lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asia Sea

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

Nỗi ô nhục mang tên hội chữ thập đỏ Việt Nam

Đoàn Hồng Thập Tự Việt Nam tháo chạy khỏi Nepal khi xảy ra động đất
04/28/2015

Một đoàn Hồng Thập Tự của Việt Nam gồm 10 người, đã được cử sang Nepal để học hỏi kinh nghiệm ứng phó với động đất. Thật ngẫu nhiên, trong lúc đoàn của Việt Nam có mặt tại Nepal, quốc gia này đã xảy ra vụ động đất kinh hoàng mà theo thủ tướng nước này số người chết có thể lên đến 10 ngàn người.

Là tổ chức Hồng Thập Tự, thay vì ở lại giúp đỡ người dân Nepal, học hỏi kinh nghiệm ứng phó với động đất như trong chương trình đã đề ra trước đó, thì 10 người trong đoàn lại hối hả tìm mọi cách để quay trở lại Việt Nam!

cứu trọ nạn nhân động đất ở népal

Du khách cũng xông vào cứu người

Việc tìm cách trở về của đoàn Hồng Thập Tự Việt Nam diễn ra trong lúc các nước trên thế giới đang cử quân đội, đội cứu hộ đến để giúp nước này. Hơn 1,000 nhân viên Hồng Thập Tự của Nepal làm việc không nghỉ ngơi, vì việc cứu trợ của họ đang gặp rất nhiều khó khăn, số lượng người bị chết, bị thương nhiều vô kể, người dân vô gia cư vẫn liên tục tìm đến họ để được hỗ trợ về thức ăn, nước uống và những thứ cần thiết khác.

Một thành viên trong đoàn Việt Nam là ông Nguyễn Xuân Duy (43 tuổi), đã rất háo hức kể lại với truyền thông những điều đã làm để tháo chạy được. Từ cách anh này ôm đầu tháo chạy ra khỏi sảnh khách sạn trong tiếng la hét của những người xung quanh, cho đến việc tìm cách để liên lạc với người thân ở quê nhà, nhưng bất thành do điện mất, mạng Internet bị sập không thể kết nối được. Rồi cả việc cả đoàn phải làm sao để tồn tại ở Nepal với mì tôm, bánh sữa, trong khi rất nhiều người khác không có gì để ăn.

Sau hơn một ngày vạ vật ở sân bay, đến 20h ngày 27/4, đoàn Hồng Thập Tự Việt Nam đã tìm cách lên được chuyến bay về Quảng Châu (Trung Quốc), rồi sau đó về Hà Nội.

Đang lúc người dân Nepal cần sự giúp đỡ nhất thì đoàn Hồng Thập Tự Việt Nam lại bỏ chạy. Đến khi về đến Việt Nam, những thành viên trong đoàn lại còn chia sẻ kinh nghiệm tháo chạy, trốn khỏi vùng nguy hiểm, mặc cho những người khác bị nạn. Phải chăng họ đã quên mất đi vai trò, trách nhiệm của một thành viên Hồng Thập Tự mà không hề biết xấu hổ?
Ngọc Quân / SBTN

Huynh Ngoc Chenh

ĐI HỌC ỨNG PHÓ ĐỘNG ĐẤT MÀ CHỈ LO THOÁT THÂN VỀ NƯỚC KHI ĐỘNG ĐẤT NỔ RA. Trong lúc người ta đang rối bời chuyện cứu người thì mình bù lu bù loa kêu xin họ cứu giúp. Chuyện chỉ có với chuyên gia và quan chức CS

CHUYỆN THẬT NHƯ ĐÙA

Đọc bài báo trên Vnexpress cười đến sặc nước.

Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam cử 10 "chuyên gia" sang Nepal học kinh nghiệm ứng phó động đất, không ngờ động đất thật.Thế rồi các bác tìm cách bỏ chạy, trong khi các bạn Chữ thập đỏ Nepal xin lỗi vì không ứng cứu các bác. Dù sao các bác cũng đang đi học mà gặp bài học thức tế quá quý giá thì nên ở lại xem người Nepal ứng phó như thế nào. Nếu không giúp được người Nepal thì cũng giúp người Việt Nam còn kẹt lại, động viên tinh thần của họ trong nguy khốn.

Chẳng lẽ học lý thuyết không thôi sao. Tui nghi mấy bác lợi dụng đi du lịch quá !?

Dân đóng thuế nuôi các bác này rất lãng phí vô ích.

Sau này có động đất thật không hi vọng gì ở các bác này ? hu hu

http://vnexpress.net/…/nhom-nguoi-viet-dau-tien-roi-nepal-a…

Linh Thi My Vo
CÁC BẠN ĐÃ THÁO CHẠY NHƯ THẾ NÀO?

cứu trợ nạn nhân động đất népal

Những bạn khách du lịch nước ngoài giúp người dân Nepal đào bới đống đổ nát tìm kiếm thi thể...

Những ngày qua, ai cũng biết trận động đất kinh hoàng ở Nepal làm cả thế giới phải chấn động. Không ít người những bạn trẻ tạm gọi là "phượt thủ" qua Nepal leo núi cũng bị kẹt lại vì trận động đất này. Người thân của các bạn bàng hoàng, lo lắng. Đại sứ quán VN ở Ấn Độ cũng đã làm mọi cách để hỗ trợ những người Việt bị mắc kẹt. Gia đình chị Bảo ở Nepal cũng cố gắng giúp tất cả mọi thứ có thể.

Nhưng điều làm mình không hài lòng nhất là, một số bạn trẻ đi leo núi cứ la ầm ầm lên là bị mắc kẹt, sao không ai cứu giúp, một số bạn bè của họ ở nhà đọc thông tin không chính xác thì trách đại sứ quán bỏ bê, sao VN cái gì cũng tệ. Hôm qua một anh bạn tag mình vào bài viết nhóm 5 người Việt bị mắc kẹt ở Namche (dù nhóm này gia đình đã confirm an toàn). Mình giải thích trên FB anh rằng, các bạn ấy ở Namche là an toàn rồi, xuống thủ đô là tâm chấn củ động đất có khi càng nguy hiểm hơn. Đoàn người lại là 5 thanh niên trai tráng khỏe mạnh đi cùng nhau, lại còn thuê thêm cả guide đi cùng nữa, có gì đâu mà phải kêu cứu, cứu là cứu thế nào. Vì một vài hiểu lầm không đáng có, những người bạn của nhóm bạn này đã vào chỉ trích mình, như thể trách nhiệm giữ an toàn cho nhóm 5 người bị kẹt trên núi là nhiệm vụ của mình vậy.

3h sáng mình ngồi nhắn tin cho 1 em nhờ em ấy liên lạc với người nhà của 5 bạn này. Người nhà của họ đang ngủ khò khò, con họ không sao cả. Nhưng các bạn kia thì vẫn hậm hực với mình.

Các bạn có quyền chỉ trích, được thôi. Nhưng trước khi chỉ trích hãy nên suy xét vấn đề một cách kĩ lưỡng rằng: Một là, các phượt thủ ấy đi chơi chứ không phải đi tìm đường cứu nước, nên rủi ro xảy ra trước hết phải tự tìm cách xoay sở, không được ngồi đó đổ lỗi cho người khác. Hai là, cả dân tộc Nepal đang gánh chịu cảnh đau thương, rất nhiều người bị kẹt dưới hầm thoi thóp chờ phao cứu hộ. Các bạn là phượt thủ khỏe mạnh không giúp người dân Nepal dựng lều dựng trai đã đành, lại còn la ó đủ thứ, kiểu như sao không thấy trực thăng Việt Nam qua cứu hộ. Mình nghe mà thấy chạnh lòng. Ngày mình gặp bão tuyết, có trực thăng đến cứu, mình cùng vài người bạn nước ngoài là nhóm cuối cùng sống sót. Mình biết chỉ cần chạy lai chìa bàn tay bỏng lạnh của mình ra là đội cứu hộ có thể đưa mình về tận thủ đô. Nhưng mình bước lên chiếc trực thăng ấy làm gì, khi mà tự mình có thể tự đi bộ xuống núi.

Một nhóm bạn người nước ngoài lên Dolakha xây trường cho học sinh – cũng là ngôi trường mà trước đây mình định sang làm tình nguyện viên. Sau khi cơn động đất đi qua, nhóm bạn này đi khắp làng tìm thi thể những nạn nhân xấu số để mai táng đồng thời cứu chữa cho những người bị thương nặng. Roman Gek – trưởng nhóm của nhóm bạn nước ngoài này đã viết vài dòng trên Facebook trước khi chiếc điện thoại hoàn toàn mất tín hiệu và nói rằng: Ai đó khi đọc được dòng tin nhắn này, hãy gọi đến đại sứ quán Nga ở Nepal và bảo với họ rằng chúng tôi vẫn an toàn, không có gì phải lo cả. Mình đọc dòng tin nhắn của Roman mà chảy nước mắt. Họ không yêu cầu một sự trợ giúp nào cả, ngược lại còn lo sợ đại sứ quán của nước họ lo lắng.

Mình thấy buồn hơn khi đoàn Hội chữ thập đỏ Việt Nam qua học kinh nghiệm ứng phó với động đất nhưng thấy động đất thì tháo chạy trở về. Mình không biết các bạn ấy tháo chạy trở về vì điều gì. Để kể lại cho người dân Việt Nam nghe rằng các bạn đã trải qua trận động đất kinh hoàng như thế nào chăng? Hay để nói với người dân VN rằng các bạn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tháo chạy trở về đầu tiên?

Lúc trở về, một anh đại diện đoàn còn chia sẻ kinh nghiệm, “nếu đi xa vài ngày trở lên thì nên mua một gói 3G và sử dụng mạng có độ bao phủ mạnh nhất”. Mình bấm bụng cười vì nghĩ đến cảnh rồi đây anh sẽ đi tuyên truyền cách ứng phó với động đất, núi lửa, lũ lụt….cho tất cả trẻ em Việt Nam. Rằng hãy luôn cầm một cái điện thoại có 3G tốc độ cao trên tay để mà la làng người ta đến ứng cứu. Phải, cứ la làng thôi. La làng là ưu điểm mạnh nhất của người Việt mà.

Mình cũng nghĩ tới cảnh anh này được điều ra chiến trường cứu thương cho nan nhân. Anh cũng cầm cái điện thoại có 3G tốc độ cao trên tay ấy. Gặp ai bị thương thì anh la làng đến cứu. Thế là xong. Nhiệm vụ của người làm công tác hội chữ thập đỏ là biết xài 3G. Chỉ cần thế thôi là đủ. Có gì đâu mà anh cần phải qua Nepal học kinh nghiệm ứng phó. Mình ước giá mà anh có thể dùng chiếc điện thoại 3G tốc độ cao của anh vào trang hội chữ thập đỏ Nepal để xem các tình nguyện viên của họ đã làm việc cật lực thế nào. 3 tình nguyện viên đã bỏ mạng trên đường đi thu gom máu cứu người dân Nepal, họ lăn xả đúng theo tinh thần và nghĩa vụ mà mà họ theo đuổi. Mình nghĩ giá mà, anh tháo chạy cũng được đi, nhưng trên đường tháo chạy, anh chạy lại hỏi tình nguyện viên nước bạn rằng, làm cách nào để tôi giúp nước bạn, tôi sẽ trở về đề xuất với chính phủ tôi. Nhưng hầu như anh đã không làm điều này.

Mình thấy báo chí Việt Nam cũng loạn cả lên, như thể làm sao giải thoát được những người Việt Nam trong cơn nguy kịch khi tất cả các bạn Việt Nam chẳng ai trầy xước một móng tay móng chân nào cả. Báo chí thế giới họ quan tâm, làm thế nào để giúp nước bạn, làm thế nào để đưa tình nguyện viên sang nước bạn, làm thế nào để góp máu cứu người dân nước bạn, làm thế nào để chuyển đồ ăn thức uống, thuốc men sang cho nước bạn. Nhưng mình chờ hoài chẳng thấy một tờ báo nào ở Việt Nam làm điều này, chẳng thấy một bài phỏng vấn nào hỏi các bác bên trên rằng, sao không thấy anh làm gì để thể hiện tình hữu nghị và tinh thần chia sẻ cho nỗi đau của nước bạn. Mình chỉ thấy những phóng viên chực chờ ai an toàn trở về để chạy lại phỏng vấn cho tin bài nóng hổi.

Một dân tộc đã ưỡn ngực tự hào trước tinh thần kiên cường, hiên ngang, bất khuất của cha ông. Và hôm nay, mình đã thấy các bạn tháo chạy như thế nào….

FB Linh Thị Mỹ Võ

http://tuzo9999.blogspot.com/2015/04/noi-o-nhuc-mang-ten-hoi-chu-thap-o-viet.html




 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site