lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Hồ Sơ Chủ Quyền Của Quốc Gia Dân Tộc Việt Nam

...

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

...

Nguyên Tử Của Việt Nam Và Quốc Tế

...

Tin Tức Thời Sự Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Quang Duy

...

Trang Thơ Văn Trần Văn Giang

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Đông Hải Nguyễn Đức Hiền

...

Trang Thơ Văn Dạ Lệ Huỳnh

...

Thư Tín

...

Weblinks:

 

Tư Tưởng Của Phật Giáo

Trích trong

TRUYỀN THỐNG DUNG HÓA

CỦA DÂN TỘC VIỆT VÀ ĐẠO PHẬT.

Tấc lòng cố quốc tha hương,

Đường kia, nỗi nọ ngổn ngang tơi bời. . .

(Truyện Kiều)

- - - - - - - - -

Tinh thần dung hóa

của tư tưởng dân tộc Việt

với chữ LÒNG

Tâm Tràng Ngô Trọng Anh

Thông thường khi nghe đến hai chữ dung hóa của dân tộc Việt thì nhớ ngay câu Vạn Hạnh dung tam tế của Thiền Sư Vạn Hạn thời nhà Lý tức sự dung hóa Tam Giáo. Thật ra tư tưởng Việt đã có truyền thống dung hóa căn cứ trên huyền thoại, huyền sử, ca dao, tục ngữ, tập quán, phong tục, lễ hội và một số ít tài liệu khảo cổ. Học giả Cung Đình Thanh, trong khi chờ đợi sự đóng góp thêm của chư học giả bốn phương, tạm thời phác họa trong tạp chí Tư Tưởng số 8 tháng 6 năm 2000 (trang 5,6) một đoạn gồm 5 tư tưởng dân tộc căn bản mà tôi xin tóm lượt như sau:

1. Tư tưởng bình đẳng ví dụ bình đẳng bẩm sinh (Rồng Tiên, 100 trứng Âu Cơ), bình đẳng hôn nhân ( trong lựa chọn: Sơn Tinh Thủy Tinh, trong đời sống Chủ Đồng Tử)

2. Tư tưởng đề cao tình gia đình vợ chồng, anh em (Trầu Cau), cha con (Chử Đồng Tử), tình thị tộc (Hồng Bàng Thị) và quốc gia.

3. Tư tưởng đề cao tinh thần dựng nước, giữ nước (Thánh Gióng),dựng nước (Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh), quản trị đất nước (Bánh Chưng, Bánh Dầy), đề phòng mất nước (Rùa Thần, Mỵ Châu- Trọng Thủy) được đưa thành đạo sống hiện tiền.

4. Tư tưởng chết là chưa hết đề cao đời sau hay dở tùy cái nhân đời trước (Chử Đồng Tử, Quả Dưa Đỏ).

5. Tư tưởng Đạo Ba (Thiên Địa Nhân, Trầu Cau Vôi) đặt người ngang hàng với trời đất (Bánh Chưng, Bánh Dầy), đi đến quan niệm Vạn Vật Đồng Nhất Thể (hai GS Nguyễn Đăng Thục và Kim Định thích món này lắm).

Tư tưởng bình dân giản dị nhưng sâu sắc của người nông dân Việt chất phác và hiếu hòa là sự chấp nhận mọi sự cai trị của ai đem lại cho họ một đời sống ổn định bình thường thanh đạm Người ta đi cấy lấy công, tôi đây đi cấy còn trông nhiều bề, trông trời trông nước trông mây, trông mưa, trông gió trông ngày trông đêm, trông sao chân chứng đá mềm, trời yên bể lặng mới yên tấm lòng. Để đổi lại người nông dân này sẳn sàng thi hành đúng nhiệm vụ công dân đóng thuế thời bình và hy sinh đời sống khi có quốc biến: Một tay thì cắp hỏa mai, một tay cắp giáo quan sai xuống thuyền. Thùng thùng trống đánh ngũ liên. Bướùc chân xuống thuyền nước mắt như mưa... .

Nông dân Việt không bao giờ đấu tranh giai cấp và tôn trọng những bậc đức rộng tài cao. Rủi gặp phải người cai trị xa dân, thiếu đức và bất tài, nhưng nếu đời sống bình thường không bị xáo trộn nhiều, họ vẫn thầm lặng nhẫn nhục chịu đựng. Họ biết chờ minh chủ lãnh đạo họ đứng dậy chống lại và sẵn sàng tha thứ nếu kẻ cai trị còn giữ liêm sĩ biết hối hận. hay đầu hàng.

Trong những cuộc nội chiến giữa các “Nhà phong kiến” như Trịnh/ Mạc, Trịnh/Nguyễn hay Nguyễn Phúc và Nguyễn Tây Sơn, sự hận thù chỉ có giữa các “nhà” với nhau còn binh sĩ hay quan quân hai bên đều dược tha mạng hay sử dụng lại. Không bao giờ có vụ thanh toán tập thể người vô tội như cộng sản VN thực hiện trong vụ cải cách ruộng đất ngoài Bắc, vụ Tết Mậu Thân ở Huế hay vụ tàn sát các đạo Cao Đài/Hoà Hảo trong Nam. Đối với kẻ thù ngoại xâm thì dân tộc Việt chủ trương Tâm công:

Lấy Chí Nhân mà thay cường đạo. Lấy đại nghĩa mà thắng hung tàn.

Chữ Tâm Nguyễn Trải chính là chữ Tâm của Nguyễn Du:

Thiện căn ở tại lòng ta, Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ tài.

Theo Tự Điển Hán Việt Đào Duy Anh (1931. trang 242, Tập Hạ) chử Tâm có nghĩa là trái tim; nhưng theo Từ Điển Chuyện Kiều Đào Duy Anh (1974, trang 360) chữ Tâm có nghĩa là lòng. xuất hiện 10 lần, đó là chữ Tâm Lạc Việt ví dụ: Lửa Tâm càng dập càng nồng, hoặc Ngày pho thủ tự, đêm nồi tâm hương. Chữ Tâm dân Việt không bao giờ là trái tim.

Sự cao thượng của người dân Việt Nam được trình bày với chữ lòng của Nguyễn Du và chữ lòng này xuất hiện 162 lần trong Truyện Kiều (Từ Điển Chuyện Kiều 1974, trang 223) và không có một chữ tim nào hiện diện trong toàn Truyện Kiều. Văn hóa mọi nơi đều “yêu bằng tim” văn hóa dân tộc Việt “yêu trong lòng”.

E. Bụng làm dạ chịu

Năm 1963, tôi được Hòa Thượng Đôn Hậu (1) kể câu chuyện: Một Tướng Hoa Kỳ đến viếng chùa Linh Mụ và hỏi Ngài tại sao bụng Đức Phật Di Lặc (nằm ngay trước chánh điện) quá lớn như vậy. Ngài trả lời rằng đức Phật Di Lặc cảm xúc bằng bụng (không bằng trái tim) và suy tư bằng dạ (không bằng bộ óc). Bụng làm dạ chịu.

Tướng Hoa Kỳ đành lắc đầu không hiểu nổi. Làm sao mà con người có thể không tính toán hơn thiệt bằng bộ óc, cũng như không thương ghét giận hờn bằng trái tim. Làm sao mà Tuớng Mỹ hiểu được ông Phật Việt Nam rộng bụng dung hóa mọi khác biệt thế gian với một nụ cười hồn nhiên hài hước.

Ngài Linh Mụ cười nói với tôi: Bụng làm dạ chịu là luật nhân quả, nôm na là cái nghiệp, mình tạo nghiệp nhân thì mình lãnh nghiệp quả, nghiệp có truyền kiếp hay không là do mình muốn chấm dứt hay không, đừng có kêu trời: Thật đúng với câu Kiều:

Đã mang lấy nghiệp vào thân,

Cũng đừng trách lẫn trời gần, trời xa.

Phạm Công Thiện trong tập Nguyễn Du, Đại Thi Hào Dân Tộc, có 4 đoạn nói về chữ Lòng, nhưng ở đây tôi chỉ trình đoạn 8 và 9

1- ở đoạn 8 “Triết Lý Việt Nam về Chữ Lòng” tác giả chú trọng vào tư tưởng bất nhị không năng (chủ thể) và không sở (khách thể) của chữ Lòng để thẩm thấu ý nghĩa của chữ Trong (lòng) Trung Đạo. Tác giã chỉ ghi chữ lòng đầu tiên trong câu những điều trông thấy mà đau đớn lòng trong đời người (trăm năm trong cõi người ta) xem như đầy đủ

2- và ở đoạn 9 “Chữ Lòng trong Ngôn Ngữ và Tư Tưỏng Triết Lý của Nguyễn Du” tác giả, tuy triết gia mà không-triết gia, có tiếng rắc rối nhất về ngôn ngữ để trình bày một cách sâu sắc những tư tưởng giản dị nhất về Cái, Con, Con Cái, v.v. , đã cho rằng không phải dễ dàng hiểu được Nguyễn Du mặc dầu vị đại thi hào dân tộc này dùng một loại ngôn ngữ dễ hiểu mua vui cũng được một vài trống canh, và triết gia nhớ câu bất nhị không chủ thể khách thể, phi không/thời gian sau đây: Tưởng bây giờ là bao giờ, Rõ ràng mở mắt còn ngờ chiêm bao. Triết gia nhớ tất cả chữ Lòng, bắt đầu với ù chữ Lòng vô thường là khổ: Những điều trông thấy mà đau đớn lòng, rồi kết luận với chữ Lòng Phật tại Tâm: Thiện căn ở tại lòng ta.

Xin mạn phép nhắc tác giả một chữ Lòng đặc biệt ở đoạn giữa:

Đêm thu khắc lậu canh tàn,

Gió cây trút lá trăng ngàn ngậm gương.

Lối mòn cỏ lợt màu sương.

Lòng quê đi một bước đường một đau..

Lòng quê của dân tộc Việt luôn luôn Tưởng, Biết, Nhớ, Cảm Thấy rằng quê hương đang mất dần vốn liếng gia tài bốn nghìn năm văn hiến để đến nổi ngày nay cảm thấy thân tàn trong nước và ma dại ngoài nước, dân tộc Việt lâm nạn đi một bước đường một đau. Đau nhất là quốc tế tài phiệt/mafia và cộng sản VN đang dùng thuốc độc đô la quyết giết lòng quê này. Nhưng nhắc đến Nguyễn Du mà quên nói Nguyễn Trải là thiếu sót lớn vì Tâm Công Bình Ngô Đại Cáo là quyết lấy lòng dân - bạn cũng như thù- tức lòng quê trước khi Truyện Kiều ra đời. Rồi cả hai Ngài trước sau đều được Cơ Quan Văn Hóa Liên Hiệp Quốc vinh danh (2) . Đó là việc lớn, còn việc nhỏ, nói đến Nguyên Tánh và nói đến thơ Kiều mà quên thi sĩ Thi Vũ thì cũng không ổn.

Lòng quê Võ Văn Ái đau lắm; vâng, khốn khổ trăm bề. Năm 1985, thi sĩ kêu gào thống thiết: Mở miệng ra chỉ nghe nói đến thanh danh các ông ấy (Platon, Aristote, Rousseau . . . Kant, Nietzsche, Marx, Lenine, Staline, Sartre, Heiđeger, Gasper ..... v.v). Chẳng khác gì học giới trước kia, quất roi xuống là Khổng tử viết, Mạnh Tử viết ... Cảnh huống này đưa tới phủ nhận: Việt Nam không có triết học! Việt Nam không có tư tưởng!. Dù vẫn bô bô đề cao “4000 năm văn hiến”. Không có tư tưởng, tất nhiên khi hành động, đành nhắm mắt, dựa lưng vào các triết gia ngoại quốc kia. Đương nhiên. Điều ấy thấy rõ qua cuộc tranh chấp Quốc - Cộng không lối thoát từ bốn mươi năm qua. Chúng ta đánh nhau, giết nhau, cải tạo nhau . .. không vì vua Hùng hay 5000 năm văn hiến Việt. Chúng ta thảm sát nhau vì một lý lẽ độc nhất: theo hay không theo ông Marx, ông Lénine! (Võ Văn Ái . Nguyễn Trải, Sinh Thức và Hành Động, trang 13. Gennevilliers, 1.10.85)

F. Phật Giáo và tư tưởng dân tộc Việt

Công đức của TT Thích Trí Siêu (Lê Mạnh Thát) là vô lượng trong công cuộc sưu tầm lịch sử Phật giáo VN qua các thời đại (3).Tập I Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam (dày gần 900 trang của trọn bộ 3 tập) được Thượng Tọa giới thiệu như sau:

Phật giáo tuy là một hiện tượng văn hóa nước ngoài truyền vào nước ta, đã được nhân dân tiếp thu và vận dụng vào đời sống dân tộc và đóng một vai trò lịch sử nhất định trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Cho nên nghiên cứu kịch sử dân tộc không thể không nghiên cứu lịch sử Phật giáo. Lịch sử Phật giáo Việt Nam đã trở thành một bộ môn của lịch sử dân tộc. . . Theo chúng tôi, lịch sử Phật giáo Việt Nam có thể chia làm ba thời kỳ lớn: Thời kỳ thứ nhất, từ nguyên khởi cho đến khi Lý Bôn xưng đế lập nên Nhà Nước Vạn Xuân. Thời kỳ thứ hai, bắt đầu từ lúc dòng thiền Pháp Vân ra đời cho đến cuối đời Trần. Thời kỳ thứ ba, từ đầu đời Lê tới cận đại. Mổi giai đoạn có mỗi nét đặc trưng và một quá trình phát triển tất yếu của nó.

Thật ra thì dân tộc ta vốn có một nền tảng văn hóa có thể nói là bẩm sinh có tính chất đặc thù: dung hóa tất cả mọi hiện tượng văn hóa nước ngoài truyền vào nước ta. Những văn hóa ấy ngoài Phật giáo, như Lão giáo, Nho Giáo hay những tôn giáo khác sau này đều được dân tộc Việt đón tiếp với một tấm lòng bao dung để có thể tiếp thu và vận dụng được vào đời sống hằng ngày. Thượng tọa Trí Siêu đã làm một công trình vô cùng quí báu để chứng minh tại sao lịch sử Phật giáo lại trở thành một bộ môn của lịch sử dân tộc.

Mục đích hạn chế của bài này không cho phép theo rõi sự tiến triển lịch sử của mọi sự dung hóa giữa tư tưởng dân tộc Việt và Phật giáo hay sự dung hóa vĩ đại với tất cả tôn giáo theo quan niệm Vạn Vật Đồng Nhất Thể. Bài này chỉ cố gắng trình bày một cách khiêm tốn lý do tại sao tư tưởng Phật giáo mới được truyền vào thì gắn bó ngay với tư tưởng dân tộc Việt một cách quá dễ dàng như vậy. Tôi trực nhận được điều này nhờ thi sĩ Phạm Thiên Thư, một tu sĩ hoàn tục, tác giả Kinh Ngọc (Kim Cang), Kinh Vàng (Pháp Cú, Kinh Lòng (Tâm Kinh) v.v.

Chỉ có thi sĩ kiêm tu sĩ mới trực nhận dễ dàng sự tương đồng của tinh thần Phật Giáo và tinh thần dân tộc Việt trong môi trường cộng nghiệp: Hai bên dung hóa hổ tương cho nhau, và đây là một ứng cảm tâm linh bất khả tư nghị. Chữ Tâm trong chú Bát Nhã Tâm Kinh tức chử Tâm Hán tự (nửa vành trăng khuyết ba sao giữa trời) cũng như chữ Hridaya Phạn ngữ là trái tim (4) . Nhưng nông dân Việt khác với tất cả mọi người trên thế giới ở điểm này: chữ Tâm Bát Nhã vẫn ở trong lòng quê dân tộc. Năm ngàn năm văn hiến là ở nơi đây.

G. Mở rộng tấm lòng

Hoà Thượng Thích Đức Nhuận (5) giúp sinh linh rung động Kinh Lòng, cảm ứng Tâm Công Nguyễn Trải và trực nhận Lòng Quê Nguyễn Du trong tác phẩm Phật Học Tinh Hoa, Một Tổng Hợp Đạo Lý (trang 30,31) như sau: Cũng nên nói: Đạo Phật là đạo của mọi người, của muôn loài, với giáo lý thực tiển ba điều:

1- Mở rộng cõi lòng ....

2- Đưa sinh linh đến ánh sáng chân lý.

3- Xây dựng một xã hội công bình và hạnh phúc.

MỞ RỘNG CÕI LÒNG: Tất cả hiện tượng trong vũ trụ đều có mối tương quan mật thiết với nhau. Sở dĩ có sự riêng biệt là do sự mê chấp của từng cá thể, gọi theo danh từ Phật học là “chấp Ngả”. Bằng vào “Vô Ngã Pháp”, đạo Phật khuyên ta mở rộng hai tay ôm vũ trụ vào lòng, và đừng bao giờ con người khép kín tâm tư lại. Hảy sẵn sàng đón lấy nhân đạo và từ bi. Quên đi những cái “ta “ ích kỷ, nhỏ hẹp để được yêu vũ trụ rộng lớn . . .

Ngộ nhận một cái “ta” riêng biệt, tức là tạo một ung nhọt trong thân thể vũ trụ.

Bởi nhận định như vậy, nên việc khuyên người Mỡ rộng cõi lòng nhận toàn thể là mình, đấy là công việc trước tiên của đạo Phật.

Hoà Thượng dạy đúng. Phải mở rộng cỏi lòng mới có khả năng trí tuệ đưa sinh linh đến ánh sáng chân lý và có dũng tính để xây dựng một xã hội công bình và hạnh phúc. Và Ngài dạy đó là giáo lý thực tiển. Người nông dân Việt rất thực tiển, họ dung hóa ngay, nuốt giáo lý đó vào lòng, thuộc lòng.

Những đại sư ngày xưa tu cao, học rộng, đạo đức bình dân luôn luôn mỡ rộng tấm lòng nên được đồ chúng tôn kính. Để chấm đứt bài này tôi xin trình bày giai thoại bao gồm 12 Nhân Duyên và Bát Nhã Tâm Kinh bằng 4 câu thơ tứ tuyệt nôm na hài hước trong lòng 1 trái quít dân tộc Hương Cần, diễn đạt câu Ai ăn nấy no, ai tu nấy chứng:

Số là các thiền sư dân tộc Việt thường là thi sĩ nên Sư Viên Thành chùa Tra Am (tức Công Tôn Hoài Trấp dòng Định Viễn) và Sư Giác Tiên chùa Trúc Lâm (xuất thân con nhà dòng dõi, tinh thông nho học) là bạn tu mà cũng là bạn thơ, thường bút đàm với nhau bằng thơ. Sau đây là bài tứ tuyệt viết trong giấy hoa tiên được Sư Viên Thành cho đệ tử chuyển sang Trúc Lâm với một trái quít Hương Cần:

Ngọt ngào không rõ đặng trong lòng,

Rõ đặng trong lòng, biết đục trong,

Biết đục trong? hãy xin nếm thử,

Hãy xin nếm thử, ngọt ngào không?

Đặc điểm của bài tứ tuyệt Bất khả tư nghị làm theo thể vòng tròn: các chữ cuối câu 1 trùng với các chữ đầu câu 2 và như thế, các chữ cuối câu 4 lại trùng với các chữ đầu câu 1. Sư Viên Thành muốn diễn tả trái quít tròn như bài tứ tuyệt lẩn quẩn luân hồi như kiếp chúng sanh.

Đặc điểm của phong kiến dân tộc Việt là có trí tuệ trong bụng dạ bình dân nên có khả năng lãnh đạo mọi công cuộc dựng nước và giữ nước. Do đó dân tộc Việt từ cấp lãnh đạo đến nông dân cùng nhau suy tôn những bực tôn túc rộng cõi lòng, lên làm quốc sư cũng là việc dễ hiểu thôi.

Để chấm dứt bài này tôi xin tôi xin đê đầu đảnh lễ nguyện cầu Chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa trong Giáo Hội PGVNTN Hải Ngoại tiếp tục mở rộng cõi lòng theo tinh thần Chúc thư ngày 15-11-91 của Ngài Đôn Hậu, Chánh Thư Ký Xử Lý Viện Tăng Thống gởi Chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa Trong Hội Đồng Lưỡng Viện GHPGVNTN:

Tôi tuy xa cách quý vị, và sẽ còn xa cách vô hạn định (Ngài viên tịch ngày 23-4-92) nhưng chí nguyện của tôi vẫn luôn luôn gắn bó cùng quý vị trên bước đường phục vụ Đạo Pháp – Dân Tộc

– Nhân Loại và Chúng sinh.

Dân Tộc nơi Nguyễn Trải, Lịch Sử Manh Động của Nho Giáo VN v.v.

CHI CHÚ:

(1) Ngài phản đối việc thống nhất Phật giáo 2 miền thành Giáo Hội Phật Giáo VN dưới sự chỉ đạo và kiểm soát của nhà nước mặc dầu họ gán phong cho Ngài làm Phó Pháp Chủ của Giáo Hội này và viết văn thư ngày 14-7-1982 phản đối việc bức tử GHPGVNTN bằng cách cho Giáo Hội Phật Giáo VN đến chiếm trụ sở Văn Phòng Viện Hóa Đạo ở chùa Ấn Quang. Ngài yêu cầu Tăng Ni Phật Tử VN Hải Ngoại thống hợp thành lập Giáo Hội VNTN Hải Ngoại bằng Tâm thư ngày 10.9/1991, Thông Điệp ngày 31/10./991 và Chúc Thư ngày 15/11/1991. Ngày 20, 21/3/1992 tại Phật Học Viện Quốc Tế (Sepluveda .CA , Ủy Ban Điều Hợp Thành Lập Ban Tổ Chức Đại Hội Thống Nhất Phật Giáo VN tại Hoa Kỳ được thành lập. Ngày 17, 18 /4/92 Ban Tổ Chức Đại Hội Thống Nhất Phật Giáo VN tại Hoa Kỳ được hoàn thành. Ngày 23/4/92 Ngài viên tịch và ngày 25,26,27/9/1992 Đại Hội Thống Nhất Phật Giáo VN tại Hoa Kỳ kết hợp 86 đơn vị long trọng xác nhận sự chính thống lãnh đạo của GHPGVNTN tại quê nhà hiện do HT Thích Huyền Quang là đại diện chân chính.

(2) Việc này làm cho Cộng sản Việt Nam đau khổ vì tuy chúng chỉ muốn vinh danh Hồ Chí Minh và viết như sau trong Truyện Kiều, (Nguyễn Du. Truyện Kiều. Nhà Xuất Bản Đại Học và Trung Học Chuyên Nghiệp. Hà Nội 1972): Nguyễn Du không thể thấy lối thoát trong vòng vây của giai cấp, ông, thời đại ông. Phải đến những năm đầu của thế kỷ 20, khi bàn tay vấy máu của thực dân Pháp cướp nước cùng với phong kiến phản động bóp nghẹt tâm hồn và thân thể của dân tộc ta, Chủ Tịch Hồ Chí Minh, người thầy vĩ đại của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam, mới tìm ra được lối thoát. Người đã dùng ánh sáng của chủ nghĩa Mác- Lê Nin mở ra một con đường cứu nước cứu dân hoàn toàn mới, phát huy đạo lý làm người của ông cha ta trở thành đạo lý làm người cộng sản chủ nghĩa, yêu nước, yêu dân, đạo lý cách mạng chủ nghĩa nhân ái cộng sản. Năm 1990 nhà văn hóa Hồ Chí Minh được quốc tế tài phiệt/mafia và cộng sản VN đề nghị cơ quan Văn Hóa Liên Hiệp Quốc vinh danh nhưng bị bác bỏ vì đương sự đạo văn Ngục Trung Thư và là tội đồ dân tộc.

(3) với những tác phẩm như Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam, Thiền Uyển Tập Anh, Khương Tăng Hội Toàn Tập, Chân Nguyên Thiền Sư Toàn Tập III, Thiên Am Ngữ Lục, An Thiền Thiền Sư Toàn Tập, Lục Độ Tập Kinh và Lịch Sử Khởi Nguyên Dân Tộc Ta, Nghiên Cứu về Mâu Tử, Vấn Đề Thừa Kế Văn Hóa Dân Tộc nơi Nguyễn Trải, Lịch Sử Manh Động của Nho Giáo VN v.v. TT Trí siêu là một nhân vật lạ lùng thông thạo cổ ngữ cũng như ngoại ngữ, có nhiều bằng tiến sỹ tại Hoa Kỳ, Triết Học, Thần Học, Toán Học và Y Khoa ... một trí tuệ siêu phàm, một trong những cao tăng VN (Huyền Quang, Quảng Độ Đức Nhuận, Tuệ sỹ v.v.) xem việc bị cộng sản giam tù hàng chục năm như không (bị Công An bắt ngày 23-3-84 cùng với TT Thích Tuệ Sỹ và nhiều vị khác bắt bảy ngày trước khi HT Trí Thủ bị công an đem xe đến chùa bắt đi bệnh viện và bức tử tại đó, TT trí Siêu được thả năm 1998.

(4) Hòa Thượng Thanh Từ trong tập giảng Bát Nhã Tâm Kinh đã lầm chử Tâm Hridaya Tâm Kinh là chữ Tâm Citta Duy Thức. Hòa Thượng cũng không dung hóa được chữ Lòng Tâm Kinh nên cũng không dung hóa được Tịnh Độ và Mật Tông trong diễn văn khai mạc chùa Trúc Lâm Đàlat năm 1994: “Đến đường lối tu trong các chùa Phật giáo Bắc Tông hiện nay, hầu hết đều pha lẫn Tịnh Độ và Mật Tông. Hai tông phái này lấy lòng tin làm căn bản -tín hạnh nguyện- lấy tha lực làm chổ nương tựa - Cầu Phật rước về Cực Lạc - Vì thế người Phật tử mất dần lòng tin”. Hòa Thượng thắc mắc: “các Kinh Luận hầu hết đều dạy tu thiền, tại sao Sư Ông và Thầy tôi dạy tu Tịnh Độ?” (trích trong tác phẩm Ba Vấn Đề Trọng Đại Trong Đời Tu Của Tôi). Việt Cộng xây 8 Tu Viện để lợi dụng Hòa Thượng trong mưu đồ hủy diệt tinh thần dung hóa của Phật Giáo Truyền Thống Việt Nam (Thiền Tịnh song tu hay Thiền Tịnh Mật tam Tu) kể từ khi Giáo Hội PGTN không chịu quốc doanh hóa,

(5) Hoà Thượng Đức Nhuận nguyên Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống, tác giả Trao Cho Thời Đại Một Nội Dung Phật Chất và Phật Học Tinh Hoa, Một Tổng Hợp Đạo Lý bị bắt giam tại khám Phan Đăng Lưu tháng 5 1985 vì là Cố Vấn cho Ủy Ban Bảo Vệ Phật Giáo và Cứu Nguy Dân Tộc do TT Tuệ Sỹ và Trí Siêu lãnh đạo. Thầy Thích Nguyên Thể (hiện học ở Berkeley) cũng bị giam ở khám Phan Đăng Lưu cho biết HT là người tù bị công an hành hạ nặng nề nhất trong đó có nhiệm vụ quét dọn các phòng vệ sinh của nhà tù. Lý do Ngài nhất quyết khai rằng ngài không phải là cố vấn mà chính là lãnh đạo Ủy Ban xin được tử hình và xin tha bổng cho tất cả vì vô tội .

Tâm Tràng Ngô Trọng Anh

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

free counters

un compteur pour votre site