lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asia Sea

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

Nỗi Khổ Tâm Của Tướng Hiếu

John Prados viết trong The Hidden History of the Vietnam War (1995): "Năm 1975, Tướng Hiếu giữ chức tư lệnh phó vùng quân sự bao gồm Sài Gòn; ông tự vận khi rõ ràng là Miền Nam Việt Nam sắp cáo chung." Ông Prados viết đúng khi xác định "là Miền Nam Việt Nam sắp cáo chung"; nhưng ông sai lầm khi ông cho đó là lý do Tướng Hiếu tự vận. Trong phần bài này tôi sẽ cố gắng hình dung lại tâm trạng của Tướng Hiếu trong tư cách Tư Lệnh Phó Hành Quân Quân Đoàn III vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4 năm 1975, một phần dựa vào những lần găp gỡ cuối cùng giữa tôi và anh tôi vào thời buổi đó, phần khác vào những kết quả của sự tìm hiểu mới đây của tôi liên quan đến vấn đề này qua các tài liệu và các cuộc phỏng vấn cùng với những nhân chứng của thời cuộc.

Vào thời điểm Ban Mê Thuột và Đà Nẵng thất thủ, tôi đang sống ở Nha Trang. Anh tôi gọi điện thoại cho Tướng Lê Văn Thân, lúc đó là Tư Lệnh Phó Diện Địa Quân Đoàn II, nhờ nhắn lại là tôi phải rời bỏ Nha Trang tìm đường vào Sàigòn ngay lập tức vì Tổng Thống Thiệu đã quyết định bỏ Quân Đoàn I và II. Tướng Thân sai người con trai đến bảo tôi lại gặp ông. Ông cho biết là trong vài ngày nữa ông và gia đình ông sẽ được một tàu hải quân chở vào Sàigòn, nếu muốn tôi có thể đi theo chuyến tàu này. Tôi từ chối nghĩa cử này, và xin ông giúp tôi phương tiện vào phi trường dân sự, một người cháu họ làm việc với Hàng Không Việt Nam sẽ giúp tôi đáp phi cơ vào Sàigòn. Vào lúc đó, để tránh tình trạng hỗn loạn xảy ra tại phi trường Đà Nẵng, Tướng Phú đã ra lệnh áp dụng biện pháp an ninh gắt gao tại cổng vào phi trường. Tướng Thân đã phải dùng xe jíp riêng có gắn cờ một sao mới đưa tôi lọt vào phi trường. Nhờ vậy tôi đã đáp được chuyến bay Air Viet Nam cuối cùng đi vào Sàigòn.

Vài ngày hôm sau, tôi lên Biên Hòa gặp anh tôi tại bộ tư lệnh Quân Đoàn III để trình diện và đồng thời cám ơn. Trong dịp gặp gỡ này, nét mặt anh tôi rất đăm chiêu. Viên sĩ quan tùy viên cho tôi biết anh tôi mới bay từ Phan Thiết về (sau này, qua báo chí và sách vở, tôi biết được là anh tôi ra Phan Thiết ngày 2/4/1975 để Tướng Phú bàn giao các đơn vị sống sót của Quân Đoàn II tại Lầu Ông Hoàng). Tôi hỏi anh tôi liệu mình có đủ sức chống lại nổi sự tấn công của địch không. Anh tôi trả lời: "Khả năng binh sĩ có thừa; mình chỉ thiếu có đạn dược mà thôi; quân ta sẽ cầm cự được tối đa hai tháng sẽ hết đạn." Tôi đặt một câu hỏi khác: "Tại sao Tướng Toàn lại được chọn làm Tư Lệnh Quân Đoàn III vậy?" Anh tôi trả lời: "Tổng Thống bảo là tình hình này cần có một tướng gốc thiết giáp biết xông xáo." Nói tới đây anh tôi ngó lên màn truyền hình nghe Tổng Thống Thiệu đang than vãn với quốc dân đồng bào, anh tôi bình phẩm: "Tổng Thống của một quốc gia đâu nên lải nhải như vậy, để các bộ trưởng trình bày với dân chúng có hay hơn không?"

Hồi đó, nghe vậy nhưng tôi không mấy để tâm để ý, bây giờ nghĩ lại tôi mới suy nghiệm thấy anh tôi qua giọng nói mỉa mai và nét mặt khinh miệt có vẻ bực bội vì tài năng chiến lược của mình không được đem ra thi thố vì một ông tổng thống bất tài đã không chọn mình, thay vào đó lại chọn đặt một ông tướng bất tài vào chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn III.

Đó là lần cuối cùng tôi gặp anh tôi. Vài ngày sau, mồng 8/4/1975, anh tôi bị thảm sát tại bộ tư lệnh QĐIII. Ngày hôm sau, 9/4/1975, mặt trận Xuân Lộc bùng nổ. Quân ta anh dũng chận đứng bước tiến của địch quân trong mười ngày. Ngày 21/4/1975, Tổng Thống Thiệu từ chức. Ngày 30/4/1975, QLVNCH tan hàng.

Hai mươi lăm năm sau, tôi tò mò muốn biết anh tôi, với vai trò Tư Lệnh Phó Hành Quân Quân Đoàn III, có công trạng gì trong chiến thắng của trận Xuân Lộc nói riêng, và có kế hoạch nào bảo vệ Sàigòn nói chung không? Tôi tìm được một số tài liệu và dò hỏi được một số nhân chứng quen biết anh tôi thời buổi đó khả dĩ giải đáp thắc mắc của tôi.

Theo bản tính tự nhiên và theo huấn luyện hấp thụ được trong lãnh vực chiến lược, chắc chắn Tướng Hiếu phải phác họa sẵn trong trí óc một kế hoạch vừa qui mô vừa tỉ mỉ để đối lại địch quân đang sắp tràn xuống Quân Đoàn III. Đại Tá Lê Khắc Lý kể lại trong cuốn Tears Before The Rain: An oral history of the fall of South Vietnam của tác giả Larry Engelmann (1990): "Tôi tới thăm vị Tư Lệnh cũ tốt lành của tôi, Tướng Hiếu, một sĩ quan thật sự thanh liêm của Quân Đội. Tôi hỏi ông về tình hình Vùng 3. Ông nói là chúng ta cần tổ chức lại và cố chận bước tiến của đoàn chiến xa địch quân. Vài ngày sau đó ông bị thảm sát."

Nhưng kế hoạch đó ra sao thì không ai biết. Tôi dò hỏi những người sau đây: Tướng Lý Tòng Bá (Tư Lệnh Sư Đoàn 25), Tướng Lê Minh Đảo (Tư Lệnh Sư Đoàn 18), Tướng Trần Quang Khôi (Chỉ Huy Trưởng Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III), Tướng Đào Duy Ân (Tư Lệnh Phó Diện Địa Quân Đoàn III), Tướng Nguyễn Văn Toàn (Tư Lệnh Quân Đoàn III), Đại Tá Phan Huy Lương (Phụ Tá Tư Lệnh Phó Hành Quân Quân Đoàn III – Ghi chú: chức Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn III do Tướng Lê Trung Tường nắm), Tướng Trần Đình Thọ (Trưởng Phòng 3, Tổng Tham Mưu), Tướng Fred C. Weyand (Trưởng phái đoàn được Tổng Thống Ford giao trọng trách nhận định tình hình Nam Việt Nam vào cuối tháng 3/1975), Richard Peters (Tổng Lãnh Sự Mỹ tại Biên Hòa), Charles Lahiguera (Phó Tổng Lãnh Sự Mỹ tại Biên Hòa). Tiếp sau đây xin ghi lại các câu trả lời của từng người khi được tôi hỏi: Tướng Hiếu có bàn đinh với anh về kế hoạch phòng thủ Sàigòn không?

- Lý Tòng Bá: Chiều ngày mồng 8/4/1975, tôi dự buổi họp do Tướng Toàn chủ tọa, không có sự hiện diện của Tướng Hiếu. Khi tan buổi họp trên đường đi ra bãi đậu trực thăng để trở về đơn vị, khi đi ngang văn phòng Tướng Hiếu tôi thấy binh sĩ tụ họp bàn tán Tướng Hiếu bị ngộ nạn. Vì cần về gấp đơn vị, tôi đã không nán ở lại theo dõi sự thể.

- Lê Minh Đảo: Anh Hiếu có kế hoạch gì thì tôi không được biết. Trên thực tế thì Quân Đoàn 3 phải trông coi ba Sư Đoàn, SĐ 25 ở Tây Ninh, SĐ 5 ở Lai Khê và SĐ 18 ở Xuân Lộc. Tư Lệnh Quân Đoàn giao phó hoàn toàn trách nhiệm cho mỗi sư đoàn bảo vệ phần lãnh thổ riêng của mình. Được việc thì thôi, còn hỏng việc thì tư lệnh sư đoàn lãnh đủ. Mỗi tư lệnh sư đoàn toàn quyền sắp xếp cách thức bố trí quân của mình. Quân Đoàn chỉ đóng vai trò hỗ trợ mà thôi, chứ không có sáng kiến gì cả. Do đó chiến thắng trận Xuân Lộc là hoàn toàn công lao của riêng tôi và SĐ 18. Kể ra thì Quân Đoàn có giúp đỡ bằng cách tăng phái một Lữ Đoàn Dù cho mặt trận Xuân Lộc.

- Trần Quang Khôi: Không, tôi không biết. Nhưng điều này không cần thiết, vì trong tình thế vô vọng lúc đó, thử hỏi liệu Tướng Hiếu làm được gì? Sáng ngày 8/4/1975, Tướng Hiếu bay trực thăng đến Gò Dầu Hạ họp với tôi vào lúc 8 giờ sáng. Đến 10 giờ thì Tướng Hiếu trở về Biên Hòa. Trưa hôm đó có tin Tướng Hiếu bị thảm sát.

- Đào Duy Ân: Không, tôi không được biết. Có lẽ anh nên hỏi Đại Tá Phan Huy Lương.

- Nguyễn Văn Toàn: Tình hình chiến trận thời gian này rất sôi động nên chúng tôi phải luôn luôn thay phiên nhau đi kiểm soát và chỉ huy hành quân. Thiếu Tướng Hiếu đã tỏ ra có khả năng cao độ và luôn luôn chu toàn nhiệm vụ giao phó một cách đáng khen. Chính tôi đã phải đích thân dùng loa ra lệnh cho các binh lính hỗn loạn của các đơn vị từ Quân Đoàn I và II không được xâm nhập vào vùng Sàigòn và phải tập trung về Vũng Tàu, và tôi phải hăm dọa cho chiến xa khai hỏa nếu họ không tuân lệnh. Nhờ vậy mà Sàigòn tránh được cảnh lộn xộn xảy ra tại Đà Nẵng.

- Phan Huy Lương: Không, tôi không biết. Hai ông Tướng chỉ bàn định riêng với nhau thôi.

- Trần Đình Thọ: Mấy ngày trước khi anh Hiếu chết, hầu như chiều nào tôi cũng đáp trực thăng xuống Biên Hòa vấn ý ảnh. Anh Hiếu rất giỏi về tham mưu và nắm vững tình hình. Nhiều đêm tôi còn ngủ lại trong trailer của anh Hiếu.(Tới đây thay vì trả lời câu hỏi của tôi, Tướng Thọ lại lái sang chuyện khác): Có lần tôi bay cùng theo anh Hiếu đi thăm một đơn vị đóng trong lãnh thổ Căm Bốt. Khi trực thăng đáp xuống đất, hai anh em nhảy ra khỏi trực thăng, dáo dác nhìn ngang dọc không thấy binh sĩ xuất đầu lộ diện nghêng đón. Anh Hiếu lấy làm ngạc nhiên: "Ủa, sao lại kỳ lạ thế này: rõ ràng đây là tọa độ vị trí đóng quân của đơn vị. Bậy thật, chỉ huy trưởng đơn vị di chuyển quân đi mà không báo cáo."

- Frederick Weyand: Đã lâu quá rồi, tôi không còn nhớ có gặp Tướng Hiếu trong chuyến công du nhận định tình hình Nam Việt Nam vào cuối tháng 3 năm 1975 hay không.

- Richard Peters: Không.Tôi chính thức gặp Tướng Toàn hầu như hằng ngày để thảo luận về các vấn đề quân sự trong Quân Đoàn 3. Những dịp gặp gỡ ngoài giờ làm việc với Tướng Hiếu là trên bình diện xã giao. Tôi cố gắng không đề cập tới các đề tài quân sự với Tướng Hiếu trong các dịp xã giao đó. Tướng Hiếu thản hoặc có thể nói lướt qua đến các tình trạng các đơn vị quân lực chiếm hay để mất đất đai. Nhưng chỉ có vậy thôi.

- Charles Lahiguera: Không, Tướng Hiếu rất kín đáo. Hơn nữa, Tướng Hiếu luôn giữ thể diện quốc gia, chỉ bàn định việc này trong giới Việt Nam mà thôi. Tuy nhiên, trong điện thư Tòa Tổng Lãnh Sự Biên Hòa gửi cho Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao Mỹ báo cáo về cái chết của Tướng Hiếu, một trong những giả thuyết được nêu lên là Tướng Hiếu bị giết vì đã khuyến cáo nên đầu hàng để tránh đổ máu quân lính cách vô ích.

Trong các câu trả lời trên đây, người trả lời hoặc biết mà không muốn nói ra (đặc biệt là trong trường hợp Trần Đình Thọ và Richard Peters), hoặc không biết thật vì Tướng Hiếu kín đáo hay vì nhu cầu cần bảo mật khi mà gián điệp địch quân nằm vùng đã len lỏi vào mọi tầng lớp trong quân đội (một ví dụ điển hình, khi chuẩn bị cuộc Hành Quân Khai Lộ, chỉ có Đại Tá Hiếu và Chuẩn Tướng Vĩnh Lộc, Tham Mưu Trưởng và Tư Lệnh Quân Đoàn II biết chuyện mà thôi).

Tướng Hiếu có thể dè dặt đối với Đại Tá Phan Huy Lương vì Đại Tá Lương đã được Tướng Nguyễn Văn Minh, người đã hất cẳng Tướng Hiếu khỏi Sư Đoàn 5 tháng 6 năm 1971 và kéo chân tay bộ hạ thuộc nhóm Băng Miền Tây về chế ngự Quân Đoàn III, mời về giữ chức Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn III.

Tướng Lý Tòng Bá, Tướng Lê Minh Đảo và Tướng Trần Quang Khôi không được Tướng Hiếu tâm sự, vì trong tư cách Tư Lệnh Phó, Tướng Hiếu không có quyền hành ra lệnh trực tiếp, mà chỉ giám sát rồi trình lại mọi việc cho Tư Lệnh Quân Đoàn và chuyển đạt lệnh của Tư Lệnh Quân Đoàn mà thôi. Đối với ba vị tư lệnh cấp sư đoàn này (SĐ25, SĐ18, LLXKQĐ3), cũng như Tướng Lê Nguyên Vỹ (SĐ5), Tướng Hiếu chỉ đôn đốc họ và trợ giúp họ trong việc phòng thủ lãnh vực hành quân của mỗi sư đoàn. Về mặt chiến lược cấp quân đoàn, lẽ dĩ nhiên họ không được tham khảo đến. Chẳng hạn, khi biết rõ Cộng Quân chọn mở mặt trận chính ở Xuân Lộc chứ không ở Tây Ninh, Quân Đoàn III đã tăng phái Lữ Đoàn 1 Dù cho Sư Đoàn 18 (khi đó Tướng Hiếu đã chết), đồng thời đưa Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III từ Gò Dầu Hạ ở phía Tây (gần Tây Ninh) qua án ngữ tại Ngã Ba Dầu Giây ở phía Đông để bảo vệ Biên Hòa trong trường hợp tuyến phòng Xuân Lộc bị trọc thủng. Và khi tình hình cho thấy Sư Đoàn 18 không còn cầm cự nổi, ngày 20/04/1975, Quân Đoàn III ra lệnh cho Sư Đoàn 18 rút quân về Phước Tuy.

Tuy vợ Tướng Trần Đình Thọ có họ hàng phía đàng vợ Tướng Hiếu, Tướng Hiếu có thể giữ kẽ với Tướng Thọ vì Tướng Thọ thân cận với Tướng Cao Văn Viên và Tướng Thiệu là những người không ưa gì mình. Khi giao du với Tướng Thọ, Tướng Hiếu ý thức được rằng những lời ăn tiếng nói của mình sẽ tới tai hai người đó.

Đối với Tướng Toàn thì lẽ đương nhiên là Tướng Hiếu rất là dè dặt, cái dè dặt của một quân tử đứng trước mặt một tiểu nhân. Tướng Hiếu biết là mình không được trọng dụng khi Tổng Thống Thiệu bổ nhiệm Tướng Toàn về nắm Tư Lệnh Quân Đoàn III và tiếp đó Tướng Toàn đưa Tướng Lê Trung Tường vào chức Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn III. Tướng Hiếu đã chê Tướng Toàn chỉ biết có xông với xáo cách bừa bãi. Tướng Hiếu luôn luôn chu toàn nhiệm vụ giao phó một cách đáng khen, theo lời nhận xét của Tướng Toàn, nhưng Tướng Hiếu không tình nguyện làm gì hơn nhiệm vụ giao phó, không phải vì thiếu nhiệt tâm mà vì ý thức mình không được trọng dụng. Ngoài ra, theo lời ông Richard Peters, Giả dụ có điều bất đồng ý kiến giữa Tướng Toàn và Tướng Hiếu, tôi có cảm tưởng Tướng Hiếu, trong tinh thần kỷ luật, sẽ tuân theo lệnh của Tướng Toàn.

Tướng Lê Minh Đảo nhận xét, Tướng Hiếu không khi nào hé môi hỏi han điều gì cả, chỉ đưa mắt nhìn thôi, và chỉ đưa ý kiến khi được hỏi. Thành thử, ngày 6/4/1975, khi Tổng Thống Thiệu triệu Tướng Hiếu vào Dinh Độc Lập để vấn ý, Tướng Hiếu đã nói thẳng ý kiến của mình. "Bác Hướng, [thân phụ Tướng Hiếu], đã nói với Xuân là sáng hôm đó anh Hiếu đã từ chối che đậy cho hành vi tầm bậy của một trong những đàn em của ông Thiệu. Anh Hiếu cũng công khai chống đối chính sách rút quân ra khỏi những vùng chiến thuật của ông Thiệu, "nhượng bỏ đất đai cho Cộng Sản". (Số Mạng của một Người Ái Quốc) Chắc chắn là trong buổi họp này, Tổng Thống Thiệu tham khảo ý kiến chiến lược của Tướng Hiếu về cách đối phó với tình hình quân sự nguy kịch và rất có thể Tướng Hiếu đã phân tích rành mạch thực trạng của thế bàn cờ quân sự đã bước vào thế bí vô phương cứu chữa và đã thẳng thắn khuyến cáo nên đầu hàng để tránh đổ máu quân lính cách vô ích (theo lời Charles Lahiguera).

Khi Tướng Frederick Weyand nói, "Đã lâu quá rồi, tôi không còn nhớ có gặp Tướng Hiếu trong chuyến công du nhận định tình hình Nam Việt Nam vào cuối tháng 3 năm 1975 hay không", ông không nói ngoa, vì khi tôi hỏi thêm thế ông có lần nào gặp Tướng Hiếu năm 1970, khi ông giữ chức vụ Tư lệnh Phó MACV và Tướng Hiếu là Tư Lệnh Sư Đoàn 5 không, thì ông trả lời là không. Nhưng tôi lại tìm thấy bản sao của cuốn sổ nhật ký của bộ tư lệnh SĐ5 lưu trữ tại National Archives có ghi là Trung Tướng Frederick C. Weyand, Tư Lệnh Phó MACV, thăm viếng xã giao Tướng Hiếu ngày 4/9/1970. Tôi có phối kiểm điều này với ông Richard Peters, Tổng Lãnh Sự Mỹ tại Biên Hòa, và hỏi ông, Tướng Hiếu có thuyết trình cho Tướng Weyand khi ông ta tới Quân Đoàn 3 không?, câu trả lời là: Tôi không biết, vì tôi không sắp đặt lịch trình của Tướng Weyand. Tướng Weyand có nói chuyện với một số người Việt tại Long Bình trước khi tới Quân Đoàn 3 và riêng tôi có nói chuyện với Tướng Weyand.

Ngoài ra, tôi hỏi thêm Tướng Weyand ông Clinton Granger có viết trong một văn thư gửi cho Tướng Scowcroft ngày 5/4/1975, Tướng Weyand đã phát biểu mối quan tâm của ông về sự tồn tại của Tổng Thống Thiệu, và về khả năng của nhiều tướng lãnh cao cấp của Quân Đội Việt Nam; ông sẽ trình lên Tổng Thống những điểm này, Tướng Weyand ngụ ý đến tướng lãnh nào thì Tướng Weyand trả lời là không nhớ ông Clinton Granger là một thành viên trong phái đoàn của ông và ông cũng không nhớ đề tài này.

Tôi nghĩ có thể là Tướng Weyand không gặp riêng Tướng Hiếu, nhưng khi phái đoàn của ông đến bộ tư lệnh Quân Đoàn III nghe thuyết trình về tình hình quân sự tại Quân Đoàn III, một trong những thuyết trình viên phải là Tướng Hiếu, không những vì chức vụ Tư Lệnh Phó Hành Quân Quân Đoàn III, mà vì không ai thuyết trình quân sự bằng Anh ngữ lưu loát hơn Tướng Hiếu cả (theo ý kiến của một phóng viên UPI).

Trong văn thư Tướng Weyand đệ trình lên Tổng Thống Ford ngày 4/4/1975 sau chuyến công du, Tướng Weyand đề cập tới III. Các Kế Hoạch Và Ý Định của Chính Phủ NVN, và IV. Viễn Tượng Hiện Tại.

III. Các Ý Định và Kế Hoạch Hiện Tại của Chính Phủ NVN

Chính Phủ NVN có một "kế hoạch chiến lược" nhưng nó được duyệt xét lại hình như hằng ngày tùy theo các biến cố. Một tuần trước (25/3) kế hoạch này hình dung một địa bàn tại Đà Nẵng và một tuyến phòng thủ về phía nam đặt tại ven biển ở Bình Định hay, nếu thất bại, ngay phía dưới Tuy Hòa trong tỉnh Phú Yên. Tuyến phòng này băng qua các tỉnh Tuyên Đức và Lâm Đồng, rồi tới Xuân Lộc thuộc tỉnh Long Khánh và kéo qua Tây Ninh. Từ khi kế hoạch được thiết lập, Đà Nẵng đã mất, vị trí của Chính Phủ NVN tại vùng ven biển thuộc Quân Đoàn 2 đã tan rã phía bắc Cam Ranh.

Chính Phủ NVN có ý định tái tổ chức và tái võ trang các đơn vị QLVNCH và TQLC bị tan hàng trong các trận đánh tháng vừa qua càng nhanh chóng càng tốt. Họ cũng có ý định dùng các biện pháp khác để tăng cường lực lượng QLVNCH bằng tăng cấp các lực lượng địa phương quân và các liên đoàn Biệt Động Quân. Sự thành công trong nỗ lực này tùy thuộc vào khả năng Chính Phủ NVN có thể chỉnh đốn sự kém cỏi trầm trọng trong giới lãnh đạo và chỉ huy và trong khả năng của giới này trong việc biến cải kế hoạch này thành hành động có tổ chức.

Tổng Thống Thiệu và Tướng Viên ý thức được điểm này và hứa sẽ hành động sửa sai.
[...]

IV. Viễn Tượng Hiện Tại

Những gì xảy ra tại Nam Việt Nam trong tháng tới hay sau đó, tùy thuộc rất nhiều vào những gì được thực hiện--hay không được thực hiện--bởi Bắc Việt, Chính Phủ NVN, và Hoa Kỳ trong hai tới ba tuần tới hay ngay cả trong những ngày tới.

Ngoại trừ Lực Lượng Bắc Quân bị chận đứng tại trận địa hay Hànội bị thuyết phục ngưng chiến qua ngã ngoại giao hay ngã nào khác, Bắc Việt sẽ đánh bại Chính Phủ NVN trên bình diện quân sự. Không có dấu chỉ cho thấy Bắc Việt đang gặp khó khăn tiếp vận hay bắt đầu thiếu hụt nguồn tiếp liệu. Sự nam tiến của chỉ một, nếu không nói là hai, trong số năm sư đoàn Bắc Quân hiện đang có mặt tại Vùng 2 CT sẽ đủ để thanh toán quân Chính Phủ NVN tại vùng ven biển thuộc Quân Đoàn 2. Nếu một trong số năm sư đoàn Bắc Quân hiện đã có mặt tại Vùng 2 CT được đưa xuống Vùng 3 CT, đặc biệt là nếu được tăng cường với pháo binh và chiến xa, cán cân lực lượng tương quan hiện tại Vùng 3 CT sẽ bị nghiêng ngửa. Các lực lượng Chính Phủ NVN tại vùng Đồng Bằng, đủ khả năng đương đầu với lực lượng Bắc Quân hiện đã có mặt trong Vùng 4 CT, và Vùng 4 CT sẽ không đứng vững nổi nếu Vùng 3 CT tan rã sau các cuộc thất bại tại Vùng 1 và 2 CT.

Hình ảnh phác họa trên may ra có thể biến cải đang khi Chính Phủ NVN điều quân tại Vùng 3 CT với các đơn vị sống sót từ Vùng 1 và 2. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi thời gian để tái tổ chức và tái trang bị. Ta có thể chẩn đoán là Bắc Việt có thể tiến quân và xung trận các sư đoàn hiện diện tại NVN nhanh hơn là Chính Phủ NVN có thể thiết lập các sư đoàn tân trang.

Còn phần Chính Phủ NVN, phải thực hiện những công tác thật sự hữu hiệu không những để ngăn ngừa sự suy thoái của vị trí quân sự tại Vùng 3 CT, nhưng cũng để--và có lẽ quan trọng hơn--hiến cho dân chúng và giới quân đội, một thôi thúc tâm lý tin tưởng vào tài lãnh đạo của giới chóp bu Chính Phủ NVN. Trong lãnh vực tinh thần, Nam Việt Nam--ít ra tại Vùng 3 CT, kể cả Sàigòn--rất gần kề miệng dốc đưa tới chủ bại và vô vọng của một sự đổ vỡ cơ cấu toàn diện.

Những tư tưởng và nhận định trên của Tướng Weyand, nếu không chịu ảnh hưởng và phản ảnh thì cũng đồng quan điểm với tâm tưởng của Tướng Hiếu vào thời điểm đó.

Nếu Tướng Weyand không gặp riêng với Tướng Hiếu thì chắc Clinton Granger, một thành viên trong phái đoàn Weyand, sau khi gặp riêng Tướng Toàn, thể nào ông cũng ghé sang văn phòng kế bên để tham khảo ý kiến Tướng Hiếu.

Một vài ý kiến của Tướng Hiếu cũng ló dạng trong văn thư Clinton Granger gửi Tướng Scowcroft ngày 5/4/1975. Tướng Hiếu nói quân ta sẽ cầm cự được tối đa hai tháng sẽ hết đạn; Clinton Granger viết, Nếu không có sự trợ lực đầy đủ từ phía Hoa Kỳ, tôi không nghĩ Chính Phủ Việt Nam sẽ tồn tại tới cuối tháng 4. Với sự thay thế nhanh chóng các vũ khí chính yếu về phía Hoa Kỳ, tình hình có thể chịu đựng được đến giữa hay cuối tháng 5. Tướng Hiếu nói với Đại Tá Lê Khắc Lý là chúng ta cần tổ chức lại và cố chận bước tiến của đoàn chiến xa địch quân”; Clinton Granger viết, Tướng Toàn cho chiến xa Bắc Quân là mối đe dọa chính yếu. Ông mong ước có thêm chiến xa để phản công mối đe dọa này, nhưng chúng tôi không thảo luận tới sự hữu hiệu của hỏa tiễn chống chiến xa TOW đặt trên các thiết vận xa M113 thay cho việc phải dùng chiến xa khi không có. (Sau này tôi nhận định riêng là QLVNCH có đủ súng phóng hỏa tiễn TOW và thiết vận xa M113 để xử dụng chung với nhau như một vũ khí hữu hiệu, và họ đã khéo léo tài tình trong việc điều chỉnh cách đặt đại bác phóng hỏa tiễn TOW trên thiết vận xa. Tuy nhiên, các thiết vận xa và súng TOW rải rác khắp cùng các đơn vị QLVNCH, và việc gom lại và điều chỉnh kịp thời rất mong manh.).

Tướng Hiếu lấy làm bực dọc vì Thiệu bất tài lại không chịu dùng tới các tướng tài, kể cả bản thân mình, thay vào đó lại dùng tới những tướng vừa bất tài vừa tham nhũng, và bao quanh mình với một hội đồng gật (Khiêm, Viên, Quang). Tướng Hiếu đã phê bình vào thẳng mặt Tướng Thiệu quyết định thất sách và vô tổ chức rút lui Quân Đoàn I và II cách vội vã, khiến cho tình hình quân sự suy sụp vô phương cứu vãn trong chớp mắt. Đồng thời, Tướng Hiếu lấy làm khổ tâm về số phận hẩm hiu của các binh sĩ bị giới lãnh đạo quân đội coi như những con cờ tốt vô bổ và không ngại thí quân. Ngày đám táng anh tôi, một viên thiếu tá tiểu đoàn trưởng, trên mình còn đóng nguyên bộ đồ trận lấm bụi đất đỏ, từ mặt trận Xuân Lộc lái xe về nghiêng mình trước linh cửu anh tôi, có nói với tôi: "Khi Tướng Hiếu ra lệnh tụi tôi trấn giữ một cứ điểm thì anh em đều vững lòng tuân theo, vì biết sẽ không đời nào bị bỏ rơi". Những khi nắm sinh mạng quân binh trong tay, Tướng Hiếu chỉ tung quân tấn công khi nắm chắc phần thắng; và khi phải thủ đồn, Tướng Hiếu luôn giải cứu đồn với lực lượng tiếp cứu (FOB2, Đức Cơ, Pleime), và trong trường hợp không giữ nổi đồn thì Tướng Hiếu tài tình xử dụng đến chiến thuật đào tẩu (Thân Mẫn, Snoul), chứ không chủ trương buộc binh sĩ phải tử thủ đồn cách vô bổ, chỉ để khỏa lấp tài nghệ cầm quân kém cỏi (không biết tiên liệu, không có kế hoạch chín chắn) của cấp lãnh đạo quân sự. Tướng Hiếu thương mến quân lính; và họ cảm nghiệm được điều đó. Chấp, một thiếu tá gốc mũ nâu BĐQ, tâm sự: "Tướng Hiếu là thần tượng của tôi và biết ông từ khi ông về Sư Đoàn 5. Lúc đó tôi ở một đơn vị biệt phái nhảy vào vùng biên giới được ông lo cho hết mình. Vào gần tới Krek thì ông cho lệnh rút ra khi cấp trên thình lình hủy bỏ không yểm B-52 theo như kế hoạch hành quân đã trù tính. Ông bảo "Không có yểm trợ thì không đánh". Đó là một vị tướng sạch, một vị tướng biết lo lắng nhiều cho thuộc cấp và đạo đức. Khâm phục, khâm phục."

Nguyễn Văn Tín
Ngày 07 tháng 07 năm 2003
Cập nhật ngày 14/08/2003
http://www.generalhieu.com/khotam-u.htm

 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site