lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn Thanh Sơn

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Vĩnh Nhất Tâm

...

Trang Thơ Kita Kha

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Mai Hoài Thu

...

Văn Hóa Tộc Việt

...

Ủng Hộ Trúc Lâm Yên Tử - Donate

...

 

Tin Tức Việt Nam

Bản Chất Đố Kỵ Tôn Giáo Của Cộng Sản Việt Nam

1, 2

công giáo việt nam

Trần Đức Tường

Như thường lệ hai năm một lần, hôm 23/9/2011 vừa qua Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công bố một bản Phúc Trình về Tự Do Tôn Giáo trên thế giới. Bản phúc trình này dựa trên những dữ kiện điều tra, theo dõi về chính sách tôn giáo và những vi phạm quyền tự do tôn giáo tại 198 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới do Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ, USCIRF đệ trình và đề nghị.

Phúc Trình Tự Do Tôn Giáo Của Hoa Kỳ

Năm nay, Ủy Ban này đã đề nghị với hành pháp Hoa Kỳ liệt kê một số quốc gia có chính sách vi phạm trầm trọng quyền tự do tín ngưỡng cần phải quan tâm đặc biệt, trong đó có 8 quốc gia đã nằm trong danh sách đen CPC từ những lần điều tra trước đây là Miến Điện, Trung Quốc, Eritrea, Iran, Bắc Triều Tiên, Ả Rập Saudi, Sudan và Uzbekistan. Nhưng ngoài những nước này Ủy Ban còn đề nghị thêm 10 quốc gia còn có nhiều vi phạm hay thiếu sót về tôn trọng tự do tôn giáo. Đó là: Afghanistan, Ai Cập, Irak, Nigeria, Pakistan, Nga, Tajikistan, Turkmenistan, Venezuela và Việt Nam. Thực chất, sau khi khai thác bản báo cáo của Ủy Ban, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ mới là cơ quan quyết định ghi vô hay lấy ra khỏi danh sách CPC các quốc gia do Ủy Ban đề nghị. Cũng nên biết là Việt Nam đã từng bị nằm trong danh sách CPC hồi năm 2004 và tuy trong những lần điều tra kế tiếp Ủy Ban đã đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách này, nhưng vì nhiều lý do kinh tế, chính trị khác chính quyền Hoa Kỳ vẫn chưa chấp thuận.

Liên quan đến Việt Nam, bản phúc trình đã dành 20 trang để nêu lên những nhận xét tích cực cũng như tiêu cực về hiện tình thực tế của các tôn giáo tại nước ta. Tựu trung lại thì những điểm tiêu cực vẫn nhiều và nặng hơn những điểm tích cực. Điều đáng chú ý là bản phúc trình đã đưa ra những bằng chứng cụ thể về các vi phạm nhân quyền trong lãnh vực tôn giáo do chế độ CSVN là thủ phạm đối với tất cả các tôn giáo tại nước ta.

Trước những bằng chứng quá hiển nhiên do các tôn giáo cung cấp, do các quan sát viên của những tổ chức phi chính phủ ghi nhận, do những phóng viên quốc tế chứng kiến và nhất là do chính những nạn nhân và người trong cuộc khiếu kiện hay thông tin trên các trang mạng thế giới, nhà cầm quyền CSVN không thể nào chối cãi các sự việc vi phạm tự do tôn giáo. Họ chỉ còn có một luận điệu cũ rích mà lần nào bị thế giới tố cáo, chỉ trích về chà đạp nhân quyền là lại mang ra đối đáp với các phóng viên nước ngoài. Ai nấy đều phát ngấy vì họ đoán trước được câu trả lời của bao đời phát ngôn nhân. Lần này người phát ngôn mới được bổ nhậm đã lập lại: "Tại Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân được quy định rõ trong Hiến pháp, được tôn trọng và được bảo đảm trên thực tế. Điều này đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận… Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho giai đoạn từ tháng 7/2010 đến tháng 12/2010, mặc dù đã ghi nhận những thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực này, vẫn tiếp tục đưa ra những đánh giá không khách quan, trích dẫn những thông tin sai lệch về Việt Nam".

Ai cũng biết bản Hiến Pháp của nước Việt Nam hiện nay được viết khá giống với những nước dân chủ tiến bộ, nghĩa là đầy đủ các giá trị nhân quyền mà cả nhân loại đã coi là đương nhiên. Tuy nhiên, trong khâu áp dụng thì nhà nước không những không tôn trọng các điều khoản của Hiến Pháp mà còn lập ra luật, ban hành các chỉ thị, và cho nhân viên các cấp thường xuyên làm ngược lại những điều khoản trong Hiến Pháp. Ngay trong bản Phúc Trình Về Tự Do Tôn Giáo, Hoa Kỳ cũng biết rõ chuyện này khi họ viết "Hiến Pháp và các bộ luật cũng như những chính sách khác bảo vệ quyền tự do tôn giáo, nhưng trong thực tế, chính quyền quản lý và trong nhiều trường hợp hạn chế tự do tôn giáo. Thường thường chính quyền tôn trọng tự do tôn giáo đối với hầu hết các nhóm tôn giáo có đăng ký (được công nhận), tuy nhiên, đối với những cộng đồng không được công nhận ngay cả những cộng đồng được công nhận vẫn bị đàn áp".

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng tường trình: "Bà ngoại trưởng Clinton, trong các cuộc hội đàm với những quan chức chính quyền, đã kêu gọi phải không ngừng có những tiến bộ về tự do tôn giáo. Những quan chức khác của Bộ Ngoại Giao cũng đã nêu vấn đề tự do tôn giáo trong những cuộc gặp gỡ với những giới chức trong chính quyền trong năm qua".

Những lý do chính thức được nhà cầm quyền CSVN nêu ra để làm ngược lại những điều quy định trong hiến pháp liên quan đến tự do tôn giáo là vấn đề "an ninh, ổn định" và "phá hoại tình đoàn kết dân tộc". Trong khuôn khổ này, họ biện hộ cho những hành động đàn áp bằng cách vu khống cho các tôn giáo là có hoạt động chính trị, có quan hệ với những "thế lực thù địch" nước ngoài; hoặc gây chia rẽ tôn giáo, gây hiềm khích, vv…

Điều đáng chú ý nữa được bản Phúc Trình của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ghi nhận là "những điều ghi trong Hiến Pháp về tự do tôn giáo đã không được diễn dịch một cách thống nhất ở khắp mọi nơi. Sự lừng khừng của chính quyền và cách làm việc thơ lại rùa bò đã hạn chế tự do tôn giáo của dân".

Khi người phát ngôn CSVN được chỉ thị đưa ra lời tuyên bố trên đây, nói rằng tự do tôn giáo có ghi trong Hiến Pháp, thì thế giới biết ngay nhà nước Trung Ương đang dọn chỗ để có thể đổ lỗi cho cán bộ địa phương làm sai. Nhưng thực chất, những hành động vi hiến, chà đạp tự do tôn giáo xuất phát từ bản chất CSVN và từ lãnh đạo trung ương. Các bài bản đối phó với tôn giáo đi từ Trung Ương xuống đến các địa phương trên cả nước theo 3 hệ thống cán bộ đặc trách tôn giáo của Đảng, Nhà nước, và Mặt trận tổ quốc. Bản phúc trình còn ghi rõ thái độ: "Trong nhiều trường hợp, quan chức chính quyền địa phương đã nói với các vị lãnh đạo tôn giáo rằng luật pháp quốc gia KHÔNG áp dụng trong địa giới của họ".

Trong lời tuyên bố phản bác bản phúc trình, người phát ngôn Lương Thanh Nghị còn khẳng định là Hoa Kỳ đã "đánh giá không khách quan, trích dẫn những thông tin sai lệch về Việt Nam". Vậy câu hỏi được đặt ra là đánh giá và thông tin về tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam của các quan sát viên quốc tế đang hiện diện ở nước ta có sai lệch không? Câu trả lời gần nhất có thể tìm thấy trong chuyến kinh lý mục vụ giáo phận Kontum vừa qua của Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, Đại Diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam.

1, 2

pay per click advertising

Weblinks :

 

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

 

 

free counters

Search: The Web    http://www.truclamyentu.info
un compteur pour votre site