lịch sử việt nam

Trang Chính

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asian Seas

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

Biển Đông và vận mệnh dân tộc Việt

Nguyễn văn Canh
Ngày 25 tháng 11 năm 2015

LTS: Đây là nội dung bài nói chuyện ứng khẩu   của GS   Nguyễn văn Canh tại Đại Hội Đảng Tân Đại Việt ở Wesrtminster, CA, ngày 15 tháng 11 năm 2015. Bài này được tác giả viết lại có bổ túc thêm chi tiết theo lời yêu cầu của BS Mã Xái, Chủ Tịch Đảng Tân Đại Việt, dùng để đăng trên Website Tân Đại Việt.

GS Nguyễn văn Canh nguyên là Phụ tá Khoa Trưởng và Giáo Sư   Đại Học Luật Khoa Sàigòn, Thuyết trình viên các trường Chỉ Huy & Tham Mưu, trường Cao Đẳng Quốc Phòng, Quân Lực Việt   Nam Cộng Hoà, và Nghiên Cứu Viên tại Viện Nghiên Cứu Hoover về Chiến Tranh, Cách Mạng và Hoà Bình, Đại Học Stanford.

Tôi giới hạn vào hiện trạng các bãi đá bị Trung Cộng chiếm đóng trong vòng hơn 2 năm nay trong vùng Trường Sa, vai trò của Việt cộng trong âm mưu thực hiện bành trướng của TC và cuối cùng là   Hoa Kỳ can dự vào vụ Biển Đông cùng với vận hội mới có thể có của dân tộc Việt.

I   CẬP NHẬT KẾ HOẠCH BÒI ĐẮP CÁC ĐẢO NHÂN TẠO.

Chỉ trong vòng hơn 2 năm nay, TC đã có một Hệ Thống Căn Cứ Hải Quân trên   một chu vi lớn gồm 5 bãi đá được bồi đắp ( Đảo Nhân Tạo) với các kiến trúc kiên cố đươc xây trên đó là: Subi, Én Đất, Vành Khăn, Châu Viên và Chữ Thập. Bên trong chu vi này, có 4 bãi đá thuộc một vùng có tên là Union Banks là Gạc Ma, Colins, Chigua và Tư Nghĩa, và một bãi khác, nằm ngoài Union Banks là Gaven. Các đảo này lập thành một hệ thống căn cứ hải quân của TC.

A.  BẢN ĐỒ VỊ TRÍ CÁC  ĐẢO NHÂN TẠO

southeast asia sea, Subi, Én Đất, Vành Khăn, Châu Viên và Chữ Thập, paracel islands, spratly islands, hoàng sa, trường sa

I). KIẾN TRÚC QUÂN SỰ TRÊN CHU VI   CỦA CĂN CỨ HẢI QUÂN gồm:

1) BÃI ĐÁ NGẦM SUBI

A.  KIẾN TRÚC CÓ TRƯỚC 2008.

Đài khí tượng

B. ĐANG BỒI ĐẮP: ĐÃ HÌNH THÀNH ĐƯỜNG BAY 3000m 

southeast asia sea, Subi, Én Đất, Vành Khăn, Châu Viên và Chữ Thập, paracel islands, spratly islands, hoàng sa, trường sa

2) ELDAD (Én Đất)

3). MISCHIEF (BÃI ĐÁ VÀNH KHĂN):

A. KIẾN TRÚC CŨ, CÓ TRƯỚC 2008

MISCHIEF8   MISCHIEF9

southeast asia sea, Subi, Én Đất, Vành Khăn, Châu Viên và Chữ Thập, paracel islands, spratly islands, hoàng sa, trường sa

- MISCHIEF10              

B. BỒI ĐẮP VÀ KIẾN TRÚC MỚI. 

MISCHIEFS11& 12

southeast asia sea, Subi, Én Đất, Vành Khăn, Châu Viên và Chữ Thập, paracel islands, spratly islands, hoàng sa, trường sa

MISCHIEF13
 
MISCHIEF14   

4) CUATERON ( Bãi Châu Viên)

southeast asia sea, Subi, Én Đất, Vành Khăn, Châu Viên và Chữ Thập, paracel islands, spratly islands, hoàng sa, trường sa

5). FIERY CROSS (BÃI ĐÁ CHỮ THẬP)

A. KIẾN TRÚC CÓ TRƯỚC 2008:

southeast asia sea, Subi, Én Đất, Vành Khăn, Châu Viên và Chữ Thập, paracel islands, spratly islands, hoàng sa, trường sa

Cước chú: Đây là platform ( 116 m x 96m) dùng để đặt dàn phóng hoả tiễn bắn hạ vệ tinh Mỹ. Mất vệ tinh, Hàng Không Mẫu Hạm Mỹ sẽ bị mù, không hoạt động được. Trên nóc building, phía phải có antenne để liên lạc và một góc có bãi đậu cho trực thăng cỡ lớn Change Z-8.

southeast asia sea, Subi, Én Đất, Vành Khăn, Châu Viên và Chữ Thập, paracel islands, spratly islands, hoàng sa, trường sa

Đài khí tượng

Bộ Chỉ Huy.

southeast asia sea, Subi, Én Đất, Vành Khăn, Châu Viên và Chữ Thập, paracel islands, spratly islands, hoàng sa, trường sa

Cơ sở tiếp vận

 B.  BỒI ĐẮP VÀ KIẾN TRÚC MỚI

Fierycross7a

Fierycross

southeast asia sea, Subi, Én Đất, Vành Khăn, Châu Viên và Chữ Thập, paracel islands, spratly islands, hoàng sa, trường sa

Fierycross9

southeast asia sea, Subi, Én Đất, Vành Khăn, Châu Viên và Chữ Thập, paracel islands, spratly islands, hoàng sa, trường sa

southeast asia sea, Subi, Én Đất, Vành Khăn, Châu Viên và Chữ Thập, paracel islands, spratly islands, hoàng sa, trường sa

southeast asia sea, Subi, Én Đất, Vành Khăn, Châu Viên và Chữ Thập, paracel islands, spratly islands, hoàng sa, trường sa

TC bỏ ra 11.5 tỉ MK xây dựng căn cứ này.

II). UNION BANKS. Trong Union Banks có 3 đảo với kiến trúc kiên cố:

1) JOHNSON SOUTH( Gạc Ma)

A). TRƯỚC 2008.

B). BỒI ĐẮP SAU 2014.

southeast asia sea, Subi, Én Đất, Vành Khăn, Châu Viên và Chữ Thập, paracel islands, spratly islands, hoàng sa, trường sa

2) CHIGUA

A). CÓ TRƯỚC 2008

southeast asia sea, Subi, Én Đất, Vành Khăn, Châu Viên và Chữ Thập, paracel islands, spratly islands, hoàng sa, trường sa

B). SAU 2014

southeast asia sea, Subi, Én Đất, Vành Khăn, Châu Viên và Chữ Thập, paracel islands, spratly islands, hoàng sa, trường sa

3) HUGHES (Tư Nghĩa)

A). CÓ TRƯỚC 2008:   

B). SAU 2014:

III). KIẾN TRÚC VỀ PHÍA TÂY BẮC UNION BANKS: GAVEN

A). CÓ TRƯỚC 2008

southeast asia sea, Subi, Én Đất, Vành Khăn, Châu Viên và Chữ Thập, paracel islands, spratly islands, hoàng sa, trường sa

B). SAU 2014

southeast asia sea, Subi, Én Đất, Vành Khăn, Châu Viên và Chữ Thập, paracel islands, spratly islands, hoàng sa, trường sa

southeast asia sea, Subi, Én Đất, Vành Khăn, Châu Viên và Chữ Thập, paracel islands, spratly islands, hoàng sa, trường sa

B. HOẠT ĐỘNG BỒI ĐẮP & MỤC ĐÍCH CÁC ĐẢO NHÂN TẠO

southeast asia sea, Subi, Én Đất, Vành Khăn, Châu Viên và Chữ Thập, paracel islands, spratly islands, hoàng sa, trường sa

Hoạt động Bồi Đắp của tàu vét của Tian Jing Hao, từ tháng 9, 2013 đến tháng 6, 2014:
Cuateron: 9-28 tháng 9, 2013, 4-8 tháng 3, 2014, 10 tháng 4 đến 22 tháng 5, 2014          
Union Reefs South: 17 tháng 12 2013 đến 3 tháng 3, 2014 (   đây là Gạc Ma))
Union Reefs North: 20 thảng   đến 3 tháng 4, 2014   ( đ6y là Colins)
Fiery Cross Reef: 7-14 tháng 12, 2013 và 9-17 tháng 3, 2014
Gaven: 24 tháng 5 đến 15 tháng 6, 2014

Cước chú: Tàu vét Tian Jing Hao dài 127 mét, hút 1 giờ được 4.500 tấn bùn/cát. Tàu vét này là   một trong 3 chiếc hoạt động ngày đêm trong khu vực. Đây là   tàu lớn nhất Á Châu,   Các tàu vét được các khu trục hạm có trang bị hoả tiễn   đậu sát khu vực bồi dắp   để bảo vệ. TC gia tăng hoạt động mạnh mẽ, dầm dộ, ngày đêm để sớm hoàn tất hệ thống căn cứ tại đấy..

Mục Đích các đảo nhân tạo

Chín (9)   đảo nhân tạo này tại Trường Sa với   các kiến trúc quân sự kiên cố trên   đó như phi trường, hải cảng,   doanh trại, kho tiếp liệu là tiền đồn nối dài của căn cứ Du Lâm, thuộc Hải Nam.  Căn cứ Phú Lâm trên quần đảo Hòang Sa với   bộ chỉ huy Tam Sa là cơ quan đầu não   nhằm   khống chế toàn vùng.  

Vậy đây là một hệ thống kiến trúc quân sự dùng làm căn cứ tiền phương của hải quân TC trong vùng   Đông Nam Á.

Các căn cứ tiền phương này đóng một vai trò quyết định thôn tính đối với Việt nam, Đông Nam Á và   tiến xa   hơn nữa là kiểm soát cả thế giới:
 
1). Với Đông Nam Á và thế giới: 
a) kiểm soát đường hàng hải, hàng không từ Ấn Độ Dương lên Bắc Á; 
b) đáp ứng nhanh khi cần, nghĩa là trong trường hợp có chiến tranh, 
c) kiểm soát toàn vùng;    
d) làm bàn đạp để khống trị Nam Á, rồi thế giới.

2) Riêng với Việt nam: chiếm Biển động là   cướp đoạt Không Gian Sinh Tồn của dân tộc Việt. Chặn mặt biển là cắt con đường phát triển và bành trướng ra thế giới bên ngoài   cuả dân tộc   Việt.  Còn về phía Tây của VN, TC   dùng Miên, Lào để bao vây VN. Từ đó giúp   chúng chiếm đoạt lãnh thổ Việt nam để dễ bề   thống trị và đồng hóa dân Việt.

southeast asia sea, Subi, Én Đất, Vành Khăn, Châu Viên và Chữ Thập, paracel islands, spratly islands, hoàng sa, trường sa

Trong phạm vi nhỏ hẹp trên Biển Động, ngư dân Việt muốn tiếp tục hành nghề để sinh sống   chỉ cần treo cờ TC.

Chủ nghĩa Bá quyền của Hán tộc đã vẽ một bản đồ   nước Trung cộng mới, bao gồm toàn thể Á Châu, ngoại trừ Nhật Bản. Đây là một mục tiêu trước mắt. Việt nam nằm gọn trong đó.

Như vậy, Công lao của Hồ chí Minh và đồng bọn qua nhiều thế hệ Cộng Sản thực là “vĩ đại” đối với Hán tộc.  

II. VAI TRÒ VC TRONG KẾ HOẠCH BÀNH TRƯỚNG CỦA BẮC KINH.

Làm sao có thể giải thích được sự kiện là lãnh đạo VC luôn im lặng trước các hành vi xâm lăng của TC như   đánh chiếm phần phía Tây của Hoàng Sa thuộc Việt Nam Cộng Hoà vào   năm 1974 và đánh chiếm 6 đảo đá ngầm vào năm 1988 và một số khác vào những năm 1992 và 1995.? Lãnh đạo VC không có một phản ứng nào dù chỉ có một lời tuyên bố xuông trước các hành vi xâm lược bằng quân sự trên làm người ta nghi ngờ lãnh đạo VC chuyển giao Biển Đông cho TC.

Tuy nhiên, đến nay, người ta thấy sự im lặng ấy không những là ưng thuận của VC chuyển giao phần lãnh hải này cho ngoại bang, mà   còn   thấy có các hành vi tích cực   của   chúng tiếp sức cho giặc ngoại xâm chiếm đoạt lãnh thổ của chính mình.  Vậy câu hỏi là lãnh đạo VC đóng vai trò gì trong âm mưu bành trướng   ấy của TC?

Chúng đóng hai vai trò cùng một lúc: Thừa Sai và Thái Thú. 

A). Thừa Sai: Đảng CSVN trở thành kẻ tay sai làm nhiệm vụ chuyển giao   tài sản của chính mình là Biển Đông cho   giặc ngoại xâm dưới sự chỉ đạo và giám sát chặt chẽ của giặc.

Đây không phải là công tác giản dị. Dân tộc Việt cả ngàn năm chống giặc Tàu. Có đến hơn 10 lần, bọn giặc ngoại xâm bị đại bại. Vì thế TC phải có một chiến lược khôn ngoan là sử dụng người bản xứ làm công việc chuyển giao này, thay vì TC mang quân sang đánh chiếm..

TC biết rằng chúng không thể chiếm được Biển Đông, nếu không buộc được lãnh đạo VC đóng vai trò tích cực trong âm mưu của chúng, nhất là VC là chủ nhân của vùng Biển này.

Để tiến tới việc chiếm trọn Biển Đông, Đảng CSTH đưa ra chiến lược cho Đảng CSVN dưới danh nghĩa là

“TÌM MỘT GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG.”

Ngày 12 tháng 4, 2011, Tướng Quách bá Hùng, phó chủ tịch Quân Uỷ Trung Ương sang Hà nội họp và   giao nhiệm vụ   cho lãnh đạo VC thực hiện “gỉải pháp”   cho Biển Đông. Ngày đầu tiên trong 6 ngày tại Hà nội, Quách bá Hùng họp   với   Nguyễn phú Trọng, Nguyển tấn Dũng, Nguyễn minh Triết và các lãnh đạo khác về nhiệm vụ, đường hướng và cơ cấu tổ chức để VC thi hành nhằm giúp   chúng hoàn tất việc chiếm Biển Đông của Việt nam.

a.  TC đề ra 4 nhiệm vụ cho VC:

Thứ Nhất: Phải hướng dẫn dư luận, và cảnh giác về các lời tuyên hố hay có hành động có thể làm tổn thương tình hưũ nghị hay làm mất lòng tin của hai dân tộc.

Thứ Hai: Thương thảo song phương, và tham khảo thân hữu để giải quyết mâu thuẫn.

Thứ Ba: Không cho phép một nước thứ ba can thiệp vào vấn đề Biển Đông.

Thứ Tư: Lãnh đạo VC không được viện dẫn các dữ kiện lịch sử   của VN để biện minh Việt nam có chủ quyền trên vùng Biển này.

Về thực chất, thì nội dung các nhiệm vụ trên là mệnh lệnh của Đảng CSTH cho Đảng CSVN trong công tác chuyển giao chủ quyền Biển Đông cho TC..
 
Để chính thừc hoá việc chiếm Biển Đông, vào tháng 10, 2011, TC và VC ký một Hiệp Ước gọi là “THOẢ HIỆP HỖ TƯƠNG VỀ GIẢI   PHÁP CHO TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG ” do Đại Diện của Bộ Ngoại Giao giữa hai nước ký tại Bắc Kinh. Phía CHXHCNVN có Hồ xuân Sơn, thứ trưởng Ngoại Giao làm đại diện; phía Cộng Hoà Nhân Dân TH có Trương chí Quân, thứ trưởng Ngoại Giao, đại diện. Có Đới bỉnh Quốc, Uỷ Vên Quốc Vụ Viện ( tương đương Phó Thủ Tướng) chứng kiến.  Tât cả 4 nhiệm vụ trên ( đã do hai đảng CS thoả thuận) được du nhập   vào Thỏa Hiệp này. Như vậy các mệnh lệnh   ấy của Đảng CSTH được sử dụng để trói buộc Chính Phủ CHXHCNVN và Chính Phủ này có nhiệm vụ áp dụng mọi biện pháp   để thi hành Thoả Hiệp.

Ý NGHĨA   CỦA THOẢ HIỆP

Trước hết, khi nói tới một Hiệp Ước, người ta phải xét đến quyền lợi và nghĩa vụ mỗi bên kết ước; tư cách và thẩm quyền của người đại diện, sự minh bạch, sự bình   đẳng, đối tượng của Hệp ước, như trường hợp   này là chuyển nhương đất đai v.v.

Ở đây, tôi chỉ nói sơ qua tới quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên: VC và TC.

Nhìn vào 4 nhiệm vụ trên, tôi thấy phía VC chỉ có   nghĩa vụ thi hành. Trong Thoả Ước có ghi một quyền duy nhất cho VC. Đó là quyền tham khảo thân hữu. Thực tế không có áp dụng. Khi TC đưa gìan khoan HĐ981 vào hoạt động trong lãnh hải VN, chúng đâu có tham khảo với VC. Ngươc lại, sau khi sự việc xảy ra, đơn phương và một cách trắng trợn, Nguyễn phú Trọng xin gặp Tập cận Bình về hành vi xâm lược này, lời thỉnh cầu bị bác. Còn về tính cách   thân hữu, thì hành vi của Dương khiêt Trì   nói lên tất cả. Dương Khiết   Trì mắng ( đe doạ) lãnh đạo VC vì e ngại lãnh đạo VC bỏ chạy theo Mỹ.

Rõ ràng là không có tham khảo. Và đây là tiếp xúc có tính cách một chiều, gay gắt, miệt thị, không có gì là thân thiện, thân hữu.

Ngược lại, phía TC có  toàn quyền, nhưng không có nghĩa vụ  nào. Vì vậy đây là một văn kiện trong đó TC qui định một số mệnh lệnh hay nhiệm vụ cho VC thi hành như   phải   làm hay không được làm.

Trong văn kiện, danh từ ‘Thỏa Hiệp ‘ hay danh từ hai “dân tộc ‘ trong   nhóm chữ ‘mất lòng tin của 2 dân tộc’ được dùng để nguỵ trang, che dấu sự đánh lừa của TC đối với VC và còn ám chỉ các biện pháp trừng phạt nữa.

Tôi đưa ra vài thí dụ để minh chứng cách thức mà Đảng CSVN thi hành Thoả Hiệp trên.

Thí dụ về nhiệm vụ 1: hướng dẫn dư luận hay hành động tránh làm tổn thương đến lòng tin của hai dân tộc. Dù là 2 ‘dân tộc’, nhưng VC không là một đối trọng ngang hàng. Thực tế   là nếu một lãnh đạo VC làm một điều gì, kể cả tuyên bô xuông là VC   làm mất lòng tin của TC. Ngược lại, như bên TC mang quân sang   đánh VN ( vụ HD 981), VC coi như không có gì xảy ra (phải chấp nhận) vì VC không thể   và không dám qui trách TC mất lòng tin của VC.

Về hướng dẫn dư luận, những vụ thuyền đánh cá của   ngư dân đảo Lý sơn, Quảng Ngãi bị tàu hải quân TC đâm chìm, rồi bỏ đi. Đâm chìm một   thuyền trên biển cả hành vi thiếu đạo đức, bị quốc tế lên án. Việc ấy còn vi phạm qui tăc/ luật lệ sinh hoạt trên biển cả. Ngay cả đến trường hợp   khi gặp một nạn nhân mà không cứu sẽ   không được luật pháp che chở. Nếu sự việc ấy bị phanh phui trước công luận thế giới, thì Trung Cộng nói chung và hải quân TC nói riêng sẽ bị chê trách vì hành vi man rợ trên. Như thế là uy tín của  TC, là một cường quốc sẽ bị sứt mẻ. Để không làm tổn thương lòng tín cậy của Đảng anh em (TC), Cơ quan Tuyên Giáo Trung Ương của VC hướng dẫn dư luận qua 700 cơ quan truyền thông bằng cách nói rằng thủ phạm là ‘tầu lạ’, dù ngư dân Quảng Ngãi báo cáo cho chính quyền các chi tiết như số tàu, loại tàu…. của Hải Quân TC…

Cơ quan truyền thông Trung Ương của Đảng CSVN còn mẫn cán hơn, đi ra ngoài nhiệm vụ đã được qui định   trong Thoả Hiệp để được quan thày tin tưởng khi thực hiện nhiêm vụ thông tin, hướng dẫn dư luận. Báo Điện Tử Đảng CSVN, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng, vào tháng 9, 2009 dịch nguyên văn một bài tường thuật đăng trong Hoàn Cầu Thời Báo của TC nói về một cuộc tập trận đổ bộ trên đảo Vĩnh thử ( Chữ Thập của VN) của một đơn vị Thuỷ Quân Lục Chiến, gồm cả nhảy dù do Đô đốc, tư lệnh phó Hạm Đội Nam Hải của  TC chỉ huy.  Nghĩa là Tờ báo Điện Tử của VC lại trở thành cơ quan ngôn luận cho Đảng CSTH để hướng dẫn dư luận VN.

Thí dụ khác   nhiệm vụ qui định rằng lãnh đạo VC không được có hành động nào làm tổn thương tình hữu nghị hay lòng tin cậy   của TC. Ngày 1 tháng 5,   2014 TC đưa một hạm đội gồm 90 tàu, có lúc lên tới 135 chiếc gồm cả khu trục hạm có trang bị hoả tiễn hộ tống HD 981 vào hoạt động ở phía Nam đảo Tri Tôn, Hoàng Sa và   hải quân TC ra lệnh cho Cảnh sát Biển VC rời đi xa, cách HD 981, lúc đầu là 3 rồi 4 hải lý.  Tức khắc, Bộ trưởng Quốc Phòng Phùng quang Thanh   ra lệnh   ngay cho Cảnh Sát Biển VC rút ra xa, cách HD 981, 10 hay 11 hải lý. Dù ở xa, đứng nhìn , tàu cảnh sát  biển VC  vẫn bị tàu hải quân TC đâm chìm hay làm hư hại. TC còn bắn chết 2 và 4 bị thương Cảnh sát biển VC (Chung cuộc, có cả thảy 24 chiếc bị chìm hay bị hư hại).  Lãnh đạo VC không có lời lên tiếng phản đối hoặc có hành động   chống trả lại, vì sơ mất lòng tin của Đảng anh em. Lãnh đạo VC lại còn đi xa hơn người ta tưởng là Phùng quang Thanh tuyển bố tại Hội Nghị Quốc Phòng ASEAN sau biến cố đó vài tuần lễ rằng: Vụ giàn khoan   HD 981 cũng giống như mâu thuẫn nội bộ trong một gia đình, không đáng quan tâm.

Y đã   ‘cảnh giác’ cao độ về nhiệm vụ được giao phó để không làm phật lòng TC như Quách bá Hùng ‘căn dặn’..

Bất cứ ai  cũng có thể liệt kê hàng trăm thí dụ như vậy

Thí dụ về nhiệm vụ 2, 3 và 4, trong Thoả Hiệp : 

2. Nếu có tranh chấp, hay không đồng ý về vấn đề nào đó liên quan đến Biển Đông, Thoả Hiệp qui định rằng VC chỉ được thương thảo tay đôi với TC (song phương). Không được để cho một đệ tam nhân can dự, như đưa nội vụ ra toà án quốc tế phân xử các bất đồng. Không được đưa vấn đề tranh chấp ra trước hội nghị như ASEAN, nghĩa là quốc tế hoá vấn đề Biển Đông….

Dù Thoả Ước có nói là thương thảo thân thiện nhưng thực sự là để đánh lừa VC mà mục đích là không cho phép VC quốc tế hóa vấn đê Biển Đông.

3.. Cũng vụ HD 981, VC không được phép kêu gọi một nước thứ Ba, can dự   như   kêu gọi Hoa Kỳ chẳng hạn dùng võ lực ủng hộ chống TC hay như lập liên minh quân sự chống TC. Phải lặng yên để hải quân TC tự ý hoạt động xác nhận chủ quyền của chúng. Đây là lý do VC im lặng để cho TC bồi đắp, xây dựng các đảo nhân tạo, lập các căn cứ hải quân trên vùng Trường Sa.

4. Cũng không được viện dẫn dữ kiện lịch sử như bản đồ, thí dụ bản đồ cổ của Đỗ Bá, hay của Lê quí Đôn, các tài liệu nói trong các sách cổ   của VN gồm các sắc, chỉ của các trìêu đình, các tài liệu có liên hệ về chủ quyền của VN   để chứng minh chủ quyền của VN trên vùng Hoàng Sa và Trường Sa….

Vậy, về bản chất, đây là mệnh lệnh một chiều, độc đóan của ĐCSTH.  ĐCSVN và CHXHCNVN chỉ có nghĩa vụ thi hành, kể cả   việc không đươc kêu ca, khiếu nại hay phàn nàn công khai. Mục đích tối hậu rõ ràng là VC phải nhân danh Nhà Nước CHXHCNCN   phủ nhận chủ quyền của mình (VN) trên Biển Đông của VN.

Qua các điều khoản ghi trong  Thoả Hiệp trên, TC đã trói buộc cả tư duy, suy nghĩ và hành động của VC theo những đường hướng hay qui định mà TC đưa ra. Do vậy, VC là kẻ hành động để bảo vệ quyền lợi của giặc, thay vì   bảo vệ quyền lợi của   chính mình.

b .Về cơ cấu tổ chức và thi hành mệnh lệnh của TC:

1). Quách bá Hùng,   ngày 13 tháng 4, 2011 họp riêng với Phùng quang Thanh. Hai bên đã đi tới một Hợp tác chiến lược toàn diện giữa 2 quân đội, gồm cả hướng dẫn và kiểm soát quân đội khi thực hiện các nhiệm vụ trên. Điều quan trọng là quân đội VC không đưọc chống lại các hoạt động của TC trên Biển Đông , và TC   còn giúp cả việc ngăn chặn   nếu quân đội VC chống lại lãnh đạo VC về sự thực thi các nhiệm vụ trên, kể cả đảo chánh chống lại việc làm của Đảng.  Hợp tác toàn diện trong lãnh vực này đặc biệt gồm sỹ quan TC ngầm theo dõi đơn vị VC để ngăn chặn các âm mưu trên. Cần lưu ý là Quách bá Hùng là người đỡ đầu và hướng dẫn trực tiếp Phùng quang Thanh thi hành nhiệm vụ này.

2). Vương thế Tuấn, Chánh Án Toà Án Nhân Dân Tối Cao cùng thời gian này, ngày 17 tháng 4, sang Hà nội gặp Nguyễn minh Triết để Triết (sau đó là Trương tấn Sang) lo vận dụng toàn thể guồng máy công quyền: Công an, cảnh sát, quân đội, toà án, nhà tù  để ’ trấn áp’ những ai chống đối hoạt động của TC trên Biển Đông.  Những ai dù chỉ hô khẩu hiệu HS & TS của VN là bị bắt, đánh đập và bỏ tù. Vương thế Tuấn là người đỡ đầu cho Nguyễn minh Triết và theo dõi các hoạt động này.

3). Lê hồng Anh, thường trực Bộ Chính Trị (chức vụ của Lê hồng Anh được coi như tương đương với Phó Tổng Bí Thư) cũng trong vòng 6 ngày trong thời gian   Quách Bá Hùng ở Hà nội, được gọi sang Bắc Kinh gặp Mạch kiến Trụ, Bộ trưởng Công An để giao phó trách nhiệm về vận động toàn Đảng vào công tác thi hành các nhiêm vụ trên.

Như trên, ta thấy có một hệ thống ràng buộc tập thể lãnh đạo   Đảng CSVN vào Đảng CSTH, và còn ràng buộc cả mỗi cá nhân lãnh đạo đảng VC nữa. Sự ràng buộc mỗi cá nhân được thể hiện qua tiếp xúc từng người với  một lãnh đạo TC nghĩa là có một quan Thày đỡ đầu.  Sự ràng buộc ấy được tính toán và tổ chức chặt chẽ trong hệ thống giữa 2 đảng song song với nhau từ trên xuống dưới, và theohàng ngang giữa các cấp của hai đảng. Còn nữa, ràng buộc này còn được tổ chức qua hệ thống chính quyền giữa hai nhà nước TC và VC.

Sự ràng buộc ấy chính là các dây, dợ chằng chịt của Bắc Kinh đưa ra buộc lãnh đạo VC qua phương thức ban cấp chức vụ và cho hưởng thụ quyền lợi, và làm cho mỗi lãnh đạo VC trung thành với mỗi quan thày bảo trợ và mong được nâng đỡ trong tương lại.      

a). Về chức vụ. Trong kỳ bàu cử vào Đại Hội kỳ XI, Nguyễn phú Trọng chỉ được đứng thứ 8.  Giả Khánh Lâm, Uỷ Viên Chính Trị Bộ của TC sang Hà nội đã ‘chỉ đinh’ Trọng làm Tổng bí Thư, thay vì chức vụ đó là của Trương tấn Sang, vì y đứng số 1. Hầu hết các chức vụ quan trọng trong đảng ở nhiều cấp đều được xảy ra như thế. Nguyễn cơ Thạch trước đây bị loại ra khỏi guồng máy quyền hành vì không triệt để theo đường lối của Bắc kinh. Phạm gia Khiêm mất chức Phó Thủ Tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao vì lý do vào tháng 8 năm 2010 đã về hùa với đa số thành viên ASEAN ủng hộ quan điểm của Hilary Clinton vể giải pháp đa phương cho vấn đề Biển Đông. Trong phiên họp Hội Nghị Bộ trưởng Ngoại Giao này ở Hà nội, Phạm Gia Khiêm là nước chủ nhà đã bị Dương Khiết Trì hạ nhục vì đi ngược lại quan điểm của Bắc Kinh, và không kiểm soát được tình thế. Sang đến Đại Hội XI, Phạm gia Khiêm không còn chức vụ nào nữa, dù trước đó, trong nhiều năm Khiêm là đồng chủ tịch Uỷ Ban Hợp Tác Song Phương với Đới bỉnh Quốc, đã có công đưa cán bộ TC vào VN ‘hợp tác’ với cán bộ cấp tỉnh  của VC.

b).Về quyền lợi.  

Quyền lợi gồm bổng lộc và lợi ích vật chất   do chức vụ mang lại.

1). Bổng lộc có loại trực tiếp: như vụ Bauxite ở Tây nguyên. Tổng bí thư Nông đức Mạnh được 300 triệu MK, Dũng được 150 triệu. Vì có chống đối, Dũng biện hộ rằng đây là chính sách lớn của Đảng.

2). Bổng lộc gíán tiếp: Đây là các lợi ích vật chất do chức vụ mang lại. Thí dụ như Vụ Vinashin và Vinalines đã giúp cho nhóm Dũng rút ra trên 4 tỉ 8 MK để chia nhau …..

Để có thể được ban cấp quyền lợi này, mỗi cá nhân phải phấn đấu gay gắt để chinh phục được “lòng tin” (danh từ mà Quách bá Hùng dùng khi họp với lãnh đạo VC và ghi trong Thỏa Hiệp) của Bắc Kinh. Mỗi cá nhân còn phải có   thành tích nghĩa là chứng tỏ cụ thể về kết quả việc làm để tỏ lòng trung thành với quan Thày TC. Các phần thưởng   (chức vụ và quyền lợi) là mồi nhử gây ra   những cuộc chạy đua trong ban Lãnh đạo Đảng, cạnh tranh lẫn nhau, đi tới canh chừng nhau, sát phạt nhau,  tố cáo nhau  với quan Thày, kể cả tố cáo cho công chúng biết như   về tham nhũng để loại bỏ nhau khỏi hệ thống quyền lực, vàchém giết nhau như trường hợp Nguyễn bá Thanh v.v. . Trường hợp Phùng quang Thanh là một thí dụ khác. Phùng quang Thanh với tư cách là Bộ Trưởng Quốc Phòng VC là người mẫn cán nhất, trung thành nhất, làm được nhiều việc nhất, đắc lực nhất, được TC tin cậy nhất. Như vậy, y không phải là người trong nhóm mà Dương Khiết Trì hồi tháng 8 năm ngoái khi sang Hà nội giận dữ nói thẳng vào mặt lãnh đạo VC Nguyễn tấn Dũng, Nguyễn phú Trọng, Trương tấn Sang   là “đứa con hoang phải trở về với Tổ Quốc (TC) khổ đau.” Thanh được Quách bá Hùng, tướng lãnh đầy quyền lực đỡ đầu. Trong tình thế đó y đươc TC yểm trợ mạnh nhất, xứng đáng để nắm giữ chức vụ có thể là quan trọng nhất trong ĐCSVN trong nhiệm kỳ 5 năm tới. Tuy hbiên vì những cái nhất đó, mà trong nội bộ lãnh đạo CSVN, có sự đánh phá. Trước tháng 6, 2015, y bị tố cáo tham nhũng nặng. Con trai y là Đại tá Phùng quang Hải thao túng, và  lộng hành kiểm soát các công ty thuộc Bộ Quốc Phòng, nên gia đình y có một tài sản kếch xù, sống xa hoa. Rồi đến tháng 6 vừa qua, xảy vụ “chữa   bệnh”   của y ở Paris. Khi trở về VN, y bị cô lâp ở Bộ Quốc Phòng. Nếu Trương cao Lệ từ Bắc Kinh không sang Hà nội can thiệp, thì số phận của y có khác gì Nguyễn bá Thanh.

( Xin xem thêm, Nguyễn văn Canh, Hồ Sơ Hòang Sa & Trường Sa và Chủ Quyền Dân Tộc, ấn bản lần V, 2014, các trang 314- 332).  

Chỉ thị hay mệnh lệnh cho VC được TC theo dõi, kiểm soát khá gắt gao. Đó là lý do mà lãnh đạo VC im thin thít về vụ gìan khoan HD 981. Còn nữa, VC cũng lặng yên và không có hành động nào trước các hoạt động của TC rầm rộ, công khai bồi đắp và xây dựng các căn cứ hải quân trên 9 bãi đá ngầm trong vùng Trường Sa của Việt nam. Ngoài ra, có lý do khác là có kẻ nào  mà Hoàn Cầu Thời Báo gọi là ‘vong ân bội nghĩa’, tìm cách thoát ra khỏi các ‘dây, dợ’ mà TC dương lên, thì hãy  noi gương Nguyễn bá Thanh.

Tôi nghĩ cũng cần nói đến yếu tố nữa là đạo đức CS và những gì mà đảng viên được học hỏi trong sinh hoạt hàng ngày để giải thích tình trạng trên. Những điều ấy có ảnh hưởng quan trọng đến sự tuân phục có vẻ tuyệt đối mệnh lệnh của TC như ta thấy.

Thực vậy, có một chiến lược “ai thắng ai” đươc dạy tại các buổi học tập. Trong phạm vi cá nhân,  mỗi đảng viên hàng ngày phải phấn đấu (hay VC gọi là đấu tranh), với chính mình, với người khác, dù là với cha mẹ, anh em hay vợ chồng, và với những người khác trong xã hội để chiến thắng. Khi nói tới đấu tranh, thì tức thì là phải suy nghĩ hay tính toán, gồm cả mọi thủ đoạn để giành phần thắng về cho mình. Khi chỉ nghĩ tới phần thắng, thì thắng lợi là ưu tiên, là yếu tố quyết định, là vinh quang, và các yếu tố khác như đạo đức (như giữ lời hứa , không lừa gạt, nói dối) bị gạt sang một bên vì  thường được giải thích là xấu xa ( thí dụ đầu óc tư sản còn tồn tại; tư sản là cái gì xấu xa, đáng khinh bỉ). Một khi con người quen với lối sống đó. Thì chính nó trở thành gía trị mà con người   tìm cách bảo vệ và theo đuổi. Ai không theo đuổi giá trị này, bị coi là lạc hậu, có khi   bị coi là ngu muội. Đó chính là nền văn hoá mới: văn hoá của Xã Hội Chủ Nghĩa.

Chính vì yếu tố này mà lãnh đạo VC đấu tranh với nhau, tranh nhau phục vụ quyền lợi của Bắc Kinh, dù biết rằng như thế là sai, bị đồng hương nguyền rủa, nhưng vẫn làm. Nguyễn phú Trọng  khi xảy ra vụ HĐ 981, xin gặp Tập cận Bình, bị từ chối, không khác gì bị tát vào mặt trước mọi người- công chúng và quốc tế. Y vẫn thản nhiên như không có gi xảy ra. Danh dự truyền thống của dân Việt mà y là một thành viên, gồm cả danh dự con người bị y gạt ra một bên. Đây cũng là trường hợp Dương khiết Trì “nói thẳng vào mặt” đám lãnh đạo VC  là Nguyễn phú Trọng, Trương tấn Sang, Nguyển tấn Dũng, Nguyễn sinh Hùng… là “đám con hoang…”, dù   Trọng và Sang mới chỉ  dám nói một câu với cử tri đơn vị của mình :”VN có chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa”, còn Nguyễn tấn Dũng   nói mạnh hơn, (chỉ nói mà thôi) là TC là nguyên do bất ổn và làm cho   mất an toàn trong tự do lưu thông trên biển và trên không hay hỏi thăm TT Aquino   về vụ kiện tại Toà án quốc tế… Dù sao đây lại là lời đe doạ với phía đối tác. Đe doạ này lại có kết quả không ngờ: Tân Hoàng Đế lưu tâm đặc biệt, nên phải ‘hạ cố’ đến tận nơi thăm và để đáp lễ Dũ​ng đã ‘đề xuất’ chào đón ôm hôn đúng cách Cộng sản và hy vọng được ‘chiếu cố’  trong những ngày tới.

B). Thái Thú: Với tư cách nhà cầm quyền cai trị, VC thay mặt và theo lệnh giặc ngoại xâm sử dụng tòan bộ guồng máy công quyền nhà nước CHXHCNVN như cảnh sát, công an, nhà tù, toà án, quân đội, cả côn đồ,   v.v.   để ‘trấn áp’ và triệt tiêu một cách có hệ thống, nhưng không kém phân khốc liệt bằng bạo lực và vô nhân đạo đối với các công dân Việt của mình, và bóp nghẹt mọi tổ   chức quần chúng nếu họ chống lại âm mưu thôn tính Biển Đông của giặc ngoại xâm.

VC áp dụng phương pháp Leninist và Stalinist để thực hiện mục tiêu này:  

Phương pháp Leninist: Đảng là võ khí đấu tranh giành quyền hành. Các tổ, chi bộ Đảng ở địa phương đóng vai trò quan trọng trong nhiệm vụ thi hành các mệnh lệnh của Đảng, ngõ hầu chế ngự bất cứ mỗi cá nhân công dân Việt nào có hành vi chống lại TC về vụ Trường sa, dù họ không chống lại Đảng CSVN. Các tổ hay chi bộ   ấy rải rác các nơi   tại các khu phố, thôn ấp, trong   mỗi xí nghiệp, nhà thương, trường học hay các tổ chức quần chúng: nam, phụ, lão ấu, nghề nghiêp v.v .. được vận dụng vào cuộc. Các đảng viên của các chi bộ ấy được lệnh nhận diện, theo dõi các kẻ chống đối, nhất là những kẻ lãnh đạo hay chủ mưu, để từ đó chuyển tin cho công an hay chính quyền áp dụng các biện pháp chế ngự. Có rất nhiều hình thức như thuyết phục, cắt ‘họ khẩu’, áp lực với chủ nhân xí nghiệp đuổi việc làm, với trường học thì đuổi học, với nhà trọ hay chủ cho thuê  phải cắt hợp đồng thuê nhà, áp lực với gia đình, thân nhân, cô lập, cho công an kể cả giả dạng côn đồ canh giữ ngày đêm trước cửa nhà… để triệt tiêu chống đối Đảng hay chống TC.

Quan trọng là nếu có tập hợp đông người, phải tìm cách giải tán… Băt bớ các lãnh đạo hay giải tán hoặc   phân hoá, ngăn chăn đám đông tụ họp... thường   hay được  dùng.

Phương pháp Stalinist: Đánh đập tàn bạo, rất dã man dân chúng trên đường phố như đã thấy trong các cuộc biểu tình ở Sài gòn hay Hà nội, bắt bớ và đưa vào các trại tập trung ở nơi đây Công An VC dùng các kỹ thuật tra tấn mềm, hay bạo lực làm tê liệt hoá óc não nạn nhân v.v.

Các cá nhân dù chỉ hô hay cầm biểu ngữ ‘Hoàng Sa là của VN’ cũng bị bắt giam. Sinh viên Phạm thanh Nghiêm  ở Hải phòng biểu tình “toạ kháng” tại tư gia với biểu ngữ “HS & TS là của VN” bị bắt, bị truy tố và bị tù nhiều năm. Sinh viên Nguyễn phương Uyên phổ biến bài thơ ngắn chống TC bị bắt cóc mất tích, rồi sau đó bị bỏ tù và bị đuổi học. Việt Khang, một thanh niên trẻ làm một bài hát ngắn có nhan đề “VN tôi đâu?” bị bắt đi mất tích, cho đến nay không ai biết nạn nhận ở đâu….. Cảnh sát sắc phục  và  Cảnh sát đội lốt côn đồ công khai ‘trấn áp’ người biểu tình chống TC một cách vô nhân đạo ngoài đường phố….

Hai phương pháp này sau khi du nhập vào Trung cộng được kiện toàn hơn, và áp dụng tinh vi hơn, nhưng khủng kiếp hơn. Phương pháp ấy vào đến Việt nam thì lại được nâng lên “một tầng cao mới” với sáng kiến riêng của VC, cộng với sự huấn luyện kỹ thuật của CS Đông Đức. Nên, VC được quan thày TC khen thưởng.

Nhân đây, tôi bày tỏ lòng rất ngưỡng mộ đối với các anh chị em đấu tranh trong nước vì phải chịu đựng gian khổ, đối đầu với các hành vi man rợ của các kẻ đồng loại không còn nhân tính như CSVN. 

CS Trung cộng rất khôn ngoan, đã giao phó công việc xâm chiếm lãnh thổ VN của chúng  cho   người VN. Những người đó là Thái Thú người bản xứ. Điều đáng nói là  Thái Thú VN ấy biết rõ việc làm sai trái  của họ. Tuy nhiên, chúng là một tập hợp đông đảo cứ tranh nhau lao đầu vào ‘tròng’ sai khiến của ngoại bang, như con thiêu thân.  Liệu có người Việt nào dám nói là giặc ngoại xâm đàn áp họ hoặc giăc ngoại xâm cướp nước Việt. Giặc Tàu đâu có bắt dân Việt lên rừng kiếm sừng tê giác, hay xuống biển mò ngọc trai như thời xa xưa.  Về lãnh thổ và lãnh hải, đám tay sai người bản xứ lo việc dâng hiến cho chúng. Giặc Tàu biết rằng hàng ngàn năm qua chúng đổ bao xương máu mà không chiếm nổi một tấc đất. Nay, TC chỉ cần tuyển dụng đám tay sai làm việc này thay cho chúng. Mọi người hãy nhìn kỹ những gì đang xảy ra ở Hà nội trong lúc VC chuẩn bị Đại Hội Kỳ XII được tổ chức vào đầu năm 2016 để ‘bàu chọn’ các chức vụ lãnh đạo cho Đảng  CSVN trong 5 năm tới, nhất là có sự hiện diện của Tập cận Bình, trong tuần lễ qua  thì thấy rõ tính toán của chúng. Trước đây, tại các Đại Hội của ĐCSVN, chỉ có một Uỷ Viên Chính Trị Bộ sang VN để làm áp lực, nay một Tân Hoàng Đế của Thiên Triều  phải đích thân sang   với một số hoạt động kể cả việc xin được nói chuyện tại Quôc Hội VC   thì thấy tình trạng này quan trọng  và khẩn cấp như thế nào.

Cái hay của TC là ở chỗ ấy.

(1) Xây dựng hệ thống căn cứ này là một công tác chiến lược tối quan trọng trong chủ nghĩa bành trướng. Để đánh lạc hướng  dư luận  ngõ hầu giảm bớt chống đối từ dân chúng Việt nam và thế giới, TC đưa hạm đội yểm trợ HD 981 vào Hoàng Sa  ngày 1 tháng 5 một cách dầm dộ. Sự kịện này làm mọi người chú ý đến hoạt động của HD 981, từ đó gây ra ồn ào, và phẫn nộ, trong khi đó đơn vị   hải quân khác của TC gia tốc bồi đắp các bãi đá ngầm ở Trường Sa.  Vài tuần lễ kế đó, đảo nhân tạo Gạc Ma đã hình thành. Sau hơn hai tháng hoạt động,  HD 981 được dời đi, thì lúc đó   bãi đá ngầm Gạc Ma đã  rõ ràng trở thành đảo nhân tạo với một phi đạo và quân cảng. Và cũng vào lúc khi HD 981 rút khỏi Hoàng Sa, thì cường độ ồn ào, phẫn nộ của dân chúng chống đối sự xây dựng căn cứ Gạc Ma đã mất đà, và dư luận thế giới về vi phạm lãnh hải   đã giảm bớt và lúc này TC gia tăng công tác bồi đắp các đảo khác một cách qui mô và xây các công sự kiên cố trên đó. Nền tảng một hệ thống căn cứ hải quân của giặc đã được thiếp lập và bắt đầu công khai thách đố Mỹ và thế giới. Sư đóng góp sức lực kể cả nhẫn nhục cho giặc chiếm đoạt Biển Đông của VN thật là vô giá!

III. CAN DỰ CỦA HOA KỲ VÀO BIỂN ĐÔNG   & VẬN MỆNH DÂN TỘC  

Vào ngày 28 tháng 9, 2015 tại Đại Hội Đồng Liện Hiệp Quốc, Tập Cận Bình công khai tuyên bố rằng Nam Hải (Biển Đông) là của Trung cộng từ thời cổ xưa. Trên căn bản này,  TC thông báo cho Mỹ  và thế giới biết rằng TC là chủ nhân ông, nên có quyền  bồi đắp các bãi đá ngầm thuộc Trường Sa và xây cất những gì tuỳ ý, kể cả các căn cứ quân sự. Các lãnh đạo và truyền thông TC nhấn mạnh rằng các kiến trúc của TC trên các bãi đá đó  không phục vụ chiến tranh, mà đóng góp vào việc bảo vệ tự do lưu thông. Chủ trương như vậy là để biện minh cho quyền lợi cốt lõi của chúng trên vùng Biển này.

Vì các hành vi có tính cách xâm lăng ấy, Hoa Kỳ bắt buộc không thể đứng ngoài cuộc để nhìn vào.

Lý do là quyền lợi của Hoa Kỳ bi đe doạ nghiêm trọng.

Tôi cần nói qua đến quyền lợi ấy và sau đó  xét xem Hoa Kỳ bảo vệ bằng cách nào?

A). Quyền lợi của Hoa kỳ ở Biển Đông: Quyền lợi quốc gia.

Đây là quyền lợi sinh tử của Hoa kỳ trong các lãnh vực thương mại, kinh tế và an ninh.

Về kinh tế và thương mại, vào năm 2010, trị giá giao thương của Hoa Kỳ vận chuyển qua eo biểm Malacca là US $1,300 tỉ, và của thế giới là US $5,000 tỉ. Con số này đủ cho thấy số công ăn việc làm của người Mỹ ở một mức to lớn vô cùng. Nếu Biển Đông bị TC khống chế, thì nước Mỹ sẽ lâm nguy. Đó là quyền lợi quốc gia của Mỹ mà Hilary Clinton tuyên bố  tại Hội Nghị ASEAN ở Hà nội vào tháng 8, 2010. Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Robert Gates tuyên bố tại Hội Nghị Shangri-la vào tháng 6, 2010 rằng Mỹ sẽ bảo vệ tự do lưu thông trên mặt biển và trên không trong vùng Biển Đông và cả công ty dầu của Mỹ đang khai thác ở nơi đây. Ngoài ra, về vấn đề an ninh,  nếu Điển Đông lọt vào tay TC, thì các quốc gia Đông Nam Á sẽ không thể đứng vững được. Đó là mối nguy cho Mỹ.

B)  Chiến lược đối phó:   xoay trục sang Á Châu để bảo vệ quyền lợi:  

1). “Củng cố   các đối tác cũ và thiết lập liên minh mới và TPP.”

Ông Nguyễn trung Châu, chủ tịch Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị trong thư đề ngày 15 tháng, 8, 2011 gửi TT Obama, kèm theo Bản tài liệu của Uỷ Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ lên án Chủ Nghĩa Bành Trướng Bắc Kinh với sự Đồng Loã của CSVN trong âm mưu độc chiếm Biển Đông. Ngày 4 , 10 năm 2011, Tổng thống   Obama   trả lời rằng   để đối phó với TC, Hoa Kỳ đang củng cố các mối liên hệ hiện có và thiết lập liên minh mới. Ông cũng thêm rằng Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương cũng nằm trong kế hoạch này.

Những gì đã xảy ra trong vùng cho thấy Hoa Kỳ đã chuẩn bị đối phó: như hợp tác với Nhật Bản, Phi Luật Tân, Nam Hàn, Tân Gia Ba, Thái Lan   qua tới Ấn Đô, xuống cả tới Úc Châu v.v. ( xin xem Nguyễn văn Canh, thượng dẫn, tr. 367-384).

Vừa mới đây, TPP đã được 12 quốc gia thông qua tại Atlanta, Georgia.

2). Cộng tác với Trung cộng nhưng có dăn đe.

“Cộng tác với Trung cộng có lợi hơn” để gỉai quyết các vấn đề quốc tế. Tuy nhiên, “dĩ nhiên, có  một số ít thách thức trên tòan cầu, nếu có thách thức nào xảy ra, chúng ta có thể đối phó hữu hiệu mà không có sự hợp tác thực sự của Trung cộng” (Indeed there are very few gobal challenges, if any, we can address effectively without China’s active cooperation). Đó là câu trả lời của   TT Obama trong thư đề ngày 20 tháng 5, 2015 về  bản Tuyên Bố của  Uỷ Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ công bố ngày 22 tháng 1, 15 . Uỷ Ban chỉ trích chính sách xoay trục của Obama về quan niệm chỉ đạo chiến tranh của Mỹ là thiếu sót, vì chỉ đặt nặng   việc chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh qui ước mà hậu quả là   đến nay TC hầu như hoàn tất   lấn chiếm 9 đảo đá ngầm ở Biển Đông   với   một hệ thống căn cứ quân sự, đe doạ hoà bình trong khu vực, đặc biệt là có sự đóng góp tich cực của thừa sai VC trong sự bành trướng này.

Bản Tuyên Bố  kêu gọi Hoa Kỳ duyệt lại chính sách chiến tranh viết trong đoạn sau đây:
“…………..
d). Kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ và nhân dân yêu chuộng hòa bình của Hoa Kỳ có một quyết tâm rõ rệt và mạnh dạn để đối phó với sự kiện rằng Trung Cộng đã tiến bước một cách vừng chắc đến việc nuốt gọn Á Châu và sau đó toàn thể thế giới. Nước duy nhất trên toàn thế giới có khả năng đối phó với tình trạng này chính là Hoa Kỳ.

Chính sách của Tổng Thống Obama về việc “tăng cường các liên minh cũ và trui rèn đối tác mới để đối phó với các thử thách chung” và sự tái phối trí các lực lượng quân sự tại các căn cứ khắp Á Châu và Úc Châu, cũng như kể cả đự án Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhất thiết là cần nhưng chưa đủ.  Lý do bởi sự kiện rằng Tổng Thống đang suy nghĩ về việc xây dựng sức mạnh quân sự để đối phó với các thử thách theo lối chiến tranh quy ước.  Vì lý do đó BIÊN ĐÔNG NAY GẦN NHƯ NẰM TRONG TAY CỦA ĐCSTC.  Nếu điều này xảy ra, các quyền lợi chính đáng của Hoa Kỳ như được tuyên bố bởi Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert Gates và Bộ Trưởng Ngoại Giao Hilary Clinton   vào năm 2010 sẽ bị vô hiệu hóa.  Và khó khăn cho Hoa Kỳ và thế giới sẽ khởi diễn từ đây.  Nên nhớ rằng địch thủ tiềm ẩn của Hoa Kỳ có một đầu óc của một con cáo đang chơi một ván bài chiến tranh đa diện với mọi phương tiện khả hữu, ngay cả với các phương tiện vô đạo đức.  Một “Hoa Kỳ’ Lịch Sự lương thiện không thể đối phó với nó một cách hữu hiệu.

Chiến lược chúng ta cần có là một chương trình hành động tổng thể hữu hiệu để tẩy trừ triệt để căn nguyên   của vấn đề./-“

(Bản dịch của Trung Tâm Nghiên Cứu Việt nam)

Lời tuyên bố này của UB được cựu Thiếu Tá Cảnh Sát Thái văn Hoà đọc trong một buổi lễ được tổ chức long trọng trước Đại Hội của  Tổng Hội Cựu Sỹ Quan Cảnh Sát Quốc Gia Việt nam, với sự hiện diện của chừng 400 nhân sĩ và đồng hương trong vùng. Đại hội được   tổ chức tại Westminster, CA ngày 23 tháng 5, 2015.

------------

Tóm lại, như trên ta thấy nhờ vào sự đóng góp tích cực của Đảng VN mà Trung Cộng ngày nay tiến gần tới   nắm trọn Biên Đông.  

Trước khi   có công hàm của Phạm văn Đồng   vào năm 1958 dưới sự chỉ đạo của Hồ chí Minh, TC là kẻ đứng ngoài Biển Đông,  nay nghiễm nhiên trở thành một ‘tay chơi chính’ trong ván cờ Biển Đông, hay nói khác đi nay chúng đóng vai trò chủ nhân chính vùng Biển này của VN. Trong mọi đối thoại, chúng luôn bác khước những điều gì tỏ ra bất lợi về chủ quyền của chúng trên Biển Đông, từ cách thức thương thảo vấn đề, đến quyết định của Toà án La Haye….

Chúng  quá tự kiêu, nghĩ rằng nay là một cường quốc và đánh giá rất thấp quyền lợi sinh tử của Hoa Kỳ tại nơi này và hoang tưởng đến một nước Trung cộng ‘vĩ đại’, đưa toàn thế giới vào quĩ đạo chúng. Do đó tới một lúc nào đó chúng sẽ lãnh mọi hậu quả do sự mù quáng của chúng. Đó là lúc dân tộc Việt có cơ may thoát khỏi âm mưu Đại Hán của chúng do sự tiếp sức tích cực của Hồ chí Minh và các thế hệ lãnh đạo ĐCSVN kế tiếp do Hồ nặn ra./.

Đính kèm Thư của TT Obama trả lời Bản Tuyê Bố của UBBVSVTLT:

white house, barack obama



 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site