lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Vĩnh Nhất Tâm

...

Trang Thơ Kita Kha

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Mai Hoài Thu

...

Văn Hóa Tộc Việt

...

Ủng Hộ Trúc Lâm Yên Tử - Donate

...

 

Tin Tức Việt Nam

Hãy Đem Bọn Tội Phạm Việt Cộng Ra Tòa Án Quốc Tế Hay Tòa Án Các Quốc Gia

1, 2, 3

Luật Sư Nguyễn Thành

...

Kết luận.- Trong phạm vi một bài báo và nhiều điều không tiện nêu ra ở đây người viết xin được kết luận bài viết như sau:

1. Rõ ràng là việc thiết lập một “Toà Án Hình Sự Quốc Tế “tạm thời” để xét xử bọn tội phạm Việt-Cộng là một giải pháp khả thi mà HĐBA đã từng áp dụng ở Âu-châu, Phi-châu và gần đây là Á-châu với bọn Pol Pot ở Cambodia và tội ác của bọn Milosovic, Mabuge hay Pol Pot không thể nào so sánh về số lượng và thời lượng với các tội ác của Việt-Cộng đối với đất nước và dân Việt trong gần một thế kỷ qua, kể từ khi Hồ Chí Minh bán đứng nhà cách mạng Phan Bội Châu cho Pháp.

2. Việc đem bọn tội phạm Việt-Cộng ra trước các “Toà Án Quốc Gia có thẩm quyền quốc tế” có phần “đơn giản” và “hữu hiệu” hơn. Ngoài các vụ án tiêu biểu nêu trên, ngày 26/1/2010, Toà Phá Án Paris đã thừa nhận “thẩm quyền quốc tế” của Toà Án Pháp khi cho phép toà dưới thụ lý vụ vợ của ông Ung, cựu Chủ Tịch Quốc Hội Cambodia, kiện trước Toà Án Pháp về việc chồng bà bị tra tấn và mất tích ở Cambodia trong thời gian từ 1975 đến 1979 mà trước đó Toà Thượng Thẩm Paris từ chối thụ lý.

3. Về giải pháp đem bọn tội phạm Việt-Cộng ra trước “Tòa Án Hình Sự Quốc Tế “thường trực” [ICC], Việt-Cộng là 1 trong số 6 nước [trên tổng số 198 hội viên LHQ] chống việc thiết lập ICC vì biết chắc sẽ bị đem ra xét xử trước ICC về đủ thứ tội ác đối với đất nước và dân Việt. Ngoài ra, theo Điều 4 Quy Chế Rome thì “ICC có thẩm quyền trên lãnh thổ các nước hội viên và trên lãnh thổ nước không phải là hội viên với sự thỏa thuận của nước này.”

Thế nhưng theo Điều 13 của Quy Chế thì “Công Tố Viên của Tòa Án có thẩm quyền tự tiến hành điều tra và đưa ra ICC xét xử các tội ác nghiêm trọng do nạn nhân khởi tố.” Khi Mỹ đe dọa rút chữ ký ra khỏi Quy Chế Rome vì sợ rằng các quân nhân Mỹ có mặt khắp nơi trên thế sẽ bị đem ra ICC xét xử về hình sự, Barbara Crossette, bỉnh bút chuyên về luật pháp của tờ New York Times nhận xét: “Dù Bush có rút chữ ký của Mỹ khỏi Quy Chế Rome cũng thế thôi; sẽ không một nước nào được xem là ngoài thẩm quyền tài phán của ICC. Trên lý thuyết, người Mỹ, từ hàng viên chức cao cấp nhất trong chính quyền như Bộ Trưởng Quốc Phòng hay Ngoại Giao đến người lính Mỹ, đều có thể bị truy tố về hình sự trước ICC.” [8]

Thẩm quyền giải thích và áp dụng luật là của Toà Án. Do đó, về giải pháp này, nạn nhân nên nộp đơn khiếu tố với Công Tố Viên để ICC quyết định là hợp lý nhất.

Nguyễn Thành
Coordinator “Justice & Peace for Paracel & Spratly Islands of Vietnam”

Tài Liệu Tham Khảo

-Rome Statute of the International Criminal Court [ICC], United Nations, Original: English and French.

-Ratify or Reject: Examining the US' Opposition to the ICC, Matthew A. Barett, 2000.

-International Human Rights law challenges to the new ICC, Yale Journal of International Law, 2001.

-The American Political Dictionary, Plano and Greenberg, Ninth and Tenth Edition.

-Vụ án Pinochet làm rung chuyển luật pháp quốc tế, Nguyễn Văn Thành, VN nhật báo San Jose, 5/8/2000.

Chú thích

[1] Cựu HQ Tr. tá QLVNCH Vũ Hữu San, tác giả “Địa Lý Biển Đông với Hoàng Sa Trường Sa,” sau khi đọc hồ sơ Hà Nội nộp LHQ ngày 6 và 7/5/2009 đã nhận xét: “Hà Nội đã lùi bước khi vẽ hải-đồ nộp LHQ. Dân chúng VN đừng bao giờ nghe chúng nói, hãy nhìn những gì chúng làm. Nếu xem hải-đồ Hà Nội vẽ để nộp LHQ, chúng ta sẽ thấy: 3/4 biển Hoàng Sa nằm trong hải-phận Trung-quốc; VN chỉ còn 1 đảo độc nhất là Tri Tôn, trong số hơn 100 đảo của nhóm Hoàng Sa; 4/5 biển Trường Sa không còn nằm trong hải phận VN. VN chỉ còn đảo Trường Sa nổi và 2 đảo chìm, trong số trên 100 đảo nổi và chìm của nhóm Trường Sa.”

Vẫn theo chuyên gia về Biển Đông Vũ Hữu San: “Hà Nội đã công khai vẽ hải đồ và chính thức nộp LHQ. Từ nay, VN cãi gì ngược lại về hải phận cũng không được. Hà Nội tuyên bố sẽ tìm mọi cách để giải quyết vấn đề Biển Đông và thời gian sắp tới hai bên “cùng bàn bạc, đàm phán, phân định biên giới Biển.” Khi đó, Trung Quốc sẽ dùng hải đồ mà VN đã nộp LHQ để đàm phán thì số phận Hoàng Sa Trường Sa coi như xong!”

[2] "ad hoc" [La-tinh,“for this purpose”,“for this occasion”] được dùng để chỉ tính cách "không thường trực", "tạm thời", cho một "mục đích" hay một "trường hợp" nào đó khi lập một Tòa Án Quốc Tế.

[3] “A former head of State charged with abuse of human rights can be brought to trial almost anywhere.”

[4] “An almost universal clamor today that those who commit crimes against hunanity must be persued to the ends of the world, whenever and wherever they can be found, and brought to justice.”

[5] Ls Phạm Thanh Dân là người đã soạn thảo nhiều tài liệu và do Gs Lương Thị Nga, Chủ Tịch Hội Phụ Nữ VN tại Pháp, trình bầy nhiều lần trước diễn đàn LHQ, trong các khóa họp về nhân quyền ở Geneva vào 2 năm 1994 và 1995. Nghiên cứu các tài liệu của cố Ls Dân, người viết nhận thấy hầu hết những điều ông liệt kê trong Tuyên Cáo tố cáo Việt-Cộng đọc trước LHQ đều được ghi lại trong Điều 6 và 7 của Quy Chế Rome về các “tội ác diệt chủng” và “tội ác chống nhân loại.”

[6] Xin đừng nhầm lẫn ICC với ICJ [International Court of Justice], thường gọi là Toà Án Quốc Tế La Hague, do LHQ lập năm 1945, để phân xử tranh chấp giữa các nước hội viên LHQ. Quy Chế của Toà này quy định: Một bên tranh tụng có quyền “không thi hành” phán quyết của ICJ, dù chính nước này tự ý nhờ ICJ phân xử.

Vì thế, vai trò tài phán của ICJ chỉ là con số “0” và giới luật gia quốc tế cho rằng ICJ không phải là tòa án đúng với nghiã của nó mà chỉ là một "ủy ban trọng tài" trong đó hai bên tranh chấp có quyền không thi hành quyết định của trọng tài. Thế giới mất tin tưởng vào ICJ, nhất là từ khi xảy ra 2 vụ án sau đây, đều liên quan tới Mỹ.

-Vụ án 1: "U.S. v. Iran" (1980). Sau "cách mạng" 1979 ở Iran, bang giao Mỹ-Iran căng thẳng. Đầu 1980, Iran bắt nhân viên ngoại giao Mỹ ở Iran làm con tin. Mỹ kiện Iran trước ICJ [dù Mỹ không công nhận ICJ]. ICJ ra phán quyết buộc Iran thả con tin Mỹ, Iran từ chối không thi hành phán quyết của ICJ. Mỹ bó tay và sau đó phải tìm giải pháp bằng con đường ngoại giao thương thuyết.

-Vụ án 2: "Nicaragua v. U.S." (1984). Năm 1984, Nicaragua kiện Mỹ trước ICJ đòi bồi thường thiệt hại vì CIA [Mỹ] đã yểm trợ vũ khí, tiền bạc, kích động các cuộc nổi loạn và tổ chức gài mìn ở các hải cảng của Nicaragua. ICJ ra phán quyết chấp thuận yêu cầu của Nicaragua và Mỹ không thi hành trước sự chỉ trích dữ dội của nhiều nước trên thế giới].

[7] Theo Justice Sans Frontières, 6 nước chống ICC là Trung Cộng, Ấn, Pakistan, Indonesia, Iraq và Việt Nam; 21 nước không có ý kiến và 12 nước không bỏ phiếu. Trung Cộng sợ sẽ bị kiện vì vấn đề Tây Tạng. Ấn Độ và Pakistan chống vì không thành công khi đòi ghi vào Quy Chế Rome “có vũ khí nguyên tử” là “tội ác nghiêm trọng.” Indonesia có vấn đề Đông Timor, Iraq có vấn đề người Kurk và Việt-Cộng thì lu bù vấn đề. Mỹ lúc đầu chống, sau nghe khuyến cáo của cựu TT J. Carter đã ký Quy Chế Rome vào cuối nhiệm kỳ của TT Clinton.

Theo Hiến Pháp Mỹ, các hiệp ước quan trọng do Tổng Thống [hay đại diện] ký với nước ngoài phải được Thượng Viện chấp thuận [với tỷ lệ 2/3] mới có giá trị. Đầu năm 2001, hành pháp Bush tuyên bố: "Nó (Quy Chế Rome) sẽ không bao giờ được đưa ra trước Thượng Viện để phê chuẩn" và phía lập pháp thì tìm mọi cách để ngăn chặn việc thiết lập ICC với lý do "bảo vệ quân nhân Mỹ gìn giữ hoà bình có mặt khắp thế giới.”

Hạ Viện [Cộng Hoà] Mỹ còn thông qua luật “American Service Members' Protection Act” nhằm ngăn chặn việc Mỹ tham dự vào hoạt động của ICC, cản trở các nước phê chuẩn Quy Chế Rome và ủy quyền cho hành pháp được xử dụng các biện pháp cần thiết để can thiệp cho công dân Mỹ hay đồng minh bị giam giữ bởi ICC.

Thật ra, lý do "bênh vực các quân nhân Mỹ" hoàn toàn không có cơ sở. Vì Quy Chế Rome minh định rõ ràng ICC sẽ "không nhận xét xử khi Toà Án Quốc Gia liên hệ đang điều tra hoặc truy tố, trừ khi Toà Án Quốc Gia liên hệ không chịu điều tra hay truy tố các tội ác hay truy tố nhưng trừng phạt lấy lệ."

[8] “Bush appears to be removing the signature of the US from the treaty creating it. Even so, no country is deemed to be outside the court's jurisdiction. In theory, any American, from a high-ranking official like the Secretary of Defense or State to a soldier in the field, could be accused of a crime.” [War Crimes Tribunal Established, Barbara Crossette [NY Times], San Jose Mercury News, April 12, 2002]

Ls. Nguyễn Thành

Tài Liệu Tham Khảo

-Rome Statute of the International Criminal Court [ICC], United Nations, Original: English and French.

-Ratify or Reject: Examining the US' Opposition to the ICC, Matthew A. Barett, 2000.

-International Human Rights law challenges to the new ICC, Yale Journal of International Law, 2001.

-The American Political Dictionary, Plano and Greenberg, Ninth and Tenth Edition.

-Vụ án Pinochet làm rung chuyển luật pháp quốc tế, Nguyễn Văn Thành, VN nhật báo San Jose, 5/8/2000.

1, 2, 3

pay per click advertising

Weblinks :

 

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

 

 

free counters

Search: The Web    http://www.truclamyentu.info
un compteur pour votre site