về vụ Phật Giáo được nêu ra thời đó và ngay cả ngày nay. Vì vậy dưới đây sẽ trích dài nhiều đoạn của những tuyên bố đó để soi sáng một số khía cạnh then chốt của vấn đề.

a. Về Dụ Số 10.. Có sự trao đổi giữa ông Trưởng Phái Bộ và ông Bộ Trưởng như sau:

Trưởng Phái Bộ: "Thưa Ngài, điều thứ nhứt mà Phái Bộ muốn biết là tại sao Dụ Số 10 không được tu chỉnh tuy rằng trong 8 năm qua có tuyển cử và chính phủ dân chủ được thành lập, và tại sao Chính Phủ có đa số trong Quốc Hội lại không thấy cần tu chỉnh Dụ này. . . ."

Bộ Trưởng: "Về điểm thứ nhứt. Năm 1954 chúng tôi bận rộn về chiến tranh với các Giáo phái cùng nhu cầu định cư các người tỵ nạn. Như quý vị biết, chiến tranh chống các Giáo phái là một cuộc chiến tranh dùng vũ khí, chống ba Giáo phái: Bình Xuyên, Hoà Hảo, và Cao Đài. Năm 1956, chúng tôi có cuộc bầu cử Quốc Hội Lâm Thời. Từ 1956 đến 1959, chúng tôi hơi rãnh tay, và đó là lúc có thể tu chinh hoặc không tu chỉnh Dụ Số 10. Nhưng tôi phải nói rõ rằng, theo Hiến Pháp, sự tu chinh luật pháp phải do đa số dân biểu Quốc Hội yêu cầu. Trong Quốc Hội thứ nhứt, Phật tử chiếm đa số lớn; trong Quốc Hội được bầu năm 1959 cũng vậy. Nhưng không có yêu cầu tu chỉnh Dụ Số 10. Và vì không có yêu cầu của Quốc Hội, nên vấn đề tu chỉnh Dụ đó không được đặt ra..." (tr. 58)

Trưởng Phái Bộ: " Câu hỏi của tôi là: tại sao Chính Phủ lại không tự mình khởi động việc tu chỉnh Dụ đó?"

Bộ Trưởng: "Đó chính là điều mà bây giờ tôi muốn giải thích. Trong thời gian 1956-1959, và cho đến tháng 5, 1963, trư­ớc khi xảy ra vụ Phật Giáo, Chính Phủ không hề được Quốc Hội yêu cầu cứu xét dự thảo luật nào về Dụ Số 10.

Tôi phải nói cho hết về người thứ nhứt có thể tu chỉnh luật pháp: đó là Quốc Hội. Chúng tôi có hai Quốc Hội từ 1956 đến 1959, và đến khi vụ Phật Giáo xảy ra, Chính Phủ không được yêu cầu tu chỉnh gì, không được yêu cầu cứu xét dự thảo tu chỉnh Dụ 10 nào.

Người thứ hai về tu chỉnh là chính Chính Phủ. Để quyết định có tu chỉnh hay không tu chỉnh một Dụ, có hai điều kiện: 1/ chúng tôi phải thấy có nhu cầu như vậy; 2/ phải có yêu cầu như vậy xuất phát từ dân chúng.

Về điểm thứ nhứt, cho đến khi có vụ Phật Giáo, chúng tôi không thấy có nhu cầu tu chỉnh Dụ Số 10 vì, tuy rằng trên giấy tờ những điều kiện trong văn kiện rất gắt gao về sự kiểm soát các hội, Chính Phủ không hề áp dụng các điều kiện đó.

Chúng tôi luôn rất rộng rãi về các vấn đề tôn giáo và đặc biệt trong đối xử với Phật Giáo. Có một số điều khoản trong Dụ, ví dụ điều kiện buộc phải đăng ký với Bộ Nội Vụ tên những thành viên của chùa, ủy ban, hay Hội Phật Giáo, thường đ­ược bỏ qua, đặc biệt là ở các tỉnh.

Cho đến năm 1960, trước khi tôi được cử làm Bộ Trưởng Nội Vụ, đó là thường lệ. Sau khi tôi làm Bộ Trưởng, lệ đó vẫn tiếp tục, và tôi cũng không kiểm tra. Nhưng năm 1963, tôi mở hồ sơ ra xem, thì tôi thấy rằng, từ 1954 cho đến 1963, chúng tôi không hề áp dụng Dụ Số 10, mà cũng chẳng hề khi nào có yêu cầu thơ tín, từ phía dân chúng đòi tu chỉnh Dụ Số 10"
…..
"Tóm lại, tôi thấy cần tuyên bố rằng từ ngày có thoả hiệp ngày 16 tháng 6 với Phái đoàn Phật Giáo, chúng tôi đã đưa vấn đề ra Quốc Hội và Quốc Hội đã cử một ủy ban đặc biệt để nghiên cứu phương thức tu chỉnh Dụ Số 10. Trong khi đó, chúng tôi đã ngưng áp dụng Dụ Số 10." (tr.59) '

b. Vụ rắc rối ở Huế: trước ngày 8/5/1963..

Trưởng Phái Bộ: "...Chúng tôi muốn Ngài cho chúng tôi biết, càng nhiều càng tốt, về vấn đề Chính Phủ có bằng chứng tuyệt đối về điểm: các vụ chống đối chính phủ gồm có xúi giục bạo động?"

Bộ Trưởng: "…Nếu tôi nghe đúng, Ngài Trưởng Phái Bộ muốn tôi giải thích tại sao trước ngày 6/5 không có rắc rối mang hình thức của những rắc rối xảy ra sau ngày 6/5. Như Ngài Trưởng Phái Bộ nói, ba khía cạnh liên quan mật thiết với nhau. Cho nên tôi sẽ đề cập đến nhiều điểm.

Sau những rắc rối xảy ra ở Huế, tôi tìm hiểu tại sao lại có bạo động thình lình như thế, và tại sao, lúc tôi có mặt ở Huế ngày trước đó, tôi không có một ý nghĩ gì về việc này. Tôi đã đích thân gặp tất cả các vị sư mà Phái Bộ đã phỏng vấn hôm qua, kể cả Thích Trị Quang (hiện đang ở trong Sứ Quán Hoa Kỳ). Tôi đã nói chuyện với họ. Tôi đã giải thích cho họ ý nghĩa của Thông Tư về việc treo cờ và bàn luận với họ, và họ đã xác quyết với tôi rằng những giải thích của tôi thích đáng và họ hài lòng và rất vừa ý, và như thế tôi có thể yên tâm trở về Sài Gòn. Tôi rất vui và tôi trở về Sài Gòn không hề đoán được rằng ngày sau đó sẽ xảy chuyện rắc rối.

Bây giờ tôi muốn làm sáng tỏ một số vấn đề. Thông tư ngày 6/5 đến Huế ngày 7/5. Tôi đích thân đến Huế ngày 7/5 lúc 10 giờ sáng. Nửa giờ sau tôi gặp những vị sư lãnh đạo yêu cầu được gặp tôi để tôi giải thích cho họ rõ nội dung và lý do tại sao có Thông tư đó. Tôi giải thích cho họ nghe, và tôi chỉ thị cho nhân viên hành chánh sở tại tạm thời đừng thi hành Thông t­ư. Lý do của chỉ thị đó là khi tôi đến Huế , trên đường từ sân bay về thị xã, tôi thấy cờ đã được treo như tr­ước khi có Thông tư, và trong thời gian một ngày không thể hạ tất cả các cờ đã được treo lên. Các vị sư lãnh đạo rất vui lòng. Họ nghe tôi giải thích, và nói với tôi rằng tôi đã hoàn toàn thõa mãn những ý nguyện của họ. Không thể thay đổi gì theo Thông t­ư mà với tư cách là Bộ Trưởng Nội Vụ tôi đã gởi đi, vì cờ Phật Giáo và cờ Quốc Gia đã được treo ba ngày trước đó.

Sau khi tôi về lại Sài Gòn, tôi nghe nói rằng ngày 8/5 có lộn xộn đổ máu ở Huế. Tôi rất ngạc nhiên và tôi lại bay ra Huế. Tôi tự hỏi tại sao những vị sư trưởng đã quả quyết với tôi rằng họ hài lòng, mà nay lại xảy ra vụ lộn xộn. Lúc đó tôi không hiểu tại sao, nhưng sau khi chúng tôi bắt được hai ba người, tôi được một tờ khai của một người công sự viên gần gũi Thích Trí Quang, ông Đặng Ngọc Lựu. Tôi đọc tờ khai đó, và lúc đó tôi mới hiểu. (tr. 61) 

c- Âm mưu cọng sản từ 1960.

Trưởng Phái Đoàn: "ông Lựu này bây giờ ở đâu?

Bộ Trưởng "ở đây với chúng tôi. Chúng tôi đã giữ ông ấy lại và trong lời khai, ông ấy nói rằng âm mưu (và vì vậy danh từ "âm mưu” mới được dùng trong tài liệu) là một âm mưu cọng sản, đã dự tính từ năm 1960, khi đạt thỏa hiệp về hình thức xáo trộn sẽ được gây ra.
Tôi chỉ có thể kết luận rằng Thông tư 6/5 chỉ được dùng để làm lý do hữu lý để tạo ra rắc rối, vì âm mưu đã được quyết định ngay từ năm 1960 "

d.Vu rắc rối ở Huế ngày 8/5

1) Thích Trí Quang là người chủ mưu.

"Tôi đã điều tra ngay tại chỗ ngày tiếp theo khi xảy ra vụ rắc rối Huế. Tôi đến một thị xã đang còn rất sôi động; một số nhóm và cá nhân đang còn biểu tình ngoài đường phố. Tôi lại gặp các sư lãnh đạo, đặc biệt là Thích Trí Quang. Lúc đó, tôi chưa biết là ông ta là người cầm đầu vì, theo hệ thống cấp bậc, ông ta nằm dưới vị Hoà Thượng mà các Ngài đã gặp ở Chùa Ấn Quang, Thích Tịnh Khiết. Lúc đó, tôi không nghi gì về vai trò thực sự của Thích Trí Quang trong các vụ rắc rối.

Trong cuộc điều tra của tôi ngày 9/5 về vụ rắc rối 8/5, qua những lời khai của tất cả mọi người, tôi biết rằng chính Thích Trí Quang là người đã đổi thay tất cả các điều khoản trong chương trình Phật Đản đã được thoả thuận với chính quyền địa phương, và ông ta đã thay đổi chương trình một cách đơn phương, không tham khảo ý kiến với chính quyền địa phương. (tr. 61) Tôi nghĩ rằng tốt hơn là nói chuyện với ông ấy, và hỏi ông ấy về đầu đuôi chuyện ấy ra sao.

Khi tôi gặp ông ấy, tôi trách ông. Chỉ hai ngày trước đó, tôi đã gặp ông, tôi kính trọng ông, và ông đã quả quyết với tôi rằng ông hài lòng vế những giải thích của tôi nói với ông, và về những chỉ thị của tôi cho nhân viên địa phương tạm hoãn thi hành Thông tư ngày 6/5 của tôi, nhưng một ngày sau ông lại gây chuyện rắc rối. Tôi muốn nói chuyện trực tiếp với ông.

Trong tư cách là Bộ Tr­ởng Bộ Nội Vụ, tôi không muốn thấy biểu tình trên đường phố Huế, do ông xúi giục. Tưởng cũng cần nói thêm là tôi thấy ông ấy trong đám biểu tình, và cho triệu ông đến văn phòng tôi. Ở đây, tôi nói với ông ấy rằng tôi không muốn có lộn xộn nữa. Tôi cấp cho ông một cái xe Jeep và một ống loa, và bảo ông đi cùng ông Tỉnh Trưởng đi ra phố trấn tĩnh những người biểu tình. Ông nói là ông sẽ làm vậy. Và, ông đã làm đúng vậy. Nhưng thực ra, đó chỉ là một mưu kế để làm cho tôi dịu xuống. Ông xác quyết với tôi là sẽ không có gì xảy ra nữa. Tôi trở lại Sài Gòn, và ngay sau đó, nhiều rắc rối khác lại bùng phát.

"… Trong đêm 8/5 (Lễ Phật Đản), theo một chương trình thỏa hiệp sẽ có một buổi lễ công cộng trước chùa chính...Đêm đó lúc 8 giờ tối theo chương trình sẽ có thuyết pháp của một vị sư­ danh tiếng ở trước chùa chính, và sau đó sẽ có những cuộc biểu tình nhỏ của dân chúng, nhưng vào phút chót Thích Trí Quang dẹp bỏ cuộc thuyết pháp đã định và đặt sư đàn em của ông ở một số nơi để nói với công chúng: "đừng ở đây; điđến đài phát thanh, vì ở đó sẽ vui hơn, dễ chịu hơn". Do đó, mọi người giải tán và dồn nhau về đài phát thanh" (tr.62).

2) Thích Trí Quang chiếm đài phát thanh, đọc diễn văn chống Chính Phủ

"Chọn đài phát thanh là chọn một địa điểm tốt vì có một cây cầu trên Sông Hương, đó là một nơi nhiều đường gặp nhau, và đài phát thanh nằm ở giữa. Đó là một nơi rất thuận lợi để biểu tình công cọng; nhiều đại lộ dẫn đến đài phát thanh, và từ cầu hàng làn sóng người có thể đổ về đó không ngớt, và giải tán họ rất khó.

Thích Trí Quang đợi cho công chúng tụ tập đông, và ông ta đòi giám đốc đài phát thanh phải đổi chương trình đang phát thanh ngay lập tức. Giám đốc nói chương trình đã sắp xếp với sự thoả hiệp của các sư; ông ta có những băng đã thâu thanh để phát thanh vào giờ đó với những bài hát Phật giáo và những mục khác đã sắp đặt, và bây giờ Ngài lại đòi bỏ chương trình đã thu thanh rồi và thay thế nó bằng băng của ông thu hồi sáng" (tr.62).

Tôi cần giải thích rằng sáng ngày 8/5 có một buổi lễ long trọng nhưng Thích Trí Quang cũng đã thay đổi chương trình đó đi Và để làm rõ sự thiếu thành thực của các lãnh đạo Phật Giáo, kể cả Thích Trí Quang, xin đưa ra ví dụ sau đây: ông này mời viên chức chính quyền sở tại quan trọng của Huế dự lễ, nhưng ông ta lại cho chưng biểu ngữ mang khẩu hiệu chống chính phủ (tr.62), và tuy rằng trong chương trình không có dự định, Thích Trí Quang giựt micro, đọc lớn và cho ghi âm những khẩu hiệu chống chính phủ, và sau đó đọc một bài diễn văn chống chính phủ kịch liệt, và thu thanh vỗ tay của quần chúng.

"Toàn bộ buổi lễ đã được thu băng, và lúc 9 giờ tối giám đốc đài phát thanh nói rằng vào phút chót ông không thể thay đổi chương trình đã ghi băng rồi. Do đó, Thích Trí Quang kích động Phật tử lúc đó đã tụ hội đông đúc, la ó ồn ào và xô cửa đài để vào" (tr.63)

"Giám đốc đài phát thanh rất sợ hải, khoá cửa phòng lại, và điện thoại cho Tỉnh Trưởng và viên chức quân sự, và lúc này ông Tỉnh Trưởng mới được báo động. Ông Tỉnh Trưởng này là một Phật tử đi chùa đều và là con tinh thần của Hoà Thượng Thích Tịnh Khiết, mà quý Ngài đã gặp ở Chùa Ấn Quang. Ông ta đến nơi xảy ra sự việc, thấy chuyện đang xảy ra, và dùng lời nói dịu Thích Trí Quang, nhưng ông này không nghe. Cho nên Tỉnh Trưởng phải gọi xe thiết giáp cỡ nhỏ, không phải xe thiết giáp thiệt, nhưng chỉ là xe half-trucks, xe bọc sắt nhẹ, đến cứu nguy, vì ông ta hy vọng rằng chỉ sự hiện diện của các xe đó cũng đủ để thị uy quần chúng và và làm cho họ đừng đập vỡ cửa ra vào và cửa sỗ của đài phát thanh" (tr.63) .

"Sau đó, Thích Trí Quang ra lệnh cho Tỉnh Trưởng phát thanh chương trình mà chính ông ta đã thâu băng buổi sáng đó, và ông xúi một số Phật tử đã bị kích thích nặng trèo lên hiên, đập bể kính cửa sổ, dùng lực mở cửa ra vào và vào trong đài để bức ông giám đốc phải phát thanh chương trình. Lúc đó ông Phó Tỉnh Trưởng ra lệnh cho cảnh sát phụ cảnh cáo những Phật tử đang đập vỡ kính cửa sổ, cảnh cáo họ phải tụt xuống, dời nơi đó và phân tán. Họ được cảnh cáo nhiều lần, và lúc đó phát hai tiếng nổ. Tôi có ở đó. Tôi trèo lên hiên và vào trong, và tôi thấy hai vũng máu trên hiên, hai tấm gương cửa sổ bị đập vỡ, và trần bị sập" (tr.63).

e. Về các sư trẻ tình nguyện tự thiêu:

Trưởng Phái Bộ: "...Tôi muốn hỏi Ngài...có thể cung cấp cho chúng tôi những dữ kiện mà Ngài có về vụ tự thiêu xảy ra trong lúc Phái Bộ ở Sài Gòn..." (tr.64).

Bộ Tư­ởng: "..:Tôi sẽ nói thẳng với các Vị rằng các cơ quan an ninh của chúng tôi có tin tức đáng tin cậy 100 % về tổ chức ngầm của những người gọi là sư trẻ nhưng thực ra họ không phải là sư mà chỉ là những ngư­ời tự xư­ng là sư. Họ tình nguyện tự thiêu. Có 10 người tự nguyện tự thiêu công khai trong thời gian Phái Bộ ở đây.

Chúng tôi liên lạc được với họ, và qua hệ thống cải huấn của chúng tôi, chúng tôi đã nói chuyện được với họ. Chúng tôi hỏi họ: "Các anh không thích sống sao?", "Các anh có gì chống Chính phủ?", "Tại sao các anh lại muốn tự thiêu?". Họ đã viết một bức thư trong đó họ công nhận sự sai lầmm của họ. Và họ đã tự nguyện lên đài phát thanh để thú nhận sai lầm đó, và kêu gọi 5 người kia (tôi xin nhắc các Vị là có 10 ng­ười tự nguyện như thế, và một người đã tự thiêu rồi) đừng có nghe tuyên truyền vô căn cứ và công nhận sai lầm của họ.

Trong thư của họ, họ nói rằng họ bị tổ chức ngầm bao vây và canh gác trong các chùa và chỗ khác, và có những người nói với họ rằng trong vụ đột kích các chùa ngày 21 tháng 8, có nhiều sư bị giết chết. Đó là chuyện láo khoét, nhưng vì họ bị nhốt trong phòng, họ là nạn nhân của nhiều láo khoét và tuyên truyền, nên họ có những ý nghĩ sai lầm về cách Chính Phủ đối xử với các sư lãnh đạo...Chúng tôi chưa tìm được 5 người kia, nhưng chúng tôi mong rằng lời kêu gọi đối với mấy người bạn họ sẽ hiệu nghiệm" (tr. 66).
Tôi sẽ cho quý vị biết về thân thế của Thích Trí Quang. Chúng tôi có tín liệu rất đáng tin về ông ta. Chúng tôi sẽ đưa những tín liệu này cho Ngài Trưởng Phái Bộ.

Thích Trí Quang trước đây là một cán bộ cao cấp của Cọng sản, và hồ sơ mật của chúng tôi có bằng chứng về điều này. Chúng tôi sẽ đưa chứng liệu này cho Phái Bộ. Về điểm tại sao ông ta tỵ nạn ở Sứ Quán Hoa Kỳ và ông ta vào đó được bằng cách nào tôi sẽ trả lời viết sau khi xem lại những ghi chép về điều tra và hồ sơ của tôi để cho có thêm chi tiết.

Trưởng Phái Bộ: "Chúng tôi cũng muốn biết tại sao ông ta lại chọn Sứ Quán Hoa Kỳ". '

Bộ Trưởng: "Tôi cũng sẽ cho quý Vị trả lời viết về điểm này, nhưng tôi có thể nói ngay với Quý Vị rằng, theo những tài liệu mà chúng tôi bắt được trong các chùa, và theo những lời tuyên bố của Thích Tâm Châu, người phụ trách về liên lạc với báo chí ngoại quốc trong ủy Ban Liên Phái, thì Thích Trí Quang thường liên lạc với người ngoại quốc để đòi lật đổ Chính phủ. Những tuyên bố của Thích Tâm Châu chứa tên của những người ngoại quốc được liên lạc. Nhưng tôi sẽ cho Quý Vị trả lời viết về điểm này. Tôi có thể đưa ra vài tên được tiết lộ như Cummings, Bogs. Tuy nhiên, trước khi tôi cung cấp tín liệu này, tôi phải xin phép Chính Phủ tôi, vì tôi không phải là toàn thể Chính Phủ, và vì bang giao với Hoa Kỳ tôi phải tham khảo ý kiến các đồng nghiệp tôi, (tr.67) .

Bộ Trưởng Phủ Tổng Thống Nguyễn Đình Thuần

Cuộc tiếp xúc của Phái Bộ với Bộ Trưởng Nguyễn Đình Thuần không có gì đặc biệt. Ông này nhấn mạnh rằng những gì ông trình bày chỉ là lặp lại những gì mà các ông Tổng Thống, Cố Vấn Chính Trị và Phó Tổng Thống đã nói rồi (tr. 69- 75.)

Viên chức Huế

a. Quân đội và vấn đề treo cờ .

Ông Volio: " Ngày 7/5 Quân đội đã hạ tất cả cờ Phật Giáo, có đúng vậy không?”

Tư lnh Quân đoàn I: “ Quân đội không dính líu gì đến vụ cờ”.

Ông Amor: “Vấn đề treo cờ ở Huế liên quan với Phật Giáo, có đúng vậy không?"

Tư lênh Quân Đoàn: "Có một sự hiểu lầm về yêu cầu dân chúng treo cờ Phật Giáo cao hơn cờ Quốc gia. Chỉ có một số ít Phật tử nghĩ rằng họ tuyệt đối không được treo cờ Phật Giáo." '

b. Tỷ lệ Phật Giáo 1 Công Giáo

Ông Amor "Tỷ lệ Phật Giáo/Công Giáo ở Huế là bao nhiêu?" .

Đại biểu Chính Phủ: "Tôi không thể cho Ngài con số chính xác được. Đa số theo Phật giáo. Tôi sẽ phải xem tài liệu mới biết."

Ông Amor: "ông có thể cho tôi biết tỷ lệ chừng chừng là bao nhiêu không?"

Đai biểu Chính Phủ: "Trên nguyên tắc thì trong nước đa số theo Khổng Giáo. Tất nhiên có người theo Phật Giáo và Công Giáo, đặc biệt là ở Huế, vì ở đây, lâu ngày trước kia có gia đình vua, quan, và công chức. Khoảng 80 % theo Phật Giáo. Còn lại là theo Công Giáo và Khổng Giáo. Bây giờ tôi có thể cho các Ngài biết tỷ lệ công chức Quốc gia trong vùng Trung Phần: 25% theo Công Giáo, 31% theo Phật Giáo, và 42 % theo Khổng Giáo.

Tôi xin nói thêm vài điều. Tôi muốn nhấn mạnh rằng ở Huế và Trung Phần tập họp được tất cả các đại diện hành chính là một điều hiếm có. Chúng tôi đã tập họp đông đủ như hôm nay cốt để các Ngài thấy chúng tôi khách quan và muốn cung cấp cho các Ngài tin tức giúp các ngài làm được việc. Ở đây có nhân viên quân sự, tư pháp, toà viện trưởng đại học, đại diện dân chúng và ông Viện trưởng Đại học. Tôi đã yêu cầu hai viên chức cao cấp nhất của mỗi ngành đến gặp các ngài để cung cấp cho các Ngài tất cả các chi tiết thống kê mà các Ngài cân.

Phần khác, các Ngài có thể mời họ, hoặc bất kỳ người dân nào ở Huế đến gặp các Ngài bất kỳ lúc nào, và hỏi họ bất cứ điều gì trong thời gian các Ngài ở đây. Các Ngài có cho tôi biết hay không cho tôi biết các Ngài gặp ai, tùy ý các Ngài. Tôi nêu ra điều này vì tình hình ở đây đặc biệt. Huế là một thị xã Phật Giáo. Quân đội và Chính Phủ rất kính nể Phật Giáo, và chúng tôi không thể làm tròn nhiệm vụ nếu chúng tôi không kính nể Phật Giáo. Rất cần nói rõ rằng nhân viên quân sự và hành chánh đối xử với Phật Giáo thế nào.

c- Vấn đề phát thanh 'và bạo loạn

Ông Volio: “Theo truyền thống về các dịp lễ và theo tiền lệ và thỏa hiệp về trước với chính quyền đài phát thanh sở tại phát thanh băng của những buổi lễ Phật Giáo, có phải vậy không?"

Tư lênh Quân Đoàn I: " Mỗi khi có lễ tôn giáo thì nghi thức buổi lễ đó được diễn lại. Đó là truyền thống. Nhưng các bản văn phải được nhân viên duyệt xét trước để xem trong đó có tuyên truyền chính trị chống chánh phủ không. Họ có quyền tự do phát thanh tất cả những gì họ muốn nếu chỉ nói về tôn giáo và tránh pha lộn chính trị vào. Đấy là truyền thống áp dụng cho tất cả các tôn giáo, dù là Phật Giáo hay Công Giáo" (tr.78).

Ông Volio: "Tối ngày 8/5 một vị sư mang băng về lễ Phật Giáo đến đài phát thanh sở tại và ông giám đốc đài từ chối không phát thánh băng đó, có đúng không, và tại sao? ‘'

Tư lênh Quân Đoàn I: "Điều đó không đúng. Thông điệp được thâu băng lúc buổi sáng để phát thanh vào buổi tối. Nhưng có một điều khác là Thượng Tọa Thích Trí Quang thừa cơ hội chèn vào băng một số đoạn chống chính phủ, và ông giám đốc muốn cắt bỏ nhiều đoạn chứa thóa mạ chính phủ. Họ không chịu, và Phật tử tìm cách xông vào đài phát thanh để phá hoại, và bạo loạn xảy ra".

Ông Volio: "ông có thể cho tôi thêm chi tiết bạo loạn xảy ra thế nào?"

Tư lênh Quân Đoàn I : "Buổi tối phát thanh, Phật tử đệ tử của Thượng Toạ thích Trí Quang tập họp xung quanh đài phát thanh để làm áp lực với ông giám đốc đài buộc ông phát thanh toàn bộ băng, kể cả những thóa mạ chống chính phủ. Ông giám đốc từ chối, do đó xảy ra bạo loạn" (tr.78)

Mr. Volio: "Hơi độc đã được xử dụng để giải tán biểu tình ngày 8/6, có đúng vậy không."

Tư Lệnh Quân Đoàn I: " Hơi độc không hề được dùng để giải tán biểu tình ngày 8/6, như báo chí và Phật tử cực đoan nói...chúng tôi dùng hơi làm chảy nước mắt....loại hơi được dùng ở tất cả những nơi khác trên thế giới trong những trường hợp tương tự." (tr.78)

d. Phật Giáo, Công Giáo, 'Khổng Giáo

Ông Gunewardene: "Ông thừa nhận rằng Huế là một thị xã Phật Giáo. Huế có phải là một trung tâm văn hoá Phật Giáo ở Việt Nam không? Theo tin tức tôi thâu l­ợm được, chỉ có 5 % dân số Huế là Công Giáo, có phải vậy không?" .

Đai biểu Chính phủ: "Tôi có thể nói ngay với Ngài rằng, về phần Công Giáo, thì họ có ghi danh cả, cho nên có bao nhiêu người theo Công Giáo có thể biết dễ dàng. Còn phân biệt Phật Giáo và Khổng Giáo là một việc khó. Khi ngư­ời ta tìm gốc Phật Giáo - nghĩa là tìm ngư­ời có pháp danh Phật Giáo và có ghi danh tại một chùa - số đó không đầy 10%. Khổng Giáo và Phật Giáo lẫn lộn nhau. Trên nguyên tắc, tất cả người Việt Nam đều là Khổng Giáo, nhưng nay một số đi chùa và cũng theo Phật Giáo. Họ mời sư về nhà họ để làm những nghi thức Phật Giáo và có cảm tình với Phật Giáo tuy rằng họ không hẳn là Phật Giáo."

Ông Gunewardene: "Trước Phật Đản có lễ 25 năm ông Thục được phong Giám mục?"

Đai biểu Chính phủ: "Phải".

Ông Gunewardene: "Cuộc lễ kéo dài bao lâu, và nó chấm dứt khi nào."

Đai biểu Chính phủ: "Lễ này xảy ra sau ngày 8/5, không phải trước đó."

Ông Gunewardne: "Nhưng vào dịp này cũng có làm lễ cách này hay cách khác chứ."

Tư lênh Quân Đoàn I: "ông này được phong Tổng Giám Mục lâu năm rồi, còn lễ 25 năm ông được phong Giám Mục là sau ngày Phật Đản".

Đai biểu Chính Phủ: "Tôi nhớ rằng lễ cử hành rất giản dị, chỉ có vài linh mục và vài công chức dự một bữa cơm trưa."

Viện Trưởng Đai Học: "Đó là ngày 28/6."

e. Chỉ thị Chính Phủ về việc treo cờ nhắm vào Công Giáo

Ông Gunewardene : "Về vụ lễ này có cờ Vatican treo trước ngày Phật Đản không?" . '

Đại biểu Chính Phủ: "Tôi thấy rằng Đại sứ không chấp nhận lời đáp của tôi vì ông hỏi trước ngày Phật Đản cờ Vatican có được treo trong thị xã không. Cho nên tôi sẽ trở lại lời giải đáp của tôi cho tất cả các câu hỏi của Ngài một cách khái quát để Ngài hiểu ông Tướng muốn nói gì.

Tôi sẽ lập lại toàn bộ sự việc để làm sáng tỏ truyền thống và dữ kiện về vấn đề này"

Ông Gunewardene: "Tôi chỉ hỏi cờ của Vatican có được treo khắp nơi ở Huế trước ngày Phật Đản không?"

Đại biểu Chính Phủ: "Tôi không có mặt ở Huế, mà vì vậy tôi muốn trình bày như sau. Trước hết, Tổng Thống Ngô Đình Diệm không phân biệt gì giữa cờ Phật Giáo và cờ Công Giáo, nhưng ông lại rất khắt khe phân biệt giữa cờ Quốc Gia và mọi cờ khác, để tỏ rõ lòng yêu nước của ông. Trong những cuộc thị sát của ông ở thủ đô, mỗi khi ông thấy một lá cờ Quốc gia bị rách và dơ bẩn, là ông khiển trách người trách nhiệm về tình trạng này (tr..79)

Trước ngày Phật Đản, có một buổi lễ Công Giáo tại đó có treo cờ Công Giáo nhưng không có cờ Quốc gia. Việc này xảy ra không phải ở Huế, mà ở một nơi khác. Tổng Thống lấy làm giận, tuy rằng cuộc lễ này chẳng dính líu gì đến Quốc gia và cử hành trong một toà nhà tư. Cho nên chỉ thị của Tổng Thống rằng cờ Quốc gia phải được treo cao hơn tất cả các cờ khác là một chỉ thị nhắm vào Công Giáo.

Rủi thay, chỉ thị của Tổng Thống được ban ra 3 ngày trước ngày lễ Phật Giáo...Trong trình bày của ông Tướng, ông nói rằng chỉ thị được thi hành một cách cố tình hoặc vô tình. Tôi nói nóđượcthi hành một cách cố tình, bởi những người chống đối chính phủ và cộng sản. Nó bị cộng sản lợi dụng. Cộng sản đã xâm nhập hàng ngủ Công Giáo và Phật Giáo. Họ lợi đụng việc này. Cho nên, kẻ tạo ra vụ rắc rối không phải là Phật Giáo, mà là những kẻ-gọi-là Phật Giáo mà thực chất là những kẻ xâm nhập”

f- Hoà Thượng Thích Tịnh Khiết và Tuyên ngôn 10/5/1963

Ông Gunewardene: "Ông cho là Hoà Thượng Thích Tịnh Khiết là cộng sản sao?"

Đại biểu Chính phủ: "Không. Tôi xác quyết là Hoà Thượng chống phong trào này. Tôi nói cho Đại sứ biết thế nào. Trong phòng này có một người Phật Giáo - Viện trưởng Đại học. Ông ta không tham gia phong trào."

Ông Gunewardene: "Ngày 10/5/1963 có một Tuyên ngôn và trong đó có tên Hoà Thượng Thích Tịnh Khiết."

Đại biểu Chính Phủ: “Đại sứ có hỏi xem Hoà Thượng Thích Tịnh Khiết có biết đọc hay không?"

Ông Gunewardene: "Không".

Đại biểu Chính Phủ: Ngài Thích Tịnh Khiết không biết đọc [chữ Quốc ngữ].

Tôi có thể nói chắc với Ngài rằng Hoà Tượng Thích Tịnh Khiết không muốn ký giấy tờ, và ngày 1/5, lúc các đại biểu đến ông ta không chịu ký.

Tư lênh Quân Đoàn I: "Họ ép ông ấy ký một tài liệu viết bằng tiếng Việt, mà ông ấy chỉ biết đọc chữ Hán, cho nên ông không biết ông ký gì" (tr.80)

g- Thích Trí Quang cố gây bạo động

Đại biểu Chính Phủ: "...Đại sứ hỏi về truyền thống về việc phát thanh các lễ. Phải phát thanh lại các buổi lễ là một truyền thống, với điều kiện là cuộc phát thanh nói trực tiếp về buổi lễ, ngay cả ở các thị xã khác. Thỏa hiệp là buổi phát thanh hướng trực tiếp về dân chúng để họ có thể nghe ở trong nhà họ, chớ không phải là một dịp để kêu gọi tụ hội trước đài phát thanh và nghe ở đó. Vậy vụ rắc rối là một vụ được tổ chức, và ngay từ sáng hôm đó, khi toàn bộ chương trình lễ tôn giáo được thay đổi để lấy cớ đưa ra đòi hỏi. Tôi có thể trình với quý Ngài nhân chứng xác nhận điều này. Nhiều sư chống việc này. Vậy vụ rắc rối đã được Thích Trí Quang dự định trước, và vấn đề phát thanh được sắp đặt trước ngày 7 và 8/5 để gây một cuộc bạo động. Vì vậy mà phép phát thanh bị từ chối" (tr.81)

Bộ Trưởng Ngoại Giao Tr­ương Công Cừu

Trong cuốc tiếp xúc với Bộ Trưởng Ngoại Giao Tr­ương Công Cừu, ông này chú tâm đến hai điểm:

1) Ông ta nhấn mạnh đòi hỏi của Chính phủ Việt Nam là Phái Bộ phải làm thật rõ rằng Phái Bộ đến Việt Nam là do Chính phủ Việt Nam mời, chớ không phải do người ngoài áp đặt: nó là một Phái Bộ Thâu Tập Dữ Kiện (Fact-finding Mission), chớ không phải là một Phái Bộ Điều Tra (Inquiry Mission), vì danh từ "điều tra" này ám chỉ là Phái Bộ có quyền phán xử Chính Phủ Việt Nam.

2) ông nhấn mạnh Thích Trí Quang là "kẻ cầm đầu thực sự của tất cả các phong trào phiến loạn Phật Giáo", và sự núp ẩn của ông này trong Sứ Quán Hoa Kỳ là một phần của chiến thuật của các phong trào này đối lại chiến lược của Chính Phủ nhằm tách cộng sản khỏi ấp chiến lược, với mục tiêu cô lập hoá Chính Phủ và gây hiểu lầm giữa Chính Phủ Việt Nam và Chính phủ Hoa Kỳ" (tr.84)

Đoạn III - Phỏng vấn các nhân chứng khác

Từ lúc có tin một phái bộ được Đại Hội LHQ thành lập để sang Việt Nam tìm hiểu (Fact-finding Mission) về vụ Chính phủ Việt Nam bị gán tội là hiếp đáp Phật giáo thì Phái bộ nhận được 116 bản tường trình của cá nhân, nhóm, và tổ chức tư. Trong số đó có 67 bản Phái Bộ nhận được ở New York và 47 bản khi Phái Đoàn ở Việt Nam(tr.241). Căn cứ trên những điều trình bày trong các bản tường trình đó Phái Bộ lập lên một danh sách nhân chứng mà Phái Bộ yêu cầu Chính Phủ Việt Nam cho họ được tự do phỏng vấn; đồng thời Phái Bộ cũng căn cứ trên 50 các bản tường trình đó mà soạn ra một bản liệt kê những điếu mà Chính Phủ Việt Nam đã bị gán cho là vi phạm.(xin xem d­ới đây). Phần khác, trong thời gian ở Việt Nam, Phái Bộ đã trực tiếp phỏng vấn 47 nhân chứng tại khách sạn Majestic, nơi Phái Bộ trú ngụ, một số chùa mà Phái Bộ lựa chọn - trong đó có các Chùa Xá Lợi, Ấn Quang, Giác Lâm, ở Sài Gòn, Chùa Từ Đàm ở Huế, các nhà tù, những trung tâm giam thanh niên, sinh viên trong đó có Trại Giam của Tổng Nha Cảnh Sát, Trung Tâm Thanh Niên Lê Văn Duyệt.

Danh sách những ng­ời Phái Bộ muốn phỏng vấn gồm có 60 nhân vật từ đủ các giới của xã hội Việt Nam. Danh sách đó đã được trình ở trên (xin xem trương 6-7)

Phần khác, Phái Bộ căn cứ trên những thơ và tài liệu nhận đ­ược để lập hai bản ghi những tội (allegations) mà người ta gán cho Chính Phủ Ngô Đình Diệm. Phái Bộ cũng căn cứ trên hai bản gán tội (allegations) này để đặt câu hỏi khi phỏng vấn các nhân chứng mà Phái Bột tự lựa chọn, không cần có sự thỏa thuận của Chính Phủ. Phái Bộ đã phỏng vấn các nhân chứng này một cách hoàn toàn tự do và kín, không có sự hiện diện của đại diện của chính quyền Việt Nam, và trong phúc trình của Phái Bộ danh tánh của các nhân chứng này cũng không bị tiết lộ.

Để giữ khách quan, dưới đây, những điều ghi trong Phúc Trình của Phái Bộ sẽ được dịch nguyên văn, không có bình luận gì cả, Những điều mà các nhân chứng thuộc hoặc các giới chống Chính Phủ, hoặc các giới trung lập, trả lời các câu hỏi cặn kẽ của Phái Bộ tự nó nói lên sự thực vì những câu hỏi rất sâu sắc, tường tận, và gay gắt của Phái Bộ.

Về bản thứ nhất kê các tội gán cho Chính Phủ Ngô Đình Diệm:

1. Một nhà sư ở Chùa Xá Lợi chống cự lại đã bị ôm và ném xuống sân từ lan can cao hơn 6 thước.

2. Quân nhân đã buộc sư phải ra khỏi chùa Xá Lợi bằng hơi làm chảy nước mắt và bắn súng. .

3. Những người đột kích đã mang đi trái tim của vị Tử vì đạo Thích Quảng Đức.

4. Quân đội đã gây thương tích cho hàng trăm sư và ni cô trước khi đ­ưa họ vào tù ngày mà biến cố xả ra. .

5. Một số người phải đưa vào bệnh viện Huế vì bị thở hơi độc không quen.

6. Ngày 21/8 Quân đội hủy hoại bàn ghế trong các chùa.

7. Sau vụ rắc rối tháng 5, ngày 3/6 các chùa ở Huế bị cắt nước.

8. Giám đốc đài phát thanh Huế từ chối không phát thanh băng về lễ Phật Giáo.

9. Chính Phủ giới hạn quyền sở hữu đất đai của sư Phật Giáo nhưng Công Giáo thì không bị giới hạn.

10. Chính Phủ miễn thuế khai thác rừng và đất trồng cho người Công Giáo.

11. Chính Phủ không cung cấp các phương tiện để xây cất phòng ốc, cửa tò vò etc...trong khi Công Giáo thì lại được

12. Chính Phủ công nhận 6 ngày lễ Công Giáo trong khi Phật Giáo chỉ được một.

13. Có rất nhiều trường hợp nhân viên Chính phủ cho người phá rối các lễ Phật Giáo, ăn cắp thức ăn và đồ cúng của Phật Giáo ở các nơi thờ Phật và làm dơ bẩn các nơi thiêng của Phật Giáo. Các hộ Phật Giáo thấy bắt buộc phải dời bàn thờ Phật khỏi những chỗ chính vào những nơi kín đáo để khỏi bị những kẻ Chính Phủ mướn phá hoại. 

14. Ngày 16/9, 1963, Chính Phủ áp đặt người của ­mình làm lãnh đạo cộng đồng Phật Giáo.

15. Ông phạm Dinh Binh, Thư ký của Hội Sinh Viên Phật Tử Huế bị bắt và tra tấn đến mức không còn nhận ra ông ấy được.

16. Ông Tôn Thất Nghiệp, Thư ký của Hội Sinh Viên Phật tử sài Gòn cũng bị bắt ngày 4, và hiện nay đang còn ở tù

17. (Trang 276-277)

Về bản thư thứ nhì kê các tội gán (allegation) cho Chính Phủ Ngô Đình Diệm:

1. Ngày Thiên Chúa Giáng Sinh, Đài phát thanh Sài Gòn phát thanh những chương trình gồm có lễ và bài hát Công Giáo trong khi họ hoàn toàn không có gì hết cho Lễ Phật Đản.

2. Lính và sĩ quan Phật Giáo bị gởi đi những nơi xa xôi hẻo lánh và sĩ quan nào muốn được thăng thưởng mau thì phải cải đạo theo Công Giáo.

3. Những gia đình nghèo bị thuyết phục theo đạo Công Giáo để được tiền, gạo hay việc làm.

4. Những trung tâm dinh điền và khu trù mật gồm toàn người Công Giáo được thành lập, Phật tử được khuyến khích đến ở đấy và thuyết phục theo Công Giáo. Nếu họ từ chối thì họ bị đe doạ nhiều cách.

5. Ấp Chiến Lược được xây dựng ở trong những vùng nông thôn; những người ở nông thôn phải dỡ nhà và phá chùa đi để dời vào những ấp đó. Trong ấp chỉ được xây nhà ở riêng, không đ­ợc xây chùa. Nếu sư Phật Giáo từ chối không hạ chùa của mình xuống để dời vào trong ấp Chiến Lược thì họ bị nghi là "thờ ơ trong việc chống cộng” (tr.279)

Theo phần IV của Phúc Trình, Phái Bộ đã phỏng vấn 47 nhân chứng, nhận được 116 bản thông báo. Phần IV của bản Phúc Trình này rất dài: nó gồm 65 trương (188-253).  Không thể dịch chép lại toàn bộ được. Nhưng may là không cần làm như vậy, vì các thành viên của Phái Bộ hỏi đi hỏi lại một số câu hỏi, và được trả lời t­ương tự. Cho nên chỉ cần dịch chép những trả lời nào có tính cách đại diện nhứt. Trong những trường hợp mà những lời đáp chứa những dữ kiện hay quan điểm chiếu ánh sáng mới vào tình hình Việt Nam không những về năm 1963, mà cả 28 năm qua, thì những lời đáp đó sẽ được trích dài.

1- Vùng có nhiều kêu ca nhứt: Trung Phần

Trưởng Phái Bô: "Người ta nói rằng Chính Phủ Việt Nam tội đã vi phạm quyền tôn giáo của cộng đồng Phật Giáo, điều này có đúng không?"

Nhân chúng số 1: "Tất cả những điều mà người ta nói Chính Phủ Việt Nam vi phạm về hành đạo hay về quyền của Phật Giáo đều xuất phát từ Miền Trung Việt Nam, bốn năm trước ở bốn tỉnh khác nhau. Các tỉnh đó là: Phú Yên, Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Còn về nơi khác thì tôi không biết..." (tr.89)

Nhân chứng số 2: "...Không phải chỉ có vấn đề có và những va chạm đổ máu tại đài phát thanh Sài Gòn gây ra vụ nổi loạn của Phật Giáo; nguyên do có từ lâu và có rất nhiều nguyên do. Ở Nam Phần, ở Sài Gòn hay những vùng lân cận, người ta không biết gì về những đòi hỏi ngược đãi mà Phật tử ở Trung Phần phải chịu đựng. Có thể nói là có một sự đối xử tàn bạo với Phật Giáo trong các tỉnh Trung phần: Phú Yên, Quảng Ngãi và Bình Định." (tr.96)
....
Tự thiêu đ­ược tổ chức

Trưởng Phái Bô: "ông mấy tuổi?"

Nhân chứng số 8: "19 tuổi."

Trưởng Phái Bộ: "ông được thụ phong khi nào?"

Nhân chứng: “Tháng 3, 1962. Tháng 7 năm nay, tôi lên Sài Gòn và lúc đó Thích Trí Quang quyết định gởi tôi đi tỉnh Bình Định [Vĩnh Bình?] để học thêm về giáo lý, thị xã Bêu Tra [Bến Tre?], Chùa Long Phước.

Tháng 5, 1963 tôi được gọi về Sài Gòn để thăm Hội. Tôi trú tại Chùa Xá Lợi, và phận sự của tôi là hầu mấy vị sư lớn. Và chính lúc đó tôi được biết về năm điều yêu sách của Phật Giáo. Ngày 30/5/1968 tôi tham gia biểu tình Phật Giáo ở Sài Gòn, xong tôi trở về chùa Xá Lợi.

Đêm 20/8, tôi đến Chùa Ấn Quang và tôi bị bắt vào lúc 1 giờ đêm. Tôi bị giữ 15 ngày ở một nơi mà tôi không nhận ra được. Tôi được sư lớn ở Chùa Ấn Quang đến thăm, và mấy Vị này nói chuyện với chính quyền. Ngày sau đó, tôi được thả về. Cũng lúc đó, những sư và ni cô khác bị bắt cũng được thả về.

Tôi trở về Ấn Quang và thấy có nhiều sư và ni cô ở đó. Chính ở đó mà tôi được biết Thích Thiện Hoa và Thích Nhật Minh, Chủ Tịch và Phó Chủ Tịch ủy Ban Thống Nhất Phật Giáo Thuần Túy. Lúc đó, hai vị sư này ra một tuyên bố nói rằng tất cả tăng sĩ nên trở về chùa của mình vì một chùa không có khả năng nuôi ăn một số đông sư và ni cô như thế. Vì chùa của tôi ở quá xa, nên tôi xin phép ở lại Sài Gòn, và tôi trú ngụ tại nhà của ni cô Diệu Thanh. Bà này ở gần Chùa Ấn Quang.

Trong thời gian này tôi nghe nói đến những tàn ác của Chính Phủ đối với Phật Giáo. Ví dụ, tôi nghe nói rằng sư và ni cô bị đánh, bị gãy tay, bị nhận nước chết, bị mỗ bụng. . .Tôi cũng nghe nói họ bị bắt trở lại và những người nào không bị bắt lại bị ép buộc không được hành đạo của mình nữa, hay bị ép tự thiêu. Tôi rất xúc động về những tin này.

Một hôm tôi ở Phạm Giang Gia Long một sinh viên tự xưng là một đoàn viên của một hội sinh viên gặp tôi và rủ tôi tham gia phong trào Phật Giáo. Tôi nhận lời vì tôi tin rằng đó là phục vụ Phật Giáo. Người sinh viên đó hỏi tôi ở đâu. Tôi nói tôi ở nhà một ni cô ở gần Chùa Ấn Quang.

Hai ngày sau người sinh viên đó đến tìm tôi ở địa chỉ này và đưa cho tôi một gói trong đó có hai bộ áo quần. Người thanh niên đó nói rằng Chính Phủ đang bắt nhiều sư và ni cô. Người ấy nói nếu tôi ra đường tôi nên mặc loại áo quần này để khỏi bị nhận ra là Phật Giáo. Người ấy cũng bảo tôi nên đổi chỗ ở. Anh bảo tôi đến ở Chùa Từ Vân ở đường Thái Lập Thành ở Gia Định, để tôi có thể trốn chính quyền lúc đó đang bắt sư. Do đó, tôi đến Chùa Từ Vân.

Ngày 22/10, người sinh viên đó lại đến tìm tôi và lần này anh ấy nói rằng tên anh là Linh. Anh nói Hội Sinh viên Phật Giáo đã đổi danh xưng và đổi quan hệ. Anh nói tổ chức mới nầy làm cho cộng sản. Ngày 23/10 tôi được chở taxi đến một nhà trường. (tr.115): trường Thị Lang ở đường Phú Nhuận. Tôi được dẫn đến một hồ bơi và ở đó gặp hai người. Người đầu tên là Thanh, và người thứ­ hai là một nhà sư trá dạng là dân thường mang một cái mũ ni-lông. Họ nói họ rất vui gặp tôi. Họ cũng nói rằng Phái Bộ Liên Hiệp Quốc sắp đến Việt Nam để điều tra về bang giao giữa Chính Phủ và cộng đồng Phật Giáo. Họ nói với tôi họ cần 10 người tình nguyện, và họ muốn biết tôi có nhận làm một trong 10 người đó không.

Tôi nhận vì tôi rất xúc động về những tin tức mà tôi đã nghe trước đó về Chính Phủ ngược đãi các sư. Tôi nghĩ rằng số phận tôi rốt cuộc rồi cũng sẽ như vậy. Vì vậy, tôi nhận lời.

Họ nói với tôi rằng tôi sẽ chết cho chính nghĩa Phật Giáo. Khi tôi chấp nhận họ rất vui mừng. Họ cũng nói với tôi rằng một sư tên là Phan Mỹ sẽ tự thiêu trước Nhà Thờ Dòng Chúa Cứu Thế, và một người khác trước Nhà Thờ Tân Định ở đường Hai Bà Trưng. Họ nói tôi tự thiêu vào ngày Lễ Quốc Khánh vì lúc đó sẽ có đông người, kể cả đại diện của Phái Bộ Liên Hiệp Quốc.

Tôi hỏi họ làm sao tôi vào khu đó được vì khuôn viên làm lễ bị ngăn chận. Họ bảo tôi đừng lo; nhóm khuyến khích tự thiêu sẽ sắp đặt tất cả mọi việc cho tôi. Tôi hỏi sắp đặt thế nào, và họ trả lời rằng ngày 26/10 họ sẽ đưa cho tôi một bộ đồ trắng và một áo cà sa vàng tẩm xăng. Họ sẽ cấp cho tôi một cái ôtô dán nhãn hiệu cho phép nó vào trong khuôn viên. Khi ô tô đến đó, tôi cứ bước ra một cách tự nhiên, và ô tô sẽ đi chỗ khác. Tôi sẽ ngồi xuống, mặc áo cà sa vàng vào, quẹt một cây diêm và tự đốt. Trước đó, họ sẽ đưa cho tôi vài viên thuốc để tôi khỏi cảm thấy đau đớn. Xong, họ bảo tôi đi đi. Họ đưa cho tôi 100 đồng để đi xe.

Ngày 24/10, người sinh viên lại đến Chùa Từ Vân đưa cho tôi ba bức thư. Một bức gởi cho Tổng Thống. Thư này đòi tự do tôn giáo, trả tự do cho các sinh viên, sư, ni cô bị bắt. Thư thứ hai gởi cho Chánh Hoà Thượng Thích Thiện Hoa, ở Chùa Ấn Quang. Thư này buộc tội Thích Thiện Hoa đã phản bội sư, ni cô, và Phật tử. Thư thứ ba gởi cho Phái Bộ Liên Hiệp  Quốc, giải thích tại sao tôi tự vận. Những bức thư này viết sẵn trước và họ bảo tôi ký. Tôi không do dự gì. Tôi ký ngay.

Sáng 25/10, tôi bị cảnh sát bắt trước khi người sinh viên đến đón tôi và đưa tôi đi chỗ khác.

Trong xe cảnh sát tôi thấy một người tên là Hải mà tôi biết trước kia ở Chùa Xá Lợi. Tôi có thấy anh ở Chi Lăng ngày 23. Lúc đó tôi và anh ấy chào nhau, và tôi nói với anh là tôi sẽ không gặp anh ấy nữa sau ngày 26. Chỉ khi xe đến Tổng Nha Cảnh Sát tôi mới hiểu rằng người đã báo cảnh sát là ông Hải.

Ở đó tôi bị để một mình trong một căn phòng, và sau đó họ đem tôi ra và giải thích cho tôi biết là không có vị sư nào bị chính quyền giết chết, rằng chẳng có chuyện đánh đập tàn bạo, và toàn bộ chuyện mà tôi đã nghe là chuyện nói láo. Tôi nói với cảnh sát rằng tôi đã bị lừa, và nay tôi hiểu tình hình. Cho nên, tôi gởi một bức thơ cho Tổng Thống để xin lỗi, và nói cho ông ấy biết về bức thư mà tôi đã gởi cho ông. Tôi cũng gởi một bức thư cho Phái Bộ Liên Hiệp Quốc. Vì nay tôi đã thấy rõ sự việc, nên tôi không còn ý định tự vận nữa (tr.117).

2.- Những chuyện tra tấn và đánh đập được gán cho Chính phủ

Ông Gunewardene: "ông bị cảnh sát bắt giữ khoảng một tuần...Họ đối xử với anh thế nào? Họ có cho ông ăn uống tử tế không?"

Nhân chứng số 8: “Có. Họ đối xử với tô tử tế. Họ cấp cho tôi loại thức ăn mà tôi yêu cầu. Tôi không thích đồ mặn và họ cấp cho tôi thức ăn không bỏ muối."
....

Ông Gunewardene:"ông có bị đánh đập không?"

Nhân chứng: " Không." (tr.118)
...

Ông Amor: “Các ông có bị đánh đập không?"

Một trong các nhân chứng (số 11. 12. 13. 14): “Không”.

Nhưng về những người khác thì tôi không biết." (tr,131)

Ông Amor: " Họ có đe doạ các ông nếu các ông nói thiệt về các kêu ca của các ông không?"

Nhân chứng trên đây: "Không." (tr.131)

Ông Volio: "Ngày 20/8 họ có phá hủy bàn ghế của các ông không?"

Một trong những chứng (Số 15. 16. 17): "Chúng tôi bị dẫn đi và 12 ngày sau chúng tôi về thì thấy mọi thứ vẫn ở chỗ cũ." (tr.135)

Trưởng Phái Bộ: "Họ đối xử với các ông thế nào?"

Một trong 3 nhân chứng trên đây: "Chúng tôi không bị hành hạ. Nhưng về những người khác thì tôi không biết."

Trưởng Phái Bô, hỏi một người khác: "Còn ông thì sao?"

Nhân chứng: "Tôi cũng không. Họ bảo chúng tôi đi, và chúng tôi đi; chúng tôi tuân lệnh." (tr. 137)

3.- Một số nhân chng Phật Giáo không đổ lỗi cho Chính phủ

Ông Gunewardene: "Năm 1957, Chính Phủ bảo Phật tử đừng làm lễ Phật Đản nữa. Có đúng không? Ông có nhớ không?"

Nhân chứng số 22 hoặc 23: “Không đúng. Lúc đó tự do. Chỉ sau ngày 8/5 mới có rắc rối."
….
Ông Gunewardene: “Người ta không nghĩ rằng các sư trẻ phải đi lính vì họ đã thề không sát sinh?" (tr. 156)

Nhân chứng (số 22 hoặc 23): '”Khi họ được gọi đi lính, một số đã xin miễn, và một số đã được miễn. Các người khác không được." (tr. 156)

Ông Gunewardene: "Nhưng đó là ép đi lính - và nó tùy Chính phủ?" (tr. 156)

Nhân chứng: “Phải. Một số bị đi ép đi lính; một số xin hoãn lại." (tr.156)

Ông Gunewardene: "Anh có chấp nhận điều này không?

Nhân chứng: " Không. Không khi nào." (tr.156)

Ông Koirala: "Vì Phật Giáo ghê tởm bạo lực?"

Nhân chứng: "Phải, vì chúng tôi ghê tởm sát sinh."

Ông Volio: "Do đâu ông tin rằng có bất bình đẳng?"

Nhân chứng: "Về luật pháp Gia Tô Giáo và Phật Giáo ngang quyền nhau, nhưng trong thực tế có thể có vài bất bình đằng. Trong cương vị tôn giáo, họ có những nguyên tắc giống nhau; trong thực tế, họ bất bình đảng."

Ông Volio:"Đó là bình đẳng gì?"

Nhân chứng: "Trong một số việc, Phất Giáo bị kỳ thị; ví dụ, khi họ xin tiền hoặc xin trợ giúp, người Công Giáo được trước."

Trưởng Phái Bộ: "Chúng tôi sắp đi viếng các nhà tù. Ông có thể cho tôi tên một số người mà tôi nên gặp ở đó không?"

Nhân chứng: Được. Tôi sẽ cấp cho Ngài. Ngài cũng nên viếng các hội sinh viên và trường Phật giáo" (tr.156)

4.- Phỏng vấn sinh viên bị giam giữ

Phái Bộ viếng Trại Thanh Niên Lê Văn Duyệt ở Sài Gòn, nơi sinh viên bị bắt bị giam giữ. Phái Bộ phỏng vấn ông Giám đốc Trại cùng sinh viên bị giam giữ ở đó. Họ phỏng vấn 31 sinh viên, 20 họp thành nhóm, và 11 sinh viên mỗi người riêng, không có người chứng. Họ tìm giải đáp cho những tội mà người ta gán cho Chính phủ - bắt bớ bừa bãi, ngược đãi, gây thương tích v.v... Các phỏng vấn này rất dài. Ở đây không chép lại hết được. Chỉ những câu hỏi và lời đáp đặc thù được chọn.

Trưởng Phái Bộ: "Chúng tôi có thể gặp một số sinh viên và nói chuyện với họ không?"

Ông Giám đốc: " Được, đương nhiên.'

Phái Bộ đi đến một phòng ngủ tập thể và nói chuyện với một nhóm lối 20 sinh viên.

Đáp lời yêu cầu của ông Trưởng Phái Bộ, ông Giám đốc và tất cả các giáo viên đều dời phòng.

Trưởng Phái Bộ: "Chúng tôi là một Phái Bộ của Liên Hiệp Quốc. Chúng tôi đã nói chuyện với ông Giám đốc và ông ấy đã cung cấp cho tôi một số tin tức. Bây giờ chúng tôi muốn hỏi mấy cậu một số câu hỏi." .

Ông Ignatio Pinto: "Các cậu có bao nhiêu người?"

Sinh viên A: "65, nhưng tôi không chắc."

Trưởng Phái Bộ (hỏi một trong số sinh viên): "Cậu bị bắt ngày nào?"

Sinh viên B: " Ngày 19/9/1963."

Trưởng Phái Bộ: " Cậu bị bắt ở đâu."

Sinh viên B: " ở ngoài phố, trong khi tôi ra khỏi nhà."

Trưởng phái Bộ: " Tại sao cậu bị bắt?".

Sinh viên B: "Tôi chống Chính phủ:"

Trưởng Phái Bộ: " Tại sao cậu chống Chính phủ?"

Sinh viên B: " Tôi có mục tiêu chính trị riêng."

Trửơng Phái Bộ (hỏi một sinh viên khác): " Cậu bị bắt ngày nào?"

Sinh viên C: "Ngày 10 tháng 9."

Trưởng phái Bộ: " Có phải cậu bị bắt ở trường không?"

Sinh viên C: " Không, tại nhà tôi, lúc 1 giờ sáng."

Trưởng Phái Bộ: "Tại sao cậu bị bắt?"

Sinh viên C: " Vì tôi có mục tiêu chính trị; tôi chống Chính phủ."

Trưởng Phái Bô: " Cậu thuộc tôn giáo nào?"

Sinh viên C: " Tôi theo Phật Giáo."

Trưởng Phái Bộ: "Những mục tiêu chính trị của cậu liên có liên quan với tôn giáo cậu không?"

Sinh viên C: " Không liên quan gì cả." (tr. 168)

Trưởng Phái Bộ cho sinh viên xem một danh sách có ba tên sinh viên, và hỏi có ai biết họ không.

....

Sau đó, Phái Bộ quyết định gặp các sinh viên riêng từng người thay vì chung nhóm. Phái Bộ đi qua một phòng khác và gặp sinh viên mỗi người riêng.

Ông Gunewardene: " Cậu là ngư­ời Huế

Nhân chứng (số 24): (không. Tôi là một sinh viên Sài Gòn."

Ông Gunewardene: "Có bao nhiêu sinh viên ở Sài Gòn bị bắt sau các cuộc biểu tình?"

Nhân chứng: " Có thể là vài trăm người. Tôi không biết chắc. Trong số đó chỉ có một một số ít bị giữ lại. Họ là những người cầm đầu. Còn thì đ­ược thả về." (tr.169)

Ông Gunewardene:"Cậu nói cho tôi biết, là Phật tử, cậu bất mãn về những gì ?"

Nhân chứng "Là Phật tử, bất mãn của tôi là Phật Giáo bị áp bức."

Trưởng Phái Bộ: "Cậu cho thế nào là áp bức? Sự áp bức này thể hiện thế nào?"

Nhân chứng: "Tôi muốn nói rằng cá nhân tôi không bị ngược đãi, nhưng khi tôi đến chùa để cầu nguyện, tôi trà trộn với Phật tử và hậu quả là tôi có thể bị bắt, v.v...Và lại có cuộc rắc rối ở Huế tiếp theo sự từ chối phát thanh tuyên bố trên đài...Sau đó Phật Giáo nổi lên chống quyết định đó và Quân đội dùng xe thiết giáp và khí giới khác viện cớ là cuộc xáo động là do Việt cộng." (tr.170)

Ông volio: " Cậu có liên hệ gì về chính trị không?"

Nhân chứng số 25: " Không."

Ông Gunewardene: " Tại sao cậu bị bắt?"

Nhân chứng: "Vì họ nghi rằng sinh viên gây lộn xộn. Tôi bị bắt vì tình nghi".

Ông Gunewardene: "Cậu có bị đánh đập không?"

Nhân chứng: "Tôi không bị đánh, nhưng anh tôi bị."

Trưởng Phái Bộ: ”cậu có phải là Phật Giáo không?"

Nhân chứng (Số 26): " Tôi là Phật Giáo."

Trưởng Phái Bộ: "Cậu bị bắt khi nào?"

Nhân chứng: “Ngày 28 tháng 8."

Trưởng Phái Bộ: "Cậu có tham gia biểu tình không?"

Nhân chứng " Có."

Trưởng Phái Bộ: "Cậu có bị đánh đập không?"

Nhân chứng: “Không" (tr. 171) ~

Trưởng Phái Bộ: "Phật Giáo ở xứ này bị coi như thua kém Công Giáo, cậu có nghĩ như vậy không?"

Nhân chứng: " Về phía Chính phủ thì không có như vậy như­ng trong một vài trường hợp có sự thiên vị"

Ông da Costa: "Ngược đãi thể hiện thế nào, nó mang hình thức nào?"

Nhân chứng: “Dùng danh từ “ngược đãi" có lẽ quá đáng; có thể chỉ là gây phiền hà, khi họ thay đổi giờ đọc kinh, thay đổi diện mạo của các chùa. Nói rằng gây phiền hà trong việc hành đạo có lẽ đúng hơn."

Ông da Costa: " Cậu có nghĩ rằng có sự xâm nhập của cộng sản vào phong trào Phật Giáo không?"

Nhân chứng: "Ta có thể chia sinh viên thành hai nhóm: một nhóm ủng hộ mục tiêu Phật Giáo, và một nhóm bị ảnh hưởng bên ngoài, nhưng cũng một số ít thôi; tuy vậy, có người đã lợi dùng tình hình" (tr.173)


Trưởng Phái Bô: "Trong lúc cậu bị bắt và sau đó, cậu có bị tra tấn hay đánh đập không?”

Nhân chứng số 29: “Tôi không có bị đánh đập, nhưng  tôi nghe bạn tôi nói rằng họ bị đánh." (tr. 175)


Ông Koirala: " Cậu bị bắt ngày nào và ở đâu?"

Nhân chứng (Số 30): " Ngày 7 tháng 10, tại nhà tôi"

Ông Koirala: "Tại sao anh bị bắt?"

Nhân chứng: "Tôi là thành viên của một nhóm chống Chính phủ. Không phải là một tổ chức, nhưng một nhóm bàn về chính trị, không phải chỉ tôn giáo. Tôi thích chính trị hơn..." (tr.175)

Ông Amor: " Cậu bị bắt ở đâu và lúc nào ?"

Nhân chứng (số 31): “Tôi bị bắt tại nhà tôi, ngày 7 tháng 10."

Ông Amor: " Cậu có bị đánh đập không?"

Nhân chứng: " Không." (tr.179)

Ông Amor: "Cậu có biết người thanh niên nào bị đánh đập hay tra tấn không?"

Nhân chứng :"Tôi có nghe nói rằng có vài người bị đánh." (tr. 179) …

Ông Amor: “Cậu là Phật Giáo?"

Nhân chứng (số 34): “Tôi không phải Phật Giáo mà cũng không phải là Công Giáo. Tôi không theo tôn giáo nào cả."

Ông Correa da Costa: "Vì lý do nào mà cậu bị bắt?"

Nhân chứng: "Tôi không phải cọng sản. Tôi bị bắt rối vì tôi có mục tiêu chính trị."


Ông Ignacio Pinto: " Cậu có bị đánh đập không?"

Nhân chứng: "Trường hợp tôi là một trường hợp đặc biệt. Vì người ta biết tôi là lãnh tụ một nhóm chính trị nên không khi nào tôi bị đánh..."

Vấn đề gây thương tích và tra tn

Phái Bộ viếng Nhà thương Do [Duy?] Tân để tìm biết xem có nạn nhân của bạo lực và tra tấn trầm trọng không. Họ được ông Phó Giám đốc Nhà thương tiếp. Bản Phúc Trình ghi như sau:
...

Ông Amor: "...Chúng tôi nghe nói rằng trong những vụ lộn xộn về Phật Giáo gần đây có vài tu sĩ Phật Giáo bị thương, trong lúc xảy ra lộn xôn hoặc sau đó, và họ điều trị tại nhà thương của ông. Họ còn đây không?" '

Phó Giám đốc: "Lúc này, có một người. Có một số phải đưa vào nhà thương, và chúng tôi đã cho họ về khi thấy họ đã bình phục.."

Ông Amor: "Sau các vụ biểu tình có bao nhiêu người?"

Phó Giám đốc: "Ngày 20 tháng 8 có 5 vị sư và 4 ni cô

...

Ông Amor: "Có ai bị trúng đạn không?"

Phó Giám đốc: " .Không." .

Ông Amor: "Trong số ni cô và sư mà ông điều trị, có ai ở trong tình trạng nguy cập không?" .

Phó Giám đốc: "Người bị nặng nhứt phải nằm bệnh viện 60 ngày, và người nhẹ nhứt ba ngày."

ông Amor: “Có ai bị thương vì đạn không?"

Phó Giám đốc: "Không. '

ông Amor: "Có ai bị đè bẹp không?"

Phó Giám đốc: "Không."

ông Amor: "Có ai bị bỏng không?"

Phó Giám đốc: " Không."

Ông Amor: "ông có biết họ thuộc về một chùa hay họ ở chùa nào đến?"

Phó Giám đốc: "Theo cảnh sát thì họ đều từ Chùa Xá Lợi đến." (tr. 168)

Ông Koirala: "Phần lớn các vết thương ở phần nào của thân thể họ?"

Phó Giám đốc: " ở phần dưới chân: gót, cổ chân, bàn chân. Không có thương tích ở phần trên của thân thể."

ông Amor: "Có bị thương vì hơi nước mắt hay hơi khác?"

Phó Giám đốc: "Không."


Phó Giám đốc: "Quý Vị hỏi tôi về thương tích của các sư và ni cô. Tôi có bổn phận phải nói thêm rằng chúng tôi cũng có nhận điều trị cảnh sát bị thương. Lúc này chúng tôi đang điều trị 20 người cảnh sát...trong đó có một trường hợp gãy chưn." '

Ông Koirala: "Trong số sư và ni cô có ai bị gãy chưn không?" . .

Phó Giám đốc: " Không." '

4.- Nhân chứng tự nguyện và thông báo (communications)

Ngoài 85 nhân chứng kể trên đã làm chứng theo lời yêu cầu của Phái Bộ, còn 11 nhân chứng nữa - Số 36-47 - đã đến gặp Phái Bộ với tư cách tình nguyện. Những người này có thể chia ra làm hai nhóm: nhóm lập lại những tội gán cho Chính phủ, và nhóm phủ nhận những gán tội đó. Những tuyên bố của các nhân chứng này rất dài ( 53 trang, 187-240) Trong giới hạn bài này không thể lặp lại những tuyên bố của toàn thể các nhân chứng được. Nhưng, may thay, việc này không cần thiết vì những lời tuyên bố của những người này không khác những lời tuyên bố của 35 người trước bao nhiêu. Một điều đáng ghi ở đây, là một số nhân chứng không đồng quan điểm với những Phật tử đã gán cho Chính phủ hành hạ Phật Giáo lại là Phật tử. Ví dụ, nhân chứng số 36 (tr.187 và tiếp theo), hay số 38 (tr.198 và tiếp theo).

Phần khác, Phái Bộ nhận được 116 thông báo (communications) của cá nhân, nhóm hay tổ chức tư. Trong số đó, 49 thông báo nhận được ở: Việt Nam, và 67 thông báo tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc, New York. .
Cũng như trong trường hợp các nhân chứng kể trên, các thông báo này nói ngược nhau. Theo Phái Bộ trong số 116 thông báo, 54 bản chứa "ít hoặc nhiều' tuyên bố với nhiều chi tiết gán hay phủ nhận rằng Chính Phủ kỳ thị hay ngược đãi cộng đồng Phật Giáo ở Việt Nam. .

Phái Bộ gôm các tuyên bố trên đây thành 5 loại:

1) Những tội gán cho Chính Phủ trước ngày 8/5/1963;

2) Những tội gán cho Chính Phủ về rắc rối ngày 6-8/5/1963 ở Huế,

3) Những tội gán cho Chính Phủ trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 9 năm 1963;

4) Những tội gán cho Chính Phủ về những lý do ngược đãi Phật Giáo;

5) Các thông báo phũ định những tuyên bố gán cho Chính Phủ tội kỳ thị hay ngược đãi cộng đồng Phật Giáo.

Tưởng cũng nên ghi rằng trong phần này, cũng như trong toàn bộ Phúc Trình, Phái Bộ nhứt quán dùng danh từ allegation(gán cho, đỗ cho) khi nói về những tuyên bố chống Chính Phủ Ngô Đình Diệm. Phần khác, Phái Bộ nói:

"Phái Bộ không có phương tiện và thời gian để kiểm chứng tất cả những tội gán cho Chính Phủ trong những thông báo đó. Nhưng Phái Bộ đã căn cứ trên nội dung của những thông báo đó để lập lên danh sách những nhân chứng sẽ phỏng vấn và đặt những câu hỏi cho nhân viên chính phủ và nhân chứng trong những phỏng vấn đã được tường thuật ở nơi khác trong phúc trình này.

Như ta đã thấy, Phái Bộ được Chính Phủ Việt Nam hoàn toàn hợp tác làm dễ dãi trong mọi việc, để cho họ hoàn toàn tự do đi lại, lựa chọn nhân chứng, và phỏng vấn trong kín đáo.

Tưởng cũng nên nói thêm rằng tuy vậy báo chí Mỹ vẫn xuyên tạc hô lên là Chính phủ Việt Nam cản trở công việc điều tra của Phái Bộ, đặc biệt là ém nhẹm thông cáo của Phái Bộ kêu gọi nhân chứng gặp Phái Bộ hay gởi thông báo cho Phái Bộ, khiến ông Trưởng Phái Bộ phải ra thông cáo ngày 26/10 để phủ nhận những tin thất thiệt ác ý đó.

Phái Bộ cũng ghi nhận điều sau đây:

Phái Bộ đã ghi tên một số sư và sinh viên mà người ta tố rằng họ đã bị bắt giữ, bắt cóc, hay bị giết. Nhưng thời gian sau Phái Bộ đã phỏng vấn được các Vị Thích Trí Thủ, Thích Quảng Liên, Thích Tâm Giác, Thích Thiện Minh, mà một số thông báo nói là đã bị giết. Phái Bộ cũng phỏng vấn được một sinh viên mà vài thông báo nói là đã mất tích. (tr.248).

III Kết Luận

Bản Phúc Trình làm xong và có để phát vào ngày 7 tháng 12, 1963. Nhưng, như Thượng Nghị Sĩ Dodd nói, nó không được người ta biết đến cho đến khi có vài ký giả xông xáo nắm được nó. Như đã thuật ở trên [xin xem trang 1-3] một lý do đáng kể là Đại sứ Lodge đã can thiệp với Đại sứ Gunewardene, đại diện của Ceylon, ém nhẹm nó đi, đừng đưa nó ra bàn ở Đại Hội Liên Hiệp Quốc. Ông: Gunewardene đã làm theo lời yêu cầu của ông Lodge. Và vì vậy mãi đến năm 1988 sự ém nhẹm này mới được phanh phun ra, nhờ Bà Anne Blair, một học giả Úc viết về ông Lodge. Bà Blair biết được sự ém nhẹm này nhờ con gái ông Gunewardene. Cũng dễ hiểu tại sao Lodge tìm cách ém nhẹm bản Phúc Trình này. Lý do là bản Phúc Trình này rất đầy đủ và vô tư công bố sự thực về vụ Phật Giáo. Nếu người ta đọc được bản Phúc Trình này thì có hai dữ kiện sẽ được đưa ra ánh sáng:

1) Báo chí Hoa Kỳ đã bóp méo sự thật, và chính quyền Hoa Hỳ đã tìm cách bưng bít sự thật về vụ Phật Giáo.

2) Trong khi có một số hành động có tính cách kỳ thị đối với Phật Giáo ở vài nơi ở cấp địa phương ở một số tỉnh Trung Phần - đặc biệt là ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình .Định, Phú Yên -, tuyệt nhiên Chính phủ Ngô Đình Diệm không hề có chính sách đàn áp và kỳ thị đối với Phật Giáo. .

Hai khía cạnh nói trên đã được nhấn mạnh bởi Thượng Nghị Sĩ Dodd, người mà có thể nói là người đã khám phá ra Phúc Trình, và ông Volio Jimenez, đại sứ đại diện Costa Rica, một trong những thành viên của Phái Bộ Liên Hiệp Quốc Thu Tập Dữ Kiện ở Nam Việt Nam và người đã đưa ra kiến nghị ngày 13/9/63 lên án chính phủ Ngô Đình Diệm.

Tưởng cần nhắc lại vài tuyên bố quan trọng của hai ông trên này, trích trong bức thư của T.N.S Dodd gởi cho ủy Ban Tư Pháp của Thượng Nghị Viện Hoa Kỳ, mà tôi đã trình các bạn trong dịp lễ Tưởng Niệm Tổng Thống năm ngoái. [xin các bạn xem lại bài đó:
Thêm hai tài liệu rất quan trọng về cuộc đảo chính tháng 11 năm 1963 mà độc giả nên biết:

TNS Dodd nói:

Tuy rằng bản phúc tinh này chủ yếu chỉ trình bày dữ kiện - lời khai của nhân chứng và tài liệu - không đưa ra kết luận chính thức của Ủy Ban của Liên Hiệp Quốc, tôi tin rằng bất cứ người khách quan nào có đọc nó cung phải kết luận rằng những báo cáo về Chính quyền Ngô Đình Diệm khủng bố Phật Giáo một cách quy mô, quá lắm chỉ là một sự thổi phồng quá mức, và ít lắm là tuyên truyền bẩn thỉu và gian lận".

"Đại sứ [Volio] nói với tôi rằng sau hai tuần điều tra ráo riết tại Việt Nam, ông đi đến kết luận là những lời buộc tội chế độ Diệm tại Liên Hiệp Quốc không có căn cứ, không chấp nhận được; ông nghĩ ràng những bằng cớ chất đống không cho thấy rằng có sự kỳ thị về tôn giáo hay xâm phạm tự do tôn giáo.


“Chúng ta đã được báo cáo rằng Chính phủ Diệm đã khủng bố tôn giáo một cách tàn nhẫn đến nỗi những sư vô tội đã bị dồn vào thế phải tự vận để phản đối. Nhưng nay ta thấy sự thật không phải vậy; sự thật là không hề có khủng bố, hay chỉ có thổi phồng quá mức, và cuộc khuấy động mang tính cách chính trị .

“Phái đoàn không đi sâu vào động cơ chính trị của những người dẫn đầu cuộc khuấy động của Phật Giáo. Nhưng tôi nghĩ rằng lời giải đáp cho câu hỏi này đã được Thích Trí Quang, ng­uời lãnh tụ Phật giáo số 1 đã lánh nạn trong Tòa Đại Sứ Mỹ, nói với “Bà Arđguerite Higgins" [Xin ' xem chi tiết về điểm này ở phần phụ bản].

Và dưới đây là tuyên bố của Đại sứ Volio Jimenez: “Cảm tưởng của tôi là không có chính sách kỳ thị, áp bức hay khủng bố đối với Phật Giáo trên căn bản tôn giáo. Những khai báo về phương  diện này thường là nghe nói, và trình bày một cách mơ hồ và tổng quát. . .

Mỗi khi một nhân chứng gắng tìm một bằng chứng cụ thể nào để trình Phái Bộ; rốt cục sự kiện chỉ là một hành vi lẻ tẻ hay cá nhân. Căn cứ trên bằng chứng, Chính quyền [Ngô Đình Diệm] không có chủ trương chính sách chống Phật Giáo vì lý do tôn giáo”.

Ngày nay, tại Đại Hội Liên Hiệp Quốc, với đại diện hơn 100 quốc gia từ khắp nơi trên thế giới, sự thật về tại sao có vụ va chạm ngày 8/5/1963 ở Huế và các vụ tự thiêu được làm sáng tỏ, và Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã được minh oan.

Tôn Thất Thiện

Tháng 11 năm 2001

PHỤ BẢN I

Phỏng vấn của Bà Marguerite Higgins với Thích trí Quang

(Trích trong Our Vietnam Nightmare của Marguerite Higgins, doHarper and Row, New York, xuất bản năm 1965, Chapter 2: "Machiavelli with Incense").

Trong bức thư mà Thượng Nghị Sĩ Thomas Dodd gởi cho Ủy Ban Tư Pháp của Thượng Nghị Viện, ông ta đề cập đến cuộc phỏng vấn của ký giả Marguerite Higgins với Thích Trí Quang. Cuộc phỏng vấn đó xảy ra giữa tháng 7, 1963, tại Chùa Xá Lợi. Nó như sau:

"Ở Sài Gòn khả năng khuấy động tình hình không ngớt của Phật Giáo - và chiếm tít lớn trên các báo quốc tế - hình như vô tận.

Bộ óc điều khiển tất cả là Thích Trí Quang, con người khó hiểu mà tôi chưa từng được nghe tên cho đến khi ông cho triệu tôi đến gặp ông buổi tối ngày thứ ba của tôi ờ Sài Gòn [giữa tháng 7, 1963j. Ông gọi tôi đến Chùa Lợi để đưa tôi một thông điệp để chuyển cho Tổng Thống Kennedy. (tr.24)

Tại khách sạn Caravelle người gác cửa chận tôi lại để đưa tôi một thông điệp nói rằng tôi được một người phát ngôn viên của Chùa Xá Lợi triệu tôi đến chùa để gặp vị sư quan trọng hơn tất cả . Thông điệp nói rõ rằng tôi phái đến một mình, không đem theo người thông dịch của tôi (tr.25)

Một sư trẻ, làm thông dịch, giới thiệu tôi với Thích Trí Quang, nói rằng: "Vị này là vị lãnh tụ quan trọng nhứt của chúng tôi, và Thích Trí Quang rất ít khi tiếp nhà báo. Nhưng vì Bà đại diện Toà Bạch ốc..." (tr.26)

Trước đó tôi có đưa ra thẻ phóng viên Toà Bạch ốc.

M. Higgins: "Tôi không đại diện Toà Bạch Ốc. Tôi được phép ra vào Toà Bạch ốc.

“Chính vì thể, người thông dịch trẻ nói, và đắc chí lấy cái thẻ Toà Bạch Ốc của tôi đưa cho Thích Trí Quang xem. Ông này gật đầu một cách từng trải.

"Bà được phép ra vào Toà Bạch ốc. Người trẻ lại nói, và vì Bà chỉ ở đây một thời gian ngắn, chúng tôi có  một thông điệp để Bà mang về cho Tổng Thống Kennedy ...

Cuộc đàm thoại [với Thích Trí quang] là một cuộc đàm thoại lạ thường, kéo dài hai giờ rưỡi.." [Bà Higgins nhắc đến những cuộc họp báo của Kennedy]

"Nhưng trong cuộc họp báo chót, Thích Trí Quang nói, "Tổng Thống Kennedy nói quá thuận lợi cho Tổng Thống Diệm. . . Chúng tôi có lý do tin rằng Tổng Thống Kennedy đứng về phía chúng tôi. Và chúng tôi không hiểu được”.

Trong khi tôi đang cố hiểu tuyên bố lạ kỳ này, Thích Trí Quang nhẹ nhàng nói tiếp: "Ngoài ra, nếu có vẻ kết hợp với nhữnghành động của Diệm thì Tổng Thống Kennedy sẽ làm một việc hết sức không khôn ngoan, vì , chẳng hạn, sẽ có nhiều vụ tự thiêu nữa. Không phải chỉ một hay hai, mà mười, hai mươi, có thể năm mươi vụ. Tổng Thống Kennedy nên nghĩ đến những điều ấy. Vì những biến cố đó sẽ bôi đen uy tín của Tổng Thống Kennedy cũng như của Diệm..." '

phải ông đang bảo tôi chuyển những đe dọa đó để bức ép Tổng Thống Hoa Kỳ không , tôi nói một cách hơi nóng.

"Không đâu, Thích Trí Quang nói. “Tôi chỉ nói cho Bà biết những gì sẽ xảy ra thôi... (tr.27)

Câu hỏi theo đó là tiếp tục xung khắc giữa Phật Giáo và Chính phủ có thể làm cho xứ yếu đi và tạo điều kiện cho cộng sản chiếm quyền một cách dễ dàng không?.

“Có thể nó sẽ giúp cọng sản thắng”, Thích Trị Quang công nhận.

"Nhưng” , tôi cắt ngang, "ông có ý thức rằng những gì sẽ xảy ra cho Phật Giáo nếu cộng sản chiếm quyền không?

“Nếu cộng sản chiếm quyền, Thích Trí Quang nói, "đó là lỗi của Diệm, không phải lỗi chúng tôi. ông nói thêm:Phần khác, chúng ta không thể đi đến một thoả hiệp với Miền Bắc được trước khi chúng ta loại bỏ Diệm và Nhu . (tr. 29)

Bà Higgins nhận xét: “Có một cái gì mang tính Machiavel ở ông sư này - một thứ Machiavel với hương" (tr.30)

PHỤ BẢN II

Đấu tranh và tự thiêu được sắp xếp trước

(xuất xứ: Phật Giáo Việt Nam [L.A.], số 102, tháng 10, 1997, tr. 20-23)

Trong bài phỏng vấn với Bà Higgins có câu:

"Thích Trí Quang nhẹ nhàng nói tiếp: "Ngoài ra, nếu có vẽ liên kết với Diệm thì Tổng Thống Kennedy sẽ làm một việc hết sức không khôn ngoan, vì, chẳng hạn sẽ có nhiều vụ tự thiêu nữa. Không phải chỉ một hay hai, mà mười, hai mươi, có thể năm mươi vụ..

Ý nghĩa của lời tuyên bố trên đây được một tài liệu khác soi sáng. Đó là một tài liệu xuất xứ từ giới Phật Giáo, tạp chí Phật Giáo Việt Nam. Tài liệu đó nói như sau:

"Trong cuộc tranh đẩu bảo vệ tự do tín ngưỡng dưới thời Ngô Đình Diệm, Bà [Sư Bà Diệu Không] tham dự từ đầu lời kêu gọi của Chư Tôn Lãnh đạo Phật Giáo Huế. Đêm 15 rạng ngày 16 tháng tư, tại Chùa Từ Đàm một cuộc họp quan trọng được tổ chức dưới sự chủ trì của Hoà Thượng Giác Nhiên, với sự tham gia của Hoà Thượng Giác Nguyên, Thượng Toạ Mật Hiển, Thượng Toạ Mật Nguyên, Thượng Tọa Trí Quang, Thượng Toạ Thiện Minh và chư Tôn Đức Phật Giáo Thừa Thiên. Cuộc họp đưa ra một chương trình hành động cụ thể, nêu rõ các nguyện vọng căn bản, đề nghị các phương thức giải quyết và tiên liệu các hậu quả mà điều khó tránh là sự hy sinh gian khổ. Chính trong buổi họp nầy, Bà Diệu Không đã không ngần ngại xin chư Tôn Đức cho phép mình được là đệ nhất cảm tử...Trong khi Bà đang nỗ lực định tâm bái sám...thì giữa phiên họp của Giáo Hội, Hoà Thượng Thích Quảng Đức đã thỉnh cầu chư Tôn Đức Giáo Phẩm Lãnh Đạo để cho “chúng tăng lãnh trách nhiệm hy sinh bảo vệ chánh pháp và chính Ngài sẽ đem thân làm ngọn đuốc đầu tiên."

Như vậy là những vụ va chạm (khởi đầu với vụ đài phát thanh Huế ngày 8/5/1963), và các vụ tự thiêu (khởi đầu với sự tự thiêu của Hoà Thượng Thích Quảng Đức ngày 11/6/1963) đã được sắp xếp "theo chương trình hành động cụ thể” từ trước, trong buổi họp tại Chùa Từ Đàm đêm 15/4/1963: vụ va chạm tại đài phát thanh Huế hơn ba tuần, và vụ tự thiêu của Hòa Thương Thích Quảng Đức gần 2 tháng trước khi có Thông Tư của Chính Phủ về vụ treo cờ ngày 6/5/1963.


 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site