lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Vietnam Sea - Sea Of Vietnam

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

 

Tổng hợp thông tin các biến động ở biển Việt-Nam (Hoàng Sa, Trường Sa) 2016

@@@

07-2015; 08-2015; 09-2015; 10-2015; 11-2015; 12-2015; 02-2016, 03-2016, 04-2016, 05-2016, 06-2016, 07-2016, 08-2016, 09-2016

Campaign to Change Rename the ‘South China Sea’ into ‘Vietnam Sea.'

Started by: The Vietnamese Sea Association – http://www.vietnamsea.org

at 9am on September 27th, 2016

Please sign the petition and follow on - Vui lòng ký tên ủng hộ ở trang: avaaz.org, Change.org

http://www.vietnamsea.org/vietnamese-sea-association/campaign-rename-china-sea-into-vietnam-sea-27-09-2016.html

Background

vietnam sea, sea of vietnam, biển Việt Nam, southeast asia sea, biển đông nam á, south china sea, biển nam tàu

Mời ký tên đổi danh xưng biển Tàu sang biển Việt gởi về e-mail : vietnamsea@vietnamsea.org (Chỉ gởi tên và quốc gia cư ngụ)

Rename South China Sea to Vietnam Sea, send your support this petition to e-mail: vietnamsea@vietnamsea.org  (Only your name and your country are required)

***

To:

The Presidents and Prime Ministers of 11 countries of Southeast Asia

The United Nations Environment Organization

The President of United Nations Atlas of the Oceans, and the CEOs and Presidents of 11 Geographic Organizations

The Vietnamese compatriots

The media organizations of Vietnamese and international

Le Monde Michelin, Larouse Dictionary, Oxford Dictionary, Encyclopedia Dictionary, Edition Reader Digest, Doctors Without Border, Reporter Without Border

Ladies and Gentlemen,

The Maritime history of the world was formed, survived and developed for over 70 thousand years. Particularly in Southeast Asian according to world historians.

In the Southeast Asian is recognized as the cradle of human civilization development for the peaceful coexistence of races in the region, including our Vietnamese people.

At the beginning of maritime developing tens of thousands of years ago, China had not even existed. China’s presence was only around 2500 BC. At this time, the words such as “marine,” “Ocean” are all unfamiliar to the Chinese, let alone the records.

Thousands of years ago, the Sea of Southeast Asia known as “Yüeh sea” – That means “Viet sea.”

Not until the 16th century, the Portuguese merchant came and did the mapping of the Southeast Asia. They callously called it the “South China Sea” – a lazy way. This is short-sighted, and this is a huge mistake because Vietnam and other countries in Southeast Asia are simply NOT China or any parts of China. They are different and independent nations. They have their own cultural, civilization, the shoreline, and trans-oceanic maritime way before Chinese came.

Note that the Western merchants and missionaries as well have arrived from Southeast Asia by first landed on the Vietnamese ports, then on the road to China mainland afterward.

Due to the wrong and unfortunate name was called the “South China Sea,” it causes the Chinese communist today (founded on 1949) to take advantage. They sent troops to invade the Paracels islands (1974); Gac Ma, Spratly Islands (1988) from the Vietnamese people.

From 1974 to 2016 China has aggressively militarized the Paracels and the Spratly islands by building the naval bases, the military garrisons, airstrips, lighthouses. They also control the customs duty along strategic waterway on the Southeast Asia Sea. They deployed air missile platforms of all sorts (sea-to-air, surface-to-air). Their nuclear submarine fleets are also seen present in the region.

July 12, 2016, the Permanent Court of International Arbitration in The Hague the Netherlands has ruled against China; and rejected China's false sovereignty claim on the entire Southeast Asian Sea; however, the Court has no authority to impose sanctions against any countries which are not complying with the ruling.

Six years ago, Nguyen Thai Hoc Foundation (http://nguyenthaihocfoundation.org) had launched a campaign to change the name South China Sea to Southeast Asia Sea and attracted more than 85,566 signed-up supporters (September 26, 2016) from 134 countries.

Today, once again we the Vietnamese call on the consciousness of the international, especially Southeast Asian opinions. We solemnly launch the online campaign to rename the “South China Sea” into the “ Vietnam Sea.”

The last campaign (carried out on 2010) and the present one (2016) are all in synch with each other to re-enforce the utter rejection of the wrong and unfortunate use of the “China South Sea” name on the Vietnamese coast.

There are four reasons for the new campaign:

1 / Philippines with the Philippine Sea and West Philippines Sea, Indonesian Natuna Sea, Amanda Sea for Thailand, Malaysia has the Java Sea.

2 / Vietnamese’ coastline is up to 11 409, 1 kilometer - three times the previous calculation according to the World Resources Institute (Word Resources Institute) and the United Nations Environment Organization. Vietnam Sea area has over 1 million kilometers under The United Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS) in 1982 - accounted for almost 30% of the Southeast Asia Sea.

3 / Freedom of navigation is the sacred right of humanity. There is no single country which can militarily control and or prohibit the exploration of natural resources of the sea; as China has been doing.

4 / The renaming from the South China Sea to Vietnam Sea is consistent with international law, regional and geographical reality. Also, this will contribute positively to the promotion of world peace.

The Vietnamese Sea Association, we do not oppose the name the South China Sea, but this name needs to be adjusted to suit the geographical reality. It means that the name of China South Sea is to be used and recorded in the adjacent of China coastline, not use and recorded for Vietnamese coastline. Note that the Southern coast of China is measured only about 2,800 km (1,750 miles).

The South China Sea is recorded only from the coast of China's Hainan Island to the boundary. Hainan Island has never been 200 nautical miles “territory waters” (i.e mer territorial).

China Nation as a G20 and the Security Council member, needs to respect international law and justice.

Please join the campaign to demand the Presidents, Prime Minister of 11 Southeast Asian nations, the UN, the CEOs and Presidents of 11 geographic organizations around the world, the CEOs Dictionary Editors to rename the South China Sea to the Vietnam Sea.

Russian and China launched joint naval drill in Vietnam Sea (Southeast Asia Sea) from 14-09 to 20-09-2016. This provocative act couldt earily start the war in the East Sea between China and its neighboring countries. The renaming of the South China Sea to Vietnam Sea is imminent for this moment and the Vietnamese people.

Please take just action by signing the petition. Your signature is crucial to make a maritime history of this 21st century and will forever be remembered in Vietnam Sea modern history.

This campaign is your campaign. We respectfully call for your participation to change the name of “South China Sea” into “Vietnam Sea.” The campaign has no time limit.

Van Giang Tran révised EN version.

September 27, 2016

Secretary-Général of The Vietnamese southeast-asian-sea association Tran Dai Viet

 

***

Biển Giao Chỉ

Hồ Bạch Thảo

Hai bộ sách trong Tứ Khố Toàn Thư có tên Lãnh Ngoại Ðại Ðáp (嶺外代答) và Ðông Tây Dương Khảo (東 西洋考) đề cập nhiều lần đến Giao Chỉ dương tức biển Giao Chỉ.

Lãnh Ngoại Ðại Ðáp do Chu Khứ Phi soạn. Khứ Phi người đất Vĩnh Gia, đậu Tiến sĩ năm Long Hưng thứ 1 [1193] ; từng giữ chức Thông phán tại Quế Lâm, Quảng Tây. Vì làm quan lâu năm tại đây, nên có nhiều bạn hữu hỏi thăm về lịch sử địa lý phong tục vùng này ; số người muốn biết rất đông, phải trả lời phát mệt, nên ông viết bộ sách thay thế, sách nhan đề Lãnh Ngoại Ðại Đáp có nghĩa là “ thay lời giải đáp về vùng đất Lãnh Ngoại ”, sách gồm 10 quyển.

Qua nhan đề sách, cần phân biệt các từ ngữ “ lãnh ” và “ sơn ”. Sơn là núi thuần tuý, lãnh là núi có đường đi qua ; ví như tại nước ta thì các núi tại đèo Cả, đèo Ngang đều có thể gọi là lãnh. Tuy nhiên Chu Khứ Phi xét trên thực tế cho rằng Ngũ Lãnh là 5 con đường chính vào đất Lãnh Ngoại, có thể qua núi, có thể không :

- Từ đất Ðinh thuộc Phúc Kiến vào Tuần Mai, Quảng Ðông ; là đường thứ nhất.

- Từ Nam An, Giang Tây vượt qua Ðại Dữu vào Nam Hùng, Quảng Ðông ; đường thứ hai.

- Từ đất Lâm thuộc Hồ Nam vào đất Liên ; đường thứ ba.

- Từ đất Ðạo vào đất Hạ, Quảng Tây, là đường thứ tư.

- Từ đất Toàn vào Tĩnh Giang, là đường thứ năm.

Còn Lãnh Ngoại tại đâu ? Tức lãnh thổ nước Nam Việt thời nhà Triệu ; bằng cớ được thấy qua thư của Hán Văn đế gửi cho Nam Việt vương Triệu Ðà vào năm Hán Văn đế thứ nhất [-179], do Sứ thần Lục Giả trao tay cho Triệu Ðà, có đoạn như sau :

“ …Nay lấy đất của Vương không đủ lớn thêm được, lấy của cải của Vương cũng không đủ giàu thêm được, thôi thì từ Ngũ Lãnh trở về nam do Vương tự trị. Tuy nhiên với danh hiệu Ðế mà Vương tự xưng ; như vậy có hai Ðế cùng tồn tại, lại không còn sứ giả đi lại, tức là tranh chấp. Nếu tranh giành mà không biết nhường nhịn, bậc quân tử không ai làm như vậy. Mong rằng sẽ cùng Vương bỏ sai lầm cũ, để hai nước thông sứ như cũ. Bởi vậy Trẫm sai Lục Giả mang dụ cáo Vương, Vương hãy nhận lấy, đừng đánh phá thêm nữa… ” (1)

Xét về lai lịch vùng đất này, Chu Khứ Phi xác nhận trước đó đã bị Tần Thuỷ Hoàng thôn tính [-214] :

Từ khi Hoàng đế nhà Tần thôn tính thiên hạ, xẻ núi làm đường, lược định Dương Việt, đặt ra Nam Hải, Quế Lâm, Tượng Quận.” (2)

Ðến đời Hán Vũ đế [-111] xâm lăng nước Nam Việt của nhà Triệu, tiện thể chiếm đảo Hải Nam ; chia tất cả thành 9 quận :

Hán Vũ đế bình Nam Việt chia đất Quế Lâm của nhà Tần thành 2 quận : Uất Lâm và Thượng Ngô ;chia Tượng quận thành 3 quận : Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam ; [Nam Hải được giữ tên cũ] cắt phần đất thừa của Nam Hải và Tượng quận lập quận Hợp Phố ; từ đất Từ Văn vượt biển chiếm đảo Hải Nam chia thành 2 quận : Chu Nhai và Ðam Nhĩ. ” (3)

Như chúng ta đã biết 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam thuộc đất Ðại Việt cũ, Cửu Chân là Thanh Hoá, Giao Chỉ tại phía bắc Cửu Chân tương đương với Bắc Việt ngày nay, tức từ tỉnh Ninh Bình lên phía bắc cho đến biên giới Tàu ; vậy biển Giao Chỉ, hay Giao Chỉ dương còn có thể gọi là biển Bắc Việt.

Chu Khứ Phi xác nhận Giao Chỉ dương, tại phía tây đảo Hải Nam, ông mô tả như sau :

biển giao chỉ, giao chỉ dương

Ba dòng nước xoáy

Bốn quận phía tây nam đảo Hải Nam có biển lớn gọi là Giao Chỉ dương. Tại biển có 3 dòng nước xoáy, nước phun lên chía thành 3 dòng ; dòng thứ nhất chảy về phía nam dẫn đến biển thuộc các nước Phiên (4) ; dòng thứ 2 chảy lên phía bắc qua vùng biển Quảng Ðông, Phúc Kiến, Chiết Giang ; dòng thứ 3 chảy vào nơi mù mịt không bờ gọi là Ðông Ðại Dương. Tàu thuyền đi về hướng nam phải qua ba dòng nước xoáy, nếu gặp một chút xíu gió thì vượt được,nếu vào chổ hiểm đó mà không có gió thuyền không ra được, ắt phải vỡ chìm trong ba dòng nước xoáy. Nghe truyền rằng biển lớn phía đông có Trường Sa Thạch Ðường (5) rộng vạn dặm, nước thủy triều (6) thi triển đẩy vào chốn cửu u (7). Trước kia đã có thuyền bị bão phía tây thổi, trôi dạt đến biển lớn phía đông này, nghe tiếng ba đào chấn nộ hung hãn, trong khoảng khắc gặp gió lớn thuận chiều nên may thoát được.

Bản đồ Google chỉ vùng biển Giao Chỉ

biển giao chỉ, giao chỉ dương

Phiên âm và chú thích bản đồ Google :

Beihai : Bắc Hải thị, thuộc phủ Liêm Châu đời Thanh.

Changgiang lizu: Xương Giang Lê tộc, thuộc phủ Quỳnh Châu thời Thanh

Dongxing : Ðông Hưng, thuộc phủ Liêm Châu thời Thanh.

Fangchenggang : Phòng Thành cảng, thuộc phủ Liêm Châu thời Thanh.

Hepo : huyện Hợp Phố, thuộc phủ Liêm Châu thời Thanh.

Lezhou : phủ Lôi Châu thời Thanh.

Lingao : huyện Lâm Cao thuộc phủ Quỳnh Châu [Hải Nam]

Xuwen : huyện Từ Văn, thuộc phủ Lôi Châu

Nhìn lên bản đồ Google, vị trí biển Giao Chỉ hoặc Giao Chỉ dương, về phía Việt Nam gồm duyên hải các tỉnh Ninh Bình, Nam Ðịnh, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh. Về phía Tàu, Giao Chỉ dương nằm ngoài vùng biển thuộc 3 phủ của Tàu, đó là : Liêm Châu, Lôi Châu, và Quỳnh Châu. Căn cứ bản đồ và những điều mô tả trong Trù Hải Ðồ Biên (籌 海 圖編) của Hồ Tôn Hiến thời Gia Tĩnh triều Minh, và Khâm Ðịnh Ðại Thanh Nhất Thống Chí (欽定大清一統志) thời Càn Long nhà Thanh, thấy được vùng duyên hải 3 phủ như sau :

- Vùng biển phủ Liêm Châu, từ tây sang đông bắt đầu từ biên giới Việt Nam cho đến giáp giới phủ Lôi Châu, có các đơn vị hành chánh hiện nay như Ðông Hưng thị [Dongxing], Phòng Thành cảng [Fangchenggang], Khâm châu thị [Quinzhou], huyện Hợp Phố [Hepu], Bắc Hải thị [Beihai]. Bờ biển dài khoảng 150 km, đảo ngoài xa như Ô Lôi cách bờ biển khoảng 90 km.

- Vùng biển phủ Lôi Châu, phía tây giáp với biển Giao Chỉ. Bờ biển dài khoảng 150 km, hiện nay có các đơn vị hành chánh như Lôi Châu thị [Leizhou], huyện Từ Văn [Xuwen] ; đảo xa phải kể đến Khốn Châu, cách bờ khoảng 60 km.

- Vùng biển phía tây phủ Quỳnh Châu [Hải Nam] giáp với biển Giao Chỉ. Bờ biển dài khoảng 300 Km, hiện nay có các đơn vị hành chánh như : huyện Lâm Cao [Lingao], Ðam Châu thị [Danzhou], cảng Xương Hóa [Changjang Lizu], Tam Á thị [Sanya].

Có thể nói rằng ngoại trừ phần lãnh hải 3 phủ nêu trên, phần còn lại là biển Giao Chỉ, bề ngang từ tây sang đông trên 200 km. Nay xét đến đảo Bạch Long Vĩ tại toạ độ địa dư 20.08 bắc 107.44 đông, chỉ cách bờ biển Hải Phòng chưa đến 100 km, ắt phải nằm trong biển Giao Chỉ, tức thuộc lãnh hải Việt Nam.

Hãy nhìn lại bản đồ Tàu và vùng Ðông Nam Á ; từ các tỉnh Chiết Giang, Phúc Kiến, và phía bắc Quảng Ðông, thủy trình ngắn nhất đến các nước Ðông Nam Á như Chiêm Thành, Chân Lạp, Trảo Oa (8) vv… phải theo hướng nam, tức phía đông đảo Hải Nam. Nhưng trên thực tế họ tránh quần đảo Hoàng Sa, với sự hãi hùng như tác gỉả Lãnh Ngoại Ðại Ðáp đã mô tả “ Nghe truyền rằng biển lớn phía đông có Trường Sa Thạch Ðường rộng vạn dặm, nước thủy triều thi triển đẩy vào chốn cửu u. Trước kia đã có thuyền bị bão phía tây thổi, trôi dạt đến biển lớn phía đông này , nghe tiếng ba đào chấn nộ hung hãn, trong khoảng khắc gặp gió lớn thuận chiều, nên may thoát được ” ; nên đã chọn một hải trình xa hơn, hải trình này men theo hướng đông tây, luồn qua eo biển giữa phủ Lôi Châu và Hải Nam, đến biển Giao Chỉ, rồi tiếp tục theo hướng nam đến các nước Ðông Nam Á.

Cũng qua đoạn văn trích dẫn, thấy được sự thiếu đứng đắn của các nhà nghiên cứu Tàu khi đề cập đến yếu tố lịch sử của quần đảo Hoàng Sa. Họ thường nêu tên tác phẩm Lãnh Ngoại Ðại Ðáp của Chu Khứ Phi, với Trường Sa Thạch Ðường, như là một bằng cớ về đời Tống đã làm chủ đảo này ! Nhưng họ không dám nêu trọn văn bản, để biết rằng tác giả Chu Khứ Phi tự nhận rằng chỉ “ truyền văn ” [nghe nói, rumor] chứ không có bằng chứng ; và kẻ thực sự đến được chỗ đó chỉ là người trên chiếc thuyền bị trôi dạt, may mà thoát được thân ! Nói một cách khác, từ đời Thanh trở về trước chỉ có một vài thuyền Tàu bị gió trôi dạt, và một ít dân nghèo làm nghề đánh cá mạo hiểm đến quần đảo Hoàng Sa mà thôi.

Như đã đề cập tại phần mở đầu, Ðông Tây Dương Khảo của Trưởng Biến thời nhà Minh, cũng đề cập nhiều lần đến biển Giao Chỉ. Phần lớn tư liệu trong bộ sách này thiên về thực dụng, cung cấp các tài liệu hàng hành [navigation] cho các thuyền Tàu dưới thời nhà Minh hàng hải đến các nước vùng đông nam Á. Trương Biến cho biết trên mỗi thuyền phải có một châu sư [navigator] căn cứ vào tài liệu nêu trên, để hướng dẫn thuyền đi đúng hải trình. Tài liệu cung cấp 3 yếu tố căn bản, buộc các châu sư phải lưu ý :

- Phương hướng : trên thuyền có chỉ nam châm [指南針, compass], lẽ dĩ nhiên không dùng độ như ngày nay, nhưng nếu chịu khó tìm hiểu cũng có thể đổi [decode] ra được ; ví như hướng đơn Hợi = 330 độ ; hướng Nhâm Tý = 352.5 độ.

- Khoảng cách : không tính bằng dặm, mà tính bằng canh ; một ngày một đêm có 10 canh.

- Ðộ sâu : không tính bằng thước mà tính bằng sải tay. Ðây cũng thiên về thực dụng, lúc thuỷ thủ dòng dây từ thuyền xuống đáy biển, khi kéo dây lên dùng sải tay đo đếm dễ dàng, mỗi sải tay khoảng 1.6 m.

Nhờ tài liệu nêu trên, nên chúng ta biết rằng thương thuyền Tàu, cùng các thuyền chở sứ giả thời nhà Minh, đến vùng đông nam Á, đều chuẩn bị khởi hành tại biển Giao Chỉ, rồi men theo bờ biển An Nam, Chiêm Thành ; có thể ghé qua một vài địa điểm thuận tiện như Thanh Hoá, Hội An, Quy Nhơn để buôn bán, tìm nguồn cung cấp về thực phẩm và nước ngọt. Hầu như họ chưa bao giờ ra đến cái gọi là vùng biển lưỡi bò chữ U, mà Tàu hiện nay lớn tiếng rêu rao để đòi chủ quyền ! Ðặc biệt các tàu thuyền đi xuống vùng Mã Lai, Singapore, Nam Dương hiện nay, đều ghé đất Linh Sơn thuộc nước Chiêm Thành cũ, một địa điểm tại tỉnh Phú Yên hiện nay, để từ đó ra khỏi mũi Ðại Lãnh gần vũng Rô. Nơi này không còn bị núi che khuất ; có thể hướng chỉ nam châm thẳng đến đảo Côn Lôn, đảo có núi cao dễ nhận biết ; để từ đó lại dùng chỉ nam châm dẫn đến nước muốn đến. Mọi chi tiết về hàng hành từ Tàu đến các nước Ðông Nam Á xin hẹn trình bày chi tiết qua bài viết khác.

Hồ Bạch Thảo

Chú thích

1. Xem Triệu Ðà và nước Nam Việt, Hồ Bạch Thảo, Diễn Ðàn, ngày 29/5/2009

2. Lãnh Ngoại Ðại Ðáp, quyển 1, trang 12.

3. Lãnh Ngoại Ðại Ðáp, quyển 1, trang 12-13.

4. Nước Phiên : Tàu xưa chỉ các nước thuộc vùng đông nam Á, như An Nam, Chiêm Thành, Tiêm La, Tam Phật Tề vv…

5. Người Tàu xưa gọi quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là Vạn Lý Trường Sa Thạch Ðường ; vì tại đó có bãi cát rộng, đảo vây biển thành ao nước có đá san hô bao quanh như thạch đường [thạch đường có nghĩa là ao xung quanh bằng đá].

6. Nguyên văn “ vĩ Lư ” chỉ thủy triều ; điển lấy từ bài Thu Thuỷ của Trang Tử như sau : “ Thiên hạ chi thủy, mạc bất ư hải, vạn xuyên quy chi, bất tri hà thời chỉ nhi bất doanh ; vĩ lư tiết chi, bất tri hà thời dĩ nhi bất hư ” ; ý nói trong thiên hạ không đâu nhiều nước bằng biển ; vạn sông chảy vào không biết đến bao giờ thì dừng, thuỷ triều thi triển không biết lúc nào dứt.

7. Cửu u : nơi tối tăm mờ mịt, như đi vào âm phủ.

8. Trảo Oa : Java.

http://www.diendan.org/phe-binh-nghien-cuu/bien-giao-chi

***

Vận-động đổi tên biển nam Tàu sang biển Việt-Nam

http://www.vietnamsea.org/vietnamese-sea-association/rename-south-china-sea-to-vietnam-sea.html

vietnam sea, sea of vietnam, biển Việt Nam, southeast asia sea, biển đông nam á, south china sea, biển nam tàu

Mời ký tên đổi danh xưng biển Tàu sang biển Việt gởi về e-mail : vietnamsea@vietnamsea.org (Chỉ gởi tên và quốc gia cư ngụ)

Rename South China Sea to Vietnam Sea, send your support this petition to e-mail: vietnamsea@vietnamsea.org  (Only your name and your country are required)

***

Kính gởi Nguyên thủ các quốc gia vùng Đông Nam Á

Tổ chức Môi trường của Liên Hiệp Quốc

Các tổ chức địa lý, vẽ bản đồ quốc tế.

Đồng bào Việt-Nam ở trong và ngoài nước

Các tổ chức truyền thông Việt-Nam và quốc tế

Le Monde – Michelin, Tự điển Larousse, Tự điển Oxford, nhà xuất bản Readder Digest, Y sĩ không biên giới, Phóng viên không biên giới.

Thưa quý vị,

Lịch-sử hàng-hải của nhân loại đã hình thành, tồn tại và phát triển trên 70 ngàn năm qua. Đặc biệt ở vùng biển Đông Nam Á theo các nhà sử-học.

Ở vùng biển Đông Nam Á được ghi nhận là cái nôi phát triển văn minh nhân loại với sự chung sống hòa bình của các chủng tộc, trong đó có tộc Việt chúng tôi.

Vào thời điểm hàng hải phát triển hàng chục ngàn năm trước, nước Tàu, dân Tàu chưa hiện diện. Họ chỉ mới hiện diện khoảng 2500 năm trước công nguyên. Vào thời này, các chữ hàng hải, viễn dương hoàn toàn xa lạ với họ, huống chi là thực tế.

Hàng ngàn năm trước, vùng biển Đông Nam Á còn được gọi là biển Giao Chỉ, Giao Chỉ Dương, Yüeh ocean. Nghĩa là biển Việt-Nam. Ngoài ra còn tên gọi khác là biển Chàm thuộc các vương quốc Phù Nam, Chân Lạp vào khoảng thế kỷ thứ 6 và 7.

Thế kỷ thứ 16, các thương gia người Bồ Đào Nha vẽ bản đồ vùng biển Đông Nam Á, họ gọi đó là South China Sea, biển Nam nước Tàu. Đây là một sự sai lầm rất lớn. Sai lầm vì nước Việt và các nước khác ở vùng Đông Nam Á là quốc gia riêng biệt, có tầm văn hóa, văn minh hàng hải xuyên đại dương trước cả nước Tàu hàng mấy chục ngàn năm.

Các thương gia, các nhà truyền giáo Tây phương đến Đông Nam Á, muốn đến nước Tàu họ phải vào các hải cảng Việt-Nam thời đó trước khi đổ bộ lên vùng đất liền.

Sự sai lầm gọi tên biển nam nước Tàu đã được nước Tàu cộng sản ngày nay (thành lập từ năm 1949) tận dụng, tuyên bố đó là vùng biển của nước Tàu, và đưa quân xâm chiếm các quần đảo Hoàng Sa (1974), Gạc Ma, Trường Sa (1988) của Việt-Nam.

Từ các năm 1974 đến 2016 Trung cộng đã ráo riết quân sự hóa các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa bằng cách xây dựng các căn cứ hải quân, đồn trú quân đội, xây dựng hải đăng kiểm soát hải lộ biển Đông Thái Bình Dương. Họ bố trí các dàn hỏa tiễn địa đối không, biển đối không, đất đối đất. Hạm đội tàu ngầm nguyên tử hiện diện trong vùng.

Liên quan đến việc Phi Luật Tân kiện Trung cộng về việc xâm phạm lãnh hải của họ, ngày 12 tháng 7 năm 2016, Tòa án trọng tài thường trực quốc tế ở La Haye Hòa Lan đã ra phán quyết bác bỏ toàn bộ chủ quyền tự nhận của Trung cộng trên biển Đông. Tuy nhiên, cơ quan này không có thẩm quyền áp đặt chế tài đối với bất cứ quốc gia nào.

Sáu năm trước đây, Nguyen Thai Hoc Foundation (http://nguyenthaihocfoundation.org) đã phát động chiến dịch đổi tên biển Nam nước Tàu sang biển Đông Nam Á và thu hút được trên thu hút được trên 85,552 chữ ký ủng hộ từ 134 quốc gia trên thế giới tính đến ngày 18-09-2016.

Hôm nay, một lần nữa người Việt chúng tôi lại đánh động dư luận quốc tế và khu vực Đông Nam Á qua việc vận động đổi tên biển Nam Tàu sang biển Việt-Nam.

Hai cuộc vận động trước (2010) và hiện nay 2016 không hề có sự mâu thuẫn hay đối nghịch. Ngược lại, sự đồng thuận lớn nhất là từ chối xử dụng cụm từ biển Nam nước Tàu trên vùng biển Việt-Nam.

Có 4 lý do tiêu biểu cho cuộc vận động:

1/ Phi Luật Tân có biển Phi Luật Tân và Tây Phi Luật Tân, Nam Dương có biển Natuna, Thái Lan có biển Anmanda, Mã Lai Á có biển Java.

2/ Bờ biển Việt-Nam dài tới 11.409, 1 cây số, gấp ba lần cách tính trước đây theo Học Viện Tài Nguyên Thế Giới (Word Resources Institute) và Tổ chức Môi trường của Liên Hiệp Quốc. Diện tích biển Việt Nam có trên 1 triệu cây số theo Công ước luật biển của Liên Hiệp Quốc năm 1982 chiếm gần 30% diện tích biển Đông.

3/ Tự do hàng hải là quyền thiêng liêng của nhân loại, không một quốc gia nào có thể khống chế qua việc quân sự hóa để kiểm soát cũng như ngăn cấm sự khai thác tài nguyên chung của biển cả như Trung cộng đã và đang làm.

4/ Việc đổi tên từ biển Nam Tàu sang biển Việt hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế, khu vực và thực tế địa lý. Ngoài ra, việc này sẽ góp phần tích cực vào việc bảo vệ thái bình cho nhân loại.

Hội biển Việt-Nam chúng tôi không phản đối danh xưng South China Sea, tuy nhiên danh xưng này cần phải điều chỉnh cho phù hợp với thực tế địa lý. Nghĩa là danh xưng biển Nam nước Tàu (South China Sea) được xử dụng và ghi ở những vùng biển cận kề của nước Tàu chứ không phải ghi và xử dụng ở những vùng biển của nước Việt chúng tôi. Bờ biển phía Nam của nước Tàu chỉ đo được khoảng 2.800 km (1.750 dặm).

South China Sea chỉ được ghi từ bờ biển miền Nam nước Tàu đến ranh giới đảo Hải Nam. Lưu ý, đảo Hải Nam không hề được có vùng lãnh hải 200 hải lý.

Nước Tàu là thành viên G20, hội đồng bảo an, là nền kinh tế hạng ba của khu vực Á Đông cần phải tôn trọng luật pháp quốc tế và lẽ phải.

Hãy tham gia chiến dịch vận động Tổng thống, thủ tướng của 11 quốc gia vùng Đông Nam Á, Liên Hiệp Quốc, các tổ chức địa lý vẽ bản đồ, các nhà xuất bản tự-điển để đổi tên biển Nam nước Tàu sang biển Việt-Nam.

Trung cộng và Liên bang Nga vừa tập trận chung bằng đạn thật trên biển Đông từ ngày 14-09 đến 20-09-2016. Cho dù chiến tranh có xảy ra trên biển Đông giữa Trung cộng và các quốc gia khác, việc thay đổi tên biển Tàu sang biển Việt là nhu cầu bức thiết cho mọi thời đại và cho dân tộc Việt-Nam.

Chiến dịch vận động được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 ngày 18-09-2016, vận động cộng đồng dân tộc Việt-Nam qua điện thư; Giai đoạn 2 ngày 27-09-2016, vận động cộng đồng quốc tế và các diễn đàn xã hội dân sự; Giai đoạn 3 ngày 08-10-2016.

Ba tháng 1 lần phổ biến sơ kết chiến dịch vận-động. Và được đăng trên các trang web chính của hội biển Việt-Nam.

Mỗi chữ ký của quý vị sẽ làm nên lịch-sử hàng-hải quan trọng của thế kỷ 21 này.

Chiến dịch vận động này là của quý vị, chúng tôi trân trọng trao cuộc vận-động đổi tên biển Nam Tàu sang biển Việt-Nam vào tay chư quý liệt vị. Cuộc vận động không giới hạn thời gian, không gian.

Kính mời quý liệt vị nhiệt tình ủng hộ, tiếp tay phổ biến và ký tên.

Ngày 18-09-2016

Trần Đại Việt, tổng thư ký hội biển Việt-Nam http://www.vietnamsea.org

 

 

***

Đến lúc nên đổi tên gọi của "Biển Đông"

map of southeast-asia-sea, bản đồ biển Đông nam á

Lời giới thiệu

Vùng biển chiến lược quan trọng về nhiều mặt (quân sự, mậu dịch quốc tế, tiềm năng dầu hỏa…) đang được tranh chấp rất phức tạp giữa nhiều quốc gia Á châu Thái Bình Dương mà Việt Nam gọi là “Biển Đông” có tên tiếng Anh là “South China Sea” (Biển Nam Trung cộng) như thường được biết đến rộng rãi hơn trên trường quốc tế.   Trung cộng vì thiếu hẳn các dữ liệu lịch sử để chứng minh chủ quyền trên vùng tranh chấp, chỉ vin vào một cái phao duy nhất đó là cái tên gọi có dính chữ Trung cộng – “South China Sea” - rồi ngang nhiên dùng bạo lực để cưỡng chiếm; tự ý ấn định lằn ranh chủ quyền một cách bất hợp pháp qua “9 đường gạch nối” mà Việt nam gọi là đường “lưỡi bò.”  Trung cộng lại còn láo lếu bất chấp cả phán quyết ‘Tháng Bảy” (July Ruling – July 12, 2016) của Tòa án Trọng Tài của Quốc tế (Trụ sở đặt tại Hague, Hòa Lan) qua vụ Phi Luật Tân Kiện Tàu về đường “Lưỡi Bò”) lớn tiếng đe dọa sẽ “đánh” bất cứ quốc gia nào muốn can thiệp vào vùng tranh chấp này .

Ngày 23/08/2016, ký giả Steve Mollman của trang điện báo chuyên về   chính trị và kinh tế thế giới tên là “Quartz” đã  đưa ra một vài nhận định rất đáng được chúng ta suy gẫm về danh xưng của vùng biển đang có tranh chấp trầm trọng. 

Kính mời quý vị cùng đọc cho biết...

TVG

*

Càng ngày càng có nhiều người công nhận rằng sự tranh chấp phức tạp về lãnh hải giữa Trung cộng và các nước láng giềng trong vùng biển Nam Hải chỉ vì cái tên gọi hiện nay của nó: “Biển Nam Trung cộng” (South China Sea).

Tuần vừa qua Chính phủ Nam Dương đã đệ trình lên Liên Hiệp Quốc một đề nghị liên quan đến vùng “Đặc quyền Kinh tế” (EEZ – Exclusive Economic Zone) chung quanh quần đảo Natuna của Nam Dương.  Ông Ahmad Santosa, người cầm đầu Cơ quan   “Chống Đánh Cá Trái Phép” của Nam Dương, tuyên bố là:

“Nếu không có ai phản đối (?)… thì vùng biển này nên được đặt lại tên là “Vùng Biển Natuna” (Natuna Sea).”

Trước đây, vào năm 2012, Phi Luật Tân cũng chính thức đặt lại tên của “Biển Nam Trung cộng” trên bản đồ và các văn bản quốc gia của Phi Luật Tân.  Chính phủ Manila và Tổng thống Bengino Aquino gọi vùng biển nằm trong vùng “Đặc quyền Kinh tế” là “Vùng Biển Tây Phi Luật Tân” (West Philippine Sea) và nói thêm là: “Đây là một bước quan trọng làm sáng tỏ vấn đề lãnh hải của Phi Luật Tân.”  Phi Luật Tân đã đệ trình một yêu cầu hành chánh và một bản đồ chính thức lên Liên Hiệp Quốc.

Dĩ nhiên, các yêu cầu đổi tên được đệ trình lên Liên Hiệp Quốc là một chuyện, cộng đồng quốc tế có công nhận các tên mới đặt ra hay không là một vấn đề khác.  Chính phủ Manila có thể sử dụng tên “Vùng Biển phía Tây Philippine,” và chính phủ Nam dương  có thể dùng “Vùng Biển Natuna;” nhưng bên ngoài Phi luật Tân và Nam Dương cái tên “Biển Nam Trung cộng” vẫn được dùng như thường lệ.

Về phần Việt Nam, từ lâu vẫn gọi vùng biển này là “Biển Đông” (The East Sea).  Riêng Mã Lai mặc dù vẫn tiếp tục gọi là “Biển Nam Trung cộng,” nhưng sau Phán quyết “Tháng Bảy” của Tòa án Trọng Tài Quốc tế phủ quyết quyền công nhận ẩu của Trung cộng thì dân Mã Lai bắt đầu thắc mắc tại sao lại phải gọi là “Biển Nam Trung cộng?”

Trung cộng đòi chủ quyền trên hầu như toàn bộ vùng biển tranh chấp qua “đường 9 đoạn” vạch ra sau Thế Chiến II.  Dù Tòa án Quốc tế đã phán xét “đường 9 đoạn” này không có cơ sở pháp lý, Trung cộng vẫn tiếp tục áp đặt yêu sách bành trướng lãnh hải của mình.

Có một “Chiến dịch” kêu gọi đổi tên trên trang mạng “Change.org” khởi xướng từ 5 năm qua đề nghị đổi phần biển này thành “Biển Đông Nam Á” (Southeast Asia Sea).  Chiến dịch đã đưa ra một số nhận xét thú vị đáng lưu ý như sau:

- Các quốc gia Đông Nam Á bao bọc gần như toàn bộ vùng biển này với các bờ biển cộng lại dài khoảng 130.000 cây số (81.250 dặm), trong khi bờ biển phía nam của Trung cộng chỉ dài độ 2.800 cây số (1.750 dặm)

- Một số đề nghị khác còn đưa ra vài tên mới như “Biển Đông Dương” (Indochina Sea) hoặc “Biển Đông Á” (Asean Sea).     Nên biết thêm, tên mới “Biển Đông Á” gặp phải sự chống đối của Cam Bốt, một nước hội viên của ASEAN, không liên can đến tranh chấp nhưng luôn luôn đứng về phe Trung cộng.

Qua lịch sử, vùng biển này đã từng có hàng loạt các tên gọi khác nhau, trong đó “South China Sea” chỉ là tên được đặt ra mới đây thôi – được sử dụng từ trong thập niên 1930 - dùng để phân biệt với “Vùng Biển phía Đông Trung cộng” (The East China Sea) nằm phía đông Thái Bình Dương từ Trubg Hoa trông ra Đại Hàn, quần đảo Nhật Bản, và Đài Loan.

Trung cộng cũng chơi trò chơi chữ như thế này: Trong tiếng tàu, vùng biển tranh chấp còn có tên “Nam Hải” / “Biển ở phía Nam” (Nanhai - South Sea).  Một số người (Trung cộng) còn đề nghị là đổi tên tỉnh Hải Nam, một tỉnh ở cực Đông Nam của Trung cộng nhìn ra biển Đông, thành ra “Nam Hải,” để làm cho chuyện đòi hỏi chủ quyền của Trung cộng ở Biển Đông được mạnh mẽ hơn (?!)

Đầu năm nay (2016), Bà Ellen Frost, một cố vấn cao cấp của “Trung Tâm Đông-Tây” (The East-Wesr Center - có trụ sở đặt tại Honolulu Hawaii chuyên nghiên cứu về ngoại giao của các quốc gia vùng Thái Bình Dương) cho là trong Anh ngữ, việc đổi tên “Biển” (Sea) thành “Biển phía Nam” (Nam Hải - South Sea) có thể được; còn nếu đổi thành “Biển Đông Nam Á” (Southeast Asia Sea) thì sẽ bị người Trung cộng phản đổi.    Tuy nhiên người Trung cộng cũng khó mà chống đối tên “Biền Phía Nam” (South Sea) – dù cho chữ “Trung cộng” đã bị lấy ra – vì cái tên “Nam Hải” (Nanhai) đã có vài trăm năm rồi.

Việc thay đổi tên này, theo như Bà Frost, “sẽ là dấu hiệu về một đóng góp nhỏ, có tính chất kỹ thuật nhưng đầy ý nghĩa cho hòa bình.”

TB: Đây là  "Bản dịch mau" (quick translation) thuộc loại "mì ăn liền"còn phiến diện.   Xin quý vị vui lòng sửa chữa hoặc bổ túc thêm (xem bản gốc ở phần tham khảo).  Đa tạ. 

Trần Văn Giang (dịch) Nguồn: http://qz.com/763161/it-is-time-to-rename-the-south-china-sea

***

It is time to rename the South China Sea

For all the complexities of the territorial struggle between China and its neighbors in the South China Sea, there’s a growing recognition that part of the problem is simply the name of the place.

Indonesia became the latest country to propose a renaming last week, when the government announced it will submit a proposal to the United Nations regarding the exclusive economic zone (EEZ) surrounding its Natuna Islands. “If no one objects… then it will be officially the Natuna Sea,” said Ahmad Santosa, who heads an agency combating illegal fishing.

In 2012 the Philippines officially renamed part of the South China Sea on its own maps and government correspondence. Manila declared that waters falling within its EEZ would be called the West Philippine Sea, an important step to clarifying “which portions we claim as ours,” president Benigno Aquino said at the time. The nation submitted its administrative order and an official map to the United Nations.

Of course, getting the international community to go along with a name change is another matter. Government agencies in Manila might use “West Philippine Sea,” but “South China Sea” is still common usage. UN submission or no, “Natuna Sea” might be similarly ignored outside of Indonesian government circles.

Vietnam, for its part, has long called the waterway the East Sea. Malaysia goes with South China Sea, although after the tribunal’s ruling some are questioning why that is.

China claims nearly all the strategic waterway as its own territory, based on a nine-dash line drawn up after World War 2. Though an international tribunal invalidated the line in a July ruling, Beijing continues to uphold its expansive claims.

A contested sea.

A ‘Change.org’ campaign started about five years ago that proposes a name change to the “Southeast Asia Sea” brings up some interesting points. Among them:

The countries of Southeast Asia encompass almost the entire South China Sea with a total coastline measuring approximately 130,000 km (81,250 miles) long; whereas the Southern China’s coastline measured about 2,800 km (1,750 miles) in length.

Other proposals have included the “Indochina Sea” and the “Asean Sea,” though that last one bumps into the problem of Cambodia, a member of ASEAN, siding more with China (and earning Beijing’s appreciation along the way).

The sea has had a variety of names throughout history, with “South China Sea” being a relatively recent invention (paywall), coming into use in the 1930s as a way to distinguish the waterway from the East China Sea.

China can play the name game, too. In the Chinese language, the sea is called simply Nanhai, or the South Sea. Some have proposed renaming the southern Hainan Province, which faces the sea, to “Nanhai Province.” Proponents contend the name change would help fortify China’s claims to the sea.

In English, changing the name of the sea to “South Sea” might work, argued Ellen Frost, a senior adviser at the East-West Center, earlier this year. Chinese nationalists would surely reject the “Southeast Asia Sea,” she noted (pdf). But they’d have a harder time arguing against the “South Sea”—even though it removes “China”—since in Chinese the name “Nanhai” has been around for centuries.

That change, she contended, “would signal a small, seemingly technical, but meaningful contribution to peace.”

Trần Văn Giang (sưu tầm) http://qz.com/763161/it-is-time-to-rename-the-south-china-sea

***

Tuyên Cáo thái bình cho thế giới biển năm 2016: Trung cộng phải rút khỏi biển Đông

Kính gởi hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc
Kính gởi Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc
Kính gởi các nhà lãnh đạo hội nghị G-20 – Hangzhou 2016
Kính gởi các nhà lãnh đạo thế giới, truyền thông quốc tế, Việt-Nam
Kính gởi các tổ chức bảo vệ môi trường biển

Lời bạt: Biển Đông là của dân tộc Việt-Nam. Dân tộc chúng tôi đã cư trú ở vùng biển này trên 70 ngàn năm qua theo các nhà sử-học. 70 ngàn năm trước, dân Tàu chưa hiện diện trên vùng đất Á châu và vùng biển Đông. Thời cận đại, mấy mươi năm qua biển Đông do Việt-Nam Cộng-Hòa cai quản được quốc tế công nhận. Tuy nhiên, biển Đông không bình an, luôn bất ổn kể từ khi đảng cộng sản xuất hiện trên đất Tàu ngày 1 tháng 7 năm 1921 cho đến nay.

Chúng tôi gởi lời chia buồn cùng chính phủ Ý về vụ động đất tại Amatrice, Accumoli, Pescara del Tronto, Arquata del Tronto, Lazio và Marche, miền Trung nước Ý khiến hơn 100 người thiệt mạng, hàng ngàn người không nơi cư ngụ. Xin cầu nguyện bình an cho nước Ý; Nguyện những người đã chết sớm về nơi vĩnh hằng; Những người mất nơi cư ngụ sớm tìm được nơi trú ngụ.

Thưa quý vị,

Cộng hòa nhân dân Tàu xâm lược quần đảo Hoàng Sa ngày 19 tháng Một năm 1974 do Việt-Nam Cộng-Hòa quản trị. Bảy mươi lăm chiến sĩ Hải quân Việt-Nam Cộng-Hòa đã anh dũng hy sinh chống giặc Tàu xâm lược.

Năm 1988, Trung cộng xâm chiếm đảo Gạc Ma do Việt Nam cộng sản trông chừng và giết chết 64 người lính hải quân.

Từ 1974 đến 2016 Trung cộng đã ráo riết quân sự hóa các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa bằng cách xây dựng các căn cứ hải quân, đồn trú quân đội, xây dựng hải đăng kiểm soát hải lộ biển Đông Thái Bình Dương. Họ bố trí các dàn hỏa tiễn địa đối không, biển đối không, đất đối đất. Hạm đội tàu ngầm nguyên tử hiện diện trong vùng.

Để xây dựng các căn cứ quân sự, Trung cộng thẳng tay tàn phá hàng ngàn rạng san hô nằm bên dưới các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa gây thiệt hại trầm trọng môi trường sinh thái biển của nhân loại.

Liên tiếp từ tháng 04-2016 Trung cộng Formosa đổ chất độc hóa học xuống biển đầu độc môi trường sinh thái giết chết hàng chục ngàn tấn cá biển và các loài thủy sản khác. Xác cá biển và các loài thủy sản khác trải dài trên hàng chục hải lý.

Ngày 12 tháng 7 năm 2016, Tòa án trọng tài thường trực quốc tế ở La Haye Hòa Lan đã ra phán quyết bác bỏ toàn bộ chủ quyền tự nhận của Trung cộng trên biển Đông. Tiếc rằng, cơ quan này không có thẩm quyền áp đặt chế tài đối với bất cứ quốc gia nào.

Trung cộng đã ngang ngược, hống hách phủ nhận phán quyết của Tòa thường trực quốc tế. Sở dĩ, họ (Trung cộng) ngang ngược, hống hách như thế vì Tòa La Haye không có thẩm quyền áp đặt chế tài.

Hội biển Đông Nam Á Việt Nam chúng tôi tích cực ủng hộ phán quyết về biển Đông của Tòa trọng tài La Haye.

Hiện nay, tại Hậu Giang đang hình thành một Formosa thứ hai, đó là nhà máy giấy Lee&Man Paper, đặt trong khu công nghiệp Cái Cui – phía Nam sông Hậu thuộc tỉnh Hậu Giang. Đây là vùng trồng cây ăn trái trù phú với những sản phẩm địa phương đặc biệt như bưởi, cam, sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, nhãn, mận, ổi… và những gia đình chuyên nuôi cá đồng, không thích hợp cho nhà máy vì vấn đề số lượng nước thải nhà máy quá lớn lên tới 28.500 tấn Sodium Hydroxide (NaOH), đặc biệt là có sự hiện diện của Dioxin trong nước thải phát sinh trong giai đoạn làm trắng bột giấy, chắc chắn gây ô nhiễm môi trường cho cả một vùng trồng cây ăn trái rộng lớn.

Thực chất là một trong ba căn cứ quân sự trá hình của Trung cộng trong mưu toan xâm lược Việt-Nam và các nước Đông Nam-Á.

formosa hậu giang

Vị trí ba căn cứ quân sự trá hình của Trung cộng ở Hậu Giang

Từ những sự kiện nêu trên, chúng tôi quyết liệt phản đối và tố cáo trước công luận quốc tế, đến Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc, hội nghị G20 tại Hangzhou nước Tàu, các tổ chức truyền thông quốc tế, các cơ quan bảo vệ môi trường biển:

1/ Sự hiện diện của Trung cộng tại biển Đông hoàn toàn bất hợp pháp về vật chất cũng như tinh thần. Sự hiện diện đó là đe dọa lớn cho môi trường sống của thế giới biển nói chung, biển Đông Nam Á nói riêng.

2/ Do đó, Cộng hòa nhân dân Tàu cần phải triệt thoái lập tức vô điều kiện toàn bộ lực lượng quân sự, cảnh sát biển, lực lượng bán quân sự tàu đánh cá ra khỏi biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa.

3/ Trung cộng xâm lược biển Đông, là thủ phạm hủy diệt môi trường sinh thái thế giới biển, hành động này cần phải bị trừng phạt và nước Tàu cần phải bồi thường thỏa đáng cho biển Đông và dân tộc Việt Nam.

Hội biển Đông Nam Á Việt-Nam kêu gọi những ai thương yêu biển cả hãy ủng hộ Tuyên cáo này của chúng tôi để giữ gìn sự trong sạch của thế giới biển, cũng như của biển Đông và đó cũng là tương lai tốt đẹp cho nhân loại.

Việt-Nam, Đông Nam Á, biển Đông Nam Á chỉ thực sự thái bình khi không còn bóng dáng hạm đội Nam Hải cũng như các nhà đầu tư của Trung cộng.

Là thành viên hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, thành viên G20, Trung cộng phải có bổn phận tuân thủ luật pháp quốc tế, và phải tuân thủ phán quyết của tòa trọng tài quốc tế.

Vui lòng chuyển rộng thông điệp thái bình này của biển Đông đến tất cả mọi người trên thế giới.

Hãy hô lớn biển Đông Nam Á, Hoàng Sa Trường Sa là của tộc Việt không phải của dân Tàu.

Thành thật cám ơn đã đọc và ủng hộ tuyên cáo này

Ngày 17 tháng 8 năm 2016

Trần Đại Việt tổng thư ký hội biển Đông Nam Á Việt Nam

Hồ sơ đính kèm: Hội sử-học Việt-Nam tố cáo đảng cộng sản tàu phạm 30 tội ác chống nhân loại.

Cá nhân, Đảng phái, Tổ chức, hội đoàn tham gia tuyên cáo:

- Hội Quốc Tế Nghiên Cứu Biển Đông Nam Á (The International Organization For Study Of The South East Asia Sea)

- Diên Hồng Thời Đại Việt Nam - http://www.dienhongthoidai.com/;

- Liên Minh Dân Chủ Tự Do Việt Nam: CT Phạm Trần Anh - phamtrananhlichsuvietnam.blogspot.com

- Phong Trào Toàn Dân Dựng Cờ Dân Chủ: Ô Cao Xuân Khải.

- Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam:Ô Doãn Hưng Quốc.

- ĐẠI HỘI DIÊN HỒNG THỜI ĐẠI 2014 - https://www.youtube.com/watch?v=_jVEnHsKd8Y

- TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM VIỆT NAM http://quocvietanhpham.blogspot.com/; diendancongdan.blogspot.com

- Hội sử-học Việt-Nam, Trúc Lâm Trần Nhân Việt Quốc tổng thư ký - http://www.truclamyentu.info/; http://www.quansuvn.info/
- Hội biển Đông-Nam-Á Việt-Nam, Trần Đại Việt tổng thư ký http://www.southeast-asia-sea.org/

***

Khi Đài Loan chuyển rác vào Việt Nam

Lữ Giang

Hôm 18.7.2016, khi phát biểu tại hội nghị do Hội đồng bầu cử Quốc gia tổ chức, ông Nguyễn Phú Trọng nói rằng "cuộc bầu cử diễn ra trong bối cảnh đất nước có nhiều thời cơ, thuận lợi, đồng thời có không ít khó khăn. Cụ thể, tình hình hạn hán nghiêm trọng ở miền Trung và Tây Nguyên, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, sự cố hải sản chết bất thường ở một số tỉnh ven biển miền Trung, sự chống phá của các thế lực thù địch..., đã gây không ít khó khăn cho công tác bầu cử”.

Cả thế giới đều biết cuộc bầu cử vừa qua chỉ là “cuộc bầu cử tiền định” nên chẳng có biến cố nào ảnh hưởng đến nó cả, nhưng ông Trọng nói bâng quơ rồi kéo vụ cá chết và “sự chống phá của các thế lực thù địch” vào để biện hộ cho những chính sách sai lầm đã bị phản đối mạnh mẽ trong những tháng qua, nhất là chủ trương “PHÁT TRIỂN BẰNG MỌI GIÁ” bằng cách cho Đài Loan CHUYỂN RÁC từ Trung cộng xuống Việt Nam, đưa đất nước vào những ngày đen tối.

Những người không nắm vững tin hình tin rằng các nhà đầu tư Đài Loan tại Việt Nam chỉ là tay sai của Trung cộng, nhưng thực tế không phải như vậy. Các nhà đầu tư Đài Loan đang làm ăn ở Trung cộng hiện nay nhận thấy “thời vàng son” ở Trung cộng đã qua rồi nên đang cùng với các nhà đầu tư Trung cộng CHUYỂN RÁC xuống Đông Nam Á. Trong bước đầu, Đài Loan đang thua Trung cộng, nhưng về lâu về dài, với chủ trương “ĐẦU TƯ BẰNG PHONG BÌ”, Đài Loan sẽ vượt xa Trung cộng. Đài Loan tin rằng với phương thức đó, họ có thể đổ vào Việt Nam những thứ mà các nước khác không chấp nhận. Họ đang làm như vậy ở Tiền Giang (Mỹ Tho) và Hà Tĩnh và đang thành công.

THỜI LÀM ĂN Ở Trung cộng ĐÃ HẾT

Trong cuộc họp báo ngày 16.6.2016 tại Quốc hội Đài Loan, Các dân biểu Đài Loan nói rằng nếu Formosa là thủ phạm của hàng tấn cá chết thì có thể gây tổn hại cho chính sách của tân Tổng thống Thái Anh Văn vì bà muốn xúc tiến đầu tư vào Đông Nam Á trong nỗ lực giảm lệ thuộc kinh tế vào Trung cộng.

Khi Mỹ còn đánh phá Trung cộng, Đài Loan và các nhà đấu tranh ở hải ngoại được coi là “thành trì chống cộng của thế giới tự do” và “tiền đồn chống cộng ở Đông Nam Á”. Đến năm 1971 khi Mỹ đẩy Đài Loan ra khỏi Liên Hiệp Quốc và công nhận Cộng Hòa Nhân Dân Trung cộng, Đài Loan “trở cờ đón gió” rất lẹ, người Hoa ở hải ngoại cũng đi theo. Năm 1990 Hoa Kỳ bắt đầu đầu tư vào Trung cộng thì qua năm 1991, Tổng thống Lý Đăng Huy tuyên bố rằng chính phủ của ông không còn tranh chấp quyền cai trị với những người Cộng sản ở lục địa nữa. Sau đó, Đài Loan bắt chước Mỹ, xâm nhập thị trường Trung cộng. Đến cuối năm 2000, các nhà phân tích đã đánh giá tình hình đầu tư của Đài Loan vào Trung cộng bằng “ba con số không”: 50.000 dự án, 500.000 người và 50 tỉ USD. Nhưng đến năm 2001 nó đã tăng vọt lên 70.000 dự án, 1 triệu người Đài Loan và 100 tỉ USD. Thành phố Thượng Hải trở trành một Đài Bắc thứ hai. Nhờ vậy, Đài Loan đã phát triển nhanh và trở thành một trong 4 Con Rồng Kinh Tế Á Châu, bỏ Việt Nam xa: Đài Loan có diện tích 36.193 km2, dân số 23.496.068, GDP danh nghĩa là 505.452 tỷ USD. Việt Nam có diện tích 331.698 km², dân số 94.444.200. nhưng GDP danh nghĩa chỉ có 239.719 tỷ USD.

Nhưng ngày nay, thời vàng son ở Trung cộng sắp hết. Bắc Kinh đã thực hiện tái cơ cấu lại nền kinh tế, hướng vào các doanh nghiệp trong nước. Điều này đã thực sự tạo ra trở ngại lớn cho các nhà đầu tư Đài Loan. “Thách thức”, “dè dặt”, “đầy ngờ vực” là ba từ quen thuộc được các nhà đầu tư dùng để mô tả tình trạng đầu tư ở Trung cộng. Nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, chi phí lao động cao hơn và những rào cản đối với việc tiếp cận thị trường. Bên cạnh đó, những khó khăn trong việc cạnh tranh với các công ty địa phương cũng đang là thách thức rất lớn với Đài Loan.

CHUYỂN RÁC XUỐNG VIỆT NAM

Dưới đầu đề “Trung cộng ồ ạt đầu tư vào Việt Nam: Lành ít, dữ nhiều”, báo Vietnamnet.vn của Nhà Nước ngày 11.11.2015 đã viết: “Thống kê từ Bộ KHĐT cho thấy, từ cuối năm ngoái khi Hiệp định TPP chưa được ký kết, đã có khoảng 810 doanh nghiệp Trung cộng và Đài Loan đầu tư vào 52 tỉnh, thành của Việt Nam. Đặc biệt, lĩnh vực dệt, nhuộm có sự tăng trưởng đột biến. Nhiều chuyên gia cảnh báo về làn sóng đầu tư này “lành ít, dữ nhiều’.

Nhưng Đảng CSVN và các đảng viên có quyền lực lại cho rằng đây là một dịp may hiếm có. Đảng đưa ra chủ trương “PHÁT TRIỂN BẰNG MỌI GIÁ” với hy vọng sẽ hốt mau và hốt mạnh!

1.- Đầu tư từ Trung cộng

Theo số liệu thống kê, tính đến hết năm 2015, Trung cộng có 1.296 dự án, vốn đầu tư đạt gần 10,2 tỷ USD. Các khoản đầu tư của Trung cộng tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo. Trong đó có nhiều dự án sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hoà. Tiếp theo là lĩnh vực xây dựng, bất động sản. Những điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư Trung cộng là: Sài Gòn, Bình Thuận, Hà Tĩnh, Đồng Nai, Bình Dương, Lào Cai, Hải Phòng, Quảng Ninh...

Dựa trên những ưu đãi về thuế và nhiều cơ chế khác, các nhà đầu tư Trung cộng rót mạnh vốn vào các ngành công nghiệp chế biến, dệt nhuộm… nhằm đón đầu xu thế khi Việt Nam  gia nhập TPP.

2.- Đầu tư từ Đài Loan

Theo Cục Đầu Tư Nước Ngoài thuộc Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, chỉ tính riêng 4 tháng đầu năm 2016, Đài Loan xếp thứ 3/50 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam với 39 dự án cấp mới, 25 lượt điều chỉnh vốn, tổng vốn đăng ký mới và điều chỉnh đạt 664,11 triệu USD.

Các dự án đầu tư của Đài Loan phân bổ tại 17 trong số 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Tiền Giang (Mỹ Tho) đứng đầu cả nước khi thu hút 34,5% tổng vốn đầu tư của Đài Loan tại Việt Nam, sau đó là Hà Tĩnh với 27,7% tổng vốn đầu tư.

Mười tỉnh, thành phố dẫn đầu về thu hút FDI của Đài Loan là Hà Tĩnh với 36 dự án, trị giá 10,27 tỷ USD; Đồng Nai  333 dự án trị giá 4,83 tỷ USA, sau đó là Bình Dương (688 dự án), TP Hồ Chí Minh (506 dự án), Bà Rịa-Vũng Tàu  (28 dự án), Long An (150 dự án), Hải Phòng (44 dự án), Hải Dương  (53 dự án), Ninh Bình  (6 dự án) và Tây Ninh (72 dự án)

CHIẾN THUẬT ĐẦU TƯ BẰNG PHONG BÌ

Bây giờ ở Việt Nam làm cái gì cũng phải có phong bì. Đi học cũng có phong bì, vào nằm bệnh viện cũng có phong bì... Một sinh viên mới tốt nghiệp sư phạm, đến nộp đơn xin dạy học. Nộp đơn đã lâu mà chẳng thấy gọi, trong khi thằng bạn mới nộp tuần qua đã được gọi rồi. Hỏi anh ta làm sao để được gọi, anh ta viết xuống trên giấy: 60.000.000$ (khoảng 3.000 UDS)!

1.- Truyền thống xử dụng phong bì

Chỉ trong một thời gian ngắn, Đài Loan đã đầu tư vào Việt Nam trên 1.000 dự án một cách dễ dàng và đứng hàng thứ 3 trong 50 nước đã đầu tư vào Việt Nam. Tại sao?

Tại vì Đài Loan đã áp dụng chiến thuật đầu tư truyền thống của họ trong nhiều thế kỷ qua, đó là Chiến thuật ĐẦU TƯ BẰNG PHONG BÌ. Từ anh Bí Thư Đảng Ủy Xã đến anh Bộ Trưởng, Thủ Tướng hay Ủy Viên Bộ Chính Trị, cứ theo cấp bậc, quyền lực, phần hành... mà quyết định bề dày của phong bì. Cầm phong bì rồi là ký, chẳng cần luật lệ gì cả. Cứ nhìn lại vụ Formosa là thấy ngay.

2.- Xử dụng phong bì khi xin giấy phép

  Ngày 15.1.2008, Công ty Formosa Hà Tĩnh gởi đơn xin đầu tư ở Vũng Án thì ngày 16.1.2008, tức chỉ một ngày sau, ông Võ Kim Cự, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Hà Tĩnh, đã đích thân làm tờ trình xin Thủ tướng cho phép Công ty Formosa đầu tư, không cần điều tra gì cả. Ông ta lại ký hợp đồng cho thuê đất 70 năm thay vì 50 năm như luật định. Formosa đã đưa bao nhiêu mà ông Cự làm nhanh như thế? 50.000 USD? 100.000 USD? Khó mà biết được.

Chưa đầy 2 tháng sau, ngày 4.3.2008 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký công văn mang số 323/TTg-QHQT đồng ý cho thành lập Công ty Formosa Hà Tĩnh và khai thác cảng Sơn Dương. Ngày 21.5.2008, Công ty nộp đơn xin chấp nhận Dự án đầu tư nhà máy liên hợp thép và Dự án cảng nước sâu Sơn Dương. Mới hơn nữa tháng, ngày 6.6.2008 Phó Thủ Tướng Hoàng Trung Hải đã vội ký Công văn số 869/TTg-QHQT đồng ý cho Công ty Formosa Hà Tĩnh thực hiện hai dự án nói trên.

Công ty Formosa là một công ty chuyên sản xuất đồ nhựa, chưa có kinh nghiệm gì về sản xuất thép, tại sao ký giấy phép nhanh như thế? Câu trả lời rất giản dị: PHONG BÌ!

3.- Xử dụng phong bì khi đem chất thải đi chôn

Khi thực hiện, Formosa cũng đã dùng PHONG BÌ để được các viên chức địa phương trợ giúp làm bậy, bất chấp luật pháp và mọi hậu quả: Khoảng 14 tấn chất thải bùn đen của Formosa được chôn trong công viên tại tổ dân phố Hưng Thịnh (phường Sông Trí) và bãi rác ở xã Kỳ Tân (huyện Kỳ Anh) được nói là để “trồng cây cảnh”. Khi bị tố cáo, ngày 13.7.2016 ông Nguyễn Thượng Hiền, Cục trưởng Quản lý Chất thải và Cải thiện Môi trường cùng một số cán bộ đã tới tổ dân phố Hoàng Trinh khảo sát hiện trường chôn 100 tấn chất thải từ lò luyện cốc của Công ty Formosa. Ngoài 100 tấn chất thải này, Công ty còn khoảng hơn 700 tấn chất thải bùn ép đang được lưu kho, chưa được xử lý. Sẽ đổ đi đâu?

Chất thải Formosa chôn khắp nơi

Nhiều tài xế xe tải ở Hà Tĩnh cho biết họ được Công ty Phú Hà thuê chở chất thải từ trụ sở ở xã Kỳ Tân ra Phú Thọ để xử lý. Tuy nhiên, khi đến gần tỉnh Phú Thọ, thấy thùng xe tải có hiện tượng dầu nhớt tràn ra nên đã quay xe về Hà Tĩnh trả lại hàng. Địa bàn Hà Tĩnh hiện có 7 điểm chôn lấp và xử lý chất thải của Formosa trên đất liền, trong đó tập trung chủ yếu ở thị xã Kỳ Anh. Nhà chức trách chờ kết quả phân tích mẫu bùn thải được phát hiện trong trang trại ở phường Kỳ Trinh. Bước đầu Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh thừa nhận có thiếu sót lúc lấy mẫu, dẫn tới sự thiếu khách quan khi đưa ra kết quả xét nghiệm ban đầu.

4.- Sự an toàn khi nhận phong bì

Cở như ông Võ Kim Cự làm đảng viên suốt một đời, kiếm được khoảng 100.000 USD đâu phải dễ? Nay tự nhiên “của trên trời rơi xuống”, ngu gì mà không lượm? Mai sau dù có thế nào, cũng còn có một chút để hưởng già. Số mạng của dân và đất nước sẽ ra sao chẳng cần biết làm gì. Đó là tâm trạng chung của các cán bộ khi nhận Phong Bì của Đài Loan.

Người Tàu có truyền thống là khi đã đưa Phong Bì rồi thì không còn nghĩ đến nó nữa. Giả thiết người nhận phong bì có lật lọng hay làm không được việc họ cũng chẳng đòi lại, trả thù hay đi tố cáo, vì không muốn làm hỏng chuyện lớn, họ chỉ "cô lập" người bất tín. Do đó, nhận phong bì của Đài Loan rất an toàn.

Giáo dân Nghệ An biểu tình đòi đóng cửa Formosa

Chúng tôi đưa vụ Formosa ra để làm một thí dụ cụ thể. Tất cả những vụ đầu tư khác của Đài Loan trên đất nước, từ Bắc  tới Nam, đều đi theo mô thức đó. Vì thế mới có câu:  "Đảng nhận Phong Bì, dân mang thảm họa!"

NGĂN CHẬN KẾ HOẠCH TÀN PHÁ QUÊ HƯƠNG

Dưới đầu đề “Phải dừng dự án "bức tử sông Hậu"!, báo Tuỏi Trẻ của Nhà Nước ngày 27.6.2016 đã báo động: “Các chuyên gia bày tỏ lo lắng với Tuổi Trẻ về việc triển khai nhà máy giấy của Công ty TNHH giấy Lee & Man Việt Nam (của Hongkong)“bức tử sông Hậu” ở Châu Thành, Hậu Giang”.

Ông Lê Bảo Kỳ, một hộ dân nuôi cá điêu hồng và cá chép bằng lồng bè Tân Phú, Cần Thơ, đã nói: “Nếu sông bị bức tử thì cuộc sống của người dân ở đây cũng bị bức tử theo. Gặp phóng viên tới đây chúng tôi mừng lắm vì nỗi bức xúc này không biết nói ở đâu. Liệu bây giờ nhà máy đã xây dựng vậy rồi có dừng lại được không, nếu được thì chúng tôi mừng lắm...”

Ai chẳng biết vừa phát triển vùa bảo vệ môi trường là chuyện khó, nhưng không quốc gia nào được quyền hy sinh môi trường để “PHÁT TRỄN BẰNG MỌI GIÁ”, vì chủ trương đó sẽ tàn phá dất nước không phải chỉ hôm nay mà nhiều thế hệ tiếp theo nữa.  Tuy nhiên,  các tập đoàn tham nhũng không quan tâm đến chuyện đó, họ chỉ muốn vơ vét cho đầy túi, sống chết mặc bây. Vụ Formosa Hà Tĩnh là một thí dụ điển hình trước mắt.

Nhưng thời đại hành động độc đoán với những thủ đoạn gian trá như thời cải cách ruộng đất không còn nữa vì dân trí ngày nay đã được nâng cao và guồng máy thông tin điện tử toàn cầu sẽ đua ra ánh sáng  tất cả mọi sự gian trá.

Sáng Chủ nhật 24.7.2016, gần 2000 giáo dân Giáo xứ Phú Yên và Song Ngọc ở Nghệ An đã biểu tình yêu cầu nhà cầm quyền phải đóng cửa Formosa và trả lại biển sạch cho dân. Mọi người  và mọi nơi phải cùng dân chúng ở Hà Tĩnh và Nghệ An  đứng lên ngăn chận kế hoạch tàn phá quê hương này.

Ngày 28.7.2016

Lữ Giang

***

Những lắc léo đàng sau vụ án Phi kiện Trung Cộng

Lữ Giang

Trong những ngày qua, người Việt trong và ngoài nước đã reo mừng đón nhận bản án của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực (Permanent Court of Arbitration - PCA) xử vụ Philippines kiện Trung cộng về những tranh chấp trên Biển Đông. Đây là một đòn chính trị và tâm lý khá nặng giáng xuống Trung cộng, mặc dầu trên phương diện pháp lý nó chưa gỉải quyết được gì nhiều.

philippines, pca.org, southeast-asia-sea

Dân chúng Philippines  reo mừng

Rất ít người đọc kỹ và hiểu nội dung bản án, đa số đã tin tưởng theo cảm tính. Chiều 14.7.2016, một người tự nhận là luật sư đã lên một đài truyền hình ở Orange County tuyên bố Tòa xác nhận đảo Scarborough thuộc quyền sở hữu của Philipptines! Nhưng tìm khắp bản án, không hề thấy có lời phán quyết nào như vậy. Trong khi đó, trong một bài khá dài với đầu đề “VN lợi hay hại sau phán quyết PCA?” đăng trên BBC ngày 14.7.2016, cô Nguyễn Ngoc Lan, mặc dầu mới chỉ là nghiên cứu sinh Tiến sĩ của Đại Học Cambridge ở Anh, lại có một cách nhìn chính xác hơn. Cô cho rằng mặc dù phải đối mặt với một vụ tranh chấp rất phức tạp và cực kỳ nhạy cảm về mặt chính trị, tòa vẫn có thể đưa ra quyết định về các vấn đề pháp lý quan trọng.

Quả thật đây là một vụ án rất phức tạp, vì Trung cộng đã xử dụng những thủ đoạn gian trá về cả pháp lý lẫn  chính trị để chận đứng hay loại bỏ mọi nỗ lực phá vỡ các tham vọng của Trung cộng ở Biển Đông. Đây là những khó khăn mà tòa phải vượt qua.

THỦ ĐOẠN PHÁP LÝ CỦA Trung cộng

Sau khi nghe tòa bản án của Tòa PCA, nhiều người đã đặt câu hỏi: Tại sao Tòa PCA không đưa ra phán quyết tuyên bố đảo Scarborough là thuộc quyền sở hữu của Philippines? Câu trả lời không có gì khó khăn: Tại vì Trung cộng đã lợi dụng một số điều khoản ưu đãi trong luật pháp quốc tế để ngăn chận thẩm quyền của tòa. Đây là vấn đề được ít người biết đến.

Toà nhấn mạnh rằng “Toà không phán quyết các vấn đề liên quan đến chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ đất liền và không tiến hành phân định bất kỳ một ranh giới trên biển nào giữa các bên của vụ kiện.” Tại sao?

Công Ước Vienna về Luật các Hiệp Ước ngày 22.5.1969 cho phép các quốc gia khi ký kết, phê chuẩn, chấp nhận, phê duyệt hoặc gia nhập các hiệp ước quốc tế có thể loại bỏ hoặc sửa đổi hiệu lực pháp lý của một số quy định của hiệp ước trong việc áp dụng các quy định  đó cho quốc gia của mình.

Điều khoản loại bỏ hay sửa đổi này được ghi ở phần RESERVATION ở cuối hiệp ước, được dịch ra Hán Việt là “BẢO LƯU” có nghĩa là lưu giữ hay “nhốt lại” để bảo vệ quyền lợi của quốc gia mình.

Sở dĩ Luật về Hiệp Ước đã đặt ra điều khoản này vì muốn khuyến khích càng nhiều quốc gia gia nhập hiệp ước càng tốt. Trong thực tế có nhiều quốc gia muốn gia nhập một hiệp ước nhưng thấy có một số điều khoản nào đó không thích hợp hay không có lợi cho quốc gia họ nên không gia nhập. Nay cho họ được đưa những điều luật khó xử đó vào khoản Bảo Lưu, họ sẽ đưa vào rồi ký. Nhưng Trung cộng lại dựa vào những điều khoản này để chơi trò xập xí xập ngầu.

Trung cộng rất muốn gia nhập Luật Biển 1982 nhưng lại sợ các quốc gia khác hay các tòa án phân xử về luật biển ngăn chận tham vọng bá  quyền của họ trên biển Đông, nên Trung cộng đã đưa ra hai Bảo Lưu khiến việc kiện cáo Trung cộng gặp khó khăn:

Ngày 7.6.1996, khi phê chuẩn Công Ước về Luật Biền 1982, Trung cộng đã ghi vào điều khoản Bảo Lưu của Trung cộng một điều khoản khẳng định chủ quyền đối với tất cả các quần đảo và đảo liệt kê trong luật ngày 25.2.1992 của Trung cộng.

Ngày ngày 25.8.2006 Trung cộng lại đưa ra một tuyên bố tiếp theo:

“Lãnh thổ đất liền của Trung cộng bao gồm đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan và các đảo liên quan bao gồm cả đảo Điếu Ngư, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và các đảo khác thuộc Cộng hòa Nhân dân Tàu.”

Trung cộng cũng tuyên bố không chấp nhận bất kỳ các thủ tục quy định tại Mục 2 Phần XV của Công ước đối với tất cả các loại tranh chấp được nêu tại khoản 1 (a) (b) và (c) của Điều 298 của Công ước. Nói cách khác, Trung cộng không chấp nhận các tòa án trọng tài về luật biển xét xử các vụ tranh tụng công khai giữa Trung cộng và các quốc gia khác về những tranh chấp chủ quyền trên biển.

Như vậy làm thể sao Philippines có thể kiện Trung cộng được?

PHILIPPINES PHẢI TRÁNH NÉ NHỮNG GÌ?

Điều 297, đoạn 1, của Công Ước nói rằng tòa có quyền giải quyết các vụ tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước về việc thi hành các quyền thuộc chủ quyền hay quyền tài phán của quốc gia ven biển. Nhưng Trung cộng tuyên bố không chấp nhận các thủ tục quy định với tất cả các loại tranh chấp được nêu tại khoản 1 (a) (b) và (c) của Điều 298 của Công ước. Đại lược, đó là các tranh chấp sau đây:

(a) Các vụ tranh chấp về việc giải thích hay áp dụng các Điều 15, 74 và 83 liên quan đến việc hoạch định ranh giới các vùng biển hay các vụ tranh chấp về các vịnh hay danh nghĩa lịch sử.

(b) Các vụ tranh chấp liên quan đến các hoạt động quân sự, kể cả hoạt động quân sự của tàu thuyền và phương tiện bay của Nhà nước được sử dụng cho một dịch vụ không có tính chất thương mại, và các vụ tranh chấp liên quan đến các hành động bắt buộc chấp hành.

(c) Các vụ tranh chấp mà Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, trong khi thi hành các chức năng của mình do Hiến chương Liên hợp quốc giao phó có trách nhiệm giải quyết.

Nhưng vì tuyên bố nói trên của Trung cộng chỉ dựa vào Điều 298 nên chỉ được áp dụng cho một số loại tranh chấp nhất định như đã nói trên, còn đối với các quyết định của Tòa liên quan tới các nội dung khác, Trung cộng vẫn bị ràng buộc. Vì thế Philippines đã dựa vào những quy định mà Trung cộng bị ràng buộc để kiện và tòa đã tuyên bố có thẩm quyền xét xử.

délégation philippines dans audience de pca.org

Phái đoàn Philippines tham dự phiên tòa

ĐƠN KIỆN CỦA PHI VÀ PHÁN QUYẾT CỦA TÒA

Ngày 22.1.2013 Philippines nạp đơn tại Tòa án Trọng tài Thường trực kiện Trung cộng vi phạm Công ước LHQ về Luật biển gây thiệt hại cho Phi. Ngày 22.1.2013, bà Mã Khắc Khanh (Ma Keqing), đại sứ Trung cộng tại Philippines đã được triệu lên Bộ Ngoại giao tại Manila và được trao một công hàm thông báo cho bà biết là Philippines tiến hành khởi kiện Trung cộng. Trong đơn khởi tố, Philippines đã đưa ra 15 thỉnh cầu, được thâu tóm vào 3 chủ đề chính sau đây:

1.-  Yêu cầu Tòa tuyên bố yêu sách “đường 9 đoạn” của Trung cộng ở Biển Đông là bất hợp pháp.

2.- Yêu cầu Tòa làm rõ quy chế pháp lý của một số thực thể ở Biển Đông. 

3.- Yêu cầu Tòa tuyên bố một số hoạt động của Trung cộng trong thời gian qua ở Biển Đông là bất hợp pháp.

Trong 15 thỉnh cầu, không hề có thỉnh cầu nào yêu cầu tòa xác định chủ quyền của Philippines về bất cứ đảo hay vùng biển nào đang tranh chấp với Trung cộng.

tòa án trọng tài thường trực quốc tế la haye

Tòa Trọng Tài Thường Trực La Hague

Ngày 12.7.2016, Tòa đã đưa ra phán quyết về đơn kiện Trung cộng của Philippines như sau:

1.- Về quyền lịch sử và "đường 9 đoạn".

Tòa tuyên bố có Tòa thẩm quyền để xem xét tranh chấp giữa các bên liên quan đến quyền lịch sử và nguồn của các quyền được hưởng các vùng biển tại Biển Đông. Tòa đã kết luận rằng không có cơ sở pháp lý cho Trung cộng để đòi quyền lịch sử đối với các nguồn lực trong các vùng biển trong “đường 9 đoạn” vượt quá các quyền do Công ước quy định.

Quan niệm về “vùng nước lịch sử” (historic water), “chủ quyền lịch sử” (historic title) hay “quyền lịch sử” (historic right – danh từ của Trung cộng) trên biển đảo đã thay đổi rất nhiều qua tiến trình phát triển của quốc tế công pháp, nhưng rất tiếc Trung cộng và đa số người Việt vẫn ôm chặt quan niệm Rex nullus” trong  Luật La Mã năm 529, một quan niệm đã quá lỗi thời. Vấn đề này chúng tôi sẽ bàn sau.

2.- Vấn đề quy chế của các cấu trúc trong vùng.

Dựa theo sự quy định của Công Ước về Luật Biển 1982, tòa xác định quy chế pháp lý của các thực thể là đảo, đá hay bãi lúc nổi lúc chìm như sau:

(a) Các đảo trong Biển Đông đều là đảo đá và "đảo đá không thích hợp cho con người đến ở và có đời sống kinh tế riêng”, do đó “không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa".

Như vậy khoảng 200 đảo trên Biển Đông đều chỉ là đảo đá, nên chẳng đảo nào có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, kể cả đảo Ba Bình và đảo Hoàng Sa.

(b) Các đảo bị chìm xuống khi thủy triều lên đều không có vùng lãnh hải 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế cũng như thềm lục địa. Các đảo nhân tạo cũng thế.

Tòa cũng kết luận rằng Công ước không quy định việc một nhóm các đảo như quần đảo Trường Sa sẽ có các vùng biển với tư cách là một thực thể thống nhất.

3.- Các hoạt động bất hợp pháp của Trung cộng.

Toà cho rằng Trung cộng đã vi phạm chủ quyền của Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này bằng việc (a) can thiệp vào hoạt động đánh cá và thăm dò dầu khí của Philippines, (b) xây dựng đảo nhân tạo và (c) không ngăn chặn ngư dân Trung cộng đánh bắt ở khu vực này.

Toà xem xét ảnh hưởng với môi trường biển của các hoạt động bồi đắp và xây dựng nhân tạo của Trung cộng trên 7 cấu trúc thuộc quần đảo Trường Sa gần đây và nhận thấy rằng Trung cộng đã gây hại nghiêm trọng với môi trường của các rặng san hô và vi phạm nghĩa vụ bảo tồn và bảo vệ các hệ sinh thái dễ bị tổn thương và môi trường sống của các loài đang suy yếu, bị đe doạ và bị huỷ diệt.

VẪN CHƯA THẤY LỐI THOÁT

Giáo sư Paul Gewirtz, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung cộng của Đại Học Luật Khoa Yale cho rằng phán quyết của Tòa đã đem lại những đóng góp tích cực sau đây: (1) Phản bác cách diễn giải “đường 9 đoạn” theo kiểu bành trướng của Trung cộng, gây áp lực buộc Trung cộng giải thích yêu sách của mình; (2) giải quyết phần nào cuộc tranh luận hiện nay về quy chế pháp lý của các thực thể là đảo, đá hay bãi lúc nổi lúc chìm, và (3) tạo ra các tiêu chuẩn luật cho các cuộc đàm phán về phân định biển. Tuy nhiên, phán quyết chỉ cung cấp một số câu trả lời hạn chế “dựa trên pháp luật” đối với các tranh chấp trên Biển Đông.

Nói chung, Tòa chỉ mới làm sáng tỏ việc áp dụng các quy định của Công Ước LHQ về Luật Biển 1982 đối với các thực thể trên Biển Đông mà thôi. Tòa không phân xử về quyền sở hữu  của các thực thể đó cũng như ranh giới các vùng biển mà mỗi quốc gia có quyền khai thác.

Nếu Việt Nam bắt chước Philippines đi kiện Trung cộng, có thể tìm được một giải pháp nào về pháp lý có phạm vi áp dụng rộng rãi hơn không? Chúng tôi tin rằng không, vì cũng như Philippines, Việt Nam cũng sẽ bị vướng mắc vào những “Bảo Lưu” của Trung cộng, nên các tòa án về luật biển cũng sẽ không thể đi xa hơn được.

Ngày 21.7.2016

Lữ Giang

***

Xử tội Formosa

formosa hà tĩnh, vũng áng, dự án FDI lớn nhất việt nam

Formosa

Nó là tội đồ của dân tộc Việt Nam ta!
Gây thảm hoạ đến long trời, lở đất
Đầu độc biển và nạn cá chết
Di họa dân sinh không biết đến bao giờ.
Phải xử tội tên lãnh đạo
đã dẫn dắt Formosa vào đất nước
Chỉ vì lòng tham giết cả nước non
Đem nó ra vạch mặt trước nhân dân
Tống tù chung thân.
Ta lên án nhà cầm quyền
Lên án Bộ chính trị của Đảng cộng sản Viêt Nam
Sau một thời gian đã dài thảm họa nước non
Mà vẫn lấp liếm...
Không có một phán quyết nghiêm chỉnh nào
về thủ phạm tội ác
Vẫn để cho Formosa ung dung tồn tại
Đó là mưu đồ của bộ máy quan lại
Cố tình trục lợi trên lưng của nhân dân
Cái chết của biển, của cá
Chính là cái chết của đạo đức, lương tâm...
Nhân dân yêu cầu Đảng cộng sản Việt Nam
Phải đem Formosa
Truy tố trước pháp luật và đóng cửa vĩnh viễn.

*

formosa hà tĩnh, vũng áng, dự án FDI lớn nhất việt nam

Formosa  thủ phạm gây ra cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung.

Phải xử tội
Kẻ đã ra lệnh cho các cơ quan
báo chí, truyền thông
Cố tình bưng bít sự thật
Cố tình lừa gạt nhân dân
Tiếp tay cho những tâm địa hại nước
trong Chính phủ, Trung ương
Cùng lũ phản động nước ngoài
Lôi cổ chúng ra trước vành công lý
Chiểu theo pháp luật
Truy xét từng tên.

*

formosa hà tĩnh, vũng áng, dự án FDI lớn nhất việt nam

Tổng bí thư ĐCS Nguyễn Phú Trọng

Tại sao ông Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam?
Khi biển cả bị đầu độc, hàng trăm tấn cá chết
Nhân dân 4 tỉnh miền Trung lâm vào thảm khốc
Không tới thăm dân? Tìm cách cứu dân?
Lại tới thăm Formosa
Vỗ an kẻ thù
Rằng: "Hãy an tâm..."
Hành động khác gì một tên
phản dân, phản nước?
Chỉ có một tên phản dân, phản nước
Mới đồng loã với kẻ làm hại Tổ quốc,
Dân tộc mình như thế!

*

formosa hà tĩnh, vũng áng, dự án FDI lớn nhất việt nam

Dân Hà Nội biểu tình ngày 1 tháng 5, 2016 chống Formosa xả chất độc giết biển Việt Nam.

Bộ y tế thì vô nhân bất nghĩa?
Khi dân bị ngộ độc biển, ngộ độc cá
Do Formosa gây ra
Chúng lại cấm tất cả các bệnh viện
Cấm các bác sĩ không được xét nghiệm
Cũng không được thông báo kết quả xét nghiệm
Phụ họa với chủ trương lừa gạt của trên     
Nói láo rằng: " Biển cơ bản là sạch..."
Ngày 24 tháng tư
Người thợ lặn đầu tiên Lê Văn Ngày đã chết
Rồi hàng loạt thợ lặn ở khu công nghiệp Sơn Dương
Cũng nguy cơ bị nhiễm
Chúng bỏ mặc
Không xét nghiệm
Không kiểm tra sức khoẻ
Còn đe dọa chấm dứt hợp đồng...
"Lương y như từ mẫu"
Chúng lại trở thành những kẻ hút máu dân mình
Những tên lãnh đạo nào?
Phải lôi ra trước vành móng ngựa
Mà trừng trị.

*

formosa hà tĩnh, vũng áng, dự án FDI lớn nhất việt nam

Một cuộc biểu tình ôn hòa của người dân Việt Nam ở giáo sứ Cồn Sẻ, Quảng Bình - khoảng 3.000 người đã bị công an trấn áp đổ máu

Bộ công an thì đàn áp nhân dân như thổ phỉ
Những người lâm nạn xuống đường
Yêu cầu Nhà nước phải có biện pháp cứu giúp
Chúng dùng lực lượng vũ trang
thẳng tay dã man, đè bẹp
Đánh đập cả phụ nữ, trẻ thơ
Bắt giữ những phóng viên đi làm phóng sự điều tra
Đồng loã với Chính phủ
Che dấu cho bọn tội phạm Formosa
Cấm không được quay phim, chụp ảnh
Ai nói chuyện với ngư dân lâm nạn
Chúng cũng đe nạt
Mua chuộc cả lũ côn đồ
Hành hạ các luật sư yêu nước
Mang danh là "công an nhân dân..."
Mà không khác gì bọn cướp ngày
Vô nhân, thất đức.

Nói theo cách nói của ông Hồ Chí MInh
Hỡi tên Tổng bí thư Nguyễn Phú TRọng!
Ngươi hãy công khai trả lời trước toàn thế giới rằng:
- Nhân dân yêu nước
Hay Bộ máy của Chính phủ
Đảng cộng sản Việt Nam phản dân, phản nước?
Chính các ngươi đang cúi nạp trước bọn Tàu
Từng bước rước chúng vào
Chiếm cả biển đảo, đất đai, thành phố Việt Nam ta!

*

formosa hà tĩnh, vũng áng, dự án FDI lớn nhất việt nam

Phải xử tội formosa
Dân tộc ta là dân tộc biển
Quốc gia ta là quốc gia biển
Bảo vệ bờ biển dài
Là bảo vệ sự sinh tồn của ngư dân,
của cả dân tộc tự nghìn năm
Hãy hợp lực toàn dân bên trong và bên ngoài
Cần có cả thế giới và Hoa Kỳ hợp lực
Đánh cho tan bè lũ quan chức Đảng công sản
trục lợi, tham lam
Đã lộ rõ bộ mặt vô tổ quốc và vô dân tộc.
500 triệu đô-la bồi thường để bịt công luận
Với thảm họa giáng xuống đầu
1 triệu dân 4 tỉnh miền Trung
Tức là bồi thương 500 đô ($) một người...
Là cái giá diệt dân quá rẻ mạt
Di hại biển nhiễm độc
và sự tồn sinh của các loài thuỷ sản
Phải 50 năm mới trở lại đươc như xưa...
Không thể để cho Chính phủ đứng ra dàn xếp
Thông đồng với Formosa
Mà phải để người dân giải quyết.
Luật sinh tồn bảo rằng:
Dân ta phải đấu tranh
Không chỉ với Chính phủ - Nhà nước
Mà với cả chính sách diệt chủng dân tôc Viêt Nam
của bọn giặc Trung...
Lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam
Thì lại quá hèn hạ, cúi đầu tiếp tay cho chúng.
Chúng muốn ép ngư dân ta phải đổi nghề
Là dã tâm
Giúp cho Formosa cùng với bọn Tàu chiếm biển.
Hãy lấy giải pháp giúp ngư dân bám biển
Duy trì ngành nghề truyền thống lâu dài
Mới là liệu pháp bảo vệ dân,
bảo vê đất nước, giống nòi.
Dân tôc gặp đại nạn
mà chế độ vẫn cố tình bưng bít
Dùng bạo lực hành xử với nhân dân
Tàn độc đủ đường và vô liêm sỉ
Với Chính phủ này
Mất nước đến nơi rồi - Việt Nam ơi!
Đã đến lúc không thể dung tha cho Đảng cộng sản
Giành quyền dân chủ, tự do
Nhân dân phải đứng lên truy tố Formosa
Khởi kiện chúng ra Toà!
Bảo vệ biển, bẩo vệ cá
Là bảo vệ sư tồn sinh của dân tộc, nước nhà.
Formosa phải bồi thường thiệt hại,
Phải khắc phục hậu quả và làm sạch biển...
Rồi tống cổ nó cút khỏi Việt Nam ta!

PHẠM NGỌC THÁI
Hà Nội, Tháng 7-2016


 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site