lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asia Sea

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

Cần xét lại ý nghĩa đích thực Ngày Quân Lực 19-6 (?!!)

Điều 1 trong 6 Điều Tâm Niệm của người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa:

Tôi nguyện chấp nhận mọi hy sinh gian khổ để chiến đấu bảo vệ cho sự sống còn của Tổ Quốc, của gia đình và của chính bản thân tôi.

Cứ mỗi lần ngày 19 tháng 6 trong năm lại tới, những người cựu quân nhân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thường tổ chức đại lễ để tưởng nhớ tới người lính miền Nam một thời qúa khứ oai hùng chiến đấu trên bốn vùng chiến thuật, bảo vệ tổ quốc và gìn giữ an ninh, mang lại yên bình cho đồng bào miền Nam. Thế nhưng không mấy người lính biết rõ nguồn gốc ai đã thành lập ra ngày Quân lực và tại sao có ngày Quân lực? Trước năm 1975 sau khi nền Đệ nhất Cộng hòa sụp đổ, miền Nam mới có ngày Quân lực. Theo chỗ chúng tôi biết, dưới nền Đệ nhất Cộng hòa do cố tổng thống Ngô Đình Diệm chỉ có ngày Song Thất 7 tháng 7, ngày Quốc Khánh Đệ nhất Cộng Hòa 26 tháng 10 và cũng là ngày Quân đội miền Nam thực sự được thành lập sau khi được trao lại từ tay người Pháp, với danh xưng mới Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Nếu tính từ nguyên thủy ngày thành lập Quân đội Việt Nam, đó là ngày 11 tháng 5 năm 1950, Quốc hội Pháp biểu quyết chấp thuận cho thành lập Quân đội Quốc gia Việt Nam. Cùng ngày này Thủ tướng Trần Văn Hữu tuyên bố thành lập Quân đội Quốc gia chống Cộng (Quân sử 4, trang 192)

Sau đó 7 tháng, ngày 8 tháng 12 năm 1950 Bảo Đại, thủ tướng Hữu và Cao ủy Pháp Leon Pignon ký một thỏa ước thành lập Quân đội Quốc gia Việt Nam nhưng Tổng tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương chỉ huy Quân đội Quốc gia Việt Nam. Ngày 10 tháng 2 năm 1955, quyền chỉ huy Quân đội miền Nam được Pháp trao lại cho Việt Nam . (Đoàn Thêm 1945-1964 trg. 162)

Chúng tôi xin nói sơ qua những biến cố lịch sử từ tháng 11 năm 1963 khi một nhóm tướng lãnh nổi loạn và giết chết vị Tổng Tư Lệnh của mình, miền Nam rơi vào một tình trạng giống như “thập nhị sứ quân” bên Tàu. Đó là một giai đoạn thật đáng buồn cho quân dân miền Nam . Những biến động đau thương này kéo dài cho đến năm 1965.

Sau khi Tổng thống Diệm bị giết, Dương Văn Minh lên nắm quyền với chức vụ là Trung tướng chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng. Hội đồng chỉ sống được ba tháng, trung tướng Nguyễn Khánh đảo chánh và tự phong mình lên làm quốc trưởng. Sau 6 tháng, ngày 16 tháng 8-1964 họ kéo nhau xuống Vũng Tàu thành lập Hội đồng Quân đội Cách mạng với một hiến chương mới (Hiến chương Vũng Tàu). Khánh lên làm chủ tịch Việt Nam Cộng Hòa và Dương Văn Minh làm cố vấn.

Hiến chương chào đời chưa được bao lâu, Khánh bị chống đối dữ dội, nhất là phía Phật giáo và giới sinh viên. Những cuộc chống đốí tương tự lan tràn ra tới miền Trung. Cuối cùng Khánh chịu không nổi nên ông ta phải xuất hiện tuyên bố hủy bỏ hiến chương rồi từ chức.

Tháng 8, Hội đồng Quân đội Cách mạng họp bầu người quốc trưởng, Nguyễn Khánh làm thủ tướng và Trần Thiện Khiêm chỉ huy quân đội. Một tháng sau, “chính phủ” này thành lập ban Thượng Hội đồng Quốc gia, lãnh đạo quốc gia để trao quyền, quân đội trở về vị trí chiến đấu bảo vệ đất nước. Mặc dù nói là trao quyền lại cho dân nhưng thực tế cái Uỷ ban lãnh đạo quốc gia được nắm giữ là những tướng lãnh trong quân đội: Dương Văn Minh làm chủ tịch. Tình hình vẫn tiếp tục xáo trộn qua vụ tướng Dương Văn Đức và tướng Lâm Văn Phát điều quân nổi loạn. Cuộc nổi loạn được hội đồng Quân đội Cách mạng yểm trợ ngầm nhưng “chết yểu” trong bình yên. Dương Văn Đức tuyên bố chỉ là một cuộc “biểu dương” mà thôi.

Tháng 9 năm 1964, ông Phan Khắc Sửu được bầu làm chủ tịch Thượng hội đồng. Hội đồng quốc gia có quyền để thực hiện các cơ chế quốc gia, chọn quốc trưởng. Phan Khắc Sửu lại làm quốc trưởng. Ngày hôm sau Nguyễn Xuân Chữ thay Phan Khắc Sửu làm Chủ tịch hội đồng Quốc gia. Nguyễn Khánh rút lui khỏi chính trường.

Tháng 11 Dương Văn Minh được thăng Đại tướng, một ngày sau Nguyễn Khánh cũng lên đại tướng. Các tướng lãnh được vinh thăng chức tước liên tục nên quân đội thời bấy giờ có rất nhiều tướng trẻ. Khánh bị áp lực phải thành lập Hội đồng Quân lực để giải quyết những vấn đề quan trọng của đất nước. Tổng tư lệnh mất quyền bính. Khánh có chân lớn trong Hội đồng Quân lực để tính chuyện cho mình trong tương lai.

Chưa được mấy ngày, Hội đồng quân lực tuyên bố giải tán chính phủ Phan Khắc Sửu, chỉ tín nhiệm cá nhân ông Sửu và ông Hương làm thủ tướng. Thủ tướng Hương lại bị phản đối. HĐQL lại bất tín nhiệm giải tán luôn chính phủ. Khánh được quyền đứng ra giải quyết chuyện đất nước. Phan Khắc Sửu vẫn tiếp tục tại chức.

Khánh lên nắm quyền và phong cho Phan Huy Quát lên làm thủ tướng. Đại tá Phạm Ngọc Thảo và Lâm Văn Phát đảo chánh. Phật giáo và sinh viên chống đối. Đảo chánh bất thành, Phạm Ngọc Thảo đào thoát. HĐQL lại truất phế Khánh để giao quyền cho trung tuớng Trần Văn Minh lên làm tổng tư lệnh quân lực. Dương Văn Minh đi làm đại sứ Thái Lan, Nguyễn Khánh làm đại sứ lưu động.

Nói chung, sau khi hạ sát vị Tổng tư lệnh nền Đệ nhất Cộng hòa, nhóm tướng lãnh chẳng biết mô tê gì chuyện chính trị, nhưng mục đích là tranh giành chức tước ngôi vị, biến thành những tay sai đắc lực cho chính quyền Mỹ thao túng đường lối quốc gia, hoạch định mọi chuyện chống cộng, để biến Nam Việt Nam thành một đất nước không còn chủ quyền.

Mặc dù chính quyền mang tiếng là dân sự do Phan Huy Quát làm thủ tướng, nhưng những bất đồng xảy ra giữa Phan Khắc Sửu và Phan Huy Quát tiếp tục. Trong tình trạng “hỗn quân hỗn quan” đó, các đoàn thể chính trị, tôn giáo, sinh viên đồng loạt phản đối Phan Huy Quát. Quân đội trở lại chính trường để rồi có ngày Quân Lực 19 tháng 6. Chúng tôi xin mời độc giả đọc trích đoạn viết về Ngày Quân Lực của tác giả Trần Gia Phụng như sau:

NGÀY QUÂN LỰC (19-6)

Ngày 25-5-1965, thủ tướng Phan Huy Quát cải tổ chính phủ, bổ nhiệm một số tổng trưởng mới. Quốc trưởng Phan Khắc Sửu không đồng ý. Vì sự bất đồng giữa thủ tướng và quốc trưởng, xảy ra khủng hoảng nội các. Cuộc khủng hoảng trầm trọng thêm khi tổng hội sinh viên, một số đoàn thể chính trị và các đoàn thể giáo dân Ky-Tô giáo lần lượt yết kiến quốc trưởng Phan Khắc Sửu, phản đối chính phủ Phan Huy Quát. (Nguyễn Trân, Công và tội, những sự thật lịch sử, California: Nxb. Xuân Thu, 1992, tt. 542-544. Nguyễn Trân là hội viên HĐQGLP, có mặt trong cuộc họp nầy.)

Ngày 9-6-1965, thủ tướng Phan Huy Quát họp báo, tường trình về cuộc khủng hoảng chính trị và đề nghị các tướng lãnh đứng ra làm trung gian để giữ thế quân bình cho đến khi có một chính phủ dân cử. Trong cuộc họp tối 11-6-1965, các tướng lãnh áp lực quốc trưởng Phan Khắc Sửu, thủ tướng Phan Huy Quát cùng HĐQGLP giao trả lại quân đội trách nhiệm và quyền lãnh đạo quốc gia mà HĐQL đã ủy thác cho chính phủ dân sự.

Vừa vì bất đồng, vừa vì áp lực của các tướng lãnh, quốc trưởng Phan Khắc Sửu, thủ tướng Phan Huy Quát và chủ tịch Hội đồng Quốc gia Lập pháp Phạm Xuân Chiểu đồng ký bản tuyên cáo ngày 11-6-1965, nguyên văn như sau:

“Sau khi duyệt lại tình trạng ngày càng một khẩn trương của đất nước, sau khi đã xét lại và xác nhận rằng: những cơ cấu và thể chế Quốc Gia hiện tại không còn phù hợp với tình thế, sau khi đã hội ý cùng toàn thể tướng lãnh Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa tại Phủ Thủ Tướng ngày 11/6/1965, chúng tôi, Quốc Trưởng Việt Nam Cộng Hòa, Hội Đồng Quốc Gia Lập Pháp, Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa đồng thanh quyết định long trọng trao trả lại cho Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa trách nhiệm và quyền hành lãnh đạo quốc gia đã được Hội Đồng Quân Lực ủy thác cho chúng tôi chiếu theo Quyết Định số 8 ngày 5/5/1965, Tuyên Cáo số 7 ngày 5/5/1965, Quyết Định số 5 ngày 16/2/1965, Quyết Định số 6 ngày 17/2/1965 và Quyết Định số 4 ngày 16/2/1965.

Yêu cầu toàn thể đồng bào các giới không phân biệt giai tầng địa phương, đảng phái và tôn giáo, ủng hộ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong việc lãnh đạo toàn Quân và toàn Dân đúng theo tinh thần của Cách Mạng 1/11/1963.” (Trích từ Phạm Phong Dinh, “Ý nghĩa Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa”, tạp chí Thế Giới Mới, Houston , 7-6-2009.)

Ngày 14-6-1965, HĐQL họp tại Sài Gòn, đồng thanh chấp nhận đứng ra lãnh trọng trách điều khiển quốc gia một lần nữa, thành lập một ủy ban lãnh đạo của quân lực mệnh danh là Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia (UBLĐQG). Ủy ban LĐQG thay mặt toàn thể quân lực VNCH điều khiển quốc gia, có nhiệm vụ thiết lập thể chế và các cơ cấu quốc gia cùng thành lập một nội các chiến tranh. Sau đây là nguyên văn bản quyết định ngày 14-6-1965 của Hội đồng tướng lãnh:

“- Sau khi nghiên cứu Bản Tuyên Cáo Chung của Quốc Trưởng, Hội Đồng Quốc Gia Lập Pháp và Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa ngày 11/6/1965 trao trả trách nhiệm và quyền hành lãnh đạo Quốc Gia cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Chiếu biên bản Đại Hội Đồng các Tướng Lãnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ngày 12/6/1965. Các Tướng Lãnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Tư Lệnh các vùng chiến thuật và quân binh chủng đã quyết định:

Quyết Định:

Điều 1. Thành lập một ủy ban lãnh đạo của Quân Lực mệnh danh là Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia.

Điều 2. Thành phần của Ủy Ban nói trên gồm có: một Chủ Tịch, một Tổng Thơ Ký, một Ủy Viên phụ trách điều khiển Hành Pháp, Tổng Trưởng Quốc Phòng, Tổng Tham Mưu Trưởng, các Tư Lệnh Vùng Chiến Thuật, Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô.

Điều 3. Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia thay mặt toàn thể Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa điều khiển Quốc Gia.

Điều 4. Hoàn toàn tín nhiệm và chỉ định:

A. Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia: Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu.

B. Tổng Thư Ký: Trung Tướng Phạm Xuân Chiểu.

C. Ủy Viên phụ trách điều khiển Hành Pháp: Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ.

Điều 5. Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia có nhiệm vụ thiết lập thể chế và các cơ cấu Quốc Gia cùng thành lập một Nội Các Chiến Tranh.” (Trích từ Phạm Phong Dinh, “Ý nghĩa Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa”, tạp chí Thế Giới Mới, Houston , 7-6-2009.)

Sau khi tuyên bố nhận lãnh trách nhiệm đứng ra điều khiển đất nước, các tướng lãnh đề cử: trung tướng Nguyễn Văn Thiệu giữ chức chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia (UBLĐQG), nhiệm vụ và quyền hành quốc trưởng; trung tướng Phạm Xuân Chiểu làm tổng thư ký UBLĐQG; thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ là ủy viên phụ trách điều khiển hành pháp, nhiệm vụ và quyền hành thủ tướng.

Ngày 19-6-1965, HĐQL quyết định giải tán Hội đồng Quốc gia Lập pháp (quyết định số 4/ QLVNCH), ban hành Ước pháp Tạm thời gồm 7 thiên, 25 điều,và thiết lập các tổ chức: Đại hội đồng Quân lực, UBLĐQG, UBHPTƯ, Hội đồng An ninh Quốc gia, Hội đồng Kinh tế và Xã hội, Thượng Hội đồng thẩm phán (quyết định số 5/QLVNCH). Chủ tịch UBLĐQG Nguyễn Văn Thiệu liền ký sắc lệnh 001/a/CT/LĐQG thành lập nội các chiến tranh, gọi là Ủy ban Hành pháp Trung ương (UBHPTƯ)

Đại hội đồng Quân lực gồm tất cả các tướng lãnh trong quân đội VNCH. Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia gồm trung tướng Nguyễn Văn Thiệu (chủ tịch), trung tướng Phạm Xuân Chiểu (tổng thư ký), thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ (ủy viên hành pháp), tổng trưởng Quốc phòng, tổng tham mưu trưởng, bốn tư lịnh bốn Vùng chiến thuật và tư lịnh Biệt khu thủ đô.Uỷ ban hành pháp Trung ương do trung tướng Nguyễn Văn Thiệu bổ nhiệm bằng sắc lệnh số 001/a/CT/LĐQG ngày 19-6, ngoài chủ tịch là thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ còn có 5 tổng uỷ viên, 10 ủy viên và 2 thứ ủy.

Khác với những lần đảo chánh hay chỉnh lý trước đây, lần nầy do tranh chấp giữa các chính khách dân sự và với sự thỏa thuận của phía chính phủ dân sự, các tướng lãnh ra nắm chính quyền. Từ đây, ngày 19-6 được xem là ngày kỷ niệm Quân lực VNCH nắm chính quyền, và thường được gọi là NGÀY QUÂN LỰC. (Trích Việt sử đại cương tập 6.)(ngưng trích)

Hiểu như vậy, Ngày Quân Lực 19 tháng 6 được các tướng lãnh lật đổ nền Đệ nhất Cộng hòa khai mở để đánh dấu, không phải là ngày thành lập Quân lực VNCH hay biểu lộ sức mạnh oai hùng và bất khuất của một quân lực đầy đủ uy dũng để bảo vệ tổ quốc và đồng bào. Nhưng chỉ là ngày các tướng lãnh, sau những cuộc binh biến hỗn tạp mà một số cơ quan truyền thông mỉa mai là cảnh “lục súc tranh công” đứng ra nhận lãnh vai trò lãnh đạo đất nước. Ngày mà nhóm phản tướng, bội tướng có thành tích phá nát bét chính trường miền Nam muốn tạo thanh thế cho chế độ quân phiệt bắt đầu. Cuộc diễn binh đầu tiên đánh dấu Ngày QL 19 tháng 6 được diễn ra rất lớn trên đường Trần Hưng Đạo (Sàigon) vào năm 1966. Cuộc diễn binh này cũng còn có ý nghĩa để “dằn mặt” các tổ chức, đảng phái chính trị và tôn giáo muốn âm mưu đứng ra lãnh đạo đất nước. Không ai phủ nhận chủ chốt việc lãnh đạo đất nước ngày 19 tháng 6 là Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu làm chủ tịch Ủy ban lãnh đạo quốc gia (tổng thống), thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ điều hành Hành pháp (thủ tướng) và trung tướng Phạm Xuân Chiểu tổng thư ký.

Nếu muốn biết sự khai sinh đúng nghĩa của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, của các quân, binh chủng... thì chúng ta phải gạt bỏ những mặc cảm, những đầu óc phe phái, những lệch lạc về tôn giáo đang còn ứ đọng suốt hơn nửa thế kỷ qua để nhận xét đúng nghĩa là ngày Quân lực do từ đâu? Trong bài viết về sự thành hình Quân lực VNCH, của tác giả Chinh Nhân, sau khi đẩy Pháp ra khỏi Việt Nam, chấm dứt nền đô hộ của thực dân Pháp rồi bỏ luôn chế độ quân chủ, mở đầu một chính thể Cộng Hòa mà sau này chúng ta gọi là Việt Nam Cộng Hòa:

Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa được chính thức khai sinh vào những ngày tháng cuối năm 1954, sau ngày 20-7-1954 tức là ngày hiệp định Genève được ký kết giữa Pháp và Cộng Sản Việt Nam . Mỗi Quân Binh Chủng lần lượt nhận lại quyền chỉ huy (chủ quyền) từ tay người Pháp, cho mãi tới ngày 26-10-1955 các Quân Binh Chủng mới chính thức được chỉ huy hoàn toàn bởi các Sĩ Quan Việt Nam, đồng thời các cơ sở Hành Chánh, Cảnh Sát, Công An và các cơ quan Tư Pháp cũng được trao trả lại chủ quyền cho người Việt Nam cùng ngày, cho nên ngày 26-10-1955 được coi như ngày người Việt Nam giành lại chủ quyền từ tay người Pháp, sở dĩ như vậy cho nên ngày 26-10 hàng năm thời Ðệ Nhất Cộng Hoà chọn là ngày Quốc Khánh cũng có người ngày nay còn cho đó là ngày độc lập của người Quốc Gia hay Ngày Quân Lực. (ngưng trích).

Sự thành hình, một quân đội từ “khố xanh khố đỏ” đã được tân chế độ Dân Chủ còn qúa mới mẻ doTổng thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo, biến thành một quân lực son trẻ nhưng không thua kém gì những quân lực quanh vùng Đông Nam Á thời bấy giờ. Tác giả Chinh Nhân đã viết lại sự thay đổi nhanh chóng này như sau:

Cũng từ ngày 26-10-1955 Bộ Tham Mưu hỗn hợp Việt Pháp được cải tổ và cải danh thành Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Công Hòa, các Bộ Tư Lệnh Quân khu được cải danh thành Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn vào đầu năm 1956; các đơn vị Sư Ðoàn Khinh Chiến, Dã Chiến cũng dần dà được canh tân thành các Sư Ðoàn Bộ Binh vào đầu năm 1958; các Lữ Ðoàn Thủy Quân Lục Chiến, Liên Ðoàn Nhảy Dù cũng theo đà canh tân Quân Ðội được bàng trướng thành các Sư Ðoàn Tổng Trừ Bị vào cuối năm 1965, các Ðại Ðội Biệt Ðộng Quân được thành lập thành Tiểu Ðoàn rồi Liên Ðoàn rồi Sư Ðoàn vào đầu năm 1975, các đơn vị Thiết Giáp cấp Chi Ðoàn, Thiết Ðoàn được canh tân, hiện đại hoá bằng những thiết giáp tân tiến và tăng trưởng thành các Thiết Ðoàn, Trung Ðoàn Thiết Giáp; các Chiến Hạm Hải Quân cũ kỹ do quân đội Pháp để lại được thay thế bằng những chiến hạm tân tiến hiện thời ào ạt nhận thêm chiến hạm mới các phòng Hải Quân bên cạnh Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn được thành lập thành các Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng; các đơn vị Không Quân từ những khu trục cơ cánh quạt được thay thế bằng những Phản Lực cơ siêu âm rồi các Phi Ðoàn, Sư Ðoàn Không Quân ra đời; các binh chủng, nha sở cũng được trang bị hiện đại hơn và tăng cường quân số cho phù hợp với nhu cầu cuả chiến trường và nhu cầu của các đơn vị không tác chiến. Chính vì vậy mà một vị tướng lãnh tên tuổi ngoại quốc (chúng ta thường có tinh thần vọng ngoại) đã phải tuyên bố xác nhận rằng : Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa là một quân lực tinh nhuệ và hùng hậu đứng vào hàng thứ năm trên thế giới. (ngưng trích)

Nếu hiểu đúng nghĩa ngày Quân Lực thì phải tính từ ngày 11 tháng 5 năm 1950 hay 8 tháng 12 năm 1950. Ngày 10 tháng 2 năm 1955 chỉ là một biến cố chuyển quyền. Những ngày này, dù quân đội Việt Nam được thành lập nhưng vẫn còn bị ràng buộc và chỉ huy bởi quân đội Pháp. Nếu quân đội Việt Nam hoàn toàn được chỉ huy độc lập và không còn vướng mắc gì tới quân đội Pháp, thì theo tác giả Chinh Nhân trình bày, cái mốc Ngày Quân Lực phải là ngày 26 tháng 10 chứ không phải ngày 19 tháng 6.

Nhưng suốt 36 năm qua, người lính miền Nam bỏ nước ra đi, vì thói quen đã có sẵn trước năm 1975, đều chọn ngày 19 tháng 6 để vinh danh quân đội VNCH. Chúng ta đã quên đi ý nghĩa đích thực của ngày Quân Lực mà chỉ nhìn vào một biến cố trở thành thói quen. Khi nhắc đến chiến thắng trận Normandy là phải nhắc tới đại tướng Dwight D. Eisenhower, nói tới cuộc lui binh Waterloo không thể không quên đại tướng Napoleon Bonaparte, nói về trận chiến Nam/Bắc của Đại Hàn không thể không nhớ tới đại tướng MacAthur, viết về nền Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam không thể không quên người khai phóng ra nó là cố TT Ngô Đình Diệm, nhắc đến ngày 17 tháng 6 – 1930 truy điệu và tưởng niệm anh hùng Yên Báy là phải nhớ tới nhà cách mạng trẻ Nguyễn Thái Học, viết về người sinh viên quốc gia uy dũng bước ra pháp trường của Cộng sản Việt Nam ngày 8 tháng 1- 1985, phải hướng về Trần Văn Bá, truy điệu chiến sĩ vị quốc vong thân ngày 30 tháng 4 là phải nhắc đến các tướng lãnh Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai, Phạm Văn Phú..v.v.. Nhưng hôm nay, chúng ta kỷ niệm Ngày Quân Lực 19-6, có còn ai nhắc đến hai tướng lãnh lãnh đạo đất nước, chỉ huy quân đội, là những cột trụ của Ngày Quân Lực: Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu và thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ?

Làm chủ tịch Ủy ban lãnh đạo quốc gia (tổng thống) suốt gần 10 năm, ông Thiệu đã làm được gì cho đất nước? Không ai phủ nhận những đóng góp trong chức vụ của ông để gìn giữ miền Nam khỏi rơi vào tay phương Bắc. Nhưng những đóng góp này không phải do ông tạo ra mà do sự nương dựa vào đồng tiền viện trợ Mỹ cũng như sự “chỉ giáo” của người bạn đồng minh không mấy tốt. Khi “đồng minh tháo chạy” thì ông cũng chấm dứt luôn chuyện lãnh đạo đất nước, chỉ huy quân đội, để theo đồng minh tháo chạy. Cuộc tháo chạy của ông cũng đồng nghĩa như là một cuộc đào ngũ, đào ngũ có tính toán, có sắp xếp, đào thoát được sự tiếp tay của người bạn đồng minh phản bội. Trong quân lực của các quốc gia trên thế giới, chưa có một quân nhân nào dám đào ngũ có sắp xếp và tính toán trước. Nếu có tính toán thì âm mưu đó cũng chỉ mình họ biết. Chưa hết, ông Thiệu là một tổng tư lệnh quân lực, trước khi đào ngũ vẫn còn “lừa gạt” quân đội, lừa gạt đồng bào, tuyên bố trở lại chức vụ trung tướng sát cánh với quân đội để bảo vệ đất nước..

Với Nguyễn Cao Kỳ, cũng đã từng giữ chức vụ Thủ tướng trong ngày 19 tháng 6, không thua gì ông Thiệu, cũng gạt đồng bào, cố tạo niềm tin với đồng bào, nhưng sau cái trò ma giáo đó, thoát thân ra đi như một tên đào binh tầm thường khác. Cái bẩn hơn là bây giờ, chấp nhận mò về Việt Nam để làm thân khuyển mã cho chế độ mà trước đây ông tuyên bố sẽ chiến đấu với chúng đến cùng. Đã hèn như vậy lại còn đi biêu xấu những chiến hữu và quân lực của mình phục vụ trước đây. Ông Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ, có bao giờ đến tham dự Ngày quân lực 19-6 mà những hội đoàn quân đội thường tổ chức hàng năm tại hải ngoại? Lúc còn sinh thời sau khi bỏ nước ra đi, ông Thiệu không bao giờ đến tham dự ngày Quân lực. Ông ta sợ xấu hổ chăng. Cũng có thể lắm. Khi còn lêu bêu trên đất Mỹ chưa về cúi đầu làm thân khuyển mã với quân thù, ông Kỳ cũng trốn chạy ngày Quân lực; có thể ông ta cảm thấy ngày đó không còn ý nghĩa gì nữa với người chiến sĩ bị phản bội. Những tướng lãnh lựa chọn ngày 19 tháng 6, hầu hết là đám phản tướng. Họ chọn ngày 19 tháng 6 để đánh dấu ngày họ lên cầm quyền chứ không ăn nhập gì tới Quân lực VNCH. Đám tướng lãnh này sau khi đào tẩu ra khỏi nước, chẳng thấy ông nào đến tham dự đại lễ Ngày Quân Lực. Sau đó chết dần mòn và chẳng được một lời phân ưu của cá nhân hay hội đoàn quân đội nào. Thật là trớ trêu khi chọn ngày 19 tháng 6 là Ngày Quân Lực! Người quân nhân qủa thực đã khó xử khi mình phải tham dự trước một nghịch cảnh cứ được tổ chức hàng năm. Trớ trêu và khó xử còn hơn cả chuyện Cộng sản Việt Nam xây đài tưởng niệm cố Hòa thượng Thích Quảng Đức, một bậc chân tu của Phật giáo Việt Nam đã hiến thân mình để “bảo vệ đạo pháp, tranh đấu cho độc lập tự do”. Người Phật tử chống Cộng “không khoan nhượng” đứng trước một nghịch lý rất khó giải thích được.

Các hội đoàn quân đội chỉ chú tâm tới ngày Quân Lực, nhưng không màng chi tới những thế hệ kế tiếp sẽ nghĩ sao về những hệ lụy ngày 19 tháng 6?!

Rồi mai đây, những chiến sĩ Mỹ gốc Việt, từ cấp tá (sẽ có cấp tướng) đến người lính, họ hỏi bậc cha anh ngày Quân Lực của quân đội VNCH từ đâu mà có, ai là người khai phóng ra nó, những chiến công nào quân lực của bậc cha anh đạt được? Chúng ta sẽ trả lời làm sao với họ? Hay là chúng ta chỉ biết ú ớ ngày quân lực là... ngày quân lực. Hoặc liều mạng để giải thích ngày QL rằng: đó là ngày các tướng tá hất cẳng chính phủ dân sự, chia phe chia đảng nhảy vào lãnh đạo đất nước. Ngày biểu dương uy quyền của các ông “con trời làm cách mạng” bằng mũi súng và lựu đạn, cảnh cáo đảng phái chính trị đừng hòng lạng quạng xả thân ra cứu nước. Nhưng đến khi tổ quốc lâm chung thì những ông trời con này cao bay tháo chạy. Lính chúng tôi chỉ biết đánh giặc theo lệnh cấp trên. Không biết những người lính bị buộc buông súng bất hạnh này họ nghĩ sao về ngày Quân lực 19-6? Họ hãnh diện hay họ uất hận trong lòng. Uất hận và bàng hoàng vì những người khai sinh ra nó toàn là đám phản bội tổ quốc, lừa bịp đồng bào rồi vứt con bỏ chợ.

Người cựu quân nhân bây giờ chỉ biết buông xuôi theo những gì đàn anh hoặc cấp chỉ huy cũ của họ bày ra. Họ không còn có sự lựa chọn thứ hai. Cứ đến ngày 19 tháng 6 là có diễn hành, có áo mão cân đai, kiếm cung đầy người để biểu dương sức mạnh quân đội, dù biết tập thể quân đội này không còn đoàn kết, tập thể này đã phải tan hàng. Tại sao chúng ta lại cứ ôm khu khư cái ngày 19 tháng 6 phải là ngày Quân lực? Nó nói lên được điều gì?. Nhưng cần phải nói lên sự thật cho lớp hậu duệ biết thì lại vướng vào chuyện trớ trêu như chúng tôi nói ở trên. Quân lực Việt Nam Cộng Hòa còn biết bao nhiêu ngày có lý do chánh đáng để kỷ niệm đúng nghĩa của ngày Quân Lực.

Nếu người ta vì mặc cảm với chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa hoặc với người có công đầu thành lập ra quân lực này, thì thôi để “yên cửa yên nhà”cũng đành vậy, nhưng họ không thể tránh né sự thật để lừa bịp người chiến sĩ mà nay đã gác kiếm cung. Những chiến công oai hùng của các tướng lãnh tài ba, những trận đánh long trời lở đất cả thế giới khâm phục như Bình Long, An Lộc, Bình Giã, Đồng Xoài, Dakto, Khe Sanh...Những tấm gương hy sinh qủa cảm của người lính miền Nam trong cuộc chiến Mậu Thân, những trận đánh làm quân thù khiếp đảm như trận chiến “mùa hè đỏ lửa”, dựng lại ngọn cờ vàng trên cổ thành Quảng Trị... Tất cả chiến thắng nói trên đều là công trạng chung của các quân binh chủng, của các tướng lãnh trẻ tuổi và tài ba. Tại sao chúng ta không chọn một trong những ngày đó để làm Ngày Quân Lực thay thế 19 tháng 6? Tại sao chúng ta lại cứ bám vào một ngày chẳng mang một ý nghĩa tốt đẹp nào, mà chỉ toàn chứa đựng những qúa khứ đau buồn, những chuyện mua quan bán tước, những tranh giành xâu xé trong đám tướng lãnh phản quốc và bịp bợm. Họ khai sinh ra nó khi còn ngồi trên đầu dân quân, rồi họ lại khai tử nó sau khi đào thoát ra ở nước ngoài. Chúng ta không thể vì mặc cảm để phải đồng hóa họ là biểu tượng cho Quân lực VNCH nên không ai dám tách rời ngày 19 tháng 6 ra khỏi Ngày Quân Lực.

Chúng tôi không dám phản đối nhưng hoàn toàn cổ võ và tán đồng kỷ niệm Ngày Quân Lực. Đó là ngày cần có, cần làm và cần tưởng nhớ để vinh danh một quân lực đứng vào hàng đầu Đông Nam Á, hàng thứ năm trên thế giới. Nhưng chúng tôi là những cựu quân nhân chỉ cảm thấy không hài lòng vì biết rằng ngày 19 tháng 6 đã mất ý nghĩa. Người lính Việt Nam Cộng Hòa có bổn phận phải bảo vệ tổ quốc và trách nhiệm gìn giữ yên bình cho đồng bào. Nhưng thời thế đổi thay. Cầm quân cầm súng trong tay mà không giữ được nước, không bảo vệ được dân. Nay bỏ nước ra đi, để dân ở lại chiụ muôn vàn đắng cay, những tướng lãnh của ngày 19/6 năm nào giờ đây đúng ra phải tạ tội với dân với nước từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Nó càng đau hơn, đó là ngày các đầu não trong quân lực: trung tướng Nguyễn Văn Thiệu chuẩn bị giao miền Nam cho Cộng quân, đại tướng Trần Thiện Khiêm đào thoát, Đại tướng Cao Văn Viên giải ngũ khi quân thù đang tới, thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ gạt gẫm đồng bào, đại tướng Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, và rất nhiều cấp chỉ huy bỏ chạy để lại người lính bơ vơ không ai chỉ huy.

Ngày 30 tháng Tư phải là ngày người dân đứng ra lo chuyện tưởng nhớ đến quê hương dân tộc, người lính phải tiếp tay với dân và cũng nhân cơ hội nầy để cầu nguyện cho những chiến sĩ đã chết cho tổ quốc, nhất là những chiến sĩ phải chết trong những giờ phút cuối cùng của miền Nam rơi vào tay quân thù phương Bắc. Sau cùng, đây cũng chính là ngày đối diện với đồng bào để tạ tội với họ. Một ngày buồn của quân đội như thế thì làm sao người cựu chiến binh có thể diện vào những bộ đồ nhà binh thẳng nếp, những bộ đại lễ vừa mới mang về từ tiệm giặt ủi, những dây biểu chương vàng rực rỡ, những huy chương long lánh trên ngực, những cấp bậc uý, tá trên cầu vai, súng ống đầy mình, có đoàn rước quốc quân kỳ kèm theo những khúc quân hành xé tai... Những hình thức nầy hoàn toàn không thích hợp cho ngày 30 tháng Tư, nhưng nên dành lại cho Ngày quân lực. Dù có giải thích thế nào chăng nữa, chúng ta phải chấp nhận chúng ta đã bại trận trên chiến trường, nhưng không bại trận trong tâm hồn của mỗi cá nhân người chiến sĩ. Tinh thần bất khuất người lính miền Nam vẫn còn ghi mãi trong sử xanh. Chính vì ý nghĩa đó, chúng ta mới chọn đúng ngày Quân Lực để biểu dương tinh thần này, nhưng chúng ta đã chọn lầm ngày 19 tháng 6, đó không phải là ngày nói lên tinh thần vì nước vì dân của người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa.

Nhưng bước tới Ngày Quân Lực, đó mới chính là ngày của người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa năm nào. Các hội đoàn quân đội đã qúa ôm đồm nhắm vào ngày 30 tháng 4 với những hình thức không thích hợp như chúng tôi nói ở trên, nên quên đi ý nghĩa đích thực của ngày Quân lực suốt 36 năm qua. Người cựu chiến binh VNCH phải lo làm rạng danh quân lực của mình bằng những chiến công của qúa khứ, biểu lộ tinh thần phục vụ đồng hương hôm nay và trong tương lai. Người dân chỉ là phụ, và họ cũng có bổn phận tiếp tay với lính nếu được lính yêu cầu.

Việc lựa chọn để vinh danh Ngày Quân Lực là trách nhiệm của người lính. Nếu sự lựa chọn ngày Quân lực theo cảm tính hay vì thói quen, vì phải tránh né sự thật nên không mang ý nghĩa gì hết, người dân sẽ không còn hăng say yểm trợ cho ngày Quân Lực, thế hệ đàn em sẽ mù tịt về ngày này. Như chúng tôi trình bày ở trên, Ngày Quân Lực đúng nghĩa phải là ngày 26 tháng 10. Khổ thay một nhóm người sẽ ngụy biện rằng ngày đó do chính quyền Ngô Đình Diệm thành lập. Ông ta là kẻ đã "đàn áp Phật giáo, gia đình trị, độc tài" nên bị nhóm phản lọan giết chết rồi. Nhưng họ không hiểu rằng suốt 36 năm qua, năm nào ở hải ngoại dân và quân đều có làm lễ tưởng niệm cố TT Ngô Đình Diệm với đầy đủ quân cách, quân binh chủng tham dự. Trái lại ngày 19 tháng 6 lại do các tướng phản quốc, lừa bịp và đào ngũ trước khi đối diện với quân thù bày ra. Thử hỏi 36 năm qua có tổ chức quân đội nào gởi một lời phân ưu, một nén hương tàn, nói chi tới lễ truy điệu vinh danh các ông tướng khai sinh ra nó rồi cũng khai tử cho nó. Nhưng thôi chuyện đã qua, nhắc lại làm chi thêm đau lòng, chỉ đường cho bọn cực đoan như Trần Chung Ngọc, Nguyễn Mạnh Quang, có cớ để gây oán gây thù. Chúng ta đã đốt cháy ý nghĩa cao cả và trung thực của ngày này từ nhiều năm qua, nhưng nay là thời điểm phải phục hồi và làm rực sáng trở lại đúng nghĩa Ngày Quân Lực.

Chúng tôi biết rằng khi viết những ý kiến riêng tư, không sao tránh khỏi sự chống đối của một nhóm người không đồng quan điểm với chúng tôi. Có thể họ sẽ chụp cho cái mũ “cần lao” và muốn tái sinh chế độ Ngô Đình Diệm. Nhưng chúng ta đang sống trong một đất nước được quyền bày tỏ những ưu tư của mình, đối với dân bản xứ, đó là chuyện bình thường. Bài viết nầy chỉ có mục đích để cho thế hệ kế tiếp biết sự thực về Ngày Quân Lực mà chúng ta tổ chức hàng năm.

Ngày 19 tháng 6 đã chết theo những ông tướng đào thoát, bỏ quân dân mà chạy. Ngày Quân Lực phải là ngày có ý nghĩa truyền thống của quân đội chứ không phải là ngày làm theo thói quen. Điều đó không nhất thiết phải là ngày 26 tháng 10. Tập thể cựu quân nhân chọn ngày nào cũng được nhưng phải hợp lý cho người lính, trong đó có chúng tôi vui mừng khi tham dự. Họ cảm thấy được đền bù xứng đáng với xương máu đã đóng góp cho quân đội, họ hãnh diện về những niên trưởng, huynh trưởng của họ đã có công đầu làm nên Ngày Quân lực. Với những chiến hữu đã nằm xuống, họ mỉm cười nơi cõi thiên thu, không ân hận mặc dù mạng sống mình đã phải đánh đổi để bảo toàn lãnh thổ và bình yên cho đồng bào.

Chúng ta vẫn còn hoài bão to lớn muốn thay đổi một chế độ Cộng sản trên quê hương, thì nói chi thay đổi một ngày để tưởng nhớ và vinh danh một quân lực kiêu hùng như quân lực Việt Nam Cộng Hòa.

Nguyễn Phi Thọ

 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site