lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asia Sea

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

Tại sao Tổng thống Thiệu giết tướng Hiếu? (hiệu đính ngày 12-07-15)

http://www.truclamyentu.info/southeast-asia-sea/nvtin_tai-sao-tt-thieu-giet-tuong-hieu.html

Sau khi sai tùy viên hạ sát Tướng Hiếu, Tướng Toàn trình báo lại cho Tổng Thống là đã thi hành xong lệnh của Tổng Thống giết Tướng Hiếu (xem Vén Màn Bí Mật về cái Chết Tướng Hiếu). Tại sao Thiệu lại ra lệnh này? Có một cựu Đại Úy thuộc Sư Đoàn 2 cật vấn Thiệu trong một buổi ra mắt đồng bào ở quận Cam, California ngày 16/6/1990.

 

Lý do là nhằm bao che tập đoàn tham nhũng ? Không, lý do là Thiệu nghi Tướng Hiếu đảo chánh. Thiệu đã từng giết Tướng Nguyễn Viết Thanh và Tướng Đỗ Cao Trí khi nghi hai người này âm mưu đảo chánh.

Theo tin tình báo Mỹ, Tướng Thanh không chết vì một chiếc trực thăng Cobra đụng phải chiếc trực C&C chỉ huy đang khi Tướng Thanh bay trên vòm trời thị sát chiến trường hành quân ngoại biên Căm Bốt, mà là do đầu đạn của một đơn vị pháo binh Việt Nam thuộc Vùng IV - chứ không phải của Việt Cộng - từ dưới mặt đất bắn lên. Vụ này giới chức Mỹ bực mình vì Thiệu đổ lỗi cho Mỹ gây nên tai nạn.

Thiệu nghi Tướng Thanh đã kết cấu với Tướng Trí bàn định kế hoạch sẽ thực hiện đảo chánh sau cuộc hành quân ngoại biên và ra tay hành động trước.

Về trường hợp của Tướng Trí, Võ Long Triều viết:

- Nếu moa làm một cuộc đảo chánh, toa thấy có nên không? Thú thật với toa từ khi mới có binh quyền trong tay cho đến ngày nay moa chưa hề đánh thua một trận nào. Tụi Mỹ kính phục moa về vấn đề nầy và chúng nó luôn luôn thỏa mãn mọi yêu cầu của moa.

Tôi giật mình suy nghĩ, Đỗ Cao Trí nhìn tôi ngạc nhiên vì không thấy tôi trả lời. Trong khi tôi nghĩ rằng: thằng bạn mình muốn dấn thân vào đại sự. Trước kia như tôi đã viết trong hồi ký tập I, Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ có đề nghị với tôi hai lần nhưng tôi không thấy lòng mình có chút lo lắng nào. Lần nầy có lẽ vì Đỗ Cao Trí với tôi thân thiết nhiều nên tôi có phần lo cho anh nhiều hơn là lo cho tôi. Sự im lặng của tôi gần cả phút làm nặng nề cho cả đôi bên. Tôi hỏi lại?

- Liệu toa có thể đảo chánh thành công không?

- đó là chuyện chơi đối với moa.

- đừng có đùa. Bộ toa đang lên cơn sốt nên nói sảng phải không?

- Ê, toa quên rằng moa là Tư lệnh quân đoàn III và Trung Tướng Minh là em út ruột của moa, hiện đang nắm quyền Tổng Trấn Saigon sao? Còn bao nhiêu em út khác rải rác mà toa chưa biết. đời binh nghiệp của moa toa có biết sơ rồi. Phần toa, liệu có khả năng đảm nhận trọng trách lèo lái con thuyền quốc gia không?

- Khả năng thì chắc chắn có, hơn nữa bạn bè đông, thừa sức hành xử đối phó với mọi vấn đề. Nhưng moa đề nghị tụi mình nên suy nghĩ kỷ việc nầy. Khi toa hết bệnh mình sẽ gặp lại bàn rộng hơn.

(...)

Theo chủ quan của Trung Tướng Đỗ Cao Trí thì ông có thể tạo được sự đoàn kết trong quân đội và cũng theo chủ quan của tôi thì đông đảo bạn bè có thừa khả năng đặt nhiều kế hoạch kích thích toàn dân tham gia xây dựng kinh tế, thực hiện công bằng xã hội, phá vỡ môi trường hoạt động và tuyên truyền của cộng sản. Chúng tôi bàn thảo sâu rộng, đắn đo cũng nhiều. Cuối cùng quyết định thực hiện kế hoạch thay Tổng Thống Thiệu. Tướng Đỗ Cao Trí âm thầm và khéo léo chuẩn bị hành động, nhưng dường như Nguyễn Văn Thiệu đánh hơi thấy một điều gì đó, tôi chưa biết rõ nhưng tôi có linh cảm như thế.

Rồi có một ngày Trung Tướng Trí có vẻ lo ngại vừa thông báo vừa hỏi ý tôi về đề nghị của cố vấn Mỹ, yêu cầu anh đưa trực thăng của mình vào bãi đáp của Mỹ để họ giữ an ninh giùm. Tôi hỏi ngược Tướng Trí: “Toa giữ an ninh cho cả một vùng III được mà giữ anh ninh cho một chiếc trực thăng của toa không được sao?” Liền sau đó, Trung Tướng Trí đổi hết phi đoàn trực thăng của ông thay bằng những bà con xa gần trong đó có Thiếu Tá Đẳng vai chú của Đỗ Cao Trí. Một tuần lễ sau Trí lại hỏi: “Mỹ bảo moa không chịu đưa trực thăng vào bãi đậu cho nó giữ an ninh giùm mình không chịu vậy thì trước khi bay đưa cho tụi nó kiểm máy lại giùm, ý toa nghĩ sao?

Bất cứ một người bình thường nào cũng phải đánh hàng trăm dấu hỏi, trừ hai người chúng tôi mù mờ, u mê vì ý trời xui khiến hay là số mạng của Đỗ Cao Trí đến hồi sắp tận, chúng tôi đồng ý nghĩ rằng: Trực thăng do Mỹ sản xuất, thợ sửa máy bay của mình do Mỹ huấn luyện, thì bây giờ đưa trực thăng cho họ kiểm máy là hợp lý và bình thường. Hai ngày sau trực thăng nổ cháy. Toàn bộ phi hành đoàn theo Trung Tướng đỗ Cao Trí đều tử nạn.

Giới chức Mỹ đã cảnh báo Tướng Trí Thiệu có thể tạo tai nạn trực thăng do trục trặc cơ khí gây nên, không ngờ Thiệu ranh mãnh dùng phóng viên Pháp Francois Sully đưa bom nổ lên phi cơ. Võ Long Triều kể tiếp:

Thông báo chính thức của chính phủ trên đài phát thanh và truyền hình là trực thăng của vị Tư Lệnh Quân Đoàn III bị hỏa tiễn Việt Cộng bắn rơi. Mãi về sau này, anh ruột của Đỗ Cao Trí là nha sĩ Đỗ Cao Minh, hiện định cư tại Pháp, to nhỏ cho tôi biết về một lời tâm sự của Đại Tá Chiêm, đàn em của Tướng Trí, Phụ trách ban anh ninh phủ Tổng Thống tường thuật với Đỗ Cao Minh như sau: Sáng hôm đó ký giả tuần báo Newsweek, ông Francois Sully, diện kiến Tổng Thống Thiệu đúng 8 giờ, sau đó ký giả nầy có hẹn với Trung Tướng Đỗ Cao Trí lúc 9 giờ để tháp tùng đi thi sát mặt trận Campuchia. Theo thông lệ mọi người vào diện kiến các cấp lãnh đạo cũng phải để xách tay lại văn phòng bí thư hay tùy viên. Francois Sully giã từ Tổng Thống xách cặp của ông ra đi. Không hiểu giữa thời gian đó, có ai bỏ bom nổ chậm trong cặp không?

Thiệu vốn sợ Tướng Hiếu từ hồi Tướng Hiếu làm Tư Lệnh Sư Đoàn 5. Một dạo Tướng Trí bị bứng ra khỏi Quân Đoàn III. Sự thể như sau: Vào tháng 10 năm 1970, Thiệu khéo léo đẩy Tướng Trí ra khỏi chức Tư Lệnh Quân Đoàn III và Tướng Trí bị đầy ải qua Pháp với lý do chính thức đi chữa bệnh và Tướng Nguyễn Văn Minh được cử thay thế. Trong lá thư đề ngày 6/10/1970, Đại Úy Wayne T. Stanley, thư ký phòng 3 tham mưu cố vấn Mỹ QĐ3, viết cho Trung Tá John L. Huestis, Fort Braggs, North Carolina: "General Tri continues to rule the land with fire and determination. He is now on vacation in Europe and he continues to plan on being CG, III Corps until he retires in 18 months." Sau khi Tướng Trí vận động thành công được phép hồi hương, ông liền xuống nằm tại Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 với Tướng Hiếu. Tướng Trí hăm dọa làm dữ với lực luợng hùng hậu của Sư Đoàn 5. Tổng Thống Thiệu buộc phải nhượng bộ và trả lại ghế Tư Lệnh Quân Đoàn III cho Tướng Trí.

Sau khi Tướng Trí chết, Thiệu tìm cách bứng Tướng Hiếu ra khỏi Sư Đoàn 5. Thiệu càng sợ Tướng Hiếu hơn nữa khi, sau cuộc triệt thoái Snoul cuối tháng 5 năm 1971, Tướng Nguyễn Văn Minh rỉ tai Thiệu là Tướng Hiếu lợi dụng Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III được tăng phái cho Chiến Đoàn 8 rút về Lộc Ninh, toan tính dùng lực lượng thiết giáp đem về Sài Gòn đảo chánh, theo lời kể của Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi.

Tháng 6 năm 1971, Tướng Hiếu bị đẩy ra Vùng I với một chức vụ ngồi chơi xơi nước, phụ tá cho Tướng Hoàn Xuân Lãm. Sau đó, vào tháng 2 năm 1972, Tướng Hiếu được đưa ra khỏi lãnh vực quân sự với chức phụ tá cho Phó Tổng Thống Hương đặc trách bài trừ tham nhũng.

Bỗng dưng, vào tháng 12 năm 1973, Tướng Hiếu được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Phó Hành Quân Quân Đoàn III, do sự yêu cầu của Tướng Phạm Quốc Thuần. Tướng Thuần cần một tướng giỏi về chiến thuật và chiến lược để cáng đáng việc trọng yếu bảo vệ vùng thủ đô Sài Gòn. Tướng Thiệu cẩn trọng không cho Tướng Hiếu có quân trong tay trong chức vụ tư lệnh phó dưới quyền của ba Tư Lệnh mà ông nắm chắc không tạo phản: Thuần, Đống và Toàn.

Nhưng rồi khi thấy giới chức Mỹ lân la gần gũi thân mật đặc biệt với Tướng Hiếu, Thiệu bắt đầu đa nghi, nhất là khi bị chính phủ Mỹ áp lực từ chức đến ba lần.

Tướng Hiếu thường lui tới nhà lầu Frank Bleau của Tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ, một câu lạc bộ dùng làm nơi hội họp và tiêu khiển dành cho các giới chức cao cấp Mỹ. Các sĩ quan cao cấp Việt Nam tại Quân Đoàn III cũng được phép xử dụng câu lạc bộ này, đặc biệt là các sĩ quan thuộc Không Đoàn 3 Biên Hòa, tỉ như Chuẩn Tướng Huỳnh Bá Tính, Tư Lệnh, Đại Tá Nguyễn Văn Tường, Tư Lệnh Phó, Đại Tá Nguyễn Văn Lê, Tham Mưu Phó Hành Quân cũng thường tới đây xem chiếu bóng, uống rượu và nhẩy đầm. Các sĩ quan không quân thường uống rươu đến say mèm; Tướng Hiếu thì tuyệt đối không khi nào thấy uống hơn một ly rượu mạnh. "Bà chủ" lo công việc tiếp khách tại câu lạc bộ là một phụ nữ Việt Nam mang tên Jacqueline. Tướng Hiếu thích xem phim loại Hawaii Five-O và đặc biệt là đã yêu cầu trình chiếu phim Cầu Sông Kwai, đến năm lần và tấm tắc khen viên sĩ quan chỉ huy trưởng Anh quả là có khí khái anh hùng. Ngoài ra, Tướng Hiếu rất thường xuyên được ông Tổng Lãnh Sự Mỹ Richard Peters mời về tư dinh dùng cơm tối, đánh cờ, uống trà và bàn bạc tán gẫu.

tướng nguyễn văn hiếu

Với Tổng Lãnh Sự Mỹ Walkinshaw tại câu lạc bộ Frankbleau

Tướng Hiếu thường đáp lễ rủ ông Peters đi bắn súng tại xạ trường ở Lai Khê. Ông Peters có dịp chứng kiến Tướng Hiếu trổ tài thiện xạ và khả năng xử dụng được cả hai tay trái phải.

Tướng Hiếu dư biết là những lần giao dịch với các giới chức Mỹ của mình đều bị cơ quan an ninh của Thiệu theo dõi sát nút.

Khi thấy Tướng Đống trao toàn quyền hành sử tại Quân Đoàn III cho Tướng Hiếu và nhất là khi Tướng Đống đòi đem Sư Đoàn Dù từ Vùng I về cứu nguy Phước Long, Thiệu thay Tướng Đống với Tướng Toàn cho chắc ăn.

Ngày 2 tháng 4 khi cần thiết lập Bộ Tư Lệnh Tiền Phương tại Phan Rang, thoạt đầu Thiệu cử Tướng Hiếu ra gặp Tướng Phú tại Lầu Ông Hoàng để sát nhập tàn quân của Quân Đoàn II vào Quân Đoàn III, nhưng rồi khi sực thấy Tướng Hiếu có quân trong tay, liền rút Tướng Hiếu trở về lại chức vụ không quân, thay vào đó Tướng Vĩnh Nghi được đề cử ra lập phòng tuyến Phan Rang. Khi gặp lại Tướng Hiếu ở Biên Hoà, Tướng Phạm Quốc Thuần lấy làm ngạc nhiên hỏi: "Ủa, mới đây vừa thấy toa được đổi ra Phan Rang mà tại sao lại trở về đây vậy?" Tướng Hiếu chỉ trả lời với một cái cười trừ muốn hiểu sao thì hiểu.

Tướng Thiệu càng hoảng sợ hơn nữa khi thấy Tướng Weyand, sứ thần Tổng Thống Ford phái sang nhận định tình hình, chỉ gặp Tướng Hiếu có sự hiện diện của Tướng Smith và Đại Tá LeGro, Tư Lệnh và Sĩ Quan Tình Báo DAO, mà không gặp Tướng Toàn (xem Phúc Trình Lượng Định Tình Hình Việt Nam). Chỉ có ông Clinton E. Granger, một thành viên của phái đoàn Weyand, gặp Tướng Toàn thôi (xem Tình Hình Việt Nam Tháng 4/1975).

Ngày 6 tháng 4, đang trên lộ trình đi thị sát các đơn vị chiến đấu, Tướng Hiệu được Tướng Toàn thông báo là Tổng Thống muốn gặp ngay lập tức tại dinh Độc Lập. Liên quan đến buổi họp này, Thu Lâm kể trong cuốn Fallen Leaves: Bác Hướng đã nói với Xuân là sáng hôm đó anh Hiếu đã từ chối che đậy cho hành vi tầm bậy của một trong những đàn em của ông Thiệu. Anh Hiếu cũng công khai chống đối chính sách rút quân ra khỏi những vùng chiến thuật của ông Thiệu, "nhượng bỏ đất đai cho Cộng Sản".

Về phía giới chức Mỹ khi thấy Thiệu manh nha muốn loại khử Tướng Hiếu, họ đề nghị nhiều lần đưa Tướng Hiếu và gia đình bằng trực thăng ra Đệ Thất Hạm Đội. Nhưng Tướng Hiếu đều từ chối và nói với thân phụ: “Con sẽ không ngừng chiến đấu, con sẽ không để ông Thiệu bịt miệng, con sẽ chết trong tư thế chiến đấu, ngoài mặt trận hay ngay tại văn phòng, con sẽ không bỏ cuộc đến khi đổ giọt máu cuối cùng. Con thề danh dự như vậy."

Các di chuyển đường bộ của Tướng Hiếu được các nhân viên an ninh của tình báo Mỹ âm thầm đi theo bảo vệ. Mỗi khi từ Biên Hòa về Sài Gòn thăm gia đình, Tướng Hiếu thường tự lái xe ẩn tế với chỉ duy viên tài xế trung sĩ ngồi bên cạnh mà không sợ Việt Cộng ám sát; Tướng Hiếu được khuyến cáo tạm đình chỉ lối di chuyển đầy bất trắc này. Anh em bên Không Đoàn 3 cũng đặc biệt cẩn mật về mặt bảo trì và canh giữ trực thăng riêng của Tướng Hiếu.

tướng nguyễn văn hiếu

Biết là vận mạng mình có bề nguy cơ, nhưng Tướng Hiếu vẫn thản nhiên lo công việc chuẩn bị đối ứng với thế tấn công áp đảo của Cộng Quân, Tướng Hiếu hé mở cho giới chức Mỹ khái niệm phản công của mình : “Ông đã nghiên cứu học hỏi chi tiết chiến trận Hồng Quân đánh bại cuộc xâm lăng của các lực lượng Đức Quốc Xã tại Nga trong Đệ Nhị Thế Chiến và ông hiển nhiên thán phục thành quả của Quân Đội Nga.”

tướng nguyễn văn hiếu, tướng nguyễn văn toàn, tướng trần quang khôi

Một người thì lo cứu nước, người kia thì lo giữ lấy ghế tổng thống.

tướng nguyễn văn hiếu, tướng lữ lan, tướng nguyễn văn toàn

Tướng Hiếu - Tướng Lữ Lan - Tướng Toàn BTL/QĐIII tháng 4 năm 1975

Khi thấy không thuyết phục được Tướng Hiếu cùng gia đình đi lánh nạn, giới chức Mỹ đề nghị Tướng Hiếu đeo cây bút viết mực hiệu Cross có cài đặt bộ phận điện tử truyền âm thanh trong túi áo để phòng thân. Chính nhờ cây bút này mà giới tình báo Mỹ biết được thời điểm và cách thức Tướng Hiếu bị sát hại. Đâu ngờ là quân gian dùng tới một tay sát thủ có điều kiện hành động giữa thanh thiên bạch nhật, ngay tại văn phòng, trong lúc các sĩ quan làm việc tại Bộ Tư Lệnh có mặt đông đủ tại bản doanh trước giờ ăn trưa.

cross atx collection

_______

Ghi chú: Cơ quan tình báo Mỹ có lập một hồ sơ thu thập các dữ liệu về vụ "trừ khử các tướng lãnh quân đội bạn trên căn bản chính trị". Hồ sơ này thuộc loại "tối mật" được lưu trữ tại cơ quan tình báo gốc, chứ không được chuyển qua các Văn Khố Quốc Gia, nơi lưu trữ các tài liệu đã được tự động giải mật sau hạn định 25 năm. Nếu có vụ kiện cáo, may ra quan tòa có thể buộc cơ quan tình báo trưng ra các dữ liệu tang chứng này chăng?

Nguyễn Văn Tín
Ngày 27 tháng 6 năm 2015

Cập nhật ngày 30/6/2015

Các bài viết cần đặc biệt quan tâm

- Vấn Đề Tình Báo Hoa Kỳ và cái Chết Bí Mật của Các Tướng Lãnh Tài Ba QLVNCH - http://www.truclamyentu.info/southeast-asia-sea/tvt_nvtin_tinh-bao-my-va-cai-chet-cac-tuong-lanh-tai-ba-qlvnch.html

- Một Số Bàn Tán về Tin Thủ Phạm Giết Tướng Hiếu - http://www.truclamyentu.info/southeast-asia-sea/nvtin_mot-so-ban-tan-ve-thu-pham-giet-chet-tuong-hieu.html

- Cựu Tổng Thống Thiệu Trả Lời Về Cái Chết Của Tướng Hiếu - http://www.truclamyentu.info/southeast-asia-sea/nvtin_cuu-tt-thieu-tra-loi-ve-cai-chet-tuong-hieu.html

- Con Cờ Tướng Hiếu Trong Thế Cờ Tổng Thống Nhà Nam - http://www.truclamyentu.info/dialinhnhankietcuavn/con-con-tuong-hieu_tong-thong-nha-nam.htm

- Bản Tường Trình Kết Thúc Về Cái Chết Của Tướng Nguyễn Văn Hiếu - http://www.truclamyentu.info/dialinhnhankietcuavn/bantuongtrinhketthucvecaichettuonghieu.htm

- Một Cái Chết Bí Ẩn - http://www.truclamyentu.info/southeast-asia-sea/nvtin_mot-cai-chet-bi-an.html

- Đại Tướng Nguyễn-văn-Hiếu: Số Phận Nghiệt Ngã Của Một Người Chiến Sĩ Quốc Gia Chân Chính - http://www.truclamyentu.info/tlls_thu-vien-bo-de-online/tvbd_blt-thu-39-dai-tuong-nguyen-van-hieu-so-phan-nghiet-nga-cua-nguoi-chien-si-quoc-gia-chan-chinh.htm

Nguồn: http://www.generalhieu.com/generalhieu_assassination_thieu-u.htm

 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site