lịch sử việt nam
Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.
Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.
5 việc bình thường trong văn hóa Việt
Trên Ba Cây Trúc vừa đăng bài viết: “ 5 “chuyện lạ” ở đất nước Nhật Bản “
Chuyện thứ nhất: Trung thực
Ở Nhật, bạn khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Vì sao? Các bác tài sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, kèm lời hướng dẫn “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”....
Chuyện thứ hai: Không ồn nơi công cộng
Nguyên tắc không gây tiếng ồn được áp dụng triệt để tại Nhật....
Chuyện thứ ba: Nhân bản
Vì sao trên những cánh đồng ở Nhật luôn còn một góc nguyên, không thu hoạch? Không ai bảo ai, những nông dân Nhật không bao giờ gặt hái toàn bộ nông sản mà họ luôn để phần 5 – 10% sản lượng cho các loài chim, thú trong tự nhiên. ...
Chuyện thứ tư: Bình đẳng
Mọi đứa trẻ đều được dạy về sự bình đẳng. Để không có tình trạng phân biệt giàu nghèo ngay từ nhỏ, mọi trẻ em đều được khuyến khích đi bộ đến trường....
Chuyện thứ 5: Nội trợ là một nghề.
Ở Nhật Bản, hàng tháng chính phủ tự trích lương của chồng đóng thuế cho vợ. Do đó, người phụ nữ ở nhà làm nội trợ nhưng vẫn được hưởng các tiêu chuẩn y như một người đi làm. Về già, vẫn hưởng đầy đủ lương hưu....
Nói rằng 5 chuyện lạ chẳng qua là để gây ấn tượng. Thật ra đó là 5 điều ứng xử bình thường trong văn hóa xứ Thái Dương Thần nữ ngày nay.
Trông người lại ngẫm đến ta. Người công dân Việt xứ xã nghĩa ngày nay đi ra xứ người hành xử mang tai mang tiếng. Từ Âu sang Á lác đác đều có “ giai thoại “ về người VN trộm cắp.
Vì đâu nên nỗi?! Nhớ lại xã hội Miền Nam một thời xứng danh “ văn hiến chi bang “, lòng cảm thấy ngậm ngùi!
Đâu rồi, xã hội Miền Nam nhân – nghĩa với những điều luân lý thường hằng?!
5 việc bình thường trong văn hóa Việt ngày trước
Nói là ngày trước để phân biệt với thứ văn hóa xã hội chủ nghĩa hôm nay. Ngày trước nói đây là trước ngày Miền Nam bị việt cọng Miền Bắc chiếm đóng ngày 30 tháng tư năm 1975.
Trước ngày Quốc Hận ấy, Miền Nam một thuở Tự do – No ấm, xã hội hài hòa với tình tự dân tộc chan hòa.
5 Điều kể sau đây, từ những quy tắc ứng xử truyền thống được giáo dục, rèn luyện từ thuở ấu thơ, trở thành hành động ứng xử bình thường trong xã hội:
1.Tiên học lễ, hậu học văn
Trước khi cắp cặp đệm học trường làng, ở nhà mẹ dạy: Đi thưa về trình.
Thưa má, con đi học. Thưa má, con đi học về.
Vô trường thầy cô dạy: Đi đường gặp đám tang phải biết giở nón kính cẩn người chết.
Nơi công cộng, gặp lễ chào Quốc Kỳ phải đứng nghiêm chào kính.
2. Thương người như thể thương thân
“ Thấy người hoạn nạn thì thương
Thấy người tàn tật lại càng thương hơn
Thấy người già yếu ốm mòn
Thuốc thang cứu giúp, cháo cơm đở đần “
( Nguyễn Trãi Gia huấn )
Không phải chỉ học suông mà phải cố gắng thực hành trong đời sống.
3. Không được dối trá
Mẹ dạy, trẻ con không được tấm suối e bị chết chìm. Lén mẹ đi xuống suối chia phe bắn ống thụt nước, về cặp mắt đỏ chạch. Mẹ hỏi: Đi tắm suối phải không? Chỏ mõ thưa; Hổng có. Tui bị bụi rơi dzô mắt. Vậy là ăn đòn nứt đít vì can một lượt hai tội: Tội cải lời mẹ và tội nói dối.
4. Sống cho có nghĩa, có nhân
Mẹ tôi là thôn nữ, chữ nghĩa không bao nhiêu, chỉ dạy con 2 điều: Một là không được dối trá. Hai là sống cho có nghĩa, có nhân.
Nhân là lòng thương người. Nghĩa là lẽ phải ở đời.
Một bửa cải nhau với thằng Cu, con cậu Tư Lò rèn trước nhà, thoi nó một thoi sặc máu mủi. Mẹ bắt cúi xuống, quất lia lịa và la: Đồ lòng lim, dạ đá. Em nhỏ không biết thương, đánh nó đến sặc máu mủi. Hai là ỷ lớn hiếp nhỏ là không phải lẽ. Phải đánh nứt đít cho chừa.
Thằng Đực lồm cồm bò dậy, nước mắt nước mủi chàm ngoàm, chắp tay thưa: Con xin lỗi má, từ nay không dám làm như dzậy nữa!
Và vừa đi vừa xoa đít, qua nhà Cậu Tư xin lỗi.
5. Yêu nước, chống tàu xâm lăng
“ Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên
Chị em kết một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân “
Các trò nhỏ, ngày bãi trường, xem các chị diễn kịch hai bà Trưng, vỗ tay reo cười hỉ hả khi hai bà cưởi voi rượt đuổi Tô Định chạy sút giày, sút dép về tàu.
Cả tiếng hô vang “ Quyết chiến “ khi các anh diễn Hội Nghị Diên Hồng hát câu vấn: “ Trước nhụt nước nên hòa hay nên chiến? “
“ Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh? “
Em lớn tiếng đáp: Hy sinh
Vậy đó, lòng yêu nước, chống xâm lăng được giáo dục trui rèn từ thuở ấu thơ trở thành tự tính là như vậy đó!
Ngày nay, 40 năm sau ngày bị giải phóng khỏi truyền thống nước nhà, tuổi trẻ Việt Nam nhiểm bịnh xã nghĩa mà trở thành xảo trá, trộm cắp. Chẳng những bại hoại gia phong mà tệ hại hơn nữa là làm nhục Quốc thể.
Nếu sĩ phu nước Việt không biết cùng nhau toan liệu, sớm dứt trừ họa cọng sản bại hoại thì truyền thống dân tộc từ đây đành mai một!
Nguyễn Nhơn
Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
***
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Châm Biếm - Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện Ngắn
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử