lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Hồ Sơ Chủ Quyền Của Quốc Gia Dân Tộc Việt Nam

...

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

...

Nguyên Tử Của Việt Nam Và Quốc Tế

...

Tin Tức Thời Sự Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Quang Duy

...

Trang Thơ Văn Trần Văn Giang

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Đông Hải Nguyễn Đức Hiền

...

Trang Thơ Văn Dạ Lệ Huỳnh

...

Thư Tín

...

 

Tin Tức Thời Sự - Lịch Sử Việt Nam

Noi Gương Tiền Nhân Dựng Cờ Đại Nghĩa

lichsuvietnam, hai bà trưng khởi nghĩa chống quân tàu xâm lược

1, 2, 3

Vân Anh

Sống thỏa thuê tôi trở về đất Tổ
Vào Lam Sơn tìm gặp vua Lê
…………………………………..
Theo Bắc Bình Vương gióng trống mở cờ
Tiến đánh Thăng Long núi Nùng sông Nhị
(Tôi Muốn Sống - 1962)

...

tháp thiên m(

Trong giai đoạn chống quân Minh 1407 - 1418 có ba thành phần ở đầu thế kỷ thứ 15, thành phần thứ nhất là thành phần chọn cho mình chổ đứng trong hàng ngũ quân xâm lăng. Thành phần nầy có thể họ là những người nhẹ dạ tin tưởng vào khẩu hiểu “phù Trần” của nhà Minh nên đã ra hợp tác với chế độ, những người nầy đại biểu cho nhóm người “cận thị” với sự hiểu biết hạn hẹp, vì khi hợp tác với giặc họ quên đi cái thảm họa mất nước. Họ sẳn sàng rước về cho dân tộc nhiều thảm họa nguy hiểm hơn là cái “thảm họa” thay đổi thể chế chính trị. Thành phần thứ hai là những người không có lý tưởng, thấy cái tuyệt vọng trong việc giành độc lập cho đất nước nên đành đứng vào hàng ngũ giặc để mong tìm bả vinh hoa cho cá nhân và gia đình. Hai thành phần trên đều đứng về phía giặc hoặc làm công cụ và tay sai cho giặc. Họ đã góp tay, góp sức với giặc, tiêu diệt văn hóa và sức sống dân tộc họ, một cách trực tiếp và gián tiếp họ đã bẻ gảy gần 30 cuộc cách mạng của dân tộc Việt chống lại sự xâm lăng cai trị của nhà Minh. Thành phần thứ Ba còn lại là những thanh niên có thể nói họ là những người ưu tú của đất nước như: Lê Hữu Dũng, Trần Nguyên Hãn, Lê Văn An, Phạm Văn Xảo, Lê Văn Linh, Nguyễn Trãi, Lê Xí, Lê Ngân, Lê Sát, Lê Bật ..v.v... chính họ đã viết lên những trang sử sáng chói để lưu lại cho đời sau chiêm ngưỡng.

Ngày nay khi đọc lại những giòng lịch sử của tiền nhân, chúng ta không thể không rung động trước những hình ảnh đẹp nhất của những chiến sĩ cách mạng trong lịch sử chống ngoại xâm và nội thù, giành độc lập cho dân tộc, cái đẹp của lòng yêu nước thiết tha, nhưng cũng chất chứa nhiều nỗi u hoài, tuyệt vọng. Những Trần Bình Trọng “Thà làm quỉ nước Nam, chớ không thèm làm vương đất Bắc”, một Nguyễn Biểu ung dung ngồi rung đùi ăn cỗ đầu người trước mặt Trương Phụ, để có một Đặng Dung mài kiếm dưới trăng thề diệt kẻ thù “Thời lai đồ điếu thành công dị”, để có một Nguyễn Cao tự tay khoét rốn rút ruột của chính mình vứt vào mặt kẻ thù, để có một Võ Tánh, một Ngô Tùng Châu “Khảng khái cần vương dị, thung dung tựu nghĩa nan”, để có một Phan Thanh Giản “Hết dạ giúp Vua trời đất biết, tan mình vì nước quỉ thần hay!”; để có một Nguyễn Trung Trực “nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam chống Tây”; để có một Nguyễn Khuyến “Diện ngoại bất cầu như mỹ ngọc, tâm trung thường thủ tự kiên kim”, để có một Nguyễn Thái Học “Chết vì tổ quốc, cái chết vinh quang, chí ta sung sướng, lòng ta nhẹ nhàng!”, Những chiến sĩ cách mạng đã khơi dậy những phong trào yêu nước cao độ, kích động được lòng yêu nước nồng nàn của hàng bao thế hệ, những tấm gương này đã ngàn đời vằng vặc như đôi vầng nhật nguyệt để nhân thế soi chung cho đến ngày nay. Chính những tấm gương xưa, những hy sinh cao cả đó của những con người dám sống, dám nghĩ, dám làm và dám chết cho tổ quốc, những oai linh này đã kết tinh thành hồn sử linh thiêng của dân tộc và làm cho ý thức dân tộc lớn lao lên. Cuộc đời của Nguyễn Trãi và các anh hùng trong giòng sử Việt đã phát huy lòng yêu nước dạt dào với tinh thần yêu nước thực dụng một cách thực tế.

Lịch sử cũng cho chúng ta thấy yêu nước mù quáng sẽ dễ dàng trở thành tay sai cho những chiêu bài “đạo nghĩa, nhân quyền” giả dối, bịp bợm của ngoại bang. Họ đã “khéo léo đầu cơ lòng yêu nước đui mù”, nhiều tầng lớp thanh niên sẽ bị lợi dụng, nếu họ không học những bài học lịch sử. “Lòng yêu nước đui mù” sẽ biến người yêu nước thành tay sai, mà họ cứ tưởng họ đang làm cách mạng cho dân tộc, những thành phần này họ dễ dàng ngoảnh mặt quay lưng với tổ quốc, họ sẳn sàng tiêu diệt văn hóa và sức sống của dân tộc mà lương tâm không bị cắn rức?. Nếu yêu nước mà không có lý tưởng, thiếu sách lược, kém trí tuệ, thì cũng chỉ “kiến thiết đất nước trên hoang tàn”. (Chúng ta hãy nhìn cái gương của nhóm cầm quyền Cộng sản Việt Nam ngày nay thì thấy rõ nhất. Gần 40 năm Cộng sản “thống nhất đất nước”, nhưng đất nước vẫn tang hoang. Tại sao?!. Câu trả lời ở trên vậy). Tình yêu nước phải được gắn liền với một tâm hồn trong sáng, được dẫn dắt bằng lý tưởng cao đẹp và đầy đủ trí tuệ, yêu nước phải có sách lược để giải quyết vấn đề đất nước hiện tại cũng như tương lai.

Phi Khanh, Ức Trai hay Bạch Vân Cư Sĩ đã phân biệt giữa tình yêu nước và lý trí, giữa con tim và khối óc, là người biết được Thời hiểu được Thế và nhìn được . Trong “Quân Trung Từ Mệnh Tập” Nguyễn Trãi đã viết thư cho Vương Thông với lời lẽ như sau: “Được Thời có Thế thì biến mất làm còn, hóa nhỏ thành lớn. Mất thời không thế thì quay mạnh làm yếu, yên chuyển thành nguy, chỉ như khoản trở bàn tay thôi ... trong thiếu lương thực, ngoài thiếu viện binh, ông đã không am hiểu Cơ trời. Đó là điều phải thua”. Vì vậy khi thấy vận hạn nhà Trần đã chấm dứt, Nguyễn Trãi đã can đảm đoạn tuyệt với quá khứ, ông dám bước ra khỏi bóng che của triều đại nhà Trần để tìm đến Lê Lợi. Ông biết tìm đến những người yêu nước, không nặng nợ với quá khứ, để mở ra một hướng đi mới cho dân tộc. Nguyễn Trãi đã nhìn được chiêu bài bịp bợm của nhà Minh, ông đứng trên lập trường Diệt Minh để chuẩn bị cho ngày quang phục tổ quốc. Nguyễn Trãi đã phóng tầm nhìn vào tương lai để xác định lập trường của ông. Ông đứng trên lập trường của một nước Việt mới. Một nước Việt sắp ra đời và sẽ phải ra đời.

Năm 1420, Nguyễn Trãi đã cùng 28 vị anh hùng Lam Sơn cùng nhau “kết ước hội thề” (“Hội Thề Lũng Nhai”). Ý niệm “hội thề” là một sáng kiến “tiền cách mạng” về mô hình tổ chức chính trị. Ý nghĩa của hội thề này là sự ràng buộc những người làm việc nước bằng “qui ước đạo đức” để giảm thiểu tính, bất công, chuyên chế, tham lam, thủ cựu và đồng thời đề cao tính lý tưởng, tính khai phóng và tâm hồn rộng lượng của người lãnh tụ kháng chiến, cũng như người lãnh đạo đất nước trong tương lai (xin hiểu lãnh tụ và lãnh khác xa nhau). Hội thề là xã ước thành văn đầu tiên của thời kỳ tiền cách mạng, là nối kết cuộc vận động đương thời với những gì thiêng liêng của dân tộc và thiết lập giá trị đạo đức cho công cuộc cứu nước. Hội Thề Lũng Nhai, cũng như quan điểm về thời đại của Nguyễn Trãi như đã nói trên, một lần nữa xác định sự trưởng thành về ý thức dân tộc của một thế hệ mới. Nhiệm vụ “cứu quốc tồn chủng” không còn là độc quyền của một dòng họ, của triều đình, của giai cấp quí tộc hay do một “Đảng; quản lí”. Cứu quốc tồn chủng là nhiệm vụ cao cả của mọi con dân Việt, từ thành phần khoa bảng cho đến người nông dân vô danh. Từ người trí thức đến kẻ thất phu đều phải có trách nhiệm và đó cũng là ý nghĩa của câu “quốc gia hưng vong thất phu hữu trách”. Hội Thề Lũng Nhai là ý niệm của “tự do, bình đẳng và huynh đệ” (Không phải Nhân Quyền. Vì không có Nhân Chủ thì làm sao có Nhân Quyền?), là khởi điểm để đi đến xác định được giá trị chính thống lịch sử. Nhờ đó phong trào kháng chiến Lam Sơn, tái tạo được đạo đức đã mất của tầng lớp lãnh đạo, xây dựng lại “nội lực” dân tộc, để sẳn sàng hình thành một triều đại mới và một nước Việt mới. Từ Hội Thề Lũng Nhai, Lam Sơn đã trở thành hoa địa cách mạng làm hồi sinh sức sống của dân tộc. Xuất phát điểm lịch sử ấy đã đẩy cuộc khởi nghĩa Lê Lợi đến thành công, đã giúp Lê Lợi giành được độc lập cho tổ quốc, khai sáng triều đại nhà Lê, hoàn thành được sứ mệnh cứu quốc tồn chủng của tiền nhân, và mở ra một thời đại “Phục Hưng, Phục Hoạt” dân tộc. Chính sự “phục hưng, phục hoạt” dân tộc này sẽ làm cho dân Việt ý thức và lớn lao lên.

Ngày nay trong điều kiện hiện tại, công việc mọi người chúng ta phải làm là: “Tập hợp và đoàn kết dân tộc, khơi lại dòng sống lịch sử của tiền nhân, mỗi cá nhân bất luận dù đang sống ở trong nước hay hải ngoại đều phải chuẩn bị cho mình có một khả năng hiểu biết, để nhận lấy trách nhiệm khi đất nước cần”. Nhưng đoàn kết, tập hợp và khơi lại lịch sử chưa đủ. Vì lịch sử “tương lai” đòi hỏi người lãnh đạo phải có một viễn kiến Sâu; Rộng. Phải biết phóng tầm nhìn lớn về con đường “phục hưng phục hoạt” dân tộc, cũng như các công trình kiến thiết đất nước. Đó là nền tảng để đưa đất nước vào thời đại mới, một thời đại an bình và hạnh phúc theo đà tiến của thế giới để làm định hướng cho mầm sống dân tộc Việt được bật ra và lớn lao lên. Mầm sống đó là giấc mơ về một tổ quốc sẽ được hồi sinh sau bao thập niên nằm chết.

Đừng Trông Ngóng Vào Người!. Phải Tự Chủ nhìn lại chính mình, với bàn tay và khối óc của hàng triệu con dân Việt, chúng ta chắc chắn sẽ xây dựng được một xã hội mới nhân bản tươi đẹp hơn, nhân tính khai phóng hơn, nhân chủ thiện mỹ hơn. Công lực của mầm sống đó là công cuộc tập hợp để trở về với dân tộc và cùng nhau “noi gương tiền nhân, dựng cờ đại nghĩa”, công cuộc tập hợp những anh hùng hào kiệt của thời đại, để định hướng đi mới, để cho một chủ thuyết mới, một tư tưởng mới sẽ phải ra đời. Đó cũng là chủ lực chính chỉ đạo tư tưởng của thời đại mới. Cuộc vận động cứu lấy nước, giữ lấy nòi đòi hỏi chúng phải thấy được mầm sống của dân tộc trong mỗi một giai đoạn, khi đất nước đến hồi bế tắc.

lịch sử việt nam, lich su viet nam, chùa một cột, thăng long hà nội

Khi mầm sống ấy đến ngày thành thục nó sẽ bộc phát thành giòng sóng đáy, thành một bùng nổ lịch sử, nó sẽ làm vỡ những bờ đê đóng cõi, phá vỡ những rào cản thời đại, quét đi những ươn hèn thối nát, những tàn dư xấu xa của xã hội cũ, để làm thành “xuất lộ lịch sử” cho dân tộc. Cái đột biến và đặc biến ấy đòi hỏi những người đi làm lịch sử tương lai, phải thật tâm nhìn thấy những cái sai quấy của thời đại cũ, những cái vô lý bất công của xã hội cũ, những cái thối nát xuẩn động cục bộ đã phản lại giòng sống của dân tộc.

Xuất Lộ Lịch Sử là khởi điểm của công cuộc xoay chuyển thời đại để mở ra thời kỳ phục hưng và phục hoạt để làm cho dân tộc Việt trường tồn, để công tác bảo vệ bờ cõi bền vững hơn, để xây dựng một đất nước hợp lý hơn, hợp với lòng người hơn, hợp với qui luật phát triển hơn và hợp với lịch sử hơn. Đó là ý nghĩa của cuộc cách mạng cao đẹp và cũng là thông điệp của tiền nhân đã gởi đến cho thế hệ chúng ta hôm nay cũng như mai sau. Ông cha chúng ta đã đem gần như cả cuộc đời cống hiến cho tổ quốc. Còn chúng ta, chúng ta sẽ là những lớp người kế tiếp, nối bước tiền nhân hoàn thành sứ mệnh đem Đại Nghĩa trở về trên quê hương yêu dấu, chính chúng ta phải “Quang Phục Tổ Quốc”. Với những kiên tâm, trì chí đi theo con đường lý tưởng mà cha, anh chúng ta đã đi, thì nhiệm vụ khó khăn nào chúng ta cũng vượt qua và hoàn tất.

Vân Anh

1, 2, 3

pay per click advertising

Weblinks :

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

free counters
un compteur pour votre site