lịch sử việt nam

Trang Chính

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asian Seas

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

Quang Trung Hoàng Đế Thần tốc Bắc tiến! Xuân Chiến Thắng

*

Lê Huy Trứ
1/26/2016

Hy vọng, năm Bính Thân, 2016 này là năm bắt đầu biến động rất quan trọng và năm Kỷ Dậu tới là năm chiến thắng, kiến thái bình cho tổ quốc Việt Nam. Theo Sấm Trạng Trình: Mã đề dương cước ‘anh hùng’ tận, anh hùng chạy đầy đường, tìm cách lẫn trốn vì bị nhân dân trừng trị. Thân Dậu niên lai kiến thái bình. Mỹ qua giúp dân quân ta chiến thắng kiến thái bình. Dĩ nhiên, những ‘anh hùng tận chóp bu’ cũng chém vè ‘qua Mỹ’ chạy đầy đường sống chung ‘hòa hợp’ với Vịt Kiều và ‘hòa giải’ với Việt Gian và người viết bài này có thể bị đội nón cối mang ‘mề đay:’ VC, VG oan.

Vào năm Mậu Thân 1788, Vua Bắc Hà, Lê Chiêu Thống chạy sang Tàu, cầu viện hoàng đế Thanh Triều là Càn Long, lạy lục xin cõng rắn Tàu về nước cắn gà nhà để chống lại Tây Sơn ở miền Nam.

Cuối năm Mậu Thân 1788, Càn Long sai Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 20 vạn quân Thanh hộ tống Lê Chiêu Thống về Đại Việt với danh nghĩa "phò Hán Ngụy, Việt Gian diệt Ngụy Tây Sơn," quân xâm lăng ngang nhiên vào chiếm đóng Thăng Long, kinh thành của vua Lê. Bắt dân làm lao động vinh quan phục dịch quân Tàu và bắt gái làm nô lệ tình dục để mua vui hàng đêm.

Ghi chú: Cả hai điều bị mang tên Ngụy nhưng một là Ngụy Thiệt (thiệt ngụy,) một bên là Ngụy giả (Giả Ngụy.) Một bên là Hán Ngụy, Việt Gian và một bên là Mỹ Ngụy, nhưng hồi đó Mỹ chưa có nên chữ Mỹ này có nghĩa là đẹp mỹ miều thay vì Hoa Kỳ.

Tóm lại, một Ngụy không đội nón cối nhưng chính cống là ngụy và một Ngụy bị chụp mũ, ngụy oan. Nhưng thà làm Ngụy oan hay đại Ngụy còn hơn làm Việt Gian-Hán Ngụy. Vì oan giả, Việt Ngụy, thì còn may ra được dân thương cảm chứ phản quốc bán nước thì có nước bị tru di tam tộc, ô nhục dòng họ tổ tiên chỉ có nước chạy qua Tàu, thành Tàu như Lê Chiêu Thống chứ đừng mong ngày về. Cũng nên nhớ, có một thời VC chụp mũ ‘Mỹ Ngụy’ là Lê Chiêu Thống và những đám dân bỏ VC mà đi là tụi Lê Chiêu Thống, phản động ra hải ngoại làm ma cô đĩ điếm, liếm gót chân thực dân, đế quốc. Nhưng bây giờ lịch sử đã chứng minh ai là ‘chính Thống,’ chính là Lê Chiêu Thống, dẫn rắn cắn nhà gà. Tuy nhiên, Lê Chiêu Thống ngây thơ cầu Tàu giúp mình lấy lại ngôi vua chứ chưa công khai bán nước cho Tàu như Việt Gian-Tàu Ngụy bây giờ.

quan su viet nam, vũ khí tây sơn

Gươm và súng của quân đội nhà Tây Sơn

Trở lại chủ đề quân Tàu xâm lăng trên, thấy thế địch quá mạnh, quân Tây Sơn do Đại tư mã Ngô Văn Sở, theo mưu kế của Ngô Thì Nhậm, và Phan Huy Ích cùng các tham mưu khác, muốn bảo toàn lực lượng, di tản chiến thuật, chủ động rút quân về đóng ở Tam Điệp - Biện Sơn cố thủ chờ lệnh từ Phú Xuân.

Nghe tin quân báo khẩn cấp từ Bắc, ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (22 tháng 12 năm 1788,) Nguyễn Huệ hội quân làm lễ tế cờ ở đền Nam Giao và quyết định xuất quân tiến ra Bắc Hà để đánh đuổi quân Thanh xâm lăng. Để lấy danh nghĩa chính thống, Ngài lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung.

Ngày 29 tháng 11 năm Mậu Thân (26 tháng 12 năm 1788), đại quân của Hoàng Đế Quang Trung tới Nghệ An, dừng quân tại đó hơn 10 ngày để tuyển quân và củng cố lực lượng, nâng quân số lên tới 10 vạn, tổ chức thành 5 đạo quân: tiền, hậu, tả, hữu và trung quân. Ngoài ra còn có những đội bộ binh, kỵ binh và còn có một đội tượng binh gồm 200 voi chiến. Vua Quang Trung còn tổ chức lễ diễn binh (không phải diễu binh với những khuông mặt cuồng tín, ngu đần bước đi như người máy trông nực cười như diễu cợt người xem của VC ngày nay) ngay tại Nghệ An để khích lệ tinh thần và ý chí quyết chiến, quyết thắng của tướng sĩ đối với quân xâm lược Mãn Thanh. Ngay sau lễ duyệt binh, tế cờ, quyết chiến, Quang Trung tức tốc tiến quân ra Bắc Hà. Quân đi ngày đêm, thay phiên dùng cán võng khiên quân nghĩ, cấp tốc Bắc tiến.

Tôn Sĩ Nghị cũng nghe tin thám báo là quân Tây Sơn từ miền Nam dám cả gan tiến ra Bắc chống lại quân Thiên Triều nhưng họ Tôn khinh địch, coi thường, cho là quân Tây Sơn ô hợp không dám trực chiến. Tuy nhiên, sau khi thấy sự lo lắng, sợ hải và nghe những lời kể lại về tài hành quân bất ngờ như sét nổ trên không của Nguyễn Huệ và quân tướng Tây Sơn cờ Đào từ các tướng của Lê Chiêu Thống đã từng đại bại dưới quân Tây Sơn thì y có đôi phần e dè nên hẹn các tướng mồng 6 Tết sẽ ra quân đánh đuổi Tây Sơn.

Ngày 20 tháng Chạp năm Mậu Thân (15 tháng 1 năm 1789,) đại quân của Vua Quang Trung đã ra đến Tam Điệp. Ngô Văn Sở ra nghinh đón nhà vua, ngự giá thân chinh, và xin chịu tội không trực chiến mà lại quyết định rút quân về Tam Điệp cố thủ. Vua không những quở trách mà lại ban khen cái quyền biến của Đại Tư Mã và khen mưu kế của Ngô Thì Nhậm, và Phan Huy Ích là hợp cách, hợp ý ngài. Ngài phán, các ngươi không những không có lỗi mà lại có công đã bảo toàn lực lượng chờ ta ra phối hợp quân Nam Bắc thư hùng với quân giặt một phen để cho chúng nó biết tay. Ta đặt Ngô Thì Nhậm, và Phan Huy Ích làm quân sư cho ngươi và ngươi đã nghe theo kế sách của họ là đúng với tiên kiến và kỳ vọng của ta. Ta đã bố trí kẻ tài trí phòng thủ biên giới Nam Quan đúng với kế hoạch và dự liệu của ta trước khi ta rút quân về Nam.

Sau khi xem xét tình hình tình dân báo, quân báo, quân sự, và khí thế lẫn tinh thần quyết chiến và kỷ luật của dân quân, Vua Quang Trung hứa hẹn cùng ba quân tướng sĩ, ngày mồng 7 Tết sẽ quét sạch quân Thanh, quân ta sẽ vào ăn Tết ở Thăng Long.

Vua Quang Trung đích thân chỉ huy 5 cánh quân đại phá quân Mãn Thanh, năm Kỷ Dậu (1789). Một cánh do danh tướng, Đô đốc Nguyễn Tăng Long (chữ Hán: 阮增龍, 1750 -?) chỉ huy từ làng Nhân Mục tập kích đồn Khương Thượng (thuộc quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, Việt Nam bây giờ) và phía tây Thăng Long.

Cánh của Đô đốc Đặng Xuân Bảo (鄧春保; ?-1802), danh tướng nhà Tây Sơn, trong Tây Sơn lương tướng ngoại truyện - Nguyên Trọng Trì có câu viết về Đô Đốc Bảo như sau: "Bảo ít đọc sách nhưng rất trung liệt và giàu mưu lược hơn người. Ông thường dùng đức để trị nên ai cũng theo "tiến đánh các đồn phía nam Thăng Long. Trung quân do đích thân Quang Trung chỉ huy, phối hợp với đô đốc Bảo đánh diệt các đồn phía nam Thăng Long.

Cánh Đô đốc Nguyễn Văn Tuyết (阮文雪; ?-1802?); Ông là một trong Tây Sơn thất hổ danh tướng. Đô đốc Tuyết đã tuyên bố: Ra sức trừ khử sự đau khổ cho dân, vì cả cõi đời này mà tiêu diệt hết mọi bất bình, đó là sở nguyện của ta. Đô đốc Tuyết phối hợp cùng với Đô đốc Nguyễn Văn Lộc (阮文祿), cũng là một trong Tây Sơn thất hổ danh tướng, theo đường biển ra Bắc, chặn đường lui của địch ở phía bắc sông Nhị Hà, và huyện Phượng Nhãn. Sông Nhị Hà còn được gọi Sông Hồng có tổng chiều dài là 1.149 km bắt nguồn từ Tàu chảy qua Việt Nam và đổ ra biển Đông. Đoạn chảy trên đất Việt Nam dài 510 km. Đây là dòng sông quan trọng của nền văn hóa lúa nước Việt Nam và nơi hải quân Thanh Nam tiến.

Đêm 25 tháng 1 năm 1789 - tức đêm 30 Tết - đạo quân chủ lực của ta do Nguyễn Huệ chỉ huy vượt sông Gián Khẩu (sông Đáy.) Tiêu diệt đồn tiền sát trên hệ thống phòng ngự của địch mở đầu cuộc tiến công đại phá quân Thanh. Quân Biệt Kích Dù và Lôi Hổ của Tây Sơn nhanh chóng tiến lên, liên tiếp tiêu diệt các đồn quân Thanh và đuổi theo bắt gọn quân do thám của giặc không cho chạy về báo cáo với tổng hành dinh.

Đêm giao thừa 30 tháng Chạp âm lịch đó, anh Tây Sơn ‘tới thăm em Tàu hão léng đêm 30,’lịch sử nhớ đời đó nhưng không được lãng mạn như ‘ta đến thăm em đêm 30, còn đêm nào bằng đêm 30?’ Quân ta đánh diệt đồn Gián Khẩu (hay Gián Khuất) thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình của các tướng Lê Chiêu Thống đóng giữ. Sau đó Vua Quang Trung xua quân đánh diệt các đồn Nguyệt Quyết, Nhật Tảo. Đêm 28 tức tối mồng 3 Tết Kỷ Dậu - quân Tây Sơn bí mật vây chặt đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Tây) rồi uy hiếp buộc địch đầu hàng. Quân ta tiêu diệt một đồn lũy trọng yếu của địch cách Thăng Long 20 ki-lô-mét mà không tốn một mũi tên, hòn đạn.

Đêm mồng 4 Tết, Vua Quang Trung tiến đến trước đồn lớn nhất của quân Thanh là Ngọc Hồi là một làng, cũng là tên một xã thuộc huyện Thanh Trì, cách trung tâm Hà Nội 14 km về phía nam, nằm cạnh quốc lộ 1 bây giờ. Tại làng Ngọc Hồi vào tháng 12 năm 1788, quân Thanh đã xây dựng một tiền đồn mạnh để bảo vệ nam thành Thăng Long. Sau khi nghe tin đồn Hà Hồi bị hạ vào ngày 28 tháng 1 năm 1789, đồn Ngọc Hồi được địch quân tăng cường tới 30.000 quân tinh nhuệ, ... Đồn ngoài lũy đất còn có hàng rào chông sắt, địa lôi, mìn C4. Tướng chỉ huy đồn là Đề đốc Hứa Thế Hanh là phó tướng của Tôn Sĩ Nghị chỉ huy, phụ tá có tả dực Thượng Duy Thăng, tiên phong Trương Triều Long. Toàn là danh tướng bách chiến bách thắng bên Tàu qua.

Chi tiết của trận đánh được thuật lại như sau: Mờ sáng ngày 30 - tức ngày 5 Tết - quân ta bước vào trận quyết chiến với địch ở đồn Ngọc Hồi. Đây là đồn lũy kiên cố giữ vị trí then chốt trong hệ thống phòng ngự của địch, bảo vệ trực tiếp cửa ngõ phía Nam Thăng Long.

Đồn Ngọc Hồi cách Thăng Long 14 ki-lô-mét, án ngữ con đường thiên lý trong Nam ra. Quanh đồn có chiến lũy bảo vệ. Phía ngoài lũy có bãi chướng ngại dày đặc gồm chông sắt, cạm bẫy và địa lôi chỉ có thiếu thủy lôi. Lực lượng quân địch ở đây có khoảng ba vạn quân tinh nhuệ đặt dưới quyền chỉ huy của Đề đốc Hứa Thế Hanh là phó tướng của Tôn Sĩ Nghị và là tướng chỉ huy toàn bộ hệ thống phòng ngự phía Nam Thăng Long. Sau khi đồn Hà Hồi bị tiêu diệt, Tôn Sĩ Nghị ra lệnh tăng viện cho đồn Ngọc Hồi và thường xuyên theo dõi tình hình chiến sự của mặt trận phía Nam để sẵn sàng ứng phó.

Vua Quang Trung đích thân trực tiếp chỉ huy trận công đồn ác liệt này. Mở đầu trận đánh, đội tượng binh gồm hơn một trăm voi chiến của quân Tây Sơn xông vào tiến công. Đội kỵ binh thiện chiến của quân Thanh ra nghênh chiến bị tan vỡ nhanh chóng. Kỵ binh địch thấy tượng binh và quân tướng khí thế hung hản ... của Tây Sơn sợ hãi chạy tán loạn, quân ta trên bắn, chém xuống địch quân ở thế hạ phong thảm bại trong chớp mắt.

Nhưng quân địch nhờ dựa vào chiến lũy kiên cố, hết sức liều chết cố thủ. Quân Thanh từ trên chiến lũy, bắn đại bác và cung tên lửa ra dữ dội để chống lại công thành của quân ta. Một đội xung kích … đặc biệt của Tây Sơn đã chuẩn bị trước gồm những chiến sĩ cảm tử, dùng những lá chắn lớn (ván gỗ quấn rơm ướt chống tên lửa) che mình xông pha khói lửa, leo thẳng lên vào chiến lũy của địch. Quân ta đột nhập vào chiến lũy, giáp chiến đánh sáp lá cà với quân thù, võ Tàu đấu với võ Ta loạn càu cào, lộn xì dầu, hầm bà lằng xí cấu. Tàu chữi tiếng Tàu, Việt chữi tiếng Việt vừa chữi vừa giết nhau hết tình nghĩa láng giềng, lân bang lẫn thượng quốc. Rằng thì là tôi nghe kể lại như rứa! (Như thị ngã văn!)

Đại quân Tây Sơn ào ạt xung phong vào trận địa với dũng khí áp đảo kẻ thù. Chính quân địch cũng phải thừa nhận rằng, "Quân Tây Sơn, hợp lại đông như kiến cỏ, thế lực dũng mãnh ồ ạt như triều dâng." Tổ tiên chúng ta sao hồi đó anh hùng, mạnh tợ cọp beo ‘dữ sợ như rứa’ nhưng tại sao bây giờ cái lũ con cháu cầm quyền lại hèn với giặt ác với dân? Cha cọp sinh con chó! Làm sao dân VN bây giờ dám ngẩng mặt hãnh diện là công dân của cái XHCN nổi?

Trước sức công phá như vũ bão và tinh thần chiến đấu dũng cảm tuyệt vời của quân Tây Sơn, đồn Ngọc Hồi bị san phẳng. Một bộ phận lớn của quân địch bị tiêu diệt tại trận. Bọn sống sót sau cơn bão lửa khủng khiếp đó, bỏ chạy về Thăng Long. Nhưng Vua Quang Trung đã bố trí một lực lượng nghi binh chặn đường, buộc chúng phải dấn thân vào cánh Đầm Mực (Thanh Trì, Hà Nội) rộng lớn và lầy lội. Tại đây, đạo quân của Đô đốc Bảo đã được lệnh, lợi dụng địa hình bố trí sẵn một trận địa để tiêu diệt bọn quân Thanh. Hàng vạn quân giặc bị vùi xác dưới cánh đầm đó. Bằng trận Ngọc Hồi - Đầm Mực, quân Tây Sơn đã tiêu diệt toàn bộ quân Thanh và bộ chỉ huy của chúng tại cứ điểm then chốt nhất, đập tan hệ thống phòng ngự của địch và mở toang cửa ngõ tiến vào giải phóng thành Thăng Long.

Quân ta tiếng nhanh như vũ bão nhưng bỗng dưng dừng lại chưa tấn công khiến quân Thanh không hiểu đâm ra lo sợ, phần quân Thanh đã ở vào bị động, bị bao vây, không dám xông ra đánh trước và chúng nó cũng cũng không biết sẽ bị quân Tây Sơn đột kích, đánh lúc nào. Quân Tây Sơn, như quân Nhật thiện chiến trong đêm tối ra trận dùng thần công sư tử hống, trong bóng tối la ó hô xung phong cướp tinh thần địch. Địch gọi quân Tây Sơn là quân ré, la ó làm nghi binh.

Đô đốc Long tiến vào đánh phá quân địch phòng thủ ở Tây Long. Cũng vào mờ sáng ngày 30 tháng 1, đạo quân của Đô đốc Long bất ngờ bao vây, tiêu diệt đồn Khương Thượng (Đống Đa, Hà Nội) ở phía Tây Nam thành Thăng Long. Quân Tây Sơn bí mật bao vây vào lúc trời còn tối, rồi tiến công dữ dội vào đồn giặc. Nhân dân nổi dậy cùng trực tiếp tham gia chiến đấu. Họ dùng rơm rạ bện thành con cúi, tẩm dầu đốt lửa, tạo thành một vòng vây lửa uy hiếp quân địch. Đồn Khương Thượng, thuộc quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, Việt Nam bây giờ, bị tập kích bất ngờ khiến quân Thanh không kịp trở tay, hàng vạn lính bỏ mạng. Sầm Nghi Đống (tiếng Trung phồn thể: 岑宜棟, giản thể: 岑宜栋) bị Đô đốc Đặng Tiến Đông (1738-?) làm quan thời Lê-Trịnh, sau đầu quân Tây Sơn và trở thành danh tướng của lực lượng này, tấn công và không đỡ nổi, phải bỏ đồn chạy nhưng bị quân Tây Sơn vây đánh khắp ngả. Cuối cùng, Sầm Nghi Đống quyết định thắt cổ tự vẫn ở núi Loa, Khương Thượng gần thành Thăng Long, không chịu để rơi vào tay quân Tây Sơn. Chủ tướng Sầm Nghi Đống và quân sĩ của mình chiến đấu rất anh dũng, không chịu đầu hàng, chết sau xếp thành 13 gò đống lớn, có đa mọc um tùm nên gọi là gò Đống Đa.

Như đề cập ở trên, sáng mồng 5, Quang Trung mới thật sự cùng Đô đốc Bảo dồn đại quân tổng tấn công vào đồn Ngọc Hồi. Trước sức tấn công mãnh liệt của Tây Sơn, quân Thanh ở thế bị động thua chết hàng vạn, phần lớn các tướng giỏi bị giết. Nhưng trong khi Vua Quang Trung chưa đánh Ngọc Hồi thì tại đại bản doanh, Tôn Sĩ Nghị đang lo lắng theo dõi mặt trận phía Nam để sẵn sàng điều quân đi cứu viện. Bỗng nhiên, hắn được tin cấp báo đồn Khương Thượng bị tiêu diệt. Hắn đang hoảng hốt chưa kịp đối phó thì đạo quân của Đô đốc Long đã tràn vào thành Thăng Long và như một mũi dao nhọn, đang lao thẳng về phía đại bản doanh của hắn. Hắn khiếp sợ đến nỗi không kịp mặc áo giáp và đóng yên ngựa, vội vàng cùng với toán kỵ binh hầu cận vượt cầu phao tháo chạy trước hết. Quân Thanh như rắn mất đầu, tan vỡ tranh nhau tìm đường trốn chạy.

Trên đường đào tẩu chạy trối chết đó, Tôn Sĩ Nghị và tàn quân đã bị hai cánh quân Tây Sơn của Đô đốc Tuyết và Đô đốc Lộc chặn đánh, tơi tả rất thảm hại. Khắp nơi, trên con đường chạy trốn, chúng còn bị quân dân ta chận đánh tơi bời và bị tiêu diệt gần hết. Số sống sót phải chui rừng, lội suối theo đường tắt chạy trốn về hướng Bắc.

Đến sông Nhị Hà, sợ quân Tây Sơn đuổi theo, bại tướng Tôn Sĩ Nghị đã phải vứt bỏ tất cả sắc thư, ấn tín, chui vào ống đồng để lo chạy thoát thân. Tôn Sĩ Nghị hèn nhát tham sinh húy tử đã hạ lệnh cắt cầu phao để cản đường truy kích của quân Tây Sơn khiến hàng vạn quân Thanh rơi xuống sông chết rất nhiều làm dòng sông bị nghẽn, máu nhuộm đỏ hồng hà, (hồng là máu?) Vua Lê Chiêu Thống và đám Hán Ngụy, Việt Gian cũng hớt hải chạy theo Tôn Sĩ Nghị thoát sang bên kia biên giới.

Một tên quan chạy theo Tôn Sĩ Nghị đã thú nhận, "Tôi với Chế Hiến (tức Tôn Sĩ Nghị) đói cơm, khát nước, không kiếm đâu ra được ăn uống, cứ phải đi suốt bảy ngày, bảy đêm mới đến trấn Nam Quan."

Đạo quân Thanh đóng ở Hải Dương, cũng bị đánh bại. Chỉ riêng đạo quân Thanh đóng ở Sơn Tây, tuy quân ta không tiến công nhưng thế cô cũng hoảng sợ, mau rút chạy về nước.

Quân Tây Sơn đuổi theo và rao lên rằng sẽ đuổi qua biên giới đến khi bắt được Tôn Sĩ Nghị và Lê Chiêu Thống mới thôi. Bởi thế dân Tàu ở biên giới sợ hải, dắt nhau chạy làm cho suốt vài chục dặm không có bóng người.

Sáng ngày 30 tháng 1, đạo quân tiên phong của Đô đốc Long tiến vào giải phóng thành Thăng Long. Trưa hôm đó, Vua Quang Trung và đạo quân chủ lực tiến vào kinh thành giữa sự hoan hô vui mừng đón chào của nhân dân. Chiếc áo chiến bào cùng bạch chiến mã của người anh hùng "áo vải cờ đào" hôm đó đã nhuốm đen khói súng của những ngày đêm chiến đấu ác liệt. Lá cờ đào (đỏ) đã từng giương cao từ những ngày đầu khởi nghĩa ở Quy Nhơn, tung bay theo bước đường thắng lợi của nghĩa quân Tây Sơn, nay lại dẫn đầu đoàn quân chiến thắng tiến vào giải phóng kinh thành Thăng Long.

Tóm lại, sớm hơn dự tính, chỉ trong vòng 6 ngày, quân Tây Sơn đã đánh tan quân Thanh. Trưa mồng 5 Tết, Vua Quang Trung và quân tướng sĩ tiến vào thành Thăng Long trong sự chào đón của nhân dân Bắc Hà trừ những tên Hán Ngụy, ... mất chủ không có đường chạy, nên phải ở lại nằm vùng ...

Vua Quang Trung, Nguyễn Huệ, một thiên tài quân sự đã lãnh đạo quân dân kháng chiến chống quân Tàu xâm lăng với một nghệ thuật quân sự độc đáo, đầy sáng tạo lẫn táo bạo.

Nghệ thuật quân sự nổi danh của Vua Quang Trung đó là:

Chiến lược bất ngờ tiến công chủ động liên tục.
Chiến thuật đánh bao vây tiêu diệt với lối đánh tốc chiến tốc thắng.

Thắng lợi rực rỡ của chiến dịch đại phá quân Thanh là kết quả của tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân sĩ, sự tham gia ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân và tài chỉ huy quân sự tuyệt vời của Vua Quang Trung. Ngài đã phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân, ý chí quyết chiến quyết thắng của quân đội, nắm vững thời cơ, triệt để lợi dụng mọi yếu tố bất ngờ tập trung để tấn công đầy quyết liệt thần tốc tiêu diệt và dứt điểm một lực lượng địch quân mạnh và đông gấp bội.

Nguyễn Huệ đã diệt chúa Nguyễn, đánh tan quân xâm lược Xiêm rồi tiến ra Bắc diệt chúa Trịnh, lật đổ nhà Lê, đại phá quân xâm lược Mãn Thanh, Vua Quang Trung – Nguyễn Huệ đã liên tiếp ghi vào lịch sử dân tộc những chiến công oanh liệt cho tổ quốc.

Chỉ trong vòng 5 ngày đêm (từ ngày 30 tháng 12 đến 5 tháng 1 năm Kỷ Dậu tức từ ngày 25 đến 30 tháng 1 năm 1789), dân tộc ta dưới sự lãnh đạo tài tình của Vua Quang Trung, Nguyễn Huệ đã vùng lên quét sạch 20 vạn quân xâm lược Mãn Thanh ra khỏi đất nước, giải phóng kinh thành Thăng Long, giải phóng tổ quốc. Đó là một chiến công vĩ đại và hiển hách vào bậc nhất, vô tiền khoáng hậu, trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.

Vua Quang Trung Nguyễn Huệ đã trở thành một anh hùng dân tộc vĩ đại, một thiên tài quân sự, một danh tướng trăm trận trăm thắng.

Thắng lợi đại phá quân Thanh có ý nghĩa lịch sử với một tầm vóc vô cùng to lớn, không những giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập dân tộc mà còn thêm một lần nữa đập tan cuồng vọng xâm lược của phương Bắc. Một tấm gương oanh liệt cho hậu thế noi theo.

Cuối năm Mậu Thân (1788) đầu xuân năm Kỷ Dậu (1789) là xuân rực rỡ nhất với chiến công vĩ đại của quân dân nước Nam từ Nam chí Bắc đều hãnh diện, thỏa mãn tận hưởng niềm vui sướng vinh quang của chiến dịch đại phá quân Thanh trong mùa xuân chiến thắng oanh liệt oai hùng.

Ngô Ngọc Du là một nhà thơ đương thời, đã ghi lại không khí tưng bừng của ngày chiến thắng Bắc tiến thần tốc oanh liệt đó trong một bài thơ:

Giặc đâu tàn bạo sang điên cuồng
Quân vua một giận oai bốn phương
Thần tốc ruỗi dài xông thẳng tới,
Như trên trời xuống dám ai đương
Một trận rồng lửa giặc tan tành,
Bỏ thành cướp đó trốn cho nhanh
Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiến,
Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh
Mây tạnh mù tan trời lại sáng
Đầy thành già trẻ mặt như hoa,
Chen vai khoác cánh cùng nhau nói:
"Kinh đô vẫn thuộc núi sông ta"

*

Ta sẽ về!

Ta sẽ về Bắc Hà, ta sẽ về Thăng Long
Dành lại đất quê hương xây bằng nước mắt
Dành lại đất quê hương tháng năm mồ hôi

Ta sẽ về Cà Mâu, ta sẽ về Nam Quan
Bằng con tim lửa cháy, bằng bàn tay xiết lại
trong hờn căm lòng người Việt Nam ơi

Đây giờ đã đến, giờ bão tố,
giờ sấm sét lên trên đầu giặc.
Giờ hờn căm quân dân ta vùng lên.
Giờ phản công, giờ oai linh đã đến
Giờ oai linh đã đến

Từ không trung: anh hùng mây xanh
Từ đại dương: anh hùng biển khơi
Đây quân ta: sức mạnh tuyệt vời
Ta sẽ thắng! ta sẽ thắng!

Ta sẽ về An Lộc, ta sẽ về Tây Đô
Dành lại đất quê hương chan hoà ánh nắng
Dành lại đất quê hương thiết tha ngàn đời

Ta sẽ về Sài Gòn, ta sẽ về Thừa Thiên
Bằng con tim hẹn ước, bằng giòng máu kiêu hùng
trong hờn căm lòng người miền Nam ơi

Ta sẽ về Trường Sa, ta sẽ về Hoàng Sa
Dành lại đảo quê hương chan hoà ánh nắng
Dành lại biển quê hương thiết tha ngàn đời

Ta sẽ về Hà Nội, ta chiếm lại Thăng Long
Bằng con tim hẹn ước, bằng giòng máu kiêu hùng
trong hờn căm lòng người Thăng Long ơi

(Lê Huy Trứ chế biến)

Tóm Lược Tiểu Sử của Nguyễn Huệ

Nguyễn Huệ sinh năm 1753 ở ấp Tây Sơn (thuộc phủ Quy Nhơn.) Tổ tiên Nguyễn Huệ (ba anh em Tây Sơn – Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ) vốn quê ở làng Thái Lão (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) thuộc Đàng Ngoài. Giữa thế kỷ thứ XVII, quân Nguyễn có lần vượt sông Gianh bắt nhiều nông dân ở Nghệ An cưỡng bức vào khai hoang ở Đàng Trong. Tổ bốn đời của Nguyễn Huệ là một trong những nạn nhân đó, và trải qua mấy đời lao động cần cù, trở thành một gia đình khá giả ở Tây Sơn. Nguyễn Huệ thuở nhỏ có đi học chữ và có một trình độ văn hóa giới hạng nhưng đảm lược, sức lực và võ nghệ thì siêu quần ít ai sánh bằng.

Mùa xuân năm 1771 Nguyễn Huệ cùng với anh là Nguyễn Nhạc và em là Nguyễn Lữ tổ chức và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa ‘áo vải cờ đào’ ở Tây Sơn thuộc Quy Nhơn.

Khi Nguyễn Nhạc xưng vương: Trung ương hoàng đế thì Nguyễn Huệ được phong làm Bắc Bình Vương cai quản miền đất từ Quảng Nam ra đến Nghệ An. Nguyễn Huệ là người thông minh kiên nghị, không bao giờ lùi bước trước kẻ thù, trước khó khăn, nguy hiểm. Ngài không những là một nhà quân sự thiên tài, chỉ huy tài ba đã lập nên những chiến công thần kỳ, chỉ có thắng, không hề bại, mà còn biểu thị tài năng lỗi lạc trên các lĩnh vực: lãnh đạo, chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao.

Sau khi nghe tin quân Tàu xâm lăng, tiến vào kinh thành Thăng Long, ngày 21 tháng 12 năm 1788, đất nước đã mất và đã thật sự thay ngôi đổi chủ, Nguyễn Huệ danh chính ngôn thuận, lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung, hội quân ở Phú Xuân, rồi cấp tốc thống lĩnh đại quân tiến ra Bắc đánh đuổi quân Mãn Thanh giải phóng miền Bắc.

Từ ngày 25 đến 30 tháng 1 năm 1789, chỉ trong vòng 5 ngày, Vua Quang Trung tổng tư lệnh toàn quân dân cùng các tướng sĩ phá tan hơn 20 vạn quân Thanh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và dành lại độc lập cho dân tộc.

Ngày 16 tháng 9 năm 1792, Vua Quang Trung bị bệnh từ trần, thọ 39 tuổi. Vua Quang Trung mất sớm là một tổn thất lớn cho phong trào Tây Sơn và dân tộc ta. Cuộc đời của Ngài, kể từ khi 18 tuổi tham gia khởi nghĩa cho đến lúc 39 tuổi từ trần là một bài ca tuyệt diệu của người “anh hùng áo vải cờ đào” đã chiến đấu kiên cường cho quyền lợi của nhân dân và dân tộc, cho độc lập và thống nhất của tổ quốc. Sự nghiệp của Vua Quang Trung là sự nghiệp cứu dân, cứu nước, đấu tranh xây dựng một đất nước độc lập hùng cường. Với lý tưởng cao cả, ngài đã dự trù kế hoạch 5 năm, chuẩn bị cho cuộc Bắc phạt với tham vọng muốn đòi lại Quảng Đông và Quảng Tây cho nước Nam. Sự nghiệp vẻ vang cùng với tài năng, phẩm chất, tính cách độc đáo của Vua Quang Trung, Nguyễn Huệ đã sáng chói trong lịch sử dân tộc.

Quang Trung – Nguyễn Huệ là người tiêu biểu cho sức sống phi thường của dân tộc, tạo nên tính chất độc đáo của giai đoạn Quang Trung, đó là giai đoạn của “áo vải cờ đào” khi mà nhân dân tự mình đứng ra đảm nhiệm sứ mạng lật đổ chế độ bán nước hại dân, hèn với giặt ác với dân, tham nhũng khủng bố, tham quyền cố vị để cứu nước, cứu nhà và chỉnh lại dân khí lẫn quốc khí.

“Cái nhà là nhà của ta. Công chú, công cha làm ra. Cháu con phải gìn giữ lấy. Trăm năm vẫn nước non nhà.” Tãn Đà.

*

Giai thoại Thiền về việc ra quân Bắc tiến của Tây Sơn

Lê Huy Trứ

Tương truyền, trước khi ra quân đánh quân Thanh, Nguyễn Huệ làm lễ đăng quang ở Phú Xuân, hội quân lập kế để động viên quân sĩ.

Sau lúc làm lễ, Quang Trung sai mang đến cái mâm, trên để các đồng tiền, có phủ vải điều, rồi tuyên bố với quân sĩ:

“Ba quân hãy cùng ta quan sát, nếu cả hai trăm đồng tiền này đều sấp, thì đó là điềm trời báo chúng ta đại thắng. Nhược bằng, có đồng ngửa, thì đó là đại sự của chúng ta có điều trắc trở.”

Nguyễn Huệ chắp tay khấn vái, đặng bưng mâm tiền, cung kính dâng lên cao, rồi hất tung xuống sân. Quân sĩ thấy các đồng tiền nhất loạt đều sấp, reo hò mừng rỡ, tin chắc trận ra bắc sẽ thắng quân Thanh.
Kỳ thực, Nguyễn Huệ cùng với những mưu sĩ rất cao trí tuệ đã sai kho bạc Huế đúc cấp tốc (overnight) 200 đồng tiền vàng (24K?) có cả 2 mặt đều là mặt sấp vì ngài đã giác ngộ cái chân lý bất nhị không có chuyện 2 mặt, hai lòng. Hai mặt của một đồng tiền chỉ có một mặt. Vậy thì qúy vị có biết cái mặt sấp, mặt ngữa bản lai diện mục là cái mặt mẹt gì không?

Mặt nào ra mặt ‘xấp’ và mặt nào ra mặt ngữa? Mặt nào không ra mặt ‘xấp’ và mặt nào không ra mặt ngữa? Nếu có sấp thì phải có ngữa để đối chiếu với sấp? Nếu chỉ có một mặt thì làm sao đối chiếu so sánh, sấp ngữa nhị nguyên?

Chúc mừng năm mới đầy vui mạnh, giàu có, tiếu ngạo, cười đùa, cho trẽ mãi!

Lê Huy Trứ
1/26/2016

 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site