lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asia Sea

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

Tin mới về 16 tấn vàng của Việt-Nam Cộng-Hòa:

Đâu là thật, đâu là giả? Có một nguồn tin khác, 16 tấn vàng đó đã chuyển sang Trung cộng. Chúng tôi sẽ đăng tải tin này trong thời gian tới. 

Trúc-Lâm Yên-Tử (22-04-2015) 

***

CSVN thừa nhận mang 16 tấn vàng VNCH cống nộp cho Liên Xô

Bảng Đỏ (Danlambao) - Ngày 10/4/2015, báo Tuổi Trẻ đăng tải bài viết Thương vụ đặc biệt: bán vàng!”, qua đó chính thức xác nhận 16 tấn vàng của Việt Nam Cộng Hòa đã bị CSVN chở sang Liên Xô.

Như vậy, sau 40 năm, những lời vu cáo về việc cố tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu mang đi 16 tấn vàng đã lộ rõ thủ đoạn bịa đặt bởi hệ thống tuyên truyền cộng sản.

Trong suốt quãng đời lưu vong còn lại, ông Nguyễn Văn Thiệu đã phải mang nỗi oan này cho đến tận ngày nhắm mắt suôi tay. 

Trên thực tế, cho đến tận ngày 30/4/1975, 16 tấn vàng vẫn được lưu giữ trong Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Số vàng này sau đó bị đảng cộng sản Việt Nam ‘tiếp quản’.

Dù biết rõ điều này, nhưng trong sách ‘Đại thắng mùa xuân’ được xuất bản 1 năm sau đó, 1976, chính tổng tham mưu trưởng quân đội cộng sản Bắc Việt là đại đướng Văn Tiến Dũng vẫn lập lại lời vu cáo này:

"Cho đến ngày 26 tháng 4, khi Thiệu và gia đình hắn đem 16 tấn vàng bạc, đô la, của cải vội vã chạy sang Đài Loan...".

Rõ ràng, chóp bu cộng sản biết rõ sự thật về 16 tấn vàng của VNCH, nhưng vẫn cố tình bịa đặt để vu oan cho tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.

vàng, ngân hàng ngoại thương việt nam

Sau 40 năm, sự thật bắt đầu được sáng tỏ. Theo báo Tuổi Trẻ, trả lời câu hỏi 16 tấn vàng VNCH được sử dụng ra sao, cựu thống Ngân hàng nhà nước Lữu Minh Châu nói:

“Nó đã được bán ra quốc tế trong tổng số hơn 40 tấn vàng để giải quyết những vấn đề khó khăn cấp bách của quốc gia, trong đó có miếng ăn của người dân”.

Cụ thể, từ năm 1979, 40 tấn vàng đã được CSVN bí mật chở sang cống nộp cho Liên Xô, trong đó có 16 tấn vàng của VNCH. 24 tấn vàng còn lại là do cộng sản cướp được của nhân dân miền Nam qua các chiến dịch đánh tư sản. 

Đổi lại, CSVN được Liên Xô gửi lương thực cứu đói bằng bo bo – một một món ăn kinh hãi đối với người dân miền Nam sau ngày ‘giải phóng’. 

Cuối cùng, sự thật về câu chuyện 16 tấn vàng đã được trả lại, cố thổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng đã được minh oan. Câu chuyện này cũng là một lời nhắc nhở chúng ta phải luôn cảnh giác với sự tuyên truyền, lừa bịp của cộng sản.

Càng tìm hiểu kỹ lại lịch sử, chúng ta lại càng thấm thía câu nói của tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu: “Đừng nghe những gì Cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng sản làm!”.

http://danlambaovn.blogspot.fr/2015/04/csvn-thua-nhan-mang-16-tan-vang-vnch.html

Bảng Đỏ
danlambaovn.blogspot.com

Thương vụ đặc biệt: bán vàng!

TT - Sau loạt bài “Câu chuyện 16 tấn vàng ngày 30-4-1975” đăng trên Tuổi Trẻ tháng 4-2006, nhiều bạn đọc đã đặt câu hỏi: 16 tấn vàng của chính quyền Sài Gòn để lại được sử dụng thế nào? .

vàng, lịch sử ngân hàng ngoại thương việt nam

Những đoạn liên quan đến việc bán 40 tấn vàng trong cuốn sách Lịch sử Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 

Nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN Lữ Minh Châu đã trả lời câu hỏi này: “Nó đã được bán ra quốc tế trong tổng số hơn 40 tấn vàng để giải quyết những vấn đề khó khăn cấp bách của quốc gia, trong đó có miếng ăn của người dân”.

Đến nay những người trong cuộc vẫn còn nhớ rất rõ thương vụ đặc biệt này.

Qua kênh Liên Xô

“Chuyến hàng đầu tiên rời Hà Nội ngày 1-12-1979, số lượng 101 hòm, nặng 4.455kg... Sau đó là những hợp đồng giao vàng tái chế, vay mượn, cầm cố bán vàng với số lượng hơn 40 tấn, thu được trên 500 triệu USD”- đó là một đoạn trích phát biểu của ông Nguyễn Văn Dễ, nguyên tổng giám đốc Ngân hàng Vietcombank, được ghi lại trong cuốn Lịch sử Ngân hàng Ngoại thương VN.

Trao đổi trực tiếp với người viết, ông Dễ tâm sự sau năm 1975 VN rất cần ngoại tệ để giải quyết những nhu cầu cấp bách của quốc gia như mua lương thực, nguyên liệu, trả nợ quốc tế đến hạn phải trả... Đặc biệt là miếng ăn của người dân thiếu hụt đến mức phải ăn trực tiếp cả hạt bo bo chưa kịp xay xát, loại lúa mì, lúa mạch phẩm cấp thấp. Các lãnh đạo chủ chốt của Chính phủ đều phải dành nhiều thời gian chạy gạo cho thấy tình hình hết sức khẩn cấp...

Để tháo gỡ các vấn đề này, nội lực nông nghiệp trong nước lúc ấy không đáp ứng nổi, đòi hỏi phải trông ra nguồn lương thực quốc tế. Nhưng có mua nợ thì cũng phải trả, và lấy ngoại tệ ở đâu ra? Giải pháp khả thi nhất bấy giờ là bán vàng lấy ngoại tệ. Tuy nhiên, thương vụ đặc biệt này hoàn toàn không đơn giản như nhiều người nghĩ, kể cả một số cán bộ cấp cao. Bởi nguồn vàng của miền Nam thì có nhưng lại “kẹt” ở xuất xứ của VN cộng hòa, nhất là lại đang trong giai đoạn cấm vận gay gắt của Mỹ.

Cuốn Lịch sử Ngân hàng Ngoại thương ghi lại: “Kho vàng lúc ấy như sau: ngoài số vàng không đáng kể của miền Bắc (đơn vị tạ), Ngân hàng Nhà nước đã tiếp nhận vàng của chính quyền Sài Gòn và vàng của các nguồn khác. Cơ cấu của kho vàng rất không “đồng bộ”: vàng thỏi của Anh mỗi thỏi nặng 12,7kg, vàng thỏi của Mỹ mỗi thỏi nặng 10kg. Các thỏi đều có mã riêng, nhãn hiệu, xuất xứ. Ngoài vàng thỏi còn có các loại vàng lá Kim Thành, các loại vàng vụn (kể cả nhẫn, vòng, kiềng)".

"Ban đầu những người có trách nhiệm đều nghĩ đơn giản: ta có vàng, đem bán lấy ngoại tệ, việc đó đâu có khó. Nhưng ngay tại phiên giao dịch đầu tiên có tính chất thăm dò với Liên Xô, các bạn Liên Xô cho biết hàng hóa trên thị trường vàng quốc tế phải là những thỏi vàng chuẩn của Anh, Mỹ hoặc Liên Xô. Các loại vàng thỏi Anh, Mỹ... có xuất xứ tại VN không thể tiêu thụ trên thị trường vì có quá nhiều rủi ro do chính sách cấm vận của Mỹ đối với VN”.

Nhắc lại thế bí này, ông Dễ kể VN và Liên Xô đã bàn bạc với nhau và thống nhất phải tái chế vàng theo tiêu chuẩn của Liên Xô, mỗi thỏi 1kg. Khoảng cuối năm 1979, theo lệnh của Chính phủ và sự ủy nhiệm của Ngân hàng Nhà nước, Vietcombank ký với Liên Xô các hợp đồng tái chế vàng, vay mượn cầm cố vàng và tiêu thụ vàng trên thị trường thế giới.

“Liên Xô lúc ấy rất thân thiện, giúp đỡ VN. Tôi bay sang đó liên tục và thường chỉ có món quà duy nhất là mấy chai Nếp Mới mà họ gọi là vodka VN” - ông Dễ nhớ phía Liên Xô cung cấp các hòm thép tiêu chuẩn ngân hàng của họ. Việc chuyên chở vàng được thực hiện bằng máy bay thương mại Liên Xô, nhưng quá trình thực hiện được bảo mật để hành khách không được biết loại hàng đặc biệt này.

nguyễn duy lộ, lịch sử ngân hàng ngoại thương việt nam

Ông Nguyễn Duy Lộ, người tham gia thương vụ đặc biệt 40 tấn vàng năm 1979 - Ảnh: Q.V.

Những kiện hàng bí mật trên Aeroflot

Là người tham gia nhiệm vụ này ở đoạn trong nước, nguyên phó tổng giám đốc Vietcombank Nguyễn Duy Lộ cũng không quên: “Ông Dễ phụ trách đoạn ở Liên Xô. Còn tôi là thành viên hội đồng kiểm kê quốc gia lo những việc trong nước như kiểm kê số lượng vàng, đóng hòm theo tiêu chuẩn và niêm phong. Vàng từ kho ngân hàng được bảo mật chở ra sân bay Nội Bài. Công tác bảo vệ rất kín. Tôi kiểm tra niêm phong, hoàn tất thủ tục xong mới chuyển ra máy bay của Hãng hàng không Liên Xô. Ngay cả nhân viên sân bay cũng ít người được biết loại hàng đặc biệt này”.

Khi các hòm vàng được đưa lên máy bay, ông Nguyễn Văn Dễ lúc ấy là phó tổng giám đốc Vietcombank có nhiệm vụ trực tiếp theo chuyến bay của Hãng hàng không Aeroflot. Ông được cấp hộ chiếu ngoại giao đi Liên Xô bất cứ lúc nào cũng được để lo đàm phán, ký kết hợp đồng giao hàng, tái chế vay cầm cố bằng vàng, bán hàng với Ngân hàng Ngoại thương Liên Xô. Máy bay hạ cánh, ngân hàng phía Liên Xô có xe bọc thép đón sẵn. Họ không mở hòm, kiểm đếm số lượng vàng trong đó mà chỉ niêm phong rồi tiếp tục chuyển về kho bảo mật.

Nhiều năm sau, ông Dễ vẫn nhớ rất chi tiết: “Tất cả khoảng hơn 40 tấn, trong đó có 16 tấn vàng thỏi tiếp quản của ngân hàng VN cộng hòa, còn lại là các loại vàng khác nhau từ những nguồn khác. Ngay sau chuyến đầu tiên chuyển đi 4.455kg trong 101 hòm vào ngày 1-12-1979, Chính phủ VN đã gửi công hàm đến Liên Xô đề nghị vay 100 triệu USD để dự phòng thanh toán nợ đến hạn trong khi chưa có nguồn thu xuất khẩu”.

Chính ông Dễ được Bộ Ngoại giao ủy nhiệm ký hợp đồng vay ngoại tệ này. Phía Liên Xô đồng ý cho vay, nhưng phải theo thông lệ thương mại quốc tế vì họ cũng không có ngoại tệ dư thừa, phải huy động từ thị trường tự do.Theo đó, VN chỉ có thể được vay với điều kiện thế chấp bằng chính số lượng vàng chuyển sang Liên Xô. Hiệp định vay 100 triệu USD thế chấp bằng vàng đã hoàn tất vào khoảng tháng 3-1980.

“Sở dĩ VN phải vay nóng ngoại tệ như vậy bởi lượng vàng chuyển sang tái chế ở Liên Xô không kịp đem ra thị trường bán, trong đó có Thụy Sĩ. Các nhu cầu cấp bách của quốc gia gồm cả vấn đề nóng bỏng lương thực cho người dân đòi hỏi phải có ngoại tệ ngay. Sau đó VN dùng tiền bán vàng trả lại cho Liên Xô”.

Hầu như tháng nào ông Dễ cũng bay sang Liên Xô. Hơn 40 tấn vàng được chuyển đi nhiều đợt. Nhiệm vụ bảo vệ của VN chỉ đảm trách đến khi đưa lên máy bay Liên Xô, sau đó thuộc trách nhiệm của họ. Khoảng năm 1988, Vietcombank đã chuyển về nước lại khoảng 2,7 tấn vàng còn gửi tại Liên Xô do tình hình bất ổn của họ. Đặc biệt, khoảng 5,7 tấn vàng gửi tại Ngân hàng Thụy Sĩ cũng được VN chuyển về Tiệp Khắc. Họ đã bán giúp để VN lấy ngoại tệ sử dụng cho nhu cầu quốc dân. Trước khi Tiệp Khắc gặp biến động chính trị, khoảng 500kg vàng VN còn lại ở nước họ cũng được chuyển kịp thời về nước.

____________

Năm 1979, chở 40 tấn vàng đi bán để giải quyết khó khăn cấp bách và để mua gạo. Nhưng 10 năm sau, năm 1989, VN đã nhập vàng về, gấp 4 lần số chở đi bán.Và một đề xuất của bộ trưởng thương mại mà lúc ấy nhiều người cho là “bị điên”: VN xuất khẩu gạo! 

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/phong-su-ky-su/20150410/thuong-vu-dac-biet-ban-vang/731957.html

***

Wikileaks tiết lộ về vận chuyển 16 tấn vàng sang Mỹ

Quân-Sự Quốc-Phòng Việt-Nam Cộng-Hòa (13-04-2013) - Bài viết dưới đây đăng trên blog Phạm-Viết-Đào (phổ biến lại từ trang nguyentandung.org).

Links của Wikileaks, Wikipedia, cùng một số hình ảnh liên quan, Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc hiệu đính, không xử dụng hình của nguyentandung.org.

***

Phạm-Viết-Đào 

Đoạn: "Vào đầu năm 2006, Đài BBC đã “xới” lên câu chuyện này bằng một bản tin dẫn từ nguồn tài liệu của Bộ Ngoại giao Anh. Và có thậm chí có nhiều blog phản động cố tình cho rằng “16 tấn vàng của Ngân hàng quốc gia Việt Nam bị Cộng sản Hà Nội cướp vào ngày 1-5-1975″. Nay số vàng trên đã được làm rõ…" -hết trích-. Đây là sai sự thật từ phía trang nguyentandung.org.

Trang Wikipédia ghi về 16 tấn vàng của Việt-Nam Cộng-Hòa như sau:

Wikipédia

"Tiếp quản sau sự kiện 30 tháng 4

Theo phóng sự điều tra của báo Tuổi Trẻ [10], ngày 2 tháng 5, cựu Phó Thủ tướng VNCH Nguyễn Văn Hảo gặp lãnh đạo Ủy ban quân quản thành phố Sài Gòn - Gia Định, ông trình bày chi tiết về câu chuyện liên quan đến 16 tấn vàng và đề nghị Ủy ban quân quản tiến hành tiếp quản và kiểm kê ngay.[11]

Cũng theo báo Tuổi Trẻ [10], ông Hoàng Minh Duyệt, chỉ huy phó đơn vị tiếp quản Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, nói về những nhân viên bảo vệ ngân hàng của chế độ cũ "đã không rời vị trí vì nhiệm vụ của họ là bảo vệ an toàn kho tiền và vàng dự trữ, không để nó bị xâm nhập, cướp phá giống như nhiều tòa nhà và trụ sở lân cận. Họ giữ vị trí cho đến khi những người lính giải phóng xuất hiện".

Cũng theo báo Tuổi trẻ, các ông Huỳnh Bửu Sơn, Lê Minh Kiêm là các nhân chứng trực tiếp bàn giao vàng cho chính quyền mới. Đầu tháng 6 năm 1975, Huỳnh Bửu Sơn, người giữ chìa khóa kho vàng, và Lê Minh Kiêm, người giữ mã số của các hầm bạc được lệnh của Ban Quân quản Ngân hàng Quốc gia cùng đơn vị tiếp quản tiến hành kiểm kê các kho tiền và vàng của chế độ cũ. Số tiền và vàng nằm trong kho khớp đúng với sổ sách từng chi tiết nhỏ.

Ông Huỳnh Bửu Sơn kể về cuộc kiểm kê kho vàng lần cuối cùng khi bàn giao cho chính quyền mới:[12] Tất cả những thoi vàng đều là vàng nguyên chất, mỗi thoi nặng 12-14 kg, trên mỗi thoi đều có khắc số hiệu và tuổi vàng (thường là 9997, 9998). Các thoi vàng được cất trong những tủ sắt có hai lớp khóa và được đặt trên những kệ bằng thép, mỗi kệ được xếp khoảng năm, sáu thoi vàng. Nhưng qua năm tháng, bị nặng trĩu trước sức nặng của vàng, các kệ thép cũng bị vênh đi.

Các đồng tiền vàng được giữ trong những hộp gỗ đặt trong tủ sắt. Đó là những đồng tiền vàng cổ có nhiều loại, được đúc và phát hành từ thế kỷ 18, 19 bởi nhiều quốc gia khác nhau... Ngoài giá trị của vàng nguyên chất, các đồng tiền này còn được tính theo giá trị tiền cổ, gấp nhiều lần giá trị vàng nội tại của nó. Tất cả số vàng thoi và tiền vàng cổ đều được theo dõi chi tiết từng đơn vị, số hiệu, tuổi vàng, số lượng ghi trong một sổ kiểm kê do bộ phận điện toán của ngân hàng theo dõi định kỳ hằng tháng và hằng năm, hoặc bất cứ khi nào có thay đổi xuất nhập tồn kho." - hết trích -

Như vậy nguồn tin đưa ra là từ báo Tuổi Trẻ, chứ không phải "nhiều blog phản động cố tình cho rằng “16 tấn vàng của Ngân hàng quốc gia Việt Nam bị Cộng sản Hà Nội cướp vào ngày 1-5-1975″ - hết trích-

Dù như thế nào đi nữa, sự kiện 16 tấn vàng, tài sản quý báu của quốc-gia Việt-Nam Cộng-Hòa vẫn còn hiện diện và do chính phủ Hoa-Kỳ bảo quản, đây là một tin tốt, rất tốt.

Chân thành cám ơn cố Tổng-Thống Nguyễn-Văn-Thiệu.

***

Wikileaks tiết lộ về vận chuyển 16 tấn vàng sang Mỹ

Có khá nhiều lời đồn xung quanh câu chuyện 16 tấn vàng suốt mấy chục năm qua. 16 tấn vàng – đó là khoản dự trữ nằm trong Ngân hàng Quốc gia Việt Nam của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa vào tháng 4-1975.  Và báo chí đã đưa tin về kế hoạch tẩu tán số vàng ấy ra nước ngoài.

Vào đầu năm 2006, Đài BBC đã “xới” lên câu chuyện này bằng một bản tin dẫn từ nguồn tài liệu của Bộ Ngoại giao Anh. Và có thậm chí có nhiều blog phản động cố tình cho rằng “16 tấn vàng của Ngân hàng quốc gia Việt Nam bị Cộng sản Hà Nội cướp vào ngày 1-5-1975″. Nay số vàng trên đã được làm rõ…

Sự thật ra sao?

Mới đây trang Wikileaks đã công bố Bức điện tín mật của Đại sứ quán Mỹ ngày 21/4/1975 do Đại sứ Mỹ Martin đứng tên (Canonical ID:1975SAIGON05362_b) được gửi đi từ Việt Nam đến Bộ Ngoại giao Mỹ.

wikileaks

(Canonical ID:1975SAIGON05362_b)

SECRET

PAGE 01  SAIGON 05362  210515Z

15
ACTION SS-25

INFO  OCT-01  ISO-00  SSO-00  NSCE-00  /026 W
---------------------     100326
O 210455Z APR 75 ZFF-4
FM AMEMBASSY SAIGON
TO SECSTATE WASHDC NIACT IMMEDIATE 5633

S E C R E T SAIGON 5362

EXDIS

E.O. 11652: GDS
TAGS: EFIN VS US
SUBJ: GVN GOLD

REF: SAIGON 5000, 5142, 5312; DEPT 87850, 89899
1. GOV NATIONAL BANK INFORMS PRES THIEU HAS APPROVED SHIPMENT
OF GOLD TO US AS SOON AS POSSIBLE. GVN AWAITING REPLY FROM
FRB/NY IN WHICH THEY ASKED FOR FRB/NY TO ARRANGE INSURANCE.

2. GVN HAS REQUESTED USE OF US MILITARY OR DOD CHARTER
AIRCRAFT FOR TRANSPORT OF GOLD. REIMBURSEMENT ASSURED.
AMEMB ENDORSES AS QUICKEST AND QUIETEST WAY TO MOVE GOLD OUT.

3. REPEAT FRB REPLY TO ENSURE RECEIPT. SINCE MILITARY TRANS-
PORT AVAILABLE HERE, AS SOON AS INSURANCE ARRANGED, ISSUE ORDERS DOD
TO EXECUTE.

4. GOLD NOW BEING PACKED. THESE TECHNICAL DETAILS, FRB ARRANGE-
MENT OF INSURANCE AND DOD ORDERS TO EXECUTE, ALL THAT
IMPEDE SHIPMENT.
MARTIN

SECRET

NNN


SECRET

PAGE 01  SAIGON 05362  210515Z

15
ACTION SS-25

INFO  OCT-01  ISO-00  SSO-00  NSCE-00  /026 W
---------------------     100326
O 210455Z APR 75 ZFF-4
FM AMEMBASSY SAIGON
TO SECSTATE WASHDC NIACT IMMEDIATE 5633

S E C R E T SAIGON 5362

EXDIS

E.O. 11652: GDS
TAGS: EFIN VS US
SUBJ: GVN GOLD

REF: SAIGON 5000, 5142, 5312; DEPT 87850, 89899

1. GOV NATIONAL BANK INFORMS PRES THIEU HAS APPROVED SHIPMENT
OF GOLD TO US AS SOON AS POSSIBLE. GVN AWAITING REPLY FROM
FRB/NY IN WHICH THEY ASKED FOR FRB/NY TO ARRANGE INSURANCE.

2. GVN HAS REQUESTED USE OF US MILITARY OR DOD CHARTER
AIRCRAFT FOR TRANSPORT OF GOLD. REIMBURSEMENT ASSURED.
AMEMB ENDORSES AS QUICKEST AND QUIETEST WAY TO MOVE GOLD OUT.

3. REPEAT FRB REPLY TO ENSURE RECEIPT. SINCE MILITARY TRANS-
PORT AVAILABLE HERE, AS SOON AS INSURANCE ARRANGED, ISSUE ORDERS DOD
TO EXECUTE.

4. GOLD NOW BEING PACKED. THESE TECHNICAL DETAILS, FRB ARRANGE-
MENT OF INSURANCE AND DOD ORDERS TO EXECUTE, ALL THAT
IMPEDE SHIPMENT.
MARTIN

SECRET

 

NNN

Capture Date: 01 JAN 1994
Channel Indicators: n/a
Current Classification: UNCLASSIFIED
Concepts: TRANSPORTATION, GOLD HOLDINGS
Control Number: n/a
Copy: SINGLE
Draft Date: 21 APR 1975
Decaption Date: 28 MAY 2004
Decaption Note: 25 YEAR REVIEW
Disposition Action: RELEASED
Disposition Approved on Date: n/a
Disposition Authority: RowellE0
Disposition Case Number: n/a
Disposition Comment: 25 YEAR REVIEW
Disposition Date: 28 MAY 2004
Disposition Event: n/a
Disposition History: n/a
Disposition Reason: n/a
Disposition Remarks: n/a
Document Number: 1975SAIGON05362
Document Source: CORE
Document Unique ID: '00'
Drafter: n/a
Enclosure: n/a
Executive Order: GS
Errors: N/A
Film Number: D750138-0886
From: SAIGON
Handling Restrictions: n/a
Image Path: n/a
ISecure: '1'
Legacy Key: link1975/newtext/t19750432/aaaabdtk.tel
Line Count: '48'
Locator: TEXT ON-LINE, ON MICROFILM
Office: ACTION SS
Original Classification: SECRET
Original Handling Restrictions: EXDIS
Original Previous Classification: n/a
Original Previous Handling Restrictions: n/a
Page Count: '1'
Previous Channel Indicators: n/a
Previous Classification: SECRET
Previous Handling Restrictions: EXDIS
Reference: 75 SAIGON 5000, 75 5142, 75 5312, 75 DEPT 87850, 75 89899
Review Action: RELEASED, APPROVED
Review Authority: RowellE0
Review Comment: n/a
Review Content Flags: n/a
Review Date: 28 JUL 2003
Review Event: n/a
Review Exemptions: n/a
Review History: RELEASED <28 JUL 2003 by CunninFX>; APPROVED <20 NOV 2003 by RowellE0>
Review Markings: ! 'n/a

  Margaret P. Grafeld

  US Department of State

  EO Systematic Review

  05 JUL 2006

'
Review Media Identifier: n/a
Review Referrals: n/a
Review Release Date: n/a
Review Release Event: n/a
Review Transfer Date: n/a
Review Withdrawn Fields: n/a
Secure: OPEN
Status: NATIVE
Subject: GVN GOLD
TAGS: EFIN, VS, US
To: STATE
Type: TE
Markings: ! 'Margaret P. Grafeld Declassified/Released US Department of State EO Systematic
Review 05 JUL 2006

https://www.wikileaks.org/plusd/cables/1975SAIGON05362_b.html  (QSQPVN bổ túc)

Bức điện tín viết: “Ngân hàng Quốc gia Việt Nam cho biết Tổng tống Nguyễn Văn Thiệu đã phê duyệt vận chuyển Vàng tới Mỹ càng sớm càng tốt. Chính phủ Việt Nam Cộng hòa chờ hồi đáp của Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York, trong đó họ yêu cầu Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York bảo hiểm cho số vàng này”.

lịch sử ngân hàng quốc gia việt nam

Phía trước Ngân-Hàng Quốc-Gia Việt-Nam Cộng-Hòa được in trên giấy bạc Một Trăm Đồng. Nguồn : http://www.truclamyentu.info/tientecuavietnam.htm

Trụ sở Ngân hàng quốc gia (nay là Ngân hàng Nhà nước VN tại TP.HCM) - nơi cất giữ 16 tấn vàng vào tháng 4-1975 -

Bức điện tín cũng ghi: “Chính phủ Việt Nam Cộng hòa yêu cầu sử dụng máy bay chuyên dụng, đặc quyền của chính Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ vận chuyển vàng”. Cùng với đó, Đại sứ quán Mỹ đã ủng hộ ngay cũng như giữ bí mật nhất để vận chuyển vàng ra nước ngoài.

Bức điện tín cũng đã ghi: “Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York trả lời nhiều lần là đã nhận được số vàng. Máy bay vận tải quân sự đã sẵn sàng ở đây, lô hàng đã được bảo hiểm ngay, lệnh của Bộ Quốc phòng đã được thực thi”.

Tài liệu này chính là câu trả lời cho những đồn đoán trước đây, cũng qua đây thấy rõ bộ mặt của những kẻ phản động đã tung tin cho rằng “16 Tấn Vàng bị Việt Cộng cướp đem về Bắc chia nhau xài”, “16 tấn vàng VNCH do Lê Duẩn chở sang Nga”…..Nhưng sự thật thì sao? số vàng trên do chính máy bay của Bộ Quốc phòng Mỹ vận chuyển đến Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York do chính Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa lúc đó phê duyệt.

lịch sử ngân hàng quốc gia việt nam

Trụ sở của Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York nguồn: Wikileaks

Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York là một trong 12 ngân hàng khu vực và là ngân hàng khu vực quyền lực nhất của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) có trụ sở tại số 33 Liberty Street, New York.

Nguyễn Anh / nguyentandung.org

 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site