lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn Thanh Sơn

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Vĩnh Nhất Tâm

...

Trang Thơ Kita Kha

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Văn Hóa Tộc Việt

...

Ủng Hộ Trúc Lâm Yên Tử - Donate

...

 

Tin Tức Thời Sự - Lịch Sử Việt Nam

PHẬT GIÁO HÒA HẢO THUẦN TÚY   
CỦNG CỐ GIÁO QUYỀN-THỐNG NHẤT GIÁO HỘI-XIỂN DƯƠNG GIÁO PHÁP   
--------------------------

THÔNG ĐIỆP

------------------------

NGÀY LỄ ĐẢN SANH NĂM THỨ 94 CỦA ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ 25-11 KỶ MÙI (1919) – 25-11 TÂN MÃO (2011)

1, 2, 3, 4, 5

...

. . . Kết luận, là một tín đồ PGHH, tôi được hưởng một triết lý tín ngưỡng mà tôi đã ước vọng từ lâu và nay tôi đã tìm thấy. Tôi đã tìm thấy một lối sống rất tự nhiên và thích thú, nhất là trong hiện trạng của thế gian đầy dẫy ích kỷ và tư kỷ này.

(In conclusion, as a Hoa Hao Buddhist, I enjoy a religions philosophical harmony that I have sought for a long time , and now I have found. It is for my the way of life that is most natural and appealing, especially in these times of egotistical selfishness.)

(Donald Mallen là một sĩ quan Mỹ, đọc cảm tưởng này trong buổi đại lễ 18/5 năm 1984 tại Giáo Hội PGHH Trung Ương ở Hoa Kỳ)

Những cảm tưởng ngưỡng mộ Đức Huỳnh Giáo Chủ như trên kể ra khá nhiều có ghi lại trong quyển “PGHH YẾU LƯỢC” của tác giả Huyền Phong Cư Sĩ. Vì khuôn khổ Bản Thông Điệp này có hạn nên chỉ ghi lại một vài trường hợp điển hình liên hệ để tham khảo và dưới đây là một ít mẩu chuyện đối thoại của Đức Huỳnh Giáo Chủ xin ghi lại trong Thông Điệp này để có thể dựa vào đó mà đánh giá Ngài.

***

Tết năm Canh Thìn (1940)

Ánh sáng ban mai trong trẻo của một ngày đầu Xuân đã trải lên miền thôn dã.

Tuy là ngày mồng 4 Tết, nhà ông Hương Cả Huỳnh Công Bộ, hôm nay, cũng như những ngày đã đi qua vẫn tấp nập kẻ tới người lui để xin trị bịnh hoặc qui y, lễ bái . . .

Tại chiếc bàn ở giữa nhà, Cậu Tư Hòa Hảo ngồi đối diện với 2 người: một người trạc tuổi 50 mặc đồ bà ba vải trắng, còn người trai trẻ trạc tuổi 20 mặc bộ kaki vàng.

Người khách đối diện thứ nhất đứng dậy vòng tay kính cẩn thưa với Cậu Tư Hòa Hảo:

-Thưa Cậu, xin Cậu vui lòng cho tôi biết giáo pháp của Cậu là Phật giáo canh tân hay tôn giáo mới?

Nhìn người đối thoại Cậu Tư Hòa Hảo ôn tồn đáp:

-Nếu ai nghĩ rằng giáo pháp của tôi truyền dạy là một tôn giáo mới hoặc một tông phái Phật giáo canh tân đều không đúng.

Trong Sấm giảng của tôi đã minh thị:

. . . Đạo vô vi của Phật ân cần,
Nối theo chí Thích Ca ngày trước . . .

Hay là:

. . . Ta là kẻ vô hình hữu ảnh,
Ẩn xác phàm gìn đạo Thích Ca . . .

như vậy, đã rõ ràng Đạo do tôi khởi xướng là một tông phái nhà Phật đúng theo giáo pháp uyên nguyên của ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI.

Sở dĩ giáo lý cũng như hình thức hành đạo do tôi đề xướng có phần khác với một số tông phái nhà Phật vì tông phái của tôi ra đời vào thời kỳ Hạ Ngươn mạt pháp nên phải áp dụng những phương thức khế hiệp với căn cơ thiển bạc của nhơn sanh.

Vả lại, nếu nghiên cứu tinh tường giáo pháp của ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI thì đâu có một pháp nào cố định. Cho nên, đối với Phật giáo không có vấn đề canh tân hay đổi mới.

Giềng mối của 3 thừa là tùy duyên hóa độ, hay nói một cách khác là phương thuốc tùy theo căn bịnh mà chữa trị, không ràn buộc vào tính cố định nào cả, đúng như lời Đức Phật đã dạy: “Nhứt thiết Tu-đa-la giáo như tiêu nguyệt chỉ”. Tất cả pháp của Phật như ngón tay chỉ trăng, đừng hiểu lầm ngón tay là mặt trăng. . .

Chàng trai trẻ, người đối diện thứ 2, đứng dậy chấp tay xá Cậu Tư Hòa Hảo và nói:

-Tôi là Trần Quân, phóng viên báo Dân Quyền ở Sàigon, nhân về thăm nhà ở Chợ Mới, được nghe danh tiếng của Cậu nên mạo muội đến đây để xin một vài lời chỉ giáo, mong được Cậu từ bi chấp nhận.

-Xin mời ông ngồi xuống. Cậu Tư Hòa Hảo nói. Được ông đến viếng là điều tốt lắm rồi, tôi xin có lời cám ơn. Còn việc chỉ giáo thật tôi không có cao vọng đó. Những người đến đây, nếu ai có điều chi thắc mắc nêu ra thì tôi chỉ giải đáp theo khả năng của mình mà thôi.

Chàng thanh niên ngồi xuống ghế rồi nói:

-Thưa Cậu, xin Cậu vui lòng giải thích cho tôi rõ:Duy tâm biện chứng pháp , Duy vật biện chứng pháp và Phật giáo biện chứng pháp sai biệt như thế nào? Và cái cứu cánh của những học thuyết này sẽ như thế nào?

Cậu Tư Hòa Hảo chăm chú nhìn chàng trai, trầm ngâm một giây rồi tươi cười đáp:

-Có lẽ ông cũng muốn thử tôi. Thực ra, là một kẻ tu hành , tôi chỉ chú tâm vào việc nghiên cứu Phật giáo, còn về các học thuyết khác thì tôi ít khi nghĩ đến. Vả lại, trình độ học vấn tôi dở dang, ông hỏi địa phương này ai cũng biết tôi chưa qua khỏi bậc tiểu học. Như vậy, kiến thức của tôi làm sao luận giải được về những học thuyết có tính siêu việt của nó . . . Nhưng trước lòng hiếu kỳ của ông , tôi phải cố gắng lý giải phần nào theo khả năng hiểu biết của mình để biểu lộ tinh thần hiếu khách.

Đại phàm, nói đến học thuyết là nói đến một sự phân tích tế nhị, sâu sắc và cụ thể . . . đòi hỏi ở một kiến thức uyên thâm , quán triệt đề lý , một thời gian tương ứng. Nhưng thực tại ở đây không có đủ điều kiện đó, tôi chỉ có thể lý giải với ông một cách khái quát mà tôi tin rằng với trình độ của ông sẽ nhận thức được vấn đề.

Đi sâu vào lĩnh vực nghiên cứu, ta phải nhìn nhận mỗi học thuyết đều có cái sở trường, sở đoản của nó và được tồn tại lâu hay mau là tùy thuộc vào biện chứng của học thuyết đó còn dung hòa được với thực tại của đà tiến bộ của nhân loại hay không?

Thế kỷ trước đây có 2 học thuyết đã đi vào tiến trình của xã hội loài người, đó là DUY TÂM và DUY VẬT.

Với TAM ĐOẠN LUẬN của Duy tâm biện chứng pháp, mặc dù Hegel cố gắng bổ khuyết vẫn không tránh được ít nhiều lạc lõng khi mang ra áp dụng vào thực tế xã hội loài người, vì con người sau khi giác ngộ chân lý “người tự nơi mình” thì không hoàn toàn sống theo tự nhiên nữa mà luôn luôn tiến hóa theo nhu cầu cá nhân và hoàn cảnh xã hội.

DUY VẬT biện chứng pháp ra đời là do hậu quả thực tế của xã hội Âu Châu vào thế kỷ thứ 19 tràn ngập thối nát với sự bốc lột bên trong lẫn xâm lược bên ngoài.

Trước cái bối cảnh vô cùng hỗn tạp đó, KARL MARX đã mạnh dạn tách rời HÉGEL, bước ra khỏi mái nhà duy tâm để sang địa hạt DUY VẬT . . . MARX đổi TÂM ra VẬT, nối triết lý Duy vật của DÉMOCRITE với biện chứng pháp của HÉRACLITE lập thành DUY VẬT BIỆN CHỨNG PHÁP . . . khéo dùng những biến chuyển của lịch sử chứng minh cho DUY VẬT SỬ QUAN . . . để chống lại học thuyết của HÉGEL, vì HÉGEL lấy tư tưởng chớ không lấy vật chất làm cơ bản . . .

KARL MARX đem “LUẬT HỦY THỂ CỦA HỦY THỂ” ra biện minh bằng thí dụ “con tinh trùng và cái hột gà” . . . để từ lý thuyết chuyển sang hành động hầu xây dựng xã hội theo quan niệm Duy Vật . . .

Nhưng “Luật hủy thể của hủy thể” là cái vòng tròn của “quả trứng và con gà” tất nhiên khó tránh khỏi những vấp váp trước đà tiến bộ thật sự của loài người. . .

Ngoài ra, còn có một biện chứng pháp nữa tưởng cũng nên đề cập đến để cảnh giác trước một học thuyết sắt máu, phi nhân. Đó là DUY SINH BIỆN CHỨNG PHÁP xuất phát từ tham vọng của thuyết “SIÊU NHÂN” của chủ nghĩa “Thiên triều” tự ngàn xưa của Hán tộc (Trung Hoa) . . . và gần đây nhất là “TRỤC PHÁT XÍT” (Đức, Ý, Nhật) đang âm ỉ tuy chưa được bành trướng , nhưng nó vẫn là cái “THẢM HỌA” chung cho nhân loại trong không gian và thời gian nào thuận lợi cho sự nảy nở của nó, và chính nó cũng phải bị đào thải trước sự tiến hóa của loài người.

Nhận thức như vậy ta có thể thấy biện chứng của các học thuyết đều phải bị chi phối theo định luật chuyển hóa của không gian và thời gian với bước tiến hóa của loài người.

Riêng Phật giáo quan niệm vũ trụ vạn hữu vô tận duyên khởi, vô tận cứu cánh , chuyển hóa liên tục theo 4 đại kiếp: THÀNH, TRỤ, HOẠI, KHÔNG và cứ diễn biến như thế mãi mãi vượt hẵn không gian và thời gian.

Mặc dù với giáo pháp chơn không, Phật đạo vẫn có quan niệm biện chứng để làm kim chỉ nam cho cuộc sống của loài người . Đó là LUẬT NHÂN QUẢ hay nói một cách khác LUẬT NHÂN QUẢ là biện chứng pháp của Phật giáo.

“NHÂN NÀO QUẢ NẤY” là một qui luật siêu hình tuyệt đối vượt hẳn tính tương đối của bất cứ biện chứng pháp nào trên cõi thế gian này.

“TỰ MÌNH TẠO CHO MÌNH” không dựa vào một quy luật hữu hình nào và cũng không do một động nhân ngoại vi nào tạo cho mình, không lệ thuộc không gian và thời gian . . . là cái nguyên lý tuyệt đối, không như những biện chứng pháp khác đều có đối tượng.

“LÀM LÀNH GẶP LÀNH, LÀM ÁC GẶP ÁC” . . . mỗi người phải tự tạo cái NHÂN để rồi lãnh cái QUẢ cho mình. Phải tranh đấu với bản thân để không tạo những NHÂN xấu, và cố gắng gieo những NHÂN lành.

Chiến thắng được giặc nội tâm vẫn khó khăn, gay go gấp trăm lần chiến thắng giặc ngoại cảnh.

Không phải dẫn chứng về Thiên đàng hay Địa ngục . . . mà ta có thể nhận thấy trước mắt ở cõi thế gian này, một người hiền lành và đạo đức với một người hung dữ, gian ác thì người nào sẽ gặp những gì trước pháp luật và công luận? Đó là sự chứng minh cụ thể cho thuyết NHÂN QUẢ.

Theo luận cứ của nhà Phật, sự liên hệ NHÂN QUẢ của con người phải nối tiếp trong 3 kiếp: quá khứ, hiện tại và vị lai.

Có người trong kiếp này (hiện tại) ăn ở hiền lành, có đạo đức lại hay bị hoạn nạn, khốn khổ. Còn có người hung ác, gian xảo thì được giàu sang , sung sướng. Đó là họ hưởng những cái NHÂN kiếp trước (quá khứ). Còn những cái NHÂN gì họ tạo ra ở kiếp này (hiện tại) thì họ sẽ nhận lãnh những cái QUẢ ở kiếp sau (vị lai).

Về phương diện xã hội, ai cũng phải nhìn nhận gia đình là đơn vị căn bản của xã hội, và con người là tế bào của gia đình. Nếu mỗi con người đều trau sửa thân tâm, không dám gieo NHÂN xấu , tất nhiên, con người đó là con người tốt, và trong gia đình nếu toàn là người tốt thì gia đình đó là gia đình tốt, và nếu mọi gia đình đều tốt thì đương nhiên xã hội đó phải là xã hội tốt.

Nếu mọi xã hội của loài người đều tốt thì cõi thế gian này là Thiên đàng, sẽ là Niết bàn tại thế.

Tóm lại, cái nét thăng hoa, tính ưu việt, thù thắng của luật NHÂN QUẢ , biện chứng pháp là ở chỗ đó.

Nói đến đây, Cậu Tư Hòa Hảo ngừng lời, nhìn Trần Quân và nói:

-Những lời tôi vừa giải thích một cách khái quát ắt có chỗ làm cho ông không được hài lòng. Nhưng tôi nghĩ rằng với kiến thức sẵn có của ông có thể suy luận không có gì khó khăn lắm . . .

Nếu không phải ông đến đây hôm nay để thử thách  cật vấn tôi.
Ngoài ra, trong những luận giải của tôi về các học thuyết, nếu cò gì sơ sót mong được ông thông cảm, vì tôi là một kẻ tu hành đâu có cái kiến thức uyêm thâm như các triết gia, học giả.

Chăm chú nhìn Cậu Tư Hòa Hảo, Trần Quân lễ phép nói:

-Kính thưa Cậu, tôi xin thú thật, qua những luận giải của Cậu thì có một vài góc độ khác với các triết gia, nhưng Cậu rất có lý.

Tất cả các học thuyết với biện chứng pháp của nó, nếu không lượng định đúng với đà tiến hóa của xã hội loài người thì nhất định phải bị đào thải theo định luật biến dịch của không gian và thời gian, vì dưới bóng mặt trời này đâu có sự vật nào đứng yên một chỗ được.

Thực ra, cuộc tiếp xúc hôm nay là tôi có ý thử thách về kiến thức của Cậu, vì tôi nghĩ, người đứng ra khai sáng một tôn giáo phải có trình độ hiểu biết thâm sâu về mọi mặt mới có khả năng thu phục được nhiều người và làm sáng tỏ giáo lý của mình. Nhất là về Phật pháp mà diễn giải một cách huyền hoặc, mơ hồ, thiếu khoa học và thực tế giữa thời đại khoa học và văn minh đang phát triển như hiện nay là một điều thiếu sót nghiêm trọng, nếu không muốn nói là vô tình đưa chân lý tuyệt vời của Phật đạo vào những bước tụt hậu trong lúc xã hội loài người đang tiến nhanh về phía trước.

Có thể nói, những lời lý giải của Cậu vừa nêu đã giúp cho tôi rất nhiều lợi ích trong việc bồi dưỡng kiến thức . . . và để không lãng phí thì giờ quí báu trong cuộc gặp gỡ này, mong Cậu hoan hỉ giải thích thêm về “LÝ VÔ NGÔ và thuyết “DUY NGÔ của nhà Phật, để tôi có dịp lĩnh hội được cái chân lý thậm thâm, vô thượng.

Nhìn Trần Quân Cậu Tư Hòa Hảo tươi cười đáp:

-Ở trên cõi thế gian này vạn hữu đều nằm trong sự chuyển hóa tự nhiên từ trạng thái hình thành đến biến thể hư hoại.

Như ta đã thấy trước mắt, hễ mủa Xuân qua thì Hạ đến, hết Hạ sang Thu, mãn Thu tới Đông, và hết đông cũng trở lại mùa Xuân, cứ diễn biến liên tục như thế mãi mãi.

Đó là cái tiểu chu kỳ của tạo vật biểu thị cho cái luật hằng chuyển trong sự dịch hóa của 4 đại kiếp:THÀNH,TRỤ, HOẠI, KHÔNG của cái vũ trụ mênh mông vô cùng tận.

Xét về vũ trụ quan, nếu cho rằng vũ trụ là do 1 vị Thần tạo ra và có quyền năng hành xử tất cả mọi việc . . . hoặc là vũ trụ do vật chất cấu tạo, đều không có cơ sở đứng vững khi mà khoa học đã phát triển đến cao độ, khi mà con người tiếp nhận ánh sáng huyền vi.

Cho nên, về vũ trụ quan, Phật giáo quan niệm VÔ TẬN DUYÊN KHỞI và VÔ TẬN CỨU CÁNH.

Vũ trụ khởi thủy từ không có gì hết nên gọi là KHÔNG KIẾP.Rồi từ không có gì hết, vô hạn lượng tính (lượng tử, năng tử . . . )kết hợp lại tạo ra THÀNH KIẾP, tức là thời kỳ trái đất vừa ra khỏi mặt trời, cái thời kỳ chỉ có vật vô tình . . . Tiếp theo đó lại sang TRỤ KIẾP, vũ trụ có vật hữu tình mà con người là sinh vật cơ bản. Sau cùng là HOẠI KIẾP, cái thời đại con người tiến bộ đến cực điểm, nhất là nền khoa học, rồi tham vọng của con người cũng theo cái đà tiến hóa mà phát triển, sanh ra cạnh tranh quyền lợi tàn sát lẫn nhau trên mọi môi trường từ nhỏ đến lớn, khởi phát chiến tranh thảm khốc ... thêm vào đó, đầy dẫy thiên tai, địa ách như bão lụt, động đất, v.v. . . để hủy diệt những gì đã và đang có để trở lại KHÔNG KIẾP . . . rồi từ đó chuyển hóa sang THÀNH, TRỤ, HOẠI . . . và cứ diễn biến liên tục mãi mãi như thế vô cùng tận.

Con người là một sắc thân do tứ đại cấu tạo, ngũ uẩn hợp thành, khi ra đời cũng từ cái không có gì hết, rồi dần dần lớn lên tạo ra trăm ngàn thứ có do trăm ngàn  suy tính thiện ác . . . song dầu sang hay hèn, giàu hay nghèo, vẫn không thoát khỏi TỨ KHỔ . Cuối cùng kẻ được chết già, người bị chết trẻ, không ai biết trước được mình sẽ chết lúc nào? Và khi chết thì không mang theo được cái gì ngoài những NGHIỆP NHÂN của kiếp này để cấu tạo cho kiếp sau.

Như vậy, con người cũng từ cái KHÔNG tạo ra cái CÓ, rồi từ cái CÓ đi trở lại cái KHÔNG . Thế thì có cái gì là của ta mãi mãi đâu? Đấy là cái vô lý ngã của con người trên cõi thế gian này, nhận thức theo cơ sở thực tế và đơn giản .

Sâu sắc hơn, theo nguyên lý Phật đạo thì CHƯ PHÁP VÔ NGÃ, tức là vạn hữu đều không. Chúng sanh là sự tồn tại của NHÂN DUYÊN SINH KHỞI, chớ không có cái thật chắc và thường tồn. Ví dụ một vật gọi là chiếc xe thì vốn do bánh, thùng, trục, mui, nệm v.v. . . hợp lại và mang cái giả danh là chiếc xe. Nếu gở bánh, gở thùng, gở trục . . . để mỗi món mổi nơi thì mỗi món đó có gọi được là chiếc xe không?

Con người là TA, là NGÃ vốn do ngũ uẩn hợp thành, nếu lấy từ “uẩn” hoặc tách hết ngũ uẩn ra mà gọi là người, là Ta đều không đúng, vì đó là giả danh.

Ý nghĩa CHƯ PHÁP VÔ NGÃ của Phật là sự minh thị cái thực tướng của các pháp, vốn vạn hữu xưa nay chẳng có NGÃ. Chúng sanh mê lầm nhận thấy có NGÃ, trong các pháp, nên quan niệm có những vật thật ở cõi đời, trong lúc có gì là thật cả đâu.

Cho nên, họ dựa vào những bấp bênh vô thường để tạo dựng những bấp bênh vô thường khác. Do đó phải trôi lăn mãi mãi trong vòng sinh tử luân hồi.

Nên biết rằng vạn vật do NHÂN DUYÊN SINH KHỞI thì tuyệt đối không có cái TA độc lập, chắc thật. Bằng ngược lại, nếu bảo vạn vật là chắc thật thì đâu có NHÂN DUYÊN SINH KHỞI thì con người đâu có bị già, bị chết . . . hoặc chết là hết thì đâu có chuyện gì tái sanh, cũng như mùa xuân qua mất chẳng có trở lại . . . trong lúc trên cõi đời này , ta thấy ai cũng bị già, bị chết . . . Tất cả đều xoay vần như mùa xuân này qua rồi cũng trở lại mùa xuân nữa, ngày qua thì đêm đến, hết đêm cũng trở lại ngày, và cứ như thế diễn tiến tiếp nối mãi mãi . . .

Như thế thì nhất định phải có NHÂN DUYÊN SINH KHỞI, mà hễ có NHÂN DUYÊN SINH KHỞI thì CHƯ PHÁP VÔ NGÃ.

Nói đến đây, Cậu Tư Hòa Hảo ngừng lời, nâng tách trà hớp một hớp, đồng thời chỉ mấy tách trà mời khách.

Để tách trà xuống, Cậu Tư nói tiếp:

-Theo lịch sử nhà Phật, khi ra đời, ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI một tay chỉ trời, một tay chỉ đất và nói: THIÊN THƯỢNG THIÊN HẠ DUY NGÃ ĐỘC TÔN có nghĩa là trên trời dưới đất chỉ có ta là hơn tất cả.

Nếu giải thích câu này theo mặc cảm thần khải như ý nghĩa nêu trên e không đúng, vì Đức Phật đã từng bảo:

-Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh.

-Phật và chúng sanh đồng nhứt thể bình đẳng.

-Ta là Phật đã thành, các người là Phật sẽ thành.

1, 2, 3, 4, 5

pay per click advertising

Weblinks :

 

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

 

 

free counters

Search: The Web    http://www.truclamyentu.info
un compteur pour votre site