lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn Thanh Sơn

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Vĩnh Nhất Tâm

...

Trang Thơ Kita Kha

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Văn Hóa Tộc Việt

...

Ủng Hộ Trúc Lâm Yên Tử - Donate

...

 

Lịch Sử Việt Nam

Thủ Tướng Ngô Đình Diệm Giành Lại Chủ Quyền: Giai Đoạn Cực Kỳ Gây Cấn

ngô đình diệm

Di ảnh cố thủ tướng, tổng thống Ngô Đình Diệm

1, 2, 3

...

Khi ông Lansdale hỏi về cựu bộ trưởng quốc phòng Hồ thông Minh, ông Diệm cười chua chát nói rằng ông Minh đã đi Đàlạt, nơi những người thuộc phe Bảo Đại đang tụ họp. Ông Diệm cho biết ông thân chinh nắm giữ bộ quốc phòng và các chỉ huy quân sự hài lòng về việc này. Họ rất bất mãn về các tin đồn là họ sợ Bình Xuyên và không có tinh thần chiến đấu. Thủ tướng Diệm đã tiếp xúc với các vị chỉ huy của các đơn vị, họ xác nhận lòng trung thành với chính phủ và sẵn sàng chiến đấu. Ông đã phái ông Trần trung Dung, bộ trưởng tại phủ thủ tướng, sang làm việc tại bộ quốc phòng để điều hành công việc hàng ngày.
Đại tá Lansdale cũng thảo luận với ông Diệm về những biện pháp nào để tránh xung đột giữa Bình Xuyên và chính phủ. Ông Diệm đáp rằng ông đã đề nghị điều đình với các lãnh tụ mặt trận. Nhưng Bảy Viễn cho thấy rõ rằng y chỉ muốn ông Diệm bị giải chức hay làm vì và để Y và phe Y lên cầm quyền. Đây là vấn đề liêm chính và đạo đức cho đất nước. Lâu nay Bảy Viễn đã làm giàu với sự độc quyền cờ bạc, đĩ điếm và thuốc phiện lậu. Y đã củng cố vị trí bằng cách ăn chia với Bảo Đại. Nay Y và đồng lõa còn muốn dùng bạo lực để nắm chính quyền. Là một người yêu nước, ông Diệm không thể nào để một việc như vậy xảy ra được.Ông Diệm đưa dần vào Saigon các tiểu đoàn mà ông tin cậy được vào các vị chỉ huy như 3 tiểu đoàn Nùng, rồi giữa tháng 3, 2 hai tiểu đoàn dù dưới quyền đại tá Đỗ cao Trí. Các đơn vị này cộng vào số binh sĩ của tướng Thế, đại tá Huê và thiếu tá Đầy làm cho thế quân sự của chính phủ vững mạnh hơn trước nhiều, so với số độ 4,000-5,000 quân Bình Xuyên tại Chợ Lớn–Saigon.

Từ lúc cầm quyền đến nay, thủ tướng Diệm vẫn được sự ủng hộ của Hoa Kỳ. Mọi việc xảy ra tại Saigon đều được tòa đại sứ Mỹ và đại tá Lansdale báo cáo về bộ ngoại giao và trung ương tình báo. Ngày 8/3/55, nghĩa là chỉ vài ngày sau khi Bảy Viễn và các giáo phái họp ở Chợ Lớn lập mặt trận chống thủ tướng Diệm, ngoại trưởng Foster Dulles xác nhận lại việc Hoa Kỳ ủng hộ thủ tướng trong một bài diễn văn truyền hình. Cũng trong ngày này, 7 tiểu đoàn quân đội với trọng pháo và chiến xa đã hành quân dẹp chiến khu Ba Lòng trong tỉnh Quảng Trị do đảng Đại Việt lập ra với một số quân nhân ly khai. Cuộc hành quân này cho thấy quân đội sẵn lòng đánh dẹp các vụ nổi dậy chống chính quyền hợp pháp. Ngày sau tức 9/3/55, TT. Eisenhower gởi thông điệp cảnh cáo Bảo Đại đừng làm khó dễ thủ tướng Diệm.

Nhưng đến ngày 25/3/55, tức 3 ngày sau khi mặt trận gởi tối hậu thư đến ông Diệm, Bảo Đại kêu gọi ông Diệm hãy thống nhất, kết hợp và liên kết với Bình Xuyên và các giáo phái, tức Bảo Đại muốn ông Diệm nhượng bộ, hai ngày sau, tức ngay tối hậu thư của mặt trận hết hạn, và khi chắc đã vận động tướng Nguyễn thành Phương của giáo phái Cao Đài về phe chính phủ, thủ tướng Diệm ra lệnh cho các tiểu đoàn dù dưới quyền đại tá Đỗ cao Trí đánh chiếm trụ sở cảnh sát và tòa nhà mật thám tức công an dưới quyền Bình Xuyên trên đại lộ Galliéni (sau đổi tên là Trần Hưng Đạo). Quân dù đánh chiếm được sở cảnh sát nhưng Bình Xuyên còn giữ được tòa nhà công an. Ngày sau, ông Diệm ra lệnh đánh chiếm luôn tòa nhà công an. Nhưng trước khi vụ tấn công bắt đầu, cao ủy Pháp, tướng Paul Ely can thiệp và ông Diệm phải hoãn lại vụ tấn công một cách miễn cưỡng. Ngày 29/3/55, tướng Nguyễn thanh Phương, tư lệnh các lực lượng Cao Đài, ra công khai ủng hộ chính phủ. Đây là một thắng lợi chính trị đáng kể cho thủ tướng Diệm và làm suy yếu mặt trận chống đối. Đến nửa đêm hôm ấy, Bình Xuyên cho nã súng cối vào dinh Độc Lập. Quân đội chính phủ và Bình Xuyên xung đột với nhau, súng nổ tại nhiều nơi, trên đại lộ Galliéni, gần tòa nhà công an và rải rác vùng ranh giới Saigon–Chợ Lớn. Đại tá Lansdale lái xe đi quan sát, thấy các đoàn xechở binh sĩ Việt đến các nơi xung đột bị xe tăng và thiết giáp Pháp ngăn chận và phải quay đầu lại trở về. Cuộc đụng độ kéo dào độ 3 giờ, rồi tướng Pháp Paul Ely với sự tán thành của tướng Lawton Collins, buộc thủ tướng Diệm ngưng chiến.

Như thế ông Diệm cố gắng thiết lập chính quyền cho toàn quốc và tại ngay thủ đô thì bị 2 ngoại bang ngăn chận. Về phần Pháp, tướng Paul Ely, cao ủy Pháp, lý luận rằng ông sợ nội chiến lan rộng và ông có trách nhiệm bảo vệ Pháp kiều và ngoại kiều khác nên ông can thiệp buộc hai bên ngưng chiến, dù ông chấp nhận nước Pháp sẽ không còn liên hệ về chính trị với quốc gia VN và cố vấn Mỹ sẽ thay thế cố vấn Pháp. Ông cảm thấy phải làm trọng tài trong cuộc xung đột giữa thủ tướng Diệm và các giáo phái, ông muốn tạo nên sự thông cảm và hòa hợp giữa ông Diệm và những người Pháp còn có quyền lợi tại VN. Mối quan tâm khác của ông là sự bất mãnvà va chạm càng ngày càng gia tăng giữa người Pháp và người Mỹ tại Saigon về những quan điểm bất đồng đối với ông Diệm và giáo phái. Còn đa số người Pháp tại Saigon cũng như dư luận và báo chí tại Ba Lê đều không hài lòng về việc nội các Menès France chấp nhận chính sách của Hoa Kỳ về VN và ủng hộ chính phủ Diệm. Người Pháp thấy lòng tự ái thực dân và những quyền lợi thống trị về kinh tế và chính trị của họ bị tổn thương, vì lập trường quốc gia quyết liệt không nhân nhượng của ông Diệm trong việc giành lại chủ quyền và chấm dứt chế độ thực dân vàng son của họ. Đại đa số báo chí Pháp chỉ trích thủ tướng Diệm và việc Hoa Kỳ ủng hộ ông, ngay cả trước khi sự xung đột với Bình Xuyên giáo phái xảy ra. Một số thường xuyên phao tin bất lợi và tiên đoán rằng chính phủ Diệm gần sụp đổ. Thực dân Pháp biết rằng họ chỉ còn hy vọng tạo nên một chính phủ tay sai kiểu Xuân, Hữu, Tâm nếu ông Diệm thất bại, không dẹp được Bình Xuyên và các giáo phái. Vì thế, họ mở một chiến dịch đả kích dữ dội thủ tướng Diệm. Nhiều nhà báo Pháp miêu tả ông Diệm là cứng rắn, bất lực, ông sẽ làm nguy hại cho sự sống còn của Nam VN. Họ tố ông là yếu kém, không được dân chúng ủng hộ và không có khả năng ngăn chận CS. Đây là cố gắng cuối cùng của thực dân Pháp để đối phó với thái độ quyết liệt của ông Diệm giành lại chủ quyền.

Còn về phần người Mỹ nói chung, họ có cảm tình với những cố gắng giành lại chủ quyền của thủ tướng Diệm. Đại tá Lansdale, trưởng phái đoàn quân sự Saigon, tức một toán đặc công đặc biệt của trung uơng tình báo bặp ông Diệm hàng ngày, có thiện cảm với ông và hết lòng giúp ông, tức thực thi chính sách của TT Eisenhower là ủng hộ ông Diệm lập nên một chính quyền quốc gia vững mạnh chống lại được sự bành trướng của CS. Nhưng người Mỹ có vai trò quyết định tại Saigon là đặc phái viên của tổng thống, tức tướng Lawton Collins. Ông này đã làm bổn phận cứu chính phủ Diệm trong tháng 11/1964, bằng cách dùng áp lực với Pháp buộc tướng Hinh phải rời Saigon đi Pháp, rồi bị giải nhiệm trởlại không quân Pháp. Nhưng tướng Collins không hiểu gì về tình hình VN. Ông cho rằng ông Diệm bướng bỉnh, khó giao thiệp và trao đổi ý kiến. Ông không hàilòng khi ông Diệm không nghe lời ông cử bác sĩ Phan Huy Quát làm bộ trưởng quốc phòng, nhưng chọn ông Hồ thông Minh. Ông ngả dần về quan điểm của cao ủy Pháp Paul Ely. Tướng Collins đi đến kết luận là ông Diệm sẽ thất bại. Ông đệ trình một khuyến cáo mật lên TT. Eisenhower đề nghị bỏ rơi thủ tướng Diệm.

Trong khi ấy, ông Diệm vẫn cương quyết tiếp tục đối phó với phe Bình Xuyên và giáo phái. Ngày 31/3/55, trong một buổi lễ long trọng, tướng Cao Đài Nguyễn thành Phương đem lại 8,000 binh sĩ diễn hành trong sân dinh Độc Lập và tuyên thệ về theo chính phủ Ngô Đình Diệm. Trong hai tuần lễ tiếp của tháng 4/1955,tình hình Saigon–Chợ Lớn bắt đầu căng thẳng. Quân đội chính phủ cũng như phe Bình Xuyên củng cố các vị trí của mình với các bao cát, hàng rào dây thép gai hay bố trí thêm binh sĩ. Có nơi lính hai bên gờm nhau hai bên đường, còn xe cộ và bộ hành lưu thông ở giữa đường.

Các lực lượng Pháp cũng kéo vào thành phố, đậu chiến xa trên các lề đường và dùng bao cát và giây kẽm gai để lập các vùng gọi là khu vực Pháp, và lính Bình Xuyên có thể di chuyển tự do và công khai với sự bảo vệ của quân Pháp. Ngoài ra, người Pháp còn lập ra một khu vực Pháp, sát cạnh ngay dinh Độc Lập, phe Bình Xuyên cũng tăng cường sự phòng thủ trụ sở cảnh sát dưới quyền họ, sau này là bộ nội vụ, tại đường Catinat, sau đổi tên là đường Tự Do.

Các khu vực Pháp chiếm độ ½ thành phố Saigon–Chợ Lớn với độ 30,000 lính chưa kể các đơn vị tại vùng ngoại ô. Dân chúng Việt thấy rõ ràng là Pháp uy hiếp chính phủ Ngô Đình Diệm đang thu hồi lại chủ quyền từ người Pháp, và ủng hộ phe Bình Xuyên lâu nay làm tay sai cho Pháp và độc quyền cờ bạc, đĩ điếm và thuốc phiện lậu. Phe Bình Xuyên có độ 4,000-5,000 lính chia ra chừng 16 tiểu đoàn, với quân số độ 400 người cho mỗi tiểu đoàn với nhiều vũ khí tự động. Pháp có thể đã cấp cho Bình Xuyên loại súng cối 81 ly nguy hiểm hơn súng cối 60 ly mà lâu nay họ dùng pháo kích dinh Độc Lập. Pháp cấp cho Bình Xuyên 3 pháo thuyền nhỏ để hoạt động trên các sông vùng Saigon–Chợ Lớn. Còn chính phủ Quốc gia Việt Nam chỉ có một hải quân tí hon do sĩ quan Pháp chỉ huy. Phòng nhì tức là sở phụ trách tình báo quân sự vẫn do sĩ quan Pháp điều hành, nên thủ tướng Diệm phải tổ chức một hệ thống tình báo riêng để biết về đối phương, do ông Ngô Đình Nhu phụ trách với sự cộng tác của một số người như ông Nguyễn Ngọc Thơ, Mai hữu Xuân và người Hoa như ông Lý Khai. Thủ tướng Diệm chỉ đạo sự bố trí các đơn vị của quân đội quốc gia, chuẩn bị tấn công các vị trí Bình Xuyên khi chiến cuộc bùng nổ, với tướng Lê văn Tỵ và các sĩ quan cấp tá Trần văn Đôn, Dương văn Minh, Nguyễn văn Minh.

GIẢI PHÁP THỰC DÂN ELY & COLLINS

Trong khi ấy tướng Pháp Ely và tướng Mỹ Collins thỏa thuận với nhau về một giải pháp cho vụ tranh chấp. Trước hết, đại tá Lansdale được giao phó tổ chức một buổi họp Pháp – Mỹ với các giáo phái tại Chợ Lớn. Từng lãnh tụ giáo phái được hỏi ý kiến về tình hình và nhận định của họ đối với chính phủ, do sỹ quan Pháp chủ tọa. Lợi dụng buổi họp, đại tá Lansdale tìm cơ hội tiếp xúc với đại tá Thái Hoàng Minh, tham mưu trưởng của Bảy Viễn và lôi cuốn ông về với chính phủ. Ông Thái hoàng Minh nói sẽ đem về 4 tiểu đoàn cho thủ tướng Diệm vì ông tin tưởng ông Diệm. Nhưng sau đó Bảy Viễn và Pháp nghi ngờ nên ông Minh bị Bảy Viễn cho người đến nhà bắt giết, khi ông về nhà đem vợ con đi theo chính phủ Diệm.
Tình thế trở nên khó khăn cho thủ tướng Diệm. Tại thành phố Cannes, Bảo Đại tỏ vẻ lạnh nhạt, không chịu tiếp kiến ông Ngô Đình Luyện do thủ tướng Diệm phái sang, mặc dầu Bảo Đại và ông Luyện lâu nay thân thiết với nhau. Các người thân tín của Bảo Đại tại Saigon phao tin rằng Bảo Đại sắp về nước. Tin này có phản ứng làm dân chúng nổi dậy chống Bảo Đại vì họ thấy rõ sự liên hệ giữa Bình Xuyên và Bảo Đại. Phe Bình Xuyên cũng gây ra tình trạng bất ổn trong thành phố bằng cách cho nhiều xe “díp” chở lính mặc thường phục chạy qua các đường phố lúc hoàng hôn và bắn bừa bãi gây thương tích cho nhiều thường dân.

Họ còn khiêu khích các sĩ quan cao cấp của quân đội, khi cho người đi xe díp bắn vào cổng bộ tham mưu đường Galliéni, sau đổi tên là Trần Hưng Đạo, vào một buổi trưa, khi các vị này ra cổng đi ăn cơm trưa, nhưng may không có ai bị gì.Quân Bình Xuyên lộng hành, đại tá tham mưu trưởng Trần văn Đôn đi đường còn bị lính xung phong của Bình Xuyên chọc tức, như ông kể trong hồi ký của ông.

Trong khoảng thời gian này, quân đội quốc gia còn phải nhận đạn được và xăng nhớt từ quân đội Pháp với sự cung cấp rất hạn chế. Tướng Collins còn khuyến cáo thủ tướng Diệm một cách gắt gao không được mở lại cuộc tấn công phe Bình Xuyên. Một phát ngôn của chính phủ tuyên bố ngày 7/4/55 rằng “sự can thiệp của tướng Collins trói buộc tay chân của chúng tôi” Thủ tướng cũng được 2 tướng Ely và Collins thông báo về giải pháp do hai ông đề nghị để giải quyết vấn đề giáo phái. Giải pháp gồm 5 điểm chính:

1/ Chính phủ trở thành lâm thời và liên hiệp với một số người chống ông Diệm.Thủ tướng Diệm trở thành lâm thời và liên hiệp và liên hiệp với một số người chống ông Diệm.

2/ Thủ tướng Diệm sẽ cử một tổng giám đốc công an cảnh sát mới, vị này phải được chính phủ liên hiệp và phe Bình Xuyên chấp nhận để khỏi đổ máu.

3/ Một hội đồng lâm thời, sẽ được đề cử và nhóm họp vào ngày 15/5, các giáo phái đề cử 60 đại biểu, dân di cư 10, ông Diệm 10. Hội đồng lâm thời này sẽ góp ý kiến với Bảo Đại nên cử ai làm thủ tướng.

4/ Một hội đồng tối cao danh dự, gồm các lãnh tụ các giáo phái sẽ được cử làm hội đồng tư vấn.

5/ Hai người em trai ông Diệm là ông Ngô Đình Nhu và ông Ngô Đình Luyện phải rời xứ trong thời gian này.

Bất cứ người nào, Việt hay nước ngoài, khách quan một chút, đâu cần gì bênh vực cho ông Diệm, cũng thấy rằng với giải pháp như thế, tướng Mỹ Collins đã ngả về chính sách thực dân cố hữu của Pháp là loại trừ ông Diệm, một người Việt yêu nước đang giành lại chủ quyền. Như thế, Pháp có thể tiếp tục thống trị miền Nam qua nhóm tay sai này cho đến tháng 7/1956 rồi tổ chức tổng tuyển cử theo hiệp định Geneva, dâng miền Nam cho CS Hanoi. Pháp khai thác và bóc lột được 2 năm nữa, và sẽ được điểm tốt với CS Hanoi. Tướng Pháp Ely, thủ tướng Menes France hay dân Pháp nói chung, thương gì dân Việt, hay để ý bảo vệ quyền lợi và nền tự chủ của dân tộc VN đâu, người Mỹ Lawton Collins cũng vậy mà thôi!!.

Thủ tướng Diệm đã gởi một thông điệp trả lời thích đáng đề nghị của hai tướng Pháp và Mỹ: Nước Pháp đã tạo ra phe Binh Xuyên và các giáo phái bằng cách trang bị vũ khí và nuôi dưỡng họ, nước Pháp lâu nay chia rẽ để trị, nay nước Pháp cần phải giải giới họ là giải quyết vấn đề.

Đại tá Lansdale gặp ông Diệm hằng ngày tại dinh Độc Lập và ông cho tướngCollins biết là không bao giờ ông Diệm chấp nhận một giải pháp như vậy. Đây là một sự khiêu khích với dân Việt hơn là một cách giải quyết vấn đề giáo phái.

Nếu công bố giải pháp này, dân Việt sẽ nổi dậy đứng về phe ông Diệm và tình thế trở nên bất ổn. Tướng Collins bảo rằng mục tiêu là làm cho một tình thế sôi bỏng nguội dần để tránh đổ máu. Tướng Collins cần về HTĐ. Ông Lansdale hỏi tướng Collins rằng nên trả lời thế nào với ông Diệm nếu một cuộc xung đột xảy ra, và nếu ông Diệm hỏi rằng Hoa Kỳ còn ủng hộ ông không? Tướng Collins đáp rằng ông Lansdale nên nói là Hoa Kỳ vẫn ủng hộ ông Diệm vì ông là người cầm đầu chính phủ mà Hoa Kỳ thừa nhận và còn thêm rằng nếu nghe tin đồn như Hoa Kỳ không còn ủng hộ ông Diệm nữa thì cứ bỏ qua, và cứ bảo ông Diệm rằng Hoa Kỳ vẫn ủng hộ ông.

1, 2, 3

facebook

pay per click advertising

Weblinks :

 

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

 

 

free counters

Search: The Web    http://www.truclamyentu.info
un compteur pour votre site