lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asia Sea

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

4127. Thì ra Văn miếu chỉ là chuyện nhỏ

Posted by adminbasam on 17/06/2015

Blog RFA

CanhCo

16-06-2015

Hình ảnh những cán bộ văn hóa tỉnh Vĩnh Phúc được ông Trần Ngọc Tư, Phó chủ tịch UBND tỉnh dắt díu nhau sang huyện Khúc Phụ tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc để học làm cách nào xây cho đúng văn miếu thờ ông Khổng Tử, mới là điều làm cho dư luận nổi sóng chứ không phải con số 271 tỉ mà tỉnh này bỏ ra để mua về thứ văn hóa quỳ lạy của phương Bắc.

Tiền tỉ hoang phí vào một cơ ngơi văn hóa triều cống làm cho dân đói rách thêm và tư duy quỳ lạy để yên thân bóc lột dân chúng của đám hôn quan là diện mạo của cả tập đoàn mà nỗi sợ đã làm biến thái mọi giá trị mà con người cần phải có. Từ lòng tự tôn dân tộc cho đến sĩ diện của một công dân. Từ cảm giác xấu hỗ trước viễn cảnh mất nước mà đành bất lực nhìn ngoại bang hả hê xâu xé, cho đến nỗi nhục truyền kiếp của một dân tộc bị chính người của mình bóp nghẹt tiếng uất ức từ lồng ngực, mà mỗi khi rống lên tiếng hét bi thương thì hình như cả nước rất ít người nghe thấy.

Cả nước bận khóc cho một trận banh. Cả nước bận vùi đầu vào những hàng cây xanh Hà Nội.

Cả nước rung đùi phát hiện sự khả ố của thủ đô khi giông gió lật nhào những giả dối mà người dân khó thấy.

Cả nước đấu tố những công trình có yếu tố Trung Quốc, từ đầu máy tàu điện cho tới những dự án thầu hàng ngàn tỉ. Vui như mở hội khi phát hiện sự gian trá nhưng hoàn toàn không biết phải làm gì để chống lại điều gian trá đã thành nếp ấy.

Cả nước mỗi lúc một quen dần với điệp khúc tàu lạ tấn công ngư dân, tàu lạ đâm chìm tàu nước mình và tàu lạ ngang nhiên cướp bóc những con người tội nghiệp, chỉ trông mong vào mẻ cá ở Hoàng Sa để nuôi một bầy con thơ dại. Quen rồi quên và cuối cùng là không thiết đến.

Cả nước trơ mắt nhìn quân đội mang tên nhân dân nay đã thành con buôn mua bán đủ loại sản vật để kiếm tiền và chẳng màng gì tới vận nước đang hồi nguy biến.

Cả nước nín thở theo dõi Mỹ vào biển Đông như nín thở chờ kết quả một trận bóng. Cả nước không biết rằng trận bóng nào cũng có thể bắt đầu làm lại ở một sân bóng khác, ở một giải thi đấu khác còn số phận của dân tộc chỉ có một lần thắng thua. Thua là mất, là nô lệ, là đau thương. Chỉ có bọn âm thầm thỏa hiệp là túi đầy lợi nhuận. Cả nước ngu ngơ không biết bọn chúng làm gì mà giàu lên nhanh thế và cả nước tự an ủi mình: ừ thì con người có số.

Hãy nhìn Phùng tướng quân. Hãy nhìn Nguyễn Phú Trọng.

Họ là ai trong gia phả Việt Nam mà bình chân như vại trước sự xâm lấn ngày một lộng hành hơn của bọn tàu ô? Mấy ai tin họ có nỗi lòng vì vận nước, sợ chiến tranh tàn phá quê nhà. Phía sau cái mặt nạ Khổng Tử ấy là tâm lý vinh thân phì gia, không những cho mình mà còn cho tất cả đồng bọn đã đổi tên thành đồng chí.

Những người trẻ cả cười hôm nay rồi sẽ khóc cho tới giọt nước mắt cuối cùng để trả giá cho sự vô tâm của mình. Người trẻ rồi sẽ già và đến lúc ấy họ sẽ quay lại lên án quá khứ vì đã để mất đất nước vào tay ngoại bang nhưng họ quên rằng trong cái quá khư ấy có sự góp phần của họ. Góp bằng tiếng cười thay cho tiếng uất khí núi sông. Tiếng cười hả hê ấy sẽ nhanh lắm biến thành nước nước mắt.

Có mấy ai tự hỏi khi nào thì những khuôn mặt tròn trịa như ánh trăng rằm phía Bắc rồi sẽ chảy ra như băng giá? Tâm thức nô lệ khó gột rửa cộng thêm mối tình “cách mạng” đã biến những giá trị nghìn đời trở thành vật đổi chác cho thứ lý tưởng hão huyền được chưng cất bằng dộc dược mang tên lý luận. Thứ độc dược chỉ có người cộng sản mới dám tự pha chế và tự mình uống vào để huyễn hoặc mình trước khi lôi kéo người khác vào con đường mang tên Chủ nghĩa xã hội.

Hà Nội gió giông cách mấy cũng không thể bằng một ngọn sóng Biển Đông. Sài Gòn dù sinh động thế nào cũng không thể tránh được cuộc xâm lăng biết trước. Vậy mà chúng ta, những công dân tội nghiệp sắp không còn căn cước lại nhẩn nha tranh luận những đề tài chỉ quẩn quanh xó bếp.

https://anhbasam.wordpress.com/2015/06/17/4127-thi-ra-van-mieu-chi-la-chuyen-nho/

 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site