lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Quang Duy

...

Trang Thơ Văn Trần Văn Giang

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Đông Hải Nguyễn Đức Hiền

...

Trang Thơ Văn Dạ Lệ Huỳnh

...

Trang Thơ Kita Kha

...

Trang Thơ Văn Mặc Khách

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Nhơn

...

Trang Thơ Văn Thanh Sơn

...

Trang Thơ Văn Vĩnh Nhất Tâm

...

Trang Thơ Văn Phạm Ngọc Thái

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Thị Thanh

...

Trang Thơ Văn Mai Hoài Thu

...

Văn Hóa Tộc Việt

...

Ủng Hộ Trúc Lâm Yên Tử - Donate

...

 

Lịch Sử Việt Nam

Mùa Xuân Dân Tộc

1, 2, 3

Phạm Trần Anh

quang trung hoàng đế

“Đánh cho được để đen răng
Đánh cho được để dài tóc
Đánh cho xe giặc tan tành
Đánh cho kẻ thù tơi tả
Đánh cho sử tri Nam Quốc Anh hùng
chi hữu chủ”

ĐẠI DANH TƯỚNG NGUYỄN HUỆ
QUANG TRUNG ĐẠI ĐẾ

Trong suốt dòng lịch sử, Hán tộc thường xuyên xâm lược nước ta khiến tộc Việt đã phải rời bỏ quê hương xa xưa ở Trung Quốc xuống phần lãnh thổ VN hiện nay. Lịch sử Việt là lịch sử trường kỳ chiến đấu chống kẻ thù truyền kiếp Hán tộc phương Bắc. Năm 938, Ngô Quyền đại thắng quân Nam Hán mở ra một kỷ nguyên mới, “Kỷ nguyên Độc lập Tự chủ” của dân tộc Việt. Bản chất xâm lược bành trướng cố hữu của Hán tộc xuyên suốt dòng lịch sử, biết bao lần Hán tộc đem quân xâm lược nước ta đều bị thảm bại nhục nhã. Tinh thần bất khuất hào hùng của dân tộc Việt tô thắm cho trang sử chiến đấu để bảo vệ giang sơn tổ quốc, chiến đấu để tự tồn để bảo vệ nền độc lập, giành lại quyền sống làm người Việt Nam.  

Lịch sử Việt là lịch sử của sự thăng trầm từ khi lập quốc cho đến ngày nay. Dân tộc Việt đã phải chịu đựng suốt một ngàn năm đô hộ của giặc Tàu, chiến thắng Bạch Đằng Giang lịch sử của Ngô Quyền đã mở hội mùa Xuân cho dân tộc Việt. Trải qua được gần một ngàn năm thanh bình thịnh trị thì thực dân Pháp đã xâm chiếm rồi đô hộ dân tộc Việt gần một trăm năm. Toàn dân Việt đã vùng lên chiến đấu giành độc lập dân tộc, phong trào kháng chiến đã bị đảng Cộng sản Việt Nam lợi dụng để thỏa hiệp với thực dân Pháp ký  hiệp định Genève 20-7-1954 chia đôi đất nước. Ngày 20-12-1960 Cộng sản Việt Nam thành lập cái gọi là mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, kích động lòng yêu nước của nhân dân để bành trướng chủ nghĩa Cộng sản, đưa dân tộc vào cuộc chiến tranh ý hệ tương tàn. Sau khi xé bỏ hiệp định Paris, CSVN đã xâm chiếm miền nam, đưa dân tộc vào vòng nô dịch của văn hoá Mác Lê dưới sự thống trị bạo tàn của Việt gian CS.

Trong suốt dòng lịch sử, dân tộc Việt đã đương đầu với 7 cuộc xâm lược của Hán tộc phương Bắc, tiền nhân chúng ta đã chống trả quyết liệt nhưng kẻ thù Hán tộc là tộc người du mục chuyên sống trên lưng ngựa, thạo việc chiến tranh chém giết nên đánh thắng Việt tộc là cư dân nông nghiệp hiền hòa, đời sống thiên về văn hóa, lễ hội… nên Việt tộc đã phải thiên cư xuống phương Nam. Xâm lược bành trướng là bản chất cố hữu của giặc Tầu-Hán, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc nên đất nước chúng ta bị Tàu đô hộ 4 lần tổng cộng 1008 năm. (1) Thế nhưng, sức sống vô biên của dân tộc Việt đã tạo nên những kỳ tích oai hùng, những chiến công có một không hai trong lịch sử nhân loại để “Mùa Xuân Dân tộc” nở hoa. Trên thế giới không có một dân tộc nào đã chiến đấu để giành độc lập sau cả ngàn năm bị kẻ thù  thống trị. Lịch sử nhân loại đã phải ghi lại “Kỳ tích” có một không hai này của một dân tộc có gần năm ngàn năm văn hiến với nền văn minh đạo đức xa xưa. Chính truyền thống YÊU NƯỚC THƯƠNG NÒI của dân tộc CON RỒNG CHÁU TIÊN đã viết lên những trang sử đẹp nhất nhân loại. Nữ sĩ Blaga Dimitrova viết: “Việt Nam là xứ sở của địa linh nhân kiệt, một dân tộc với truyền thuyết đầy bí ẩn và một lịch sử quá oai hùng đến nỗi khó mà phân biệt đâu là huyền thoại, đâu là hiện thực nữa!”.

L'aurroussau một học giả Pháp nghiên cứu lịch sử Việt Nam đã nhận định về “Sức sống” huyền diệu của một dân tộc nông nghiệp bị Hán tộc du mục thống trị gần 1 ngàn năm mà vẫn kiên cường bất khuất, vùng lên chiến đấu để giành lại độc lập của dân tộc Việt: “Không có gì thắng được cái sức sống mạnh mẽ của người Việt Nam”. Nhà Việt Nam học Paul Mus cũng phải thừa nhận một sự thật mà không một dân tộc nào có được:“ Ngay từ ngày lập quốc, tất cả then chốt của lịch sử Việt Nam đều ở cái tinh thần đối kháng đã biết kết hợp một cách kỳ lạ, một bên là năng lực đồng hoá lạ lùng, bên kia là ý chí quật khởi quốc gia không chịu khuất phục mặc dầu bị thua trận, bị phân tán, bị chinh phục. Hơn một ngàn năm bị sát nhập hoàn toàn vào Trung Quốc, từ thế kỷ thứ hai trước công nguyên đến thế kỷ thứ mười sau kỷ nguyên, thay vì làm cho dân tộc Việt Nam kiệt quệ thì ngược lại đã làm cho dân tộc Việt trở nên hùng cường …”. Đặc biệt, trong bộ Bách khoa từ điển (Encyclopaedia Universalis) xuất bản ở Paris năm 1992 đã viết về Việt Nam do nhà sử học Phillipe Devilière chủ biên với sự tham khảo hơn 60 học giả Âu Mỹ, Danielle Emeri đặt câu hỏi “ Lịch sử Việt Nam là gì?” rồi ông tự trả lời “Đó là cuộc đấu tranh không ngừng cho sự tồn vong của cả một dân tộc.Trải qua hơn 4000 năm lịch sử, dân tộc Việt Nam đã chứng tỏ có một sức sống phi thường. Suốt 10 thế kỷ bị Trung Quốc thôn tính, người Việt Nam vẫn giữ nguyên bản sắc dân tộc và liên tiếp nổi dậy đánh đuổi kẻ xâm lược ỷ vào sức mạnh tưởng có thể khuất phục được họ. Lịch sử đã đặt lòng tin vào dân tộc ấy và đã chứng minh khả năng đề kháng, óc sáng tạo, tính kiên trì và sự thích ứng với mọi cuôïc chiến gian khổ nhất, khó khăn nhất và kể cả không cân sức nhất. Người Việt Nam tự hào với quá khứ của mình, tôn vinh những bậc vĩ nhân đã tô điểm rạng rỡ quá khứ đó và quá khứ dù xa xăm hay gần đây luôn luôn có mặt khắp nơi trên đất Việt Nam, tác động mạnh mẽ vào hiện tại và tương lai.  Việt Nam giữ một vị trí chiến lược rất quan trọng ở khu vực Đông Nam Á và Việt Nam có bề dày lịch sử hơn hẳn nhiều vương quốc châu Âu như Pháp, Anh, Tây Ban Nha dù rằng đối với phương Tây, hai tiếng Việt Nam vẫn còn mới mẻ”.…”

Đón xuân Nhâm Thìn, chúng ta cùng ôn lại những mùa Xuân Dân tộc để tri ân những anh hùng liệt nữ đã đời đời hy sinh để tổ quốc trường tồn. Nhớ ơn  tiền nhân chưa đủ mà chúng ta phải học tập, noi gương các danh nhân anh hùng khai sáng văn hoá, các anh hùng dân tộc của thời xa xưa thấm đậm trong tâm thức Việt để rồi dân tộc sẽ sản sinh ra những anh hùng của một ngày mai. Chính vì vậy, có thể nói lịch sử là ngọn nguồn của lòng yêu nước, chính lịch sử quá khứ hào hùng của một dân tộc sẽ là tương lai xán lạn huy hoàng của dân tộc đó. Nói theo sử gia thời danh Arnol Toynbee thì “Nếu thiếu những sự thách thức tức là thiếu yêu cầu bức bách đòi hỏi phải biết vận dụng được một cách vượt bậc khả năng xoay chuyển tình thế thì không có điều kiện để một cộng đồng người thể hiện được sức mạnh và sự sáng tạo của mình. Chính sự đáp ứng thích hợp trước những thách thức, sự vận dụng một cách vượt bậc khả năng xoay chuyển tình thế, đã đưa tới những thành tựu văn hoá lớn tạo nên bản lĩnh của các dân tộc và có thể nói lịch sử hình thành một nền văn minh lớn, không bao giờ diễn ra trên một con đường bằng phẳng với những bước đi bình thản...”.”

Trên thế giới có lẽ không một dân tộc nào mà chịu đựng thử thách gian nan khốn khó hơn dân tộc Việt. Lịch sử cũng đã chứng minh dân tộc ta đáp ứng được những yêu cầu bức bách, sự thách thức của từng thời đại để Việt Nam là một trong 35 nền văn minh của nhân loại còn tồn tại mãi đến ngày nay. Chúng ta có quyền tự hào và tin tưởng hãnh tiến hướng về tương lai trước ngưỡng cửa của thiên niên kỷ thứ III. Tuy nhiên chúng ta không thể đứng yên mà trông chờ vào cái gọi là “Định mệnh lịch sử” mà nên nhớ rằng, Lịch sử hôm nay là chính trị của những ngày qua và  chính trị ngày nay sẽ là lịch sử ở ngày mai. Lịch sử là cuộc trưng cầu dân ý mỗi ngày của một dân tộc thế nên chính chúng ta, mỗi ngày đang góp phần lịch sử vào tương lai của dân tộc chúng ta. Người xưa nói rằng “Ôn cố  tri tân”, chúng ta cùng ôn lại những trang sử hào hùng oanh liệt để cùng nắm chặt tay nhau quyết tâm “Diệt kẻ nội thù  chống quân xâm lược”, đế quốc mới Trung Cộng ngày nay.

  1. TRIỆU VŨ ĐẾ, NGƯỜI ANH HÙNG VIỆT TỘC

Trong suốt trường kỳ lịch sử chống giặc ngoại xâm phương Bắc, mùa xuân dân tộc đầu tiên nở hoa với sự thành lập quốc gia Nam Việt hùng mạnh năm 207 TDL của người anh hùng Việt tộc, Triệu Vũ Đế. Hán Cao Tổ phải cử Lục Giả sang Nam Việt dâng ấn tín có dây tua đỏ và phong Triệu Đà làm vua Nam Việt. Sử chép rằng: “Khi Lục Giả vào yết kiến, Triệu Vũ Vương vẫn ngồi xếp vòng tròn chứ không đứng dậy quì lạy tiếp chiếu của Thiên tử như một nước chư hầu”. Thái độ Triệu Đà ngồi tiếp sứ Hán đã chứng tỏ khí phách anh hùng của Việt tộc khi Triệu Vũ Vương với tư cách là Vua của một quốc gia độc lập tự chủ không chịu khuất phục trước Hán triều phương Bắc.  Trong lịch sử bành trướng của Hán tộc, trường hợp Hán Cao Tổ cử sứ giả sang phong vương và xin thông hiếu với nước ta là điều chưa bao giờ xảy ra. Sở dĩ, Lưu Bang phải cử Lục Giả sang Nam Việt vì mới lên ngôi chưa ổn định được tình hình, sợ Triệu Vũ Vương đem quân sang chiếm lại những phần đất của Bách Việt nên buộc phải hoà hoãn. Hiểu rõ tương quan lực lượng lúc bấy giờ nên Hán triều phải chủ trương mềm mỏng để Triệu Vũ Vương chấp nhận lễ thụ phong dù chỉ là hình thức. Để thực hiện ý đồ này, Hán tộc lợi dụng việc thân thích của Triệu Vũ Vương còn ở bên phần đất của Hán triều để đe dọa giết hại, triệt phá mồ mả ông bà tổ tiên buộc Triệu Vũ Vương chấp nhận nghi thức phong vương. Triệu Vũ Vương sợ người thân bị giết hại nên đứng dậy tiếp sứ nhưng vẫn cười ha hả rồi nói rằng: “Tiếc rằng ta không khởi nghiệp ở nước Tàu chứ không ta chẳng kém gì Hán đế cả”.”

Năm 188 TDL, sau khi Hán Cao Tổ chết, Lã Hậu ra lệnh cấm bán cho Nam Việt khí cụ làm ruộng bằng sắt, ngựa dê trâu bò thì chỉ cho bán những con đực mà không cho bán con cái. Triệu Vũ Vương tức giận nói: “Khi Hán Cao Tổ lên ngôi, ta cho thông sứ giao hảo 2 nước dùng chung đồ vật với nhau. Nay Cao Hậu nghe bầy tôi sàm nịnh, phân biệt vật dụng bên Hán bên Việt ắt là mưu kế của Trường Sa Vương muốn dựa vào uy lực Hán triều để mưu lấy nước ta”. Mùa xuân năm Mậu Ngọ 183 TDL, nhà Vua lên ngôi Hoàng Đế, phát binh đánh Trường Sa. Sau khi đánh thắng mấy quận rồi đem quân trở về. Từ đó, thanh thế Triệu Vũ Đế lừng lẫy khắp Trung Nguyên, đi đâu cũng dùng xe ngựa theo nghi vệ của bậc Hoàng đế. Các chi tộc khác như Mân Việt, Âu Việt đều về theo Triệu Vũ Đế. Đại Việt Sử Ký toàn thư chép: “Nhà Vua nhân đó lấy uy lực binh bị và tiền của chiêu dụ vỗ về Mân Việt và Tây Âu, hai nước đều phục tùng lệ thuộc theo. Triệu Vũ Đế mở rộng lãnh thổ từ Đông sang Tây được hơn muôn dặm, đi xe mui vàng cắm cờ “tả đạo”, xưng Đế hiệu ngang hàng với Hán Khi Lã Hậu vợ Hán Cao Tổ chết, Trần Bình và Chu Bột dẹp xong loạn ngoại thích lập Hán văn Đế lên ngôi. Trước uy thế của Triệu Vũ Đế và sự lớn mạnh của Nam Việt, Hán Triều phải dùng sách lược thương lượng điều đình trả lại phần lãnh thổ phía Nam núi Ngũ Lĩnh cho Nam Việt để đổi lấy hòa bình và thông thương 2 nước. Đây chỉ là sách lược giai đoạn có tính cách nhất thời, hoà hoãn nhượng bộ vì sợ Triệu Vũ Đế đem quân sang đánh chiếm lại đất đai của Việt Tộc thuở xa xưa. Hán văn Đế lại cử Lục Giả là Thái Trung đại phu và một viên yết giả làm phó sứ sang trình thư của Hán văn Đế gửi Triệu Vũ Đế với lời lẽ rất khiêm nhượng Kính cẩn thăm hỏi Nam Việt vương …”.”Trẫm là con dòng thứ của Hán Cao Đế bị bỏ ở ngoài, vâng mệnh triều đình giữ phiên trấn ở đất Đại, đường xá xa xôi, trí não bị che lấp mà chất phác ngu tối nên chưa gởi thư sang thăm nhà Vua. Mới đây, nghe Vương gửi cho tướng quân Lâm Lư Hầu bức thư nhờ tìm các anh em ruột của Vương và xin bãi chức hai tướng quân ở Trường Sa. Trẫm đã vì bức thư của Vương mà bãi chức tướng quân Bác Dương Hầu. Còn những anh em ruột của Vương ở Chân Định, trẫm đã sai người thăm viếng và sửa sang mồ mả tiên nhân của Vương. Nay được đất của Vương thì Trung Quốc cũng không đủ để lớn rộng, được tài sản của Vương thì cũng không đủ để giàu có. Nhân đây, trẫm cho đem 50 cái áo hạng thượng trữ, 30 cái áo hạng trung trữ, 20 cái áo hạng hạ trữ biếu tặng Vương. Mong Vương nghe nhạc mà tiêu sầu và xin thăm hỏi đến nước láng giềng”. Đây là thời kỳ vàng son, hiển hách nhất của Việt tộc với sự kiện lịch sử hết sức quan trọng “Hán văn Đế phải giao trả toàn bộ vùng đất phía Nam rặng núi Ngũ Lĩnh ở Trung Quốc (Lĩnh Nam) cho Nam Việt” đã xác nhận chủ quyền lịch sử của Việt Nam trên toàn vùng Nam Trung Quốc (Hoa Nam).

1, 2, 3

pay per click advertising

Weblinks :

 

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

 

 

free counters

Search: The Web    http://www.truclamyentu.info
un compteur pour votre site