lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asia Sea

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

Truyện kể về Anh Tôi, Tướng Hiếu
Chương XII

Một Cái Chết Bí Ẩn

Sáng sớm ngày 8 tháng 4 năm 1975, anh tôi bay đến Gò Dầu Hạ họp với Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi để bàn thảo về cuộc tấn công sắp tới của Việt Cộng tại mặt trận Xuân Lộc.

Khoảng 8:30 giờ dinh Độc Lập bị dội bom. Thiết quân luật được ban bố.

Khoảng 9:30 giờ anh tôi bay trở về Biên Hòa.

Khoảng 10 giờ sáng, anh tôi có một buổi họp cùng với Đại Tá Khuyến, Chánh Sở An Ninh Quân Đội Quân Đoàn III. Buổi họp kết thúc trước 11 giờ. Sau khi mọi người ra về, anh tôi trở lui về văn phòng.

Lúc 11 giờ kém 15 phút khi anh tôi vừa bước vào văn phòng Phó Tư Lệnh Quân Đoàn Lúc 11 giờ kém 15 phút khi anh tôi vừa bước vào văn phòng Phó Tư Lệnh Quân Đoàn III, sát thủ nhảy tới từ đàng sau và dùng cánh tay chặt mạnh vào gáy khiến anh tôi bất tỉnh, rồi dùng khẩu súng lục loại nhỏ Browning P6.35 ly bắn vào cằm. Viên đạn xuyên lên óc và nằm trong xọ chứ không chui ra khỏi đầu. Sát thủ là cận vệ của Tướng Toàn, Đại Úy Đỗ Đức, đệ tam đẳng Thái Cực Đạo. Sau khi anh tôi bị giết, Tướng Toàn gọi điện thoại trình báo lại cho Tổng Thống Thiệu: "Mission accomplie". (xem Vén màn bí mật về cái chết Tướng Hiếu)

browing P6.35 ly giết chết tướng Hiếu

Đại Tá Khuyến kể:

Tôi trở về văn phòng của tôi cách Bộ Tư lịnh không xa, chỉ độ 10 phút lái xe. Tôi sửa soạn đi ăn trưa với một vài người bạn ở Sài gòn lên thăm thì được Phòng An ninh Quân đoàn điện thoại báo cho biết Tướng Hiếu đã dùng súng lục tự vận tại văn phòng. Tôi rất bàng hoàng và kinh ngạc vì đó là chuyện khó tin. Tôi mới chào từ biệt ổng cách đây chừng 15 phút sau buổi họp. Tôi thấy ổng vẫn vui vẻ như thường lệ, không có triệu chứng gì của một kẻ chán đời. Làm sao có chuyện tự vận?

Tôi bèn xin lỗi mấy người bạn Sài gòn và vội lên xe Jeep phóng trở qua Bộ Tư lịnh Quân đoàn. Khi tôi đến thì xe Hồng thập tự đã chở xác Tướng Hiếu vào bịnh viện.

Tướng Toàn dấu kín sự việc giết anh tôi vào buổi trưa và dàn cảnh anh tôi tự sát/ngộ sát vào lúc 7 giờ tối.

giấy khai tử tướng hiếu

Gia đình ở Sài Gòn nhận được hung tin và khoảng 10 giờ tối, chị dâu tôi và cháu Dũng được tài xế trở bằng xe tới Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III. Khi trở về lại Sài Gòn, chị dâu tôi nói với ông cụ: "chẳng thấy máu đâu cả - chỉ thấy một chấm vệt đỏ ở cằm thôi."

Ngày hôm sau, các báo chí thông báo tin tức về cái chết bí ẩn của anh tôi.

- Thông tấn xã UPI:

Tư Lệnh Phó QLVNCH bảo vệ vùng Sài-Gòn được khám phá bị bắn tối thứ ba sau một cuộc cãi vả về chiến thuật với cấp trên của mình. Các nguồn tin quân sự nói là có vẻ ông ta tự vận. Các nguồn tin đó nói Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu chết với một vết thương do một viên đạn gây nên ở miệng tại văn phòng ở Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III nằm ven biên phi trường quân sự Biên Hòa, cách Sài-Gòn 14 miles. Không biết sự kiện Tướng Hiếu chết có liên quan gì với vụ oanh tạc Dinh Độc Lập của ông Nguyễn Văn Thiệu xảy ra sáng thứ ba cùng ngày không?

- New York Times:

Tư Lệnh Phó vùng quân sự Nam Việt Nam bao gồm Sàigòn chết tối hôm qua vì một vết thương do chính nạn nhân gây nên, theo lời báo cáo của giới chức thẩm quyền tại đây ngày hôm nay.

Theo phát ngôn viên quân sự của Chính Phủ, Trung Tá Lê Trung Hiền, sĩ quan tử nạn, Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, thảo luận tình hình quân sự với một nhóm sĩ quan tham mưu trong văn phòng, và đồng thời trưng ra một khẩu súng lục tự động mang nhãn hiệu Đức Walther P-38 mà ông đã sửa lại.

Sau khi các sĩ quan chia tay để đi dùng cơm chiều, người ta nghe thấy một tiếng súng, và tìm thấy vị tướng lãnh chết, phát ngôn viên nói, và thêm ông tin là nguyên nhân là rủi ro chứ không phải cố ý.

Tướng Hiếu là tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh năm 1970 và 1971, và sau đó trở nên trưởng ban chống tham nhũng quốc gia. Trong chức vụ hiện tại, ông phục vụ với tư cách tư lệnh phó Vùng III Chiến Thuật dưới quyền Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn.

Có nhiều nguồn tin cho là có sự bất đồng giữa Tướng Hiếu và Tướng Toàn.

- Thông tấn xã Vietnam Press:

Phát ngôn viên quân sự hôm nay xác nhận một tin báo chí nói là Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, tư lệnh phó Quân Đoàn III và Vùng III Chiến Thuật chết trong một tại nạn tại văn phòng riêng ở Biên Hòa tối thứ ba.

Trung Tá Lê Trung Hiền nói trước tai nạn, Thiếu Tướng Hiếu gặp một số sĩ quan khác trong văn phòng mình bàn thảo về tình hình trong nước và trưng cho các tham dự viên xem một khẩu súng lục P 38 ông mới cho sửa chữa.

Sau buổi họp, Thiếu Tướng Hiếu mời các tham dự viên đi ăn cơn nhưng ông một mình trở về văn phòng và tiếp sau đó người ta nghe thấy một phát súng nổ. Cuộc điều tra đang được tiến hành, phát ngôn viên quân sự cho biết.

Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu trước khi là tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh, tư lệnh phó QĐ I và phụ tá tại văn phòng phó tổng thống đặc trách bài trừ tham nhũng.

- Bản điểm báo của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ngày 9/4/1975 ghi:

Tư lệnh phó của vùng Sài Gòn, Tướng Hiếu, chết vì ngộ sát (New York Times) tiếp sau một cuộc cãi cọ với thượng cấp về chiến thuật (UPI, New York Daily News). Tướng Hiếu đã từng chỉ trích ông Thiệu trong quá khứ về tham nhũng. Không mấy ai tin vào lý thuyết tai nạn (Greenway, Washington Post).

Năm 2011, khi tôi hỏi ông Richard Peters là ông có hay biết gì về cái chết của anh tôi không, ông trả lời:

Báo cáo đầu tiên tôi nhận được đề cập tới nguyên do tự vận. Các giả thuyết khác được nêu lên tiếp sau đó. Vì nhu cầu cấp bách đối phó với các vấn đề tạo nên bởi sự tiến quân vũ bão của Bắc Quân, tôi đã không có thì giờ để đích thân điều tra cái chết của Tướng Hiếu.

Tuy nhiên ông Charles Lahiguera, Phó Tổng Lãnh Sự Biên Hòa cho biết là trong điện thư Tòa Tổng Lãnh Sự Biên Hòa gửi cho Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao Mỹ báo cáo về cái chết của Tướng Hiếu, một trong những giả thuyết được nêu lên là Tướng Hiếu bị giết vì đã khuyến cáo nên đầu hàng để tránh đổ máu quân lính cách vô ích.

Tôi có nỗ lực truy lục điện thư này nhưng chưa tìm thấy.

Nguyễn Văn Tín
Ngày 11 tháng 2 năm 2015
Cập nhật ngày 07/05/2015

http://www.generalhieu.com/story_about_my_brother_hieu_chXII-u.htm


 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site