lịch sử việt nam

Trang Chính

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asian Seas

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

Bàn Về Danh Dự Và Bình Đẳng Với Bác Paul Nguyễn Hoàng Đức

Nhân tiện bác Paul bàn về danh dự và bình đẳng. Cách đây mấy năm tớ cũng viết một bài luận bàn về bình đẳng và tự do. Tớ đặt câu hỏi: Bình đẳng và tự do. Trong hai cái bạn chọn cái nào? Bạn muốn cả hai cùng một lúc ư? Đó chỉ là một ảo tưởng. Theo tớ ở đâu có nhiều bình đẳng thì ở đó ít tự do. Ở đâu có nhiều tự do thì ở đó có bình đẳng. Bình đẳng sẽ thủ tiêu tự do, nhưng tự do không thủ tiêu bình đẳng. Tuy tự do không bảo đảm bình đẳng tuyệt đối nhưng ít ra nó cũng dung dưỡng bình đẳng. Còn bình đẳng tuyệt đối sẽ tiêu diệt tự do. Thành ra lại là một sự bình đẳng khập kiễng. Bài luận tương đối dài e rằng đăng vào đây không tiện. Sống ở đời ai mà chả muốn có bình đẳng và tự do công bằng bác ái yêu thuơng nhau nhưng là một ảo tưởng bởi vì chủ nghĩa cá nhân, tư hữu tài sản là thuộc tính bản chất của xã hôi loài người. Bác Paul và tớ giống nhau là cả hai thích suy tư không thích màu mè hình thức, thích bàn luận thích nghiền ngẫm về chuyện đời.. Bác là một triết gia đào tạo có bài bản từ chương trích cú, còn tớ là dân lý luận miệt vườn tớ chả qua một truờng đại học nào hết. Mọi thứ do đi nhiểu trải nhiều và đọc nhiều mà có.

Bác thì ông Kant nói thế này ông Nietzsche nói thế kia. Tớ thì chả mấy khi đọc mà chỉ nghe giảng bằng Audio các bài của giáo sư triết Trần Thái Đỉnh nên tớ chỉ nhớ đại cương thôi. Còn chi tiết từng đoạn văn tớ mờ tịt.

Nên tớ quan sát khảo sát về nhân tình thế thái đành phải tự cái đầu tớ nghiền ngẫm suy luận ra. Kể ra về tuổi đời anh chàng Nietzsche còn trẻ hơn tớ khi anh viết ra những câu những bài luận nổi tiếng trừ những năm cuối đời anh ấy bị lú lẫn thì không nói làm gì.. Anh chàng Nietzsche này sống rất cô đơn, hình như anh không có vợ? Các sĩ quan SS ngày xưa rất thích đọc triết học Nietzsche họ có cuốn sổ tay truyền tay nhau về triết học của Nietzsche là người hùng cô độc biết dấn thân mạo hiểm ý chí hùng cường. Thật oan cho Nietzsche ông lại chống chủ nghĩa bài Do Thái chủ nghĩa Antisemmitismus. Nhưng Hitler lại tôn thờ tư tuởng của ông.

Nietzsche không thể bằng tớ về khoản trăng gió mây mưa ngụp lặn trong sông tình bể ái...Tớ có trang facebook chat với các cô kiều nữ lả lướt cành chim lá gió ong bướm dập dìu. Lúc trai trẻ tuy chẳng cao to vạm vỡ gì cứ phải là râu hùm hàm én mày ngài, vai năm tấc rộng lưng muời thước cao. Tớ nhỏ con nhưng chắc nịch, nhưng tớ cũng được khối cô yêu, ông bà bố mẹ cô dì chú bác qúy như vàng. Còn Nietzsche luôn cãi cọ gây gổ với chị gái và mẹ. Nitzsche là một triết gia khắc khổ như vậy giỏi lắm một cô yêu là giỏi, rồi thất tình sinh ra chán đời? Nietzsche nổi tiếng bởi các bài luận và những lời phát biểu của ông. Chúa đã chết. Đạo Phật còn thực tế hơn trăm lần cơ đốc giáo và cả hai đạo đều hư vô huyền ảo cả.

Những gì Nitzsche phát biểu là nhờ trí thông minh học nhiều mà có. Nhưng những gì tớ nói là do kinh nghiệm trải đời và sách vở đọc cóp nhặt chắp nối mỗi nhà mà có. Mọi ngả đường cuối cùng vẫn dẫn về thành La Mã phải không bác Paul? Trên facebook này, bác Paul viết rất hay, ngoài bác ra tớ thấy khó kiếm được một người bạn tâm linh thuộc giới đàn ông, tớ thấy bác viết nhiều điều đúng quá và tớ đọc liền tham khảo liền. Cái gì tâm đắc thì học liền biến kiến thức của bác thành của mình.

Bác Paul viết: Danh dự là năng lực vươn tới bình đẳng? Tớ cũng nghĩ tương tự danh dự phẩm giá con người là ý chí hùng cường để đấu tranh đòi quyền bình đẳng theo đúng tinh thần của triết học hiện sinh. Ông Nelson Mandela với một nghị lực ý chí phi thường làm một người hùng đơn độc kiểu mẫu Nietzsche đã dấn thân vào con đường đấu tranh chống chế độ Apacthai Nam Phi kể cả biện pháp cực đoan là tham gia lãnh đạo một tổ chức du kích quân khủng bố và ông bị chế độ ra trắng cầm tù. Ông ra tù và trở thành lãnh tụ da đen ông thắng cử với số phiếu cao và trở thành tổng thống? Và liệu ông có còn tiếp tức bênh vực quyền lợi của toàn thể người da đen nữa hay không? Khi ông đã là tổng thống, ông có những cải cách gì mới đảm bảo trong một hãng luơng bổng của công nhân da đen và da trắng ngang nhau? Hay ông hợp tác với một chính phủ liên hợp da trắng để tiếp tục cai trị toàn bộ Nam Phi? Quốc hữu hoá mọi tài nguyên đất nước và tạo ra những nhóm lợi quyền mới ông và gia đình có hàng tỷ dollar? Nhưng dù sao ông cũng là con nguời đáng kính. Người phụ nữ da đen đấu tranh với ông chủ không chịu làm thêm giờ vì không có trong hợp đồng lao động mà muốn dùng thời gian đó để thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt vui chơi nghỉ ngợi cá nhân theo tớ là quyền lao động bình thuờng kể cả người da trắng làm nghề giúp việc Ohsin chắc cũng có ý kiến như vậy. Nếu như ông chủ có hai nguời giúp việc một đen một trằng và cùng đòi nghỉ sai khi làm đủ tiếng mà ông cho nguời da trắng nghỉ người da den phải làm thì tất nhiên người da đen lên tiếng đòi quyền bình đẳng là phải. Còn chuyện không muốn làm thêm là theo luật lao động là đòi hỏi bình thường chính đáng.

Triết học là một rừng biển tư duy trí tuệ tri thức loài người nên các phạm trù khái niệm đưa ra thì mỗi người định nghĩa giải thích theo mỗi kiểu, thường thì miên man không biết đâu là điểm dừng. Bác Paul có đưa ra hai phạm trù danh dự và bình đẳn. Tớ muốn phân tích về hai phạm trù này theo suy nghĩ của tớ: Thế nào là danh dự? Nhiều người bảo là những giá trị chuẩn mực về đạo đức thành tích công lao mà người ấy có mà toàn thể xã hội cộng nhận. Sai! Theo tớ danh dự là phẩm gía, nhân phẩm tự nhiên của bản thân mỗi người để sống làm người. Các chiến sỹ miền Nam ngày xưa đã có lời thề: Trách nhiệm danh dự và tổ quốc là phẩm gía cao nhất của hai chữ danh dự.

Còn bình đẳng lại là mấu chốt của đời sống xã hội. Sự bất bình đẳng là tự nhịên bản chất của xã hội không thể nào tránh khỏi.

Học thuyết của Marx chủ yếu dựa trên sự nghiên cứu các học thuyết kinh tế và coi đó là nền tảng của cơ cấu giai cấp. Theo Marx, mối quan hệ giai cấp là chìa khóa của mọi vấn đề trong đời sống xã hội. Những lợi ích kinh tế, chính trị, ý kiến xã hội đều bắt nguồn từ kết cấu giai cấp.

Khác với Marx, nhà xã hội học Max Weber, không coi mọi cấu trúc xã hội, đều bất bình đẳng như trong một xã hội có giai cấp. Đẳng cấp phụ thuộc vào những khác nhau đặc biệt về địa vị trên nền tảng nghi thức tôn giáo. Werber nhấn mạnh rằng quyền lực kinh tế có thể là kết quả nắm giữ quyền lực dựa vào các nền tảng khác. Địa vị xã hội và uy tín xã hội có thể xuất phát từ quyền lực kinh tế, song đó không phải là tất yếu duy nhất; Ví dụ, trường hợp giàu có nhưng không có học vấn hay giáo dục để nắm địa vị cao trong xã hội; ngược lại, địa vị có thể tạo nên cơ sở của quyền lực chính trị. Weber cho rằng đây là một vấn đề phân tích về mặt lịch sử và xã hội để phát hiện ra cơ sở thực sự của bất bình đẳng xã hội.

Quan điểm của Weber nhấn mạnh tầm quan trọng của thị trường chứ không phải là tái sản xuất, như là cơ sở kinh tế của giai cấp. Theo Weber, nguyên nhân đầu tiên của bất bình đẳng trong xã hội tư bản là khác biệt về khả năng thị trường. Điều đó có nghĩa là khả năng chiếm lĩnh thị trường của các cá nhân phụ thuộc vào sự hiểu biết, bản lĩnh và kỹ năng nghề nghiệp

Để có bình đẳng triệt để Mác hô hào vô sản toàn thế giới liên hiệp lại. Vô tình anh đã xóa bỏ khái niệm tổ quốc và Lê Nin, Stalin. Mao Trạch Đông muốn xây dựng một tổ quốc chung, gọi là tổ quốc xã hội chủ nghĩa

Vì hai chữ bình đẳng mà xảy ra cuộc đấu tranh giai cấp giữa giàu và nghèo mà chém giết lẫn nhau và tạo ra xã hội còn hai giai cấp chính là công nông và nông dân. Lúc đầu còn anh trí thức sau bị ông Mao loại bỏ bởi câu; Trí thức không bằng cục phân. Tất cả mọi người đểu bình đẳng đó sao? Tài nguyên thiên nhiên ruộng đồng sông ngòi là sở hữu toàn dân. Một sự bình đẳng tuyệt đối theo kiểu trại lính chuồng thú mà mất đi hai chữ: Tự Do mà Thượng đế tạo hoá Thiên Chúa đã ban tặng cho loài người. Tài nguyên của cải quốc gia nhiều như vậy thì ai đứng ra cai quản? Đảng.

Vậy đảng là ai? Là nhóm người tự lập ra đầu tiên là hội kín bí mật tuy không trích máu ăn thề nhưng điều lệ đảng là một cái thòng lọng xiết cổ anh: Giai cấp tính và đảng tính. Phải từ bỏ con người bẩm sinh cha mẹ cho anh thành người của tổ chức. Lấy trung thành lãnh tụ, trung thành với tổ chức làm tiêu chuẩn đạo đức đứng ra quản lý khối tài sản tài nguyên kếch xù. Kể cả khi quyền lợi đảng, quyền lợi tổ chức bị đe dọa có bán nước làm tay sai cho ngoại bang cũng không sao?

Ngay từ xưa nhà triết học cổ Tàu là ông Lão Tử cũng từng nói: Đời người như ánh mặt trời chiếu qua song của sổ ngoảnh đi ngoảnh lại đã xế chiều rồi. Ai đó sống được 100 tuổi thì có gì mà nhiều nhặn? Người ta sống khác nhau lắm. Có kẻ buôn tàu bán bè ngược xuôi gian manh thủ đoạn mánh lới đủ diều có lúc gìàu tột bực rồi lại khuynh gia bại sản nghèo rớt mùng tơi. Có người sáng tối chỉ ung dung phe phẩy cái quạt nan dạy bọn trẻ học ê a xem bộ nhàn nhã lắm.

Có người học một biết mười trên hiểu thiên văn dưới tường địa lý thông bác lịch lãm. Có nguời cầm chày vồ bổ, dù có bổ đầu nhét chữ cũng không vào. Vậy bất bình đẳng là lẽ tự nhiên của trời đất vậy.

Nguời ta chỉ có bình đẳng tuyệt đối là khi nhắm mắt xuôi tay dù kẻ giàu người nghèo đẳng cấp cao sang hay khố rách áo ôm thì ai cũng có một khoảng đất giữa cánh đồng vùi xuống đó rồi cỏ mọc xanh um lên thân xác ai cũng thối rữa ra.

4.1.2016 Lu Hà

 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site