lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn Vĩnh Nhất Tâm

...

Trang Thơ Kita Kha

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Mai Hoài Thu

...

Văn Hóa Tộc Việt

...

Ủng Hộ Trúc Lâm Yên Tử - Donate

...

 

Trộm cắp “văn hóa”

1, 2, 3, 4, 5

...

Hồi đầu năm nay, các báo Đất Việt, Pháp luật Việt Nam đăng tải các bài về việc bà Phan Thư Hiền (Phó Giám đốc Sở VH-TT & Du lịch Hà Tĩnh) đạo của TS Nguyễn Xuân Diện. Và gần đây nhất, trên Tiền Phong cuối tuần số 42 và 43 là công trình của Trịnh Khắc Mạnh (PGS. TS, viện trưởng Viện Hán nôm) - một cuốn sách đã từng được giải thưởng Sách hay năm 2007, nhưng phải sau 2 năm trao giải mới phát hiện ra là có nguồn gốc bất minh.

Có thể nói các vụ đạo văn ngày càng tinh vi. Mặc dầu người bị đạo biết mười mươi là người ta đạo của mình, nhưng cũng khó khăn lắm mới đưa ra dư luận. Có người có chứng cứ hẳn hoi, nhưng lại ngại va chạm nên cũng chẳng đưa ra công luận, rồi đành ngấm ngầm cam chịu bực tức. Bởi học thuật ở Việt Nam từ xưa đến nay vốn không sòng phẳng, và bên cạnh đó hành lang pháp lý cho những vụ việc như thế này cũng không chặt chẽ.

Ví dụ, vừa qua, để chứng minh ông Trịnh Khắc Mạnh đạo công trình nghiên cứu của mình, PGS. TS Ngô Đức Thọ đã phải đưa ra những chỗ sai trong tác phẩm của mình, từ đó cho người đọc thấy ông Mạnh đã chép rất trung thành công trình của Ngô Đức Thọ như thế nào. Hay ở vụ bà Phan Thư Hiền đạo 20 trang khảo cứu quan trọng của TS. Nguyễn Xuân Diện, thì có khôn ngoan hơn là sửa văn phong ở đôi chỗ. Nhưng vì là những người chả có nghiên cứu gì cho tử tế nên đã bộc lộ ra những cái sai rất ngây ngô kiểu "thò đuôi cáo".

Hồi kết của đạo văn là gì?

Đối với người viết, tác phẩm văn học, khảo cứu, biên khảo chính là một phần cuộc đời họ. Đó là công phu nghiền ngẫm học thuật mà để có được nó, họ đã phải học hành, trau dồi, rèn luyện qua biết bao nhiêu cấp học của biết bao nhiêu trường lớp, thụ giáo biết bao nhiêu ông thầy. Để có được những tư liệu và vốn liếng hiểu biết, họ đã không tiếc tiền của đi thực tế, tiếp cận các nhân vật và sự kiện, mua sách báo và tư liệu. Những công trình khoa học là kết tinh của tâm huyết, nỗ lực của cả đời học thuật. Vì vậy, những đứa con tinh thần là những tác phẩm của họ chính là một phần cuộc đời của họ. Vậy mà, nhiều người đã đang tâm ăn cắp, xào xáo, chế biến bằng những thao tác từ đơn giản đến tinh vi để hòng có được tiền bạc, danh vọng từ mồ hôi công sức của người khác.

Không ít người đã tiến thân bằng cách đạo văn.

Tiếc rằng cái công sức, mồ hôi nước mắt của những kẻ thực học, sau khi bị đạo, lại chỉ được kết thúc bằng một câu xin lỗi, hay thu xếp dàn hòa hai bên.

Bà Đoàn Thị Lam Luyến, Giám đốc Trung tâm Quyền tác giả Văn học Việt Nam, cho rằng nếu câu chuyện "đạo văn" chỉ cần giải quyết bằng một lời xin lỗi thì tính răn đe còn quá nhẹ. Và bà nhận định rằng một phần lý do thực trạng đạo văn diễn ra hàng ngày trên khắp các lĩnh vực "là do chúng ta chưa có chế tài xử lý nghiêm hơn".

Rốt cuộc sách đạo văn vẫn để trên giá, lưu trong các thư viện, bán ngoài quầy, dạy trong các trường đại học và các cơ sở đào tạo sau đại học trên khắp cả nước... mà các cơ quan có trách nhiệm không hề có động thái gì. Người bị hại không được bảo vệ, còn kẻ hại người thì vẫn ung dung như chẳng có chuyện gì. Có thể nói đây là một mối nguy hại lớn cho nền học thuật nước nhà bởi khi dư luận báo chí qua đi, những thế hệ sau lại hồn nhiên trích dẫn những cuốn sách đạo văn đó, mà không biết đó chỉ là công trình, tác phẩm giả, được tạo những kẻ lười biếng tạo nên. Điều này dẫn đến một nguy hại khác không kém phần quan trọng là sự tụt hậu của nền học thuật, ảnh hưởng đến học phong và nền văn hóa nước nhà. Thậm chí chúng còn làm hỏng cả một thế hệ, làm mất uy tín của khoa học nước nhà trước bạn bè quốc tế khi những vụ việc như vậy được phanh phui phát hiện.

Cho đến nay, trường hợp đầu tiên và duy nhất chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước (HĐCDGSNN) đã chính thức ký quyết định tước bỏ chức danh phó giáo sư đối với ông Trịnh Xuân Dũng, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng du lịch Hà Nội, vì đã không trung thực (lấy công trình của người làm của mình), vi phạm tiêu chuẩn đạo đức của nhà giáo". Và đây là lần đầu tiên ở nước ta có một PGS nhà giáo bị tước học hàm.

Phát biểu với báo chí ngay sau khi tước bỏ chức danh PGS của ông Trịnh Xuân Dũng, Giáo sư Phạm Minh Hạc, Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước đã khẳng định: "Đây là lần đầu tiên HĐCDGSNN tước bỏ danh hiệu phó giáo sư đối với một nhà giáo. Việc làm này là cần thiết bởi không thể để một con sâu tồn tại trong hàng ngũ các giáo sư chân chính. Việc làm này của HĐCDGSNN đã rất được các nhà khoa học trong cả nước vô cùng hoan nghênh".

 

1, 2, 3, 4, 5

 


 

pay per click advertising

Weblinks :

 

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

 

 

free counters

Search: The Web    http://www.truclamyentu.info
un compteur pour votre site