lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn Thanh Sơn

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Vĩnh Nhất Tâm

...

Trang Thơ Kita Kha

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Văn Hóa Tộc Việt

...

Ủng Hộ Trúc Lâm Yên Tử - Donate

...

 

Tin Tức Thời Sự - Lịch Sử Việt Nam

Đặc Công Văn Hóa Miền Nam

MẶT TRẬN VĂN HÓA VÀ NHỮNG THỦ TIÊU ÁM SÁT TRÍ THỨC MIỀN NAM VN

1, 2, 3

Nguyễn Văn Lục

Mới hôm nào, tay cắp sách...
Sáng mai này trên phố xá
Tay bom xăng, tay cầm gạch đá
Những bước chân rộn rã
Em kiêu hùng trên phố thị miền Nam ...

...

Sau này, trong tài liệu của Thành Đoàn, Vũ Hạnh đã có những nhận xét như sau về tờ Tin Văn:

Tuần báo Tin Văn, với các bài phê bình vạch mặt những tên xung kích chống phá cách mạng qua các tác phẩm đồi trụy, phản động.. Phong trào bảo vệ phát huy văn hóa dân tộc, bài trừ văn nghệ phản động, đồi trụy sớm trở thành phong trào quần chúng sôi nổi, sâu rộng ở Sai gòn và các tỉnh miền Nam, khiến bọn tay sai văn nghệ co lại, nguỵ quyền hoang mang và dĩ nhiên chúng tìm mọi cách để phản kích lại. Sự ra đời những hoạt động văn hóa ngụy dân tộc bị phong trào vạch mặt, chúng trắng trợn cho tên Chu Tử, tay sai của sở công an và Trung ương tình báo ngụy, bắt đầu một chiến dịch đả kích tôi, tố cáo tôi là việt cộng nằm vùng và liên tiếp trong nhiều số báo như vây, y đã vu khống tôi, cốt làm cho những người đã tham gia phong trào sợ hãi. Lúc nầy, Đảng uỷ văn hóa và thường vụ khu uỷ ở nội thành vẫn hằng ngày theo dõi tôi, động viên, chăm sóc về tinh thần lẫn vật chất cho tôi, thông qua vợ tôi, mở đường dây liên lạc mới, tôi trực tiếp nhận sự chỉ đạo của đảng.

(trích Từ toà án văn hóa đến Hát cho đồng bào tôi nghe. Vũ Hạnh, Trui rèn trong lửa đỏ trang 179).

Vũ Hạnh hay bút hiệu cô Phương Thảo đã bị chính quyền miền Nam chính thức bắt giữ ngày 02/06/1967. Cứ mỗi lần bị bắt thì lại có những nhà văn, trí thức, sinh viên và đặc biệt Hội Văn bút do Thanh Lãng vào tù lôi ông ta ra.

Chính Vũ Hạnh đã thố lộ về việc bắt giữ ông ta như sau:

Mấy tháng sau đó, tôi bị công an nguỵ quyền bắt giữ là do hai cơ sở của ta làm lộ. Nhưng sự kiện tôi bị bắt giam bấy giờ tạo thêm một cái cớ cho các hoạt động đấu tranh hết sức nhiệt tình của giới sinh viên học sinh. tất cả đều tung ra dư luận khắp nơi rằng tôi bị giam giữ là do Chu Tử vu cáo, rằng chính quyền đã bất chấp pháp luật, chà đạp lên quyền tự do cầm bút một cách hết sức thô bạo. THSV bấy giờ một mặt vận động các giáo sư đại học có lòng yêu nước lên tiếng để ủng hộ tôi, ủng hộ gia đình tôi.
(trích Trui rèn trong lửa đỏ, trang 181).

Đọc đoạn văn trên cho thấy Vũ Hạnh đã trắng trợn vu cáo cho Chu Tử dính vào việc bắt giữ ông ta, đồng thời y đã vận động trong giới trí thức để xin tha cho y. Đó là lối vừa đánh trống vừa ăn cướp.

Bên cạnh những tờ báo chính thức như Tin Văn, CS còn tổ chức rất nhiều những báo chí sinh viên hỗ trợ và tiếp tay cho Tin Văn.

Các báo sinh viên do những sinh viên như Trần Thị Ngọc Hảo, quyền chủ tịch Tổng Hội sinh viên làm “báo nói” tố cáo Mỹ Ngụy. Dương Văn Đầy (Ba Đầy biệt danh Bảy Không) làm bích báo sinh viên bên Y khoa đòi chuyển ngữ ở Đại học y khoa.. Nguyễn Trường Cổn, chủ bút báo sinh viên ca tụng quân giải phóng trong dịp tết Mậu thân, bị bắt và bị tòa án quân sự kết tù 5 năm khổ sai. Nguyễn Đăng Trừng đã trốn ra vùng giải phóng bị kết án 10 năm biệt xứ.

Đại học Khoa học có tờ Lửa Hồng, tờ Dấn Thân được ông giáo sư Trần Kim Thạch đỡ đầu. Luật Khoa có tờ Đất mới do Lê Hiếu Đằng, Nguyên Hạo. Tờ Học sinh do Lê Văn Triều làm chủ nhiệm, Nguyễn Thị Liên Hoa quản lý, xuất bản 1000 số.

Nhưng quan trọng là tờ Hồn Trẻ. Tờ Hồn Trẻ đã mượn danh tính một số người viết tên tuổi ở miền Nam lúc bấy giờ như tấm bình phong và giúp làm tăng uy tín cho tờ Hồn trẻ. Đó là các tác giả có tên tuổi như Thiên Giang, Bùi Chánh Thời, Nguyễn Văn Trung, Võ Quang Yến, Trụ Vũ, Tô Nguyệt Đình, Thiếu Sơn, Lương Phương, Vân Trang, Hồng Cúc, Song Thương, Ái Lan, Thảo Lam, Phương Khánh, Thu Quyên, Cao Ngọc Phượng, Phong Sơn, Chinh Ba, Hữu Hoàng, Nguyễn Văn Phụng, Phan Hữu Trình. Như đã nói ở trên, tòa soạn đăt trong một ngôi chùa do một cư sĩ là ông Nguyễn Văn Hoanh đứng vai chủ nhiệm. Mục xã luận là do chính những cán bô cộng sản gộc như Phạm Bá Trực, Mười Hải biên sọan.

Bên cạnh đó là những buổi sinh hoạt văn nghệ, ca nhạc nhằm cổ vũ các phong trào svhs phản chiến, đòi hòa bình. Tờ sinh viên ra mắt độc giả ngày 15/5/1967 do sinh viên Hồ Hữu Nhật làm chủ nhiệm. Tờ sinh viên được coi như biểu tượng của sinh viên tranh đấu. Ở đây, tôi xin nêu danh tánh tất cả những sinh viên thuộc các phân khoa đại họ đã hoạt động cách này cách khác cho cộng sản. Họ đã gài người vào trong các tổ chức sinh viên. Chẳng hạn như phong trào đòi Hòa Bình với chương trình “Hát Cho Đồng Bào tôi nghe, Dậy mà đi, Tiếng hát những người đi tới, Đêm Văn nghệ tết Quang Trung” với sự tham gia của các sinh viên đi theo cộng sản như: Trần Thiện Tứ, bác sĩ Trương Thìn, nhạc sĩ Nguyễn Văn Sanh, nhạc sĩ sĩ Tôn Thấp Lập, Võ Thành Long, nhạc sĩ Trần Xuân Tiến, Phạm Phú Tâm, Trương Thị Hoàng và Trương Thị Anh, Phùng Hữu Trân, Nguyễn Ngọc Phương, Võ Thị Tố Nga, Lê Thành Yến.

Và sau đây là danh sách sinh viên tranh đấu đã tình nguyện vào căn cứ ở Bắc Lộ 7, Campuchia gồm: Phan Công Trình, Nguyễn Đình Mai, Tôn Thất Lập, Trần Long Ẩn, Nguyễn Văn Sanh, Lê Thành Yến, Trương Quốc Khánh, Huỳnh Ngọc Hải, Dương Văn Đầy, Trần Thị Ngọc Hảo, Huỳnh Quang Thư, Hai Nam, Năm Sao, Trần Thị Ngọc Dung, Hà Văn Hùng, Trương Quốc Khoách.

Trong khi đó như tiếp sức cho địch, các trí thức, dân biểu nhà văn đua nhau ra các bản thông cáo đủ loại. Chúng tôi cũng xin tóm tắt bản Tuyên ngôn của nhóm Quốc Gia, ngày 04/09/1974 về tình trạng đàn áp báo chí tại miền Nam do các dân biểu sau đây đồng ký tên: DB Nguyễn Văn Binh, DB Nguyễn Tuấn Anh, DB Đặng văn Tiếp, DB Nguyễn Văn Cử, DB Dương Minh Kính, DB Nguyễn Trọng Nho, DB Nguyễn Văn Kim, DB Nguyễn Đức Cung, DB Vũ Công Minh, DB Đỗ Sinh Tứ, DB Nguyễn Hữu Hiệu.

Nội dung bản Tuyên bố phủ nhận luật báo chí 007, bênh vực báo Hòa Bình bị bộ Thông tin chiêu hồi đóng cửa, bênh vực các ký giả Nguyễn Thái Lân, Ngô Đình Vận bị gọi lên cơ quan an ninh lấy lời khai. Những bản tuyên cáo, những đòi hỏi như thế chắc là đúng, chắc là hợp pháp, chắc là ngay thẳng vì các vị ấy đều là những người quốc gia chân chính, người có lòng. Nhưng cộng sản đã biết lợi dụng những hoàn cảnh như thế để châm thêm ngòi nổ phá rối trật tự, an ninh ở Sài gòn.

Trong nhiều tháng qua, Hội Văn Bút của Thanh Lãng đã nhiều lần lên tiếng cảnh cáo về tình trạng đàn áp báo chí và coi đó là một ngục tù tư tưởng quy mô nhất.

Nhà văn Nhật Tiến cũng có đọc một bản cáo trạng dài về tình trạng ngộp thở của văn nghệ sĩ miền Nam cũng như của ngành xuất bản sách báo dưới lưỡi kéo kiểm duyệt ác nghiệt.

Cạnh đó là tuyên cáo chống đối chính quyền một cách đương nhiên của khối dân biểu Dân tộc xã hội gồm có: DB Trần Văn Tuyên, Hồ Ngọc Nhuận, Nguyễn Ngọc Nghĩa, Nguyễn Phúc Liên Bảo, Nguyễn Công Hoan, Lý Trương Trân, Phan Thiệp, Huỳnh Ngọc Diêu, Trần Văn Thung, Trần Ngọc Giao, Trần Văn Sơn, Trần Cao Đề, Phan Xuân Huy, Tư Đồ Minh, Đinh Xuân Dũng, Lê Đình Duyên, Lý Quý Chung, Kiều Mộng Thu, Nguyễn Văn Hàm, Nguyễn Văn Phước, Nguyễn Hữu Thời, Nguyễn Mậu, Nguyễn Phước Vĩnh Tùng, Mai Ngọc Dược, Hồ Văn Minh, Đoàn Mai.

Riêng bản tuyên bố của nhóm dân biểu Xã hội-Dân tộc mà luật sư Trần Văn Tuyên làm trưởng khối thì chúng ta có quyền nghi ngờ nội dung bản tuyên cáo đó. Vì trong số dân biểu này, có một số đã làm tay sai cho cộng sản như dân biểu Hồ Ngọc Nhuận, Lý Quý Chung, Kiều Mộng Thu.

Luật sư Trần Văn Tuyên, một trí thức miền Nam , một người quốc gia chân chính mà còn có thể bị cộng sản giật giây thì còn ai khác nữa? Sau này đánh giá công tội của luật sư Trần Văn Tuyên, Hồ Ngọc Nhuận đã viết trong hồi ký “Đời” của ông như sau:

Luật sư Trần Văn Tuyên, có sách nào đó cho là lý thuyết gia của chủ nghĩa quốc gia chống Cộng, vào quốc hội nhiệm kỳ 2, năm 1971. Nhưng suốt nhiệm kỳ, anh chỉ đi với đối lập và là trưởng khối Xã hội-Dân tộc. Hôm gặp nhau khi đi trình diện với quân quản ở trụ sở Hạ viện, anh còn lạc quan nói: ‘chế độ mới không có luật sư, nhưng tôi hy vọng sẽ được làm bào chữa viên nhân dân’. Về anh cũng như một số các anh như Phan Thiệp, Nguyễn Mậu... thuộc cánh Quốc Dân Đảng miền trung, thật cũng khó mà lấy vài ba năm tham gia chính trị đối lập ở Sài Gòn để cân bằng đánh đổi mấy mươi năm chống Cộng. Nhưng nếu thời gian tham gia tranh đấu chống Mỹ của họ kéo dài thêm năm mười năm nữa thì sao? và đâu là những giọt nước nhỏ nhoi muộn màng giờ chót, thay vì rơi đi nơi khác, lại góp phần làm tràn cái ly?
(trích hối ký Đời, bản thảo, Hồ Ngọc Nhuận, trang 165).

Ra đến Hải ngoại, trong Văn Học miền Nam, truyện 3, trang 1771 của Võ Phiến có trích dẫn lời giới thiệu của Trần Bạch Đằng có nêu 3 “tác phẩm tốt” trong thời kỳ 1954-1975 là Vũ Hạnh, Sơn Nam và Võ Hồng và không đề cập một chữ đến vai trò cán bộ CS của Vũ Hạnh. Việc nêu danh có ba tác giả thân Cộng có tác phẩm tốt thật là khó chấp thuận được? Và thế nào là tác phẩm tốt? Và như thế gạt bỏ tất cả những nhà văn miền Nam còn lại trong đó có cả Võ Phiến? Tôi hy vọng rằng nhà văn Võ Phiến chia sẻ những suy nghĩ của tôi viết với sự trân trọng và công bình.

Cùng một tinh thần như Trần Bạch Đằng, trong bài báo của Xuân Trang nhan đề: ‘Tuổi trẻ Việt Nam làm báo’ có viết như sau về hiện trạng báo chí dành cho giới trẻ miền Nam:

‘Một hôm tôi ở tòa soạn nhận được bên anh em bên tạp chí Tin văn gởi biếu cho tờ Tin Văn số 10, với lời dặn dò là tờ Hồn Trẻ rất khó chen chân với các tờ báo nhảm nhí Tuổi hoa, Thiếu nhi, Tuổi ngọc... do bọn Nhật Tiến, Duyên Anh, Bảo Sơn chủ trương. Có lần tôi, tôi giao cho nhà phát hành Độc Lập, đường Trần Hưng Đạo 5 ngàn số thì sau đó y trả về gần đủ... 5 ngàn số, nghĩa là không bán được tờ nào cả’.

Báo do cộng sản chủ trương không bán được vì không ai mua, nhưng bọn họ vẫn gọi các báo Tuổi Hoa, Tuổi ngọc, Thiếu nhi là những báo nhảm nhí. Đó là cái cung cách của người Cộng Sản.

Bên cạnh những tờ báo chính thức như Tin Văn, người cộng sản đã phát hành vô số báo vệ tinh như các tờ Xung kích, Suối thép, Lửa thiêng, Trung Kiên từ căn cứ đưa vào nội thành. Nhưng những báo này thực sự cũng ít được ai biết tới.

Kết luận phần 1

Nguyễn Đình Thi trong bài viết Câu chuyện gởi tới các bạn tuổi trẻ sinh viên học sinh miền Nam đã viết:

‘Mấy tháng nay, từng bước đấu tranh của các bạn đã được toàn thể đồng bào miền Bắc, nhất là các giới trí thức, đại học, các lứa tuổi trẻ, chăm chú theo dõi với tình thương yêu đầy tự hào. Hai mươi năm lăn lộn lửa đạn, và ngày nay đang tiếp tục chiến đấu, dân tộc ta đồng thời đã không ngừng từ đất bùn mà nhào nặn lại cuộc sống của mình, từng bước tiến lên xóa vỡ bao ngang trái bất công và quét đi những rác rưởi của chế độ cũ’.

Và Lý Chánh Trung trong bài: ‘Làm và tin’ cũng đã viết:

‘Không có mũi nhọn xung kích của thanh niên thì không thể tạo được những xáo trộn dữ dội và kéo dài trong những năm 70, gây được tiếng vang ở nước ngoài và làm cho địch rất lúng túng... Tôi đã nhảy vào cuộc đấu tranh, phần lớn do sức lôi kéo của những người trẻ tuổi nói trên và đó là những ngày đẹp nhất mà tôi đã sống, với những lý tưởng đẹp, những tình cảm đẹp, những gương mặt đẹp mãi mãi không quên’.

Hiện nay, tờ Tuổi trẻ cùng như tờ Tuổi Trẻ chủ nhật, Tuổi trẻ cười tại thành phố Hồ Chí Minh là hậu duệ của những tờ báo sinh viên, học sinh thời trước 1975. Một số bọn họ được trui rèn từ những ngày tháng tranh đấu trong mặt trận báo chí của Sài gòn trước 1975 nay đảm trách nhiệm vụ mới.

Mặt trận báo chí ở đô thị trở thành mũi nhọn hàng đầu trong tất cả các phong trào chống Mỹ, chống Thiệu. Tất cả những tờ báo ấy trở thành vũ khí tư tưởng theo lệnh của đảng góp phần vào sự sụp đổ miền Nam vào năm 1975.

Viết lại những trang này như một bài học ôn lại cho những người dân ở miền Nam trước 1975 nay đã sinh sống ở nước ngoài. Như một bài học. Như một dĩ vãng cần được khơi lại để cùng nhớ những năm tháng ấy.

Nguyễn Văn Lục

1, 2, 3

 

pay per click advertising

Weblinks :

 

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

 

 

free counters

Search: The Web    http://www.truclamyentu.info
un compteur pour votre site