lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Biển Cả Và Con Người

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Hồ Sơ Chủ Quyền Của Quốc Gia Dân Tộc Việt Nam

...

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

...

Nguyên Tử Của Việt Nam Và Quốc Tế

...

Tin Tức Thời Sự Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Quang Duy

...

Trang Thơ Văn Trần Văn Giang

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Đông Hải Nguyễn Đức Hiền

...

Trang Thơ Văn Dạ Lệ Huỳnh

...

Thư Tín

...

Weblinks:

 

Lịch Sử Việt Nam Cận Đại

CD Xuống Đường của Phong Trào Hưng Ca Việt Nam

1, 2

phong trào hưng ca Việt Nam

Tháng 6-2011 trở thành tháng lịch sử với những cuộc biểu tình trong 3 ngày Chủ nhật liên tiếp. Cuối cùng người Việt đã xuống đường để nói lên tiếng nói của chính mình. Năm 1979, Trung Cộng xua quân tấn công Việt Nam, có ai xuống đường đâu, nhưng bây giờ người dân lại xuống đường, nghĩa là họ không chỉ ghét Tàu mà vì họ không còn tin vào nhà nước Cộng Sản Việt Nam. Cái gọi là nhà nước này đã chẳng tỏ vẻ gì sẽ bảo vệ tổ quốc, thậm chí còn như muốn bắt tay với giặc để bán sạch đất nước này.

Vậy là “Xuống Đường” thành 2 chữ sục sôi nung nấu trong lòng người Việt. Càng sục sôi hơn khi thấy nhà cầm quyền tìm đủ mọi cách để ngăn chặn người dân xuống đường chỉ để bày tỏ lòng yêu nước. Những người biểu tình vừa đi vừa run, nhưng có biết chăng cách xa nửa vòng trái đất có triệu người Việt khác đang đưa mắt dõi theo từng bước chân của họ với tình thương mến và lòng cảm phục. Người Việt không hèn, người Việt không đầu hàng, người Việt chưa bao giờ khuất phục! Những ngày nay, Xuống Đường là tâm nguyện, Xuống Đường là hành động.

Như muốn cùng chia sẻ và cổ vũ hành động dũng cảm của đồng bào trong nước, Phong Trào Hưng Ca Việt Nam tại hải ngoại đã cho ra mắt một tuyển tập ca khúc mới, CD “Xuống Đường”.

CD “Xuống Đường” gồm 10 bản hợp ca: Dậy Mà Đi (Nguyệt Ánh), Tôi Đã Gặp Em (Nguyễn Hữu Nghĩa), Xuống Đường Cùng Cánh Hoa Lài (Việt Dzũng), Cùng Đi Tới (Lưu Xuân Bảo), Gió Đã Thổi (Việt Phương), Ước Hẹn Hoàng Sa (Nguyệt Ánh), Ngọn Gió Hoa Nhài (Viễn Phương), Tự Do Hay Là Chết (Nguyễn Quang Trúc), Sơn Hà Nguy Biến (Trường Sơn & Lê Phong), và, Xuống Đường (Nguyệt Ánh).

Đây không phải là lần đầu tiên Hưng Ca VN mới cất tiếng hát chống xâm lăng. Từ năm 2002, Hưng Ca VN đã phát động chiến dịch “Trả Ta Sống Núi” sau khi đảng Cộng sản Việt Nam lén lút ký hai hiệp ước biên giới cắt nộp cho quan thầy Bắc Kinh một phần lãnh thổ phía Bắc và 22,000 dặm vuông lãnh hải trên biển Ðông. Những hiệp ước cắt đất dâng biển này đã mở đường cho việc Trung Cộng trắng trợn tuyên bố thành lập đơn vị hành chính Tam Sa để quản lý vùng quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam vào cuối năm 2007.

Phong Trào Hưng Ca Việt Nam được thành lập vào tháng Tư 1985, một tập hợp các văn nghệ sĩ và nhân sĩ người Việt tỵ nạn ở nhiều nơi trên thế giới, chủ trương tranh đấu cho Tự do, Dân chủ và Nhân quyền cho đồng bào trong nước trên lãnh vực văn nghệ và truyền thông.

Tưởng cũng nên nhắc lại, năm 1984-85 là những năm sóng gió cho cộng đồng người Việt hải ngoại khi Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam của Hoàng Cơ Minh sụp đổ kéo theo niềm hy vọng trở về cứu nước của nhiều người còn nặng lòng với quê hương. Không thể chiến đấu bằng súng đạn, người Việt hải ngoại vẫn tiếp tục chiến đấu bằng ngòi bút, bằng lời ca và tiếng nhạc.

Những sáng tác của Phong Trào Hưng Ca VN, do đó, chuyên chở ước mơ cứu nước, dựng nước; lời hát là những lời kêu gọi đấu tranh, kêu gọi dấn thân, Vùng dậy anh em ơi! Vùng dậy chị em ơi! Non nước đang mong chờ từng người (Vùng Dậy Anh Em ơi); Ta trở về lại đây, tay lại tìm bàn tay. Bàn tay ơi bàn tay, chúng ta dựng ngày mai (
Dựng Lại Niềm Tin
- Việt Phương)

“Trở về” ở đây cần hiểu theo nghĩa “hướng về”, “đừng quên”, “nhìn lại”; người được sống tự do không quên người đang chịu áp bức; người hưởng ấm no hướng về người đang đói khổ. Hãy hướng về quê hương để thấy quê hương bị mất từng phần, hãy nhìn lại dân tộc để thấy dân tộc bị dày xéo.

Nhưng không vì đấu tranh mà những ca khúc của Hưng Ca chỉ có nắm tay và tiếng thét, rất nhiều sáng tác là những lời tâm sự, những ước mơ, những nỗi niềm. Đó là những ước mơ thật giản dị như được bước lại nẻo đường xưa, Mai ta về, về giành lại quê hương. Ta sẽ đi thăm những con đường. Đường quanh co trong làng trong xóm... (Giành Lại Quê Hương - Trương Sĩ Lương); đó có thể là lòng tưởng nhớ những chiến sĩ vô danh đã hy sinh để bảo vệ một miền Nam tự do, Góp máu xương xây đắp nền Cộng Hòa, góp chiến y gìn giữ sơn hà. Người nằm xuống hiên ngang cho Việt Nam có ngày thái hòa. (Tưởng Niệm Tri Ân - Viễn Phương);

Tình yêu không thiếu vắng trong những ca khúc Hưng Ca. Đó có thể là tình con dành cho cha, Ngày qua ngày con quen với gió sương, thương cha hơn với những lần ngọt đắng, hiểu cha hơn qua những nỗi nhọc nhằn (Bài Thơ Cho Cha - Lưu Xuân Bảo), hay tình con nhớ tới mẹ, Nhớ những mùa mưa tuôn, mùa đông rét buốt, mẹ truyền hơi ấm tình thương. (Nước Trôi Mồ Mẹ - thơ Võ Đại Tôn, nhạc Nguyệt Ánh); hay tình đôi trai gái yêu nhau, tình yêu ấy cuộn tròn trong tình yêu đất nước, Em ru tim mình vào tình ca cũ ta viết cho quê hương, cho yêu thương và ngày về. (Tình Ca Cho Nhau - Nguyệt Ánh)

Suốt 26 năm hoạt động liên tục (1985-2011), các thành viên của Phong Trào Hưng Ca Việt Nam đã viết, đã hát để gửi đến đồng bào hàng trăm ca khúc, đã ra mắt những tuyển tập như Lên Đường, Trả Ta Sông Núi, Thắp Lửa Tự Do, Nước Mắt Biển Đông, Những Mảnh Đời Việt Nam, và bây giờ là Xuống Đường.

Một đặc điểm nổi bật của CD Xuống Đường là cách hòa âm phối khí khá kỹ lưỡng, hơn hẳn những CD trước. Nhạc đệm của mỗi bài hát kết hợp nhịp nhàng với lời ca làm nổi bật ý tưởng. Ngoài ra nhờ sự có mặt của nhiều tác giả và nhiều giọng ca mới nên không bị đơn điệu.

Ca khúc Xuống Đường Cùng Cánh Hoa Lài của Việt Dzũng bắt đầu bằng nhịp điệu dồn dập nhịp nhàng, mang âm hưởng hùng tráng nhưng thâm u như những ánh lửa bập bùng trong đêm tối, Chỉ là một mùi hương thoát ra giữa đêm chập chùng. Lửa nhóm lên từng ngọn, từng ngọn để rồi quấn vào nhau bùng cháy sáng cùng với những tiếng thét vang, Anh em ơi, cùng nhau xuống đường! Cùng ca vang khúc ca Việt Nam tự do.

Cuộc “Cách mạng Hoa Lài” không dừng lại ở Bắc Phi nhưng thổi một làn gió mới ra khắp thế giới. Viễn Phương ghi nhận những hình ảnh hùng tráng của cơn chuyển mình lịch sử trong những tiếng nhạc cuồn cuộn trong ca khúc Ngọn Gió Hoa Lài , Từ miền Bắc Phi xa xôi, cơn gió Hoa Nhài bừng bừng thổi tới. Từ miền Trung Đông sục sôi, ngọn đuốc Tự Do rực sáng bầu trời.

Cuộc cách mạng dân chủ ấy còn được gọi là “Mùa Xuân Ả Rập”, với Nguyệt Ánh, đó là một mùa Xuân nồng nàn hương thơm và rạo rực mầm sống, Cành hoa lài tỏa hương xa, truyền tin mừng đến mọi nhà, cây Tự Do tưng bừng nở hoa. Ca khúc (Dậy Mà Đi , sôi nổi với nhịp hành khúc, thúc dục con dân Việt hãy cùng nở hoa cùng mùa Xuân tự do của một thế giới mới.

1, 2

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc Lâm Yên Tử

free counters
un compteur pour votre site