lịch sử việt nam
Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.
Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.
Tết Bính Thân tản mạn về tâm khỉ, Lê Huy Trứ
Thông thường, chúng ta thấy lạ mắt, hơi trái tai vì thấy-nghe-nói những gì không đúng như mình thường quen nghe, được kiến thức thấy và ghi nhận, cùng tập tục chấp nhận là phải nói như vậy, nghe như vậy mới thấy đúng như vậy chứ không phải thấy-nghe-nói như thế kia. Theo phản ứng tự nhiên của đa số, trước là phủ nhận, sau là phân biệt nhị nguyên, đúng sai, chẳng hạn như câu: Tâm khỉ đột, ý dê xồm! ‘Tâm viên, Ý dê! Thay vì Tâm viên, Ý mã!
Nhưng tâm khỉ, ý dê hay ngựa là để nhân cách hóa cái phiền não, lo lắng, bồn chồn, không an trong tâm lòng của con người chứ làm sao chúng ta biết được tâm khỉ, lòng dê, ý ngựa động tĩnh như thế nào? Tại vì chúng ta suy tâm người ra tâm khỉ cho nên liên tưởng ‘người động khỉ có tĩnh đâu bao giờ’?
Con người có thói quen lẫn tập tục dùng ngũ quan lệch lạc và ý thức méo mó của mình để phân biệt thị phi rồi lầm tưởng là thực tại. Thói quen thấy như vậy, nghe như vậy và nói như vậy mà chưa chắc là như vậy. Mà cho dù giả đui, giả điếc và giả câm khi tiếp xúc với ngũ trần cũng không dễ giải quyết được ‘an tâm như vậy.’
Trong kinh Mi Tiên Vấn Đáp do Hòa Thượng Giới Nghiêm dịch, câu hỏi thứ 179 - Về Con Gà, có đoạn viết: “Các vị tỳ khưu… khi trì bình khất thực trong xóm làng, vào thành phố... tâm các thầy rất tỉnh thức, mắt các thầy rất sáng nhưng cũng phải làm như đui, không thấy, không biết gì hết. Khi giao tiếp với ngũ trần: sắc tướng, âm thanh, khí, vị v.v... các vị tỳ khưu giả đui, giả điếc, giả câm v.v... Thật đúng như Đức Đại Ca-chiên-diên (Màhà Kaccàyana) đã dạy: ‘Hành giả tu tập, có con mắt sáng cũng làm như mờ, có lỗ tai tốt cũng làm như điếc, có miệng lưỡi thiện thuyết cũng làm như câm; có sức mạnh, dũng cảm cũng nên làm như kẻ yếu đuối ; có sự việc gì xẩy ra thì thân tâm đều nằm ngủ yên lặng, như mẹ ru con ngủ vậy.’
Tam Nhân Tam Không
Người Nhật dùng ba con khỉ để kiểm soát lại ba giác quan là mắt, tai, lưởi khi tiếp xúc với trần cảnh vì họ là một dân tộc rất là cẩn trọng. Đa số đã được huấn luyện từ khi nhỏ về việc kiểm soát tâm thân ý này. Theo tôi, để giữ xét tâm viên, bước đầu tiên nên bắt chước ba con khỉ dưới đây để quay vào bên trong hầu quán sát thực tướng, cái bản lai diện mục của cái ngã.
"See no evil, hear no evil, Speak no evil"
Ở Nhật, có nhiều đền với bức phù điêu tạc hình ba con khỉ. Con thứ nhất lấy hai tay che hai mắt lại, con thứ hai bịt hai lổ tai thật kỷ, con thứ ba dùng hai bàn tay bụm miệng lại. Một hình thức để diễn đạt ba câu châm ngôn: "See no evils, hear no evils, talk no evils" (Không thấy điều quỹ sứ, không nghe chuyện quỹ sứ, không nói lời quỹ sứ.) Sở dĩ họ dùng hình tượng con khỉ mà không phải là con thú khác là vì khỉ thường hay bắt chước làm theo những gì nó trông thấy. Trong thành ngữ của văn hóa Mỹ cũng có câu nói: “monkey see, monkey do” (khỉ thấy, khỉ bắt chước) là ám chỉ theo ý trên. Không thấy, không nghe, không nói là một hình thức tu tập để tâm không bị sở trụ, đặc biệt khi tâm bất tịnh.
Có giả thuyết, nguồn gốc của triết lý tam không nói trên có lẽ đã được một nhà sư Phật Giáo thuộc tông phái Thiên Thai (?) (Tiantai Zong), Trung Quốc đề cập đến trong tác phẩm của ông ta, " Không thấy, không nghe và không nói" vào khoảng thế kỷ thứ VIII. Sau đó thì tư tưởng nầy được du nhập vào Nhật Bản với sự ra đời của hình tượng điêu khắc ba con khỉ. Ngày nay hình tượng bộ khỉ tam không xưa nhứt là tác phẩm của nhà điêu khắc Hidari Jingoro (1594-1634) dược thấy thờ tại đền Toshogu ở Nikko, Nhật Bản.
Theo ngôn ngữ Nhật Bản
- Nizaru:tôi không nhìn điều xấu
- Kikazaru: tôi không nghe điều xấu
- Iwazaru: tôi không nói điều xấu
Tương tự như trong triết lý của Đức Khổng Tử trong Luận Ngữ: Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn. Không nhìn không thấy những điều trái lễ, không nghe những điều trái lễ, và không nói những điều gì trái lễ.
Tư tưởng trên được thánh Gandhi đem áp dụng làm phương châm trong đời sống và trong công cuộc đấu tranh giành độc lập cho Ấn Độ... Lúc nào ông cũng mang theo bên mình hình tượng bộ khỉ tam không..
Triết lý không thấy, không nghe, không nói cũng bị nhiều người diễn giải khác đi:
Có người thấy và nói ra nhưng họ không bao giờ nghe theo những gì người khác nói.
Có người không bao giờ thấy bất cứ gì, nhưng họ nghe người khác và nói ra.
Có người nghe và thấy nhiều việc nhưng họ không bao giờ nói ra hết.
Theo Tây phương, hình ảnh của bộ khỉ ba không đã nói lên một sự tự kiểm duyệt (autosensure) và đồng thời có hàm ý sự vô trách nhiệm, hèn nhát và ích kỷ của bản thân.
Không muốn nhìn, muốn thấy những điều gì có thể gây khó khăn tạo thêm vấn đề cho mình để tránh khỏi bị rắc rối, phiền phức, tránh khỏi bị mất công. Không muốn nói ra những điều mình biết vì có thể hèn sợ bị đụng chạm, tạo thêm nhiều rắc rối. Không muốn nghe để có thể giả đò ngu làm như mình không biết gì hết.
Cái thái độ tiêu cực này khác với tôn chỉ bi trí dũng của Phật Giáo. Nếu không thấy, không nghe, không nói thì Đức Thế Tôn đã không bao giờ thuyết pháp để cứu độ chúng sinh sau khi giác ngộ và dĩ nhiên là Phật Giáo không bao giờ hiện hữu trên đời dù trong lúc cuối của cuộc đời sau 45 năm giảng đạo, Đức Thế Tôn đã phán: Như Lai chưa từng nói một chữ.
Một dân tộc bị trị, bị đàn áp mà đa số dân chúng đều vô cảm, ích kỷ, hèn nhát, giả đui, giả điếc, giả câm để mong an toàn sống sót, ai chết mặt ai, miễn mình chưa chết thì quốc gia đó không bao giờ có tự do, mong thịnh vượng được. Đó là lối giải thích phổ thông: biết, thấy và nghe nhưng không hành động (của con khỉ thứ 4, Shizaru- Phi lễ vật động) để tự bảo vệ mình và có được hai chữ “bình an” nên “đành phải vô cảm” để tự bảo vệ bản thân và gia đình mình. Mạnh ai nấy sống, ai chết mặc ai!
3 Con Khỉ Tại Đền Thờ Nikko Toshogu, Japan
Theo tôi hiểu thì che mắt, bịt tai, bưng miệng có nghĩa thay vì dùng ngũ quan để phân biệt nhị nguyên hãy dùng cái tâm của mình để mà nhìn, nghe và thấy nhưng không thấy như vậy, không nghe như vậy và không nói như vậy. Ám chỉ con khỉ thứ tư, có tên là Shizaru và có ý nghĩa là trông như ‘phi lễ vật động’ mà ‘thật tại động vật.’ Có nghĩa không nhìn mà thấy, không nghe mà biết, không nói mà hiểu, và không làm nhưng đã làm rất nhiều.
Con khỉ hiện đại thứ 4, Shizaru
Những chủ quan trên đây không hẳn được đa số đồng ý là đúng nghĩa như vậy. Từ trước tới nay chưa ai giải nghĩa kỳ cục ngu si như vậy nhưng tại vì tôi làm bộ che mắt, bịt tai, bậm miệng cho nên tôi quáng gà thấy như vậy, ù tai nghe như vậy, bụng miệng đớ lưỡi ú ớ nói như dậy. Đó là cái ‘như thị ngã văn,’ tôi nghe như vậy, ‘như thị tri kiến,’ tôi thấy như vậy và hiểu như vậy.
Hello! Năm mới tết Bính Thân, có thấy, có nghe, có hiểu tui nói khỉ gió như vậy không?
Lê Huy Trứ
Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
***
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Châm Biếm - Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện Ngắn
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử