lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn Vĩnh Nhất Tâm

...

Trang Thơ Kita Kha

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Mai Hoài Thu

...

Văn Hóa Tộc Việt

...

Ủng Hộ Trúc Lâm Yên Tử - Donate

...

 

Trung Quốc Muốn Đồng Nguyên Thay Đô La

1, 2, 3

Sau khi lên giữ chức chủ tịch Trung Quốc, ông Hồ Cẩm Ðào đã tổ chức nhiều buổi “học tập” bí mật với các chuyên gia; trong đó một số người đã thuyết trình về vận thăng trầm của các cường quốc trong lịch sử. Các người lãnh đạo Cộng Sản Trung Hoa học được một điều, là một nước chỉ chiếm được địa vị siêu cường nếu đồng tiền của họ được các nước khác dùng làm một “ngoại tệ dự trữ”. Tức là đồng tiền của một siêu cường được các nước khác dùng để thanh toán khi mua bán với nhau, dùng như một thứ tiền tệ chung.

Thế kỷ 19 các nước trong đế quốc Anh giữ đồng Bảng Anh làm dự trữ; các thuộc địa của Pháp bị bắt buộc phải giữ đồng Franc. Sau Ðại Chiến Thứ Hai, Nga Xô buộc các nước chư hầu sử dụng đồng Rúp khi thanh toán thương mại, mặc dù họ trao đổi theo kế hoạch chung không cần đến tiền tệ làm trung gian cũng được. Bên ngoài khối cộng sản, thì đồng đô la Mỹ chiếm ưu thế. Các nước khi mua hay bán với nhau muốn được thanh toán bằng đô la, khi đi vay nợ cũng vay, trả lẫn nhau bằng đô la. Các ông Hồ Cẩm Ðào và Ôn Gia Bảo đã nghĩ tới tương lai, khi nào đồng Nguyên (gọi là tiền nhân dân, nhân dân tệ) cũng chiếm được một địa vị, nếu chưa bằng đô la Mỹ thì ít nhất cũng ngang với đồng Euro của Âu Châu, đồng Franc Thụy Sĩ, hay đồng Yen Nhật Bản.

Vì sức mạnh và cơ cấu cởi mở của nền kinh tế Hoa Kỳ, mọi người biết khi cầm đô la Mỹ trong tay là có thể mua được nhiều thứ hàng cần thiết, mà không ai từ chối. Sau Ðại Chiến Thứ Hai, đô la Mỹ chiếm địa vị thống ngự tài chánh thế giới. Có đô la đem đi đâu cũng đổi được ra đồng tiền bản xứ mà chi dùng. Các nước mua bán với nhau, dùng đô la thanh toán. Người Brazil muốn mua ngọc của Miến Ðiện khỏi phải đi mua đồng “ky-ét”, tiền của nước này; người Angola muốn mua dầu lửa Mexico cũng không cần tìm mua đồng peso. Mọi người, đi mua cái gì, mua của ai, đưa đô la Mỹ ra trả, đều được chấp nhận. Những người bán các món hàng mà cả thế giới cần mua lẫn của nhau như dầu lửa, quặng mỏ, gạo, lúa mì, xe hơi, vân vân, đều yêu cầu được trả bằng tiền của Mỹ.

no made in china

Bao giờ chính phủ Bắc Kinh mới dám
cho đồng Nguyên được hoán chuyển tự do?

Một hậu quả là các nước cần giữ đô la Mỹ trong tay. Ngoài ra họ còn phải cất giữ một số đô la Mỹ trong nhà, coi như tiền dự trữ, phòng khi cần đến. Chẳng hạn, một nước bình thường mỗi tháng nhập cảng 100 tỷ đô la hàng hoá thì cần giữ sẵn ít nhất 200 hoặc 300 tỷ đô la. Ðủ để thanh toán hai, ba tháng số tiền mua hàng từ nước ngoài, dù nước đó có xuất cảng được bao nhiêu cũng vậy. Chỉ cốt dự phòng thế thôi, để lỡ khi những người mua hàng của mình không thanh toán được thì mình vẫn có tiền để mua dầu lửa, mua giấy, mua máy móc về dùng.

Một nước không giữ đủ tiền dự trữ thì sẽ bị thiệt hại. Như ở Việt Nam hiện nay, số đô la dự trữ chỉ đủ để trả hơn một tháng hàng hoá nhập khẩu; trong khi cán cân thương mại thì khiếm hụt nặng, tức là mua vào nhiều hơn bán ra. Những nước bán hàng cho một nước dự trữ yếu sẽ ngần ngại không muốn bán chịu cho họ. Bán chịu, giao hàng rồi cho anh trả trễ 3 tháng, 6 tháng, lỡ đến lúc thanh toán mà anh hết tiền dự trữ thì sao? Ai dám nhận đồng tiền của nước anh khi anh không có đô la? Nếu anh vẫn năn nỉ xin mua chịu, thì người bán cũng có thể châm chước, nhưng xin anh coi số tiền trả trễ đó như một món tiền anh nợ tôi, phải trả tiền lãi; tôi sẽ tính lãi suất hơi cao vì hơi rủi ro; và xin anh trả trước tiền lãi cho nó chắc! Một nước mà dự trữ thấp quá cũng khó đi vay tiền trên thế giới. Nghĩa là khi đi vay sẽ phải trả lãi suất cao hơn bình thường.

1, 2, 3

pay per click advertising

Weblinks :

 

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

 

 

free counters

Search: The Web    http://www.truclamyentu.info