lịch sử việt nam

Trang Chính

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asian Seas

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

ủy ban truy tố tội ác đảng cộng sản việt nam

Chiến trường vùng Gia Hội, bãi Dâu, quận II, thành phố Huế

Orange County, CA.USA. Ngày 14/12/2015
Liên Thành
(Trích Huế Thảm sát Mậu Thân 1968. Trang 121-133)

Ngày 22/2/1968 hai Tiểu Đoàn Biệt Động Quân 21 và 39 nhập trận lãnh trách nhiệm thanh toán cộng quân tại vùng Gia Hội.

Xuất phát từ Quận III (Hữu Ngạn), họ tiến quân về Vỹ Dạ và từ đó đạp chân lên vùng Gia Hội, nơi cộng quân đang chiếm giữ.

Gia Hội là khu thị tứ đông dân cư nhất tại Quận II (Tả Ngạn), một trong những khu thương mại của thành phố Huế, nhà cửa san sát nhau, dãy phố này nối liền với khu phố kia. Vì vậy bọn Việt Cộng đã lợi dụng địa thế trốn núp trong dân, bám sát dân, bám sát từng khu phố, dùng dân làm bùa che chở cho bọn chúng tránh sự tấn công của Quân Lực VNCH. Cộng quân đục vách phá tường di chuyển bên trong từ nhà này sang nhà kia để chống cự với Tiểu Đoàn 21 và 39 Biệt Động Quân. Vì vậy, Gia Hội thực sự là một chiến trường đầy trắc trở và cam go, một trách nhiệm nặng ngàn cân mà Tổ Quốc và đồng bào giao cho Tiểu đoàn 21 và 39 Biệt Động Quân. Kẻ thù đã dùng chiến thuật trộn lẫn với dân chúng để đối đầu với quân chính phủ, và vấn đề được các chiến sĩ Biệt Động Quân đặt ra là làm sao tiêu diệt được cộng quân mà vẫn phải bảo vệ sinh mạng và tài sản của đồng bào.

biệt động quân Việt nam Cộng hòa, huế mậu thân 1968

Tiểu Đoàn 21 và 39 Biệt Động Quân cận chiến trong thành phố Huế, trận đánh tại vùng Gia Hội

Và Tiểu Đoàn 21 và 39 Biệt Động Quân đã tạo được danh dự cho chính họ và cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Họ đã dùng chiến thuật tác chiến trong thành phố, chấp nhận thiệt hại cho chính bản thân và đơn vị, cận chiến với quân thù. Cuối cùng kẻ thù cộng sản đã bị đánh bật ra khỏi dân, BĐQ đã dứt điểm tiêu diệt toàn bộ Bộ Chỉ Huy của cộng quân tại chùa Tăng Quan Tự mà không gây tổn thương một sinh mạng nào cho dân.

biệt động quân Việt nam Cộng hòa, huế mậu thân 1968

Tiểu Đoàn 21 và 39 Biệt Động Quân cận chiến trong thành phố Huế, trận đánh tại vùng Gia Hội

Hai tiểu đoàn BĐQ 21 và 39 đã chu toàn cả hai trách nhiệm: giảm thiểu đổ nát nhà cửa tài sản của đồng bào và bảo vệ tối đa sinh mạng dân lành trong vùng Gia Hội. Họ xứng đáng lãnh nhận sự thương yêu và lòng biết ơn của muôn vạn của đồng bào Huế !

CHIẾN TRƯỜNG QUẬN III

Tại Quận III (Hữu Ngạn), nơi đặt BCH Tiểu Khu, Quân Trấn, Bộ Chỉ Huy CSQG/Thừa Thiên-Huế, phái bộ Cố Vấn Quân Sự Hoa Kỳ (MACV), từ 2 giờ 33 phút sáng ngày mùng 2 Tết cho đến 6 giờ sáng, lực lượng cộng quân đã 3 lần tấn công vào Bộ Chỉ Huy CSQG/Thừa Thiên Huế, nhưng đều bị chúng tôi đẩy lui cả 3 lần. Bọn chúng đã vào tận cửa chính, nhưng không chiếm được Bộ Chỉ Huy. Lực lượng cảnh sát đã không thể dùng súng mà chỉ dùng lựu đạn. Chúng tôi có được lợi thế hơn bọn chúng, chúng tôi bố trí tại các cửa sổ của lầu I và lầu II, tung lựu đạn vào các toán đặc công xung phong vào ngay cột cờ và cửa chính của Bộ Chỉ Huy. Trong 3 đợt tấn công của cộng quân, lực lượng cảnh sát chúng tôi đã có 14 chiến sĩ cảnh sát hy sinh, một số bị thương nặng, nhẹ. Thi thể những người tử thương phải chôn ngay tại khuôn viên của Bộ Chỉ Huy, sau khi tình hình ổn định, các chiến sĩ CSQG mới được cải táng.

Có một sự việc quan trọng cần phải được trình bày thêm:

Ngay sau đợt tấn công lần thứ 2 của Cộng quân vào BCH/CSQG Thừa Thiên-Huế, vào khoảng gần 4 giờ sáng ngày mùng 2 Tết, ông trưởng ty Đoàn Công Lập đã cho lệnh đập một lỗ hổng ở bức tường phía sau BCH/ CSQG, tiếp cận với trường trung học Kiểu Mẫu, ông ta và một tiểu đội cận vệ theo lỗ hổng đó thoát ra khỏi Bộ Chỉ Huy, với lý do là đích thân ông ta phải ra ngoài để bảo vệ Đài phát thanh Huế.

Rất nhanh, tôi tự hỏi:
- “Ông ta là trưởng ty, đơn vị đang bị địch tấn công, tại sao ông ta lại rời khỏi vị trí chiến đấu để đi bảo vệ một mục tiêu khác không cần thiết và cũng không thuộc đơn vị mình?”

Mùa hè 1972, khi chúng tôi bắt được Trung tá điệp viên Hoàng Kim Loan thì câu hỏi này đã được sáng tỏ:

Hoàng Kim Loan là người phụ trách “tổng nổi dậy”, hắn đã giao cho Ông Đoàn Công Lập một cuốn băng thâu sẵn lời kêu gọi đồng bào Huế tham gia cuộc Tổng Nổi Dậy, cuốn băng này sẽ được ông Đoàn Công Lập cho phát trên làn sóng phát thanh của Đài phát thanh Huế khi có lệnh của hắn. Vì tầm quan trọng cần phải phát động tổng nổi dậy nên Đoàn Công Lập phải bằng mọi giá đục tường chui ra để đến Đài Phát Thanh phát sóng lời kêu gọi trên

(Tôi sẽ trình bày chi tiết hơn về kẻ phản bội này ở phần sau)

Tại Bộ Chỉ Huy Tiểu khu Thừa Thiên và Quân Trấn Huế, cộng quân cũng tổ chức 3 đợt tấn công và quân trú phòng đã phản công mãnh liệt. Sau ba lần cố gắng nhưng bọn Việt Cộng vẫn không chiếm được nên chúng tạm thời rút lui.

Riêng MACV, nơi phái bộ cố vấn quân sự Hoa Kỳ trú đóng, từ 2 giờ 33 phút sáng ngày mùng hai tết cho đến ngày mùng bảy tết, không một lực lượng nào của cộng quân tấn công vào cơ quan này. Lực lượng Hoa Kỳ cũng án binh bất động. Cộng quân tuyệt đối không tấn công họ, và chính họ khi thấy những tên Việt Cộng chạy ngang qua, họ cũng không hề nổ súng, đã vậy lại còn có một vài binh sĩ Mỹ đồn trú vẫy tay chào ”Hello” bọn chúng nữa. Hết biết!

BẢY NGÀY ĐẦU VC TẤN CÔNG HUẾ, LỰC LƯỢNG HOA KỲ KHÔNG THAM CHIẾN.

Điều cần nói rõ là ba cơ quan an ninh và quân sự quan trọng Việt – Mỹ đóng sát nhau: Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Thừa Thiên, MACV, và Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên-Huế. Đặc biệt cổng chính của Bộ Chỉ Huy MACV đối diện với cổng chính của BCH/CSQG/Thừa Thiên-Huế, chỉ cách nhau mặt đường Trần Cao Vân. Lưng của Bộ Chỉ Huy Tiểu khu Thừa Thiên đối diện xéo với cổng chính của BCH/MACV. Ba cơ quan trọng yếu nằm sát nhau như vậy, nhưng Việt Cộng chỉ tấn công 2 cơ quan của chính phủ VNCH, còn cơ quan MACV thì vẫn bình an vô sự

Theo tôi, cộng quân không dám tấn công lực lượng Hoa Kỳ vì sợ vi phạm hưu chiến đối với phía Hoa Kỳ. Nếu bọn chúng tấn công lực lượng Hoa kỳ trong lúc này, thì vì tự vệ, phía Hoa Kỳ sẽ đáp trả mạnh lại ngay, như vậy hậu quả sẽ vô cùng bất lợi cho chúng về cả hai phương diện quân sự lẫn dư luận quốc tế, nhất là đối với đám phản chiến và báo chí phản chiến, những kẻ hiện đang hổ trợ cho cuộc xâm lăng của bọn chúng. Còn về phía Hoa Kỳ, cũng chỉ vì tôn trọng thỏa hiệp ngưng chiến mà không có hành động.

Sau nầy cũng có giả thuyết nói rằng, Hoa kỳ để cho Cộng sản Hà Nội tự do tấn công VNCH mà không thiệp. Đó là một điều kiện trao đổi để Cộng sản Hà Nội ngồi vào bàn hội nghị Paris sau Mậu Thân, giúp Hoa Kỳ rút quân khỏi cuộc chiến trong danh dự.

Hoặc là, Hoa Kỳ tạo điều kiện cho Cộng Sản Bắc Việt chiến thắng VNCH để đi đến quyết định chấm dức cuộc chiến mà chỉ có Hoa Kỳ và Cộng sản Bắc Việt là 2 thành phần chủ chủ chốt quyết định số phận miền Nam Việt Nam tại cuộc hòa đàn sắp mở tại Paris, Pháp quốc, còn Việt Nam Cộng Hòa và Mặt trận Giải Phòng Miền Nam chỉ là 2 thành phần phụ thuộc của Mỹ và Cọng sản Bắc Việt mà thôi.

Xin lưu ý dây chỉ là ghi nhận một số dư luận và giả thuyết sau trân đánh Mậu thân 1968 mà thôi.

Thế nhưng sau 7 ngày quân cọng sản hà Nội đã không làm nên cơm, nên cháo gì, mà lại còn thất bại trước sự phản công mãnh liệt của Quân Lực Việt Nam Cọng Hòa. Ngoài ra cũng còn chưa tính đến việc Cọng Sản Hà Nộ bội ước tấn công Tòa Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn. Do đó người bạn đồng minh Hoa Kỳ thắm thiết của VNCH lại nhảy vào cuộc chiến Mậu Thân để gỡ gạt lại chút danh dự.

Trong suốt đêm mùng 2 tết, cộng quân tấn công Bộ Chỉ Huy CSQG/Thừa Thiên-Huế và Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Thừa Thiên, thì Phái Bộ Cố vấn Quân Sự Hoa Kỳ MACV vẫn tắt đèn im lặng như không có chuyện gì xảy ra, cho đến khi một viên đạn M79 từ hướng BCH/CSQG Thừa Thiên-Huế bay sang và nổ ngay giữa sân của Bộ Chỉ Huy MACV, ngay lập tức còi báo động trong căn cứ MACV vang lên, và hai chiếc xe tăng lớn ù ù từ trong căn cứ di chuyển ra trấn giữ cửa chính của MACV. Họ ngỡ cộng quân tấn công. Nhờ ăn ké như vậy mà kể từ giờ đó Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên-Huế không còn bị cộng quân tấn công nữa!

Viên sĩ quan cảnh sát nào đó (?!) đã bắn quả đạn M79 qua MACV quả thật đã nhanh trí, có như vậy mới lôi được hai cái bùa hộ mạng xe tăng của Mỹ ra án ngữ ngay cổng MACV và cổng Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát. Nếu không có 2 xe tăng đó, chưa chắc lực lượng Cảnh Sát chúng tôi đã giữ vững được Bộ Chỉ Huy, vì đạn và lựu đạn thì đang cạn dần mà số chiến sĩ Cảnh Sát Quốc Gia bị thương và tử thương cứ tăng lên.

Huế trong tình trạng cực kỳ nguy hiểm, Huế có thể mất vào tay cộng quân bất cứ khi nào, với tình hình khẩn trương như vậy mà vị Tỉnh Thị Trưởng Thừa Thiên Huế kiêm Tiểu Khu Trưởng, Trung Tá Phan Văn Khoa, không có mặt tại nhiệm sở để điều động lực lượng phản công. Ông đã bị kẹt tại tư thất, và sau đó may mắn thoát được vào ẩn nấp tại bệnh viện Trung Uơng Huế và nhờ một vị nữ tu Công Giáo che chở, mãi đến ngày mùng bảy Tết mới thoát về được Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Thừa Thiên, vì vậy trong suốt thời gian này, người chỉ huy và điều động lực lượng phản công những đợt tấn công của địch là Thiếu Tá Nguyễn Văn Tố, Tham Mưu Trưởng Tiểu Khu Thừa Thiên.

Ngay từ giờ đầu cộng quân tấn công Huế, trên hệ thống truyền tin của Trung Tâm Hành Quân Tiểu Khu, chỉ độc nhất một giọng nói của Thiếu Tá Nguyễn Văn Tố ra lệnh và điều động các đơn vị trực thuộc phản công. Trong suốt 26 ngày, bất cứ khi nào tôi vào tần số truyền tin của Trung Tâm Hành Quân Tiểu Khu cũng đều gặp ông. Có thể nói trong những giờ phút nguy nan đó, Tiểu Khu Trưởng vắng mặt, Tiểu Khu Phó là Thiếu Tá Bảo bị thương nặng bị loại ra khỏi vòng chiến ngay từ đầu, Trung Tâm Hành quân của Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu đã bị cộng quân bắn sập một phần, gây hư hại nặng nề, còn lại một mình Thiếu Tá Nguyễn Văn Tố, Tham Mưu Trưởng, ông đã chứng tỏ bản lãnh can đảm hiên ngang lạ thường. Ông điều động, chỉ huy, chống trà đẩy lui ba bốn đợt cộng quân tấn công vào Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu, gây tổn thất nặng cho bọn chúng, đến độ bọn chúng phải đành bỏ ý định đánh chiếm Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Thừa Thiên. Ông thật sự là một cấp chỉ huy bình tĩnh đảm lược, một loại sĩ quan ngoại hạng có thể ứng phó trong những trường hợp vô cùng nguy nan.

Ngày mùng 7 Tết, khi lực lượng Hoa Kỳ nhảy vào trận đánh giải tỏa áp lực địch ở vùng Quận III thị xã Huế, Thiếu Tá Nguyễn Văn Tố là người duy nhất phản đối lối đánh cầm chừng, chiến thuật kỳ lạ của quân đội Hoa Kỳ: Sáng sớm càfé thuốc lá xong, xuất quân bắn tạch tạch… đùng đùng… chiều lại rút về, đêm đến cộng quân lại ra tái chiếm những mục tiêu mà bọn chúng đã mất ban ngày! Cứ như thế và như thế! Chính Thiếu Tá Tố đã to tiếng với viên Đại Tá Cố vấn Hoa Kỳ. Cuối cùng ông sử dụng 2 đại đội Địa Phương Quân do Thiếu Tá Nguyễn văn Tăng, Quận Trưởng kiêm chi Khu Trưởng Quận Hương Thủy tiếp ứng tăng phái cho Tiểu Khu, làm nỗ lực chính, cùng với sự yểm trợ của một đơn vị Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ với 2 xe tank của họ. Thiếu tá Nguyễn Văn Tố cho lệnh giải tỏa vùng Bệnh Viện Trung Ương Huế, Tòa Hành Chánh Tỉnh, lên đến Tòa Đại Biểu Chính Phủ, và dọc đường Nguyễn Huệ về đến vùng An Cựu.

Sau Mậu Thân, Thiếu Tá Nguyễn Văn Tố được Chuẩn Tướng Ngô Quang Trưởng đại diện Quân Lực và Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa trao gắn thăng cấp đặc cách Trung Tá tại mặt trận và trao tặng Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương kèm Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương liễu.

Trước 30/4/1975 Đại Tá Nguyễn văn Tố là Tỉnh Trưởng, tỉnh Phú Yên.

Ngày mùng 8 tết, 7 giờ sáng, Trung Tâm Hành Quân Tiểu Khu qua hệ tống truyền tin gọi tôi trình diện Trung Tá Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng. Vừa ngạc nhiên vừa phân vân không biết chuyện gì, tôi hỏi người bạn là sĩ quan phụ tá Trung Tâm Trưởng Trung Tâm Hành Quân, anh ta cũng chẳng biết, anh chỉ nói :

- Trung Úy sang Trung Tâm Hành Quân gặp Trung Tá gấp, ông đang đợi Trung Úy.

Vừa gặp tôi, Trung Tá Tỉnh Trưởng Phan Văn Khoa nói ngay:

- Liên Thành, em đảm nhiệm Quận Trưởng Quận III kể từ giờ này. Nhiệm vụ chính là hành quân phối hợp với Thủy Quân Lục Chiến Mỹ trong vùng Quận III, truy bắt hết đám cơ sở Việt Cộng, tìm kiếm dân chúng còn trú ẩn tại nhà hoặc ở những vùng đang có giao tranh, bảo vệ và đưa họ về tạm trú tại trường Trung Học Kiểu Mẫu. Lực lượng Cảnh Sát có được bao nhiêu ?

- Trình Trung tá, khoảng 200 Cảnh Sát Dã Chiến và 300 Cảnh Sát Đặc Biệt tại hàng.

- Tiểu Khu sẽ tăng cường cho em thêm 1 Đại đội Địa Phương Quân. Liên lạc với Trung Tâm Hành quân và Thiếu Tá Tố tham mưu trưởng để nhận lệnh hành quân.

Trung tá Tỉnh trưởng ra lệnh một tràng dài không để cho tôi hỏi một câu nào, tôi đành cắt ngang:

- Trình Trung Tá, vậy Cảnh Sát Đặc Biệt của Ty Cảnh Sát giao lại cho ai ?

- Kiêm luôn!

Những ngày kế tiếp, chúng tôi phối hợp cùng Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ. Thật là nản lòng vì lính Mỹ hành quân theo lối cưỡi ngựa xem hoa. Sáng tà tà xuất phát từ MACV, lục soát đến vùng Bưu Điện, bệnh viện Trung Ương Huế, ngã sáu Lê Thánh Tôn, Lý Thường Kiệt bắn tạch tạch… đùng đùng vài ba phát, chiều lại rút quân về MACV nghỉ ngơi. Họ đánh giặc theo kiểu trời ơi đất hỡi. Có lẽ họ đang câu giờ cho mục đích gì đó của chính phủ họ, hoặc giả họ chỉ chủ trương hành quân lục soát chứ không chiếm giữ, có “ông trời” mới biết được ý định của họ.

Chúng tôi nôn nóng vì đã tám chín ngày thành phố không có điện, không có nước, dân chúng bị kẹt tại nhà lấy gì ăn uống, đó là chưa kể có số đồng bào bị thương vì súng đạn cộng quân pháo kích bừa bãi, xem sinh mạng đồng bào như cỏ rác. Số đồng bào bị thương đó cần phải được săn sóc cứu chữa ngay.

Lực lượng chúng tôi theo sau lực lượng Hoa Kỳ, đợi vùng nào họ giải tỏa xong, chúng tôi nhào đến tìm kiếm đồng bào đưa họ ra khỏi vùng nguy hiểm ngay, sau đó đưa họ về tạm trú tại trại tỵ nạn trường trung học Kiểu Mẫu, sát ngay Đại Học Văn Khoa, ngay đầu cầu Tràng Tiền, cạnh bờ sông Hương. Thế nhưng đã hai ngày rồi, tính từ ngày mùng 7 Tết, lực lượng Hoa Kỳ vẫn chơi trò “đi dạo mát”.

Trung Tâm Hành Quân Tiểu Khu gọi tôi:

- Thẩm quyền lớn muốn biết đám mắt xanh đã “lia” được vùng nào rồi. Ông đã gặp được số đồng bào nào bị kẹt trong vùng chưa? đưa họ về trường Kiểu Mẫu gấp!

Tôi trả lời:

- “Lia” cái đầu tui! Tụi nó đi một đoạn rồi dừng lại bố trí hút thuốc, chẳng đánh đấm gì cả! Việt cộng còn trong vùng rất ít, chỉ bắn lẻ tẻ mà thôi.

Một vài ngày sau thì lực lượng Hoa Kỳ mới tấn công mạnh vào các vùng như Phú Cam, Kho Rèn, khu vực Dòng Chúa Cứu Thế, An Cựu, Cầu số 7, khu Chợ Cống. Lực lượng chúng tôi theo sau, vùng nào giải tỏa xong tôi dùng loa phóng thanh kêu gọi đồng bào :

- Tôi Trung úy Liên Thành, phó Trưởng Ty CSĐB, Quận Trưởng Quận III, thưa đồng bào: Quân đội VNCH, Hoa Kỳ và lực lượng CSQG đã giải tỏa vùng này, yêu cầu đồng bào rời nhà di chuyển ra đường lớn, chúng tôi sẽ đón và đưa đồng bào về trường Trung học Kiểu Mẫu tạm trú an toàn hơn. Tại trường Kiểu Mẫu, chính quyền địa phương đã có chuẩn bị cho đồng bào thực phẩm và phương tiện y tế.

Tôi đã phân chia trách nhiệm rõ ràng cho 3 lực lượng dưới quyền, vì vậy khi lực lượng Hoa Kỳ thanh toán xong cộng quân vùng nào, chúng tôi nhào đến bắt tay vào công việc ngay. Tỷ như CSĐB trách nhiệm chính là truy lùng bắt giữ ngay những thành phần cơ sở Việt cộng nằm vùng, những kẻ đã cùng phối hợp với đám công an của tên Đại Tá Công An Việt Cộng Nguyễn Đình Bảy bắt đi hơn 300 đồng bào lánh nạn trong Dòng Chúa Cứu Thế, trong số này có Thượng Nghị Sĩ Việt Nam Cộng Hòa Trần Điền. Sau này đã tìm được 300 xác, trong đó có xác của Thượng Nghị Sĩ Trần Điền trong một số mồ chôn tập thể rải rác ở các vùng Lăng Xá Bầu, Lăng Xá Cồn thuộc quận Hương Thủy. Còn Đại Đội Địa Phương Quân do Tiểu Khu tăng cường, ngoài trách nhiệm lục soát trong vùng, họ yểm trợ cho Cảnh Sát Dã Chiến di tản đồng bào trong khu vực về trại tạm cư Kiểu Mẫu.

Tổng cộng có gần 400 đồng bào được giải thoát trong vùng đường Duy Tân, chợ An Cựu, chợ Cống, Cầu số 7, đưa về trại tạm cư Kiểu Mẫu an toàn.

Những ai đã chứng kiến cảnh đồng bào Huế chạy giặc băng qua cánh đồng An Cựu trong cơn mưa phùn gió bấc của những ngày đầu xuân năm Mậu Thân, cho dù lòng dạ có cứng rắn đến đâu cũng không khỏi chảy đôi giòng lệ xót thương. Đồng bào chạy trong làn mưa bụi và lạnh cắt da. Họ phờ phạc, đói khát, hoảng sợ. Mẹ ôm con, bà ôm cháu, con cõng cha già chạy lúc thúc…lính và cảnh sát dẫn họ chạy thoát khỏi vòng lửa đạn. Họ không khóc, không la, âm thầm, câm nín chịu đựng…chịu đựng đến tột cùng của khổ đau, cố gắng vượt qua cánh đồng An Cựu, chỉ dài khoảng hơn cây số là đến trường Kiểu Mẫu nơi an toàn, mà sao xem chừng như xa vạn dặm.

Trở lại toán Đặc Nhiệm Cảnh Sát Đặc Biệt, đang truy lùng đám cộng sản nằm vùng và những tên An Ninh Thành của tên đại tá công an Việt Cộng Nguyễn Đình Bảy, tức Bảy Lanh, những kẻ đã bắt hơn 300 đồng bào gồm dân lành vô tội, quân nhân, công chức, CSQG và thượng nghị sĩ Trần Điền tại Dòng Chúa Cứu Thế đem đi chôn sống. Trưởng Toán Đặc Nhiệm là Anh Nguyễn Bá Sơn sau hai giờ lục soát trong vùng đã gọi tôi:

- Trình Tango, chúng tôi bắt được 6 tên, bọn chúng khai là thuộc bộ phận An ninh Thành Ủy của Bảy Lanh, và hai cha con Thiên Tường. Thằng con thứ ba và thằng đầu của Thiên Tường là thằng Đua chúng tôi đã lục soát kỹ mà không tìm thấy, không biết bọn chúng trốn ở đâu!

- Mấy thằng con anh có bị gì không?

- Có 3 anh em bị chúng bắn bị thương, một rất nặng cần tải thương gấp.

- Tôi nhận rõ, sẽ cho xe đến chở ngay.

Tiếng của Nguyễn Bá Sơn lại rè rè trong máy:

- Trình thẩm quyền, 6 tên đó và hai cha con Thiên Tường thì sao ?

Nghĩ đến hơn 300 người bị bọn chúng bắt đi chỉ một phần sống, chín phần chết, và một số khác khoảng gần 200 người đã bị bọn chúng bắn tại chỗ khi bọn chúng làm chủ khu vực Dòng Chúa Cứu Thế, An Cựu, Cầu số 7, Chợ Cống, tôi thét to trong máy truyền tin :
- Thuyên chuyển bọn chúng về Vùng V Chiến thuật.
- Nhận rõ thẩm quyền.

Chiều đến, vì không đủ lực lượng, Thiếu Tá Tham Mưu trưởng cho lệnh rút về. Tối đến cộng quân lại tràn vào chiếm cứ toàn vùng.

Quân Đội Hoa Kỳ sau đó đã thật sự tham chiến đánh đấm đàng hoàng. Vào ngày 11 Tết Âm Lịch, tức ngày 9 tháng 2 năm 1968 Dương Lịch, họ mới thanh toán xong chiến trường Quận III thị xã Huế, trận đánh tại quận III xem như kết thúc với kết quả như sau:

934 VC chết, bắt sống 4 tù binh, tịch thu 307 súng đủ loại.

Hoa Kỳ: 31 chết. 201 bị thương nặng, 80 bị thương nhẹ.

Thiệt hại sinh mạng và tài sản của dân chúng trong vùng thật quá lớn lao, ngoài sức tưởng tượng. Người chết quá nhiều, đại đa số là do cộng quân và đám nằm vùng sát hại, số còn lại do bọn chúng pháo kích bừa bãi, hoặc tác xạ không cần lựa chọn mục tiêu và đối tượng, dân chúng thì cũng là dân chúng Ngụy, cũng là tay sai đế quốc Mỹ xâm lược, đâu cũng là nhân viên tình báo Mỹ Xê-I-A, vì thế bọn chúng thoải mái tác xạ tự do. Trong nhà, ngoài vườn, đường lớn, đường nhỏ, đâu đâu cũng là xác người đã sình thối.

Các công thự, công ốc, có nhiều nơi bị phá hủy đến sáu hoặc bảy mươi phần trăm, như Ty Bưu Điện, Tòa Hành Chánh Tỉnh, thư viện Đại Học Huế, Đài Truyền Hình Quốc Gia, nhà lao Thừa Phủ, trường trung học Thiên Hựu, Dòng Chúa Cứu Thế, v.v…

Ngoài ra dòng sông An Cựu có 6 cây cầu: Cầu An Cựu, Cầu Kho Rèn, Cầu Phủ Cam, Cầu Bến Ngự, Cầu Nam Giao, Cầu Ga, vậy mà chỉ còn lại cầu Nam Giao và Cầu Ga khả dĩ còn sử dụng được, bốn cây cầu kia hoàn toàn bị hư hại nặng không thể dùng được nữa.

quan su viet nam, quân đội hoa kỳ, huế mậu thân 1968

Chém cơm của người Mẹ Việt Nam với hai người lính trẻ Hoa Kỳ Tại vùng ven đô Huế, Mậu Thân 1968.  

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site