lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asia Sea

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc việt nam

Tổng hợp thông tin các biến động ở biển Đông-nam-Á (Hoàng Sa, Trường Sa) 2016

@@@

07-2015; 08-2015; 09-2015; 10-2015; 11-2015; 12-2015; 02-2016, 03-2016, 04-2016, 05-2016, 06-2016, 07-2016, 08-2016

Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng

1* Mở bài

“Cửu Long cạn dòng, Biển Đông dậy sóng” là do một tay Trung cộng tạo ra. Dùng Mekong làm vũ khí nước để khống chế đảng Cộng Sản Việt Nam trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Trung Cộng không hề từ bỏ một thủ đoạn nham hiểm nào để chế ngự CSVN cả. Cho dù có muốn “Thoát Trung” đi nữa thì cũng không bao giờ làm được, bởi vì truyền thống làm tay sai bán nước của đảng CSVN đã đặt VN lệ thuộc toàn diện vào Trung Cộng. Từ chính trị, kinh tế, chiến lược quốc phòng, văn hóa, giáo dục…tất cả đều lệ thuộc vào Trung Cộng.

GS-Viện sĩ Benoit de Tréglodé cho rằng những lời phát biểu bằng miệng để phản đối cái nầy, cái nọ, cái kia của đảng CSVN chỉ là tung hỏa mù để che giấu sự lệ thuộc vào Trung cộng mà thôi.

Cửu Long hấp hối người dân ngất ngư cũng là do quan thầy Tàu khựa của đảng CSVN tạo ra mà thôi. Nhận giặc làm cha là thế.

2* Việt Nam kêu gọi sự hỗ trợ khẩn cấp của quốc tế

Ngày 14-3-2016, trong buổi họp của Ủy Hội sông Mekong (MRC=Mekong River Commission) tại Hà Nội, Bộ Trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, ông Cao Đức Phát kêu gọi sự hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp của quốc tế để ứng phó với tình trạng khô hạn và nhiễm mặn đang ở mức độ khốc liệt nhất và đang tiếp tục gây quá nhiều thiệt hại cho nông dân miền Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

Hạn hán kéo dài dẫn đến nhập mặn tác động nghiêm trọng đến sản xuất làm cho hàng triệu người dân bị ảnh hưởng.

Nếu không có sự trợ giúp từ bên ngoài thì khó phục hồi để vực dậy nền kinh tế.

Ông Bộ Trưởng cho biết, dự báo cho thấy mức độ nhập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ lên đến đỉnh điểm trong ba tháng: 4, 5 và 6 năm 2016.

Hiện tại, các hồ nước tại ĐBSCL đã trơ đáy. Nước ở các giếng cũng cạn kiệt.

TS Dương Văn Ni, Đại học Cần Thơ, cũng nhìn nhận nhiễm mặn và hạn hán tại vùng đất nầy đã tới mức trầm trọng. Cũng có dấu hiệu lượng mưa sẽ giảm đến mức đáng lo ngại.

Lượng nước từ thượng nguồn sông Mekong đổ về Việt Nam cũng giảm 50%.

Việt Nam đã làm hết sức mình nhưng cũng đành bó tay nên rất cần sự hỗ trợ của quốc tế.

TS Lê Anh Tuấn, chuyên gia về biến đổi khí hậu ở Đại Học Cần Thơ, phát biểu: ”Nếu Trung cộng đáp ứng lời kêu gọi của Việt Nam mà xả nước xuống thì đó chỉ là giải pháp cứu nguy cấp thời chớ không phải là chiến lược lâu dài”.

3* Những thảm cảnh của đồng bào vùng đồng bằng sông Cửu Long

3.1. Đốt lúa tế trời

mékong river, Ba Thắc, Bassac, đồng bằng sông cửu long

Ngày 18-3-2016, bà Đặng Thị Cúc (61 tuổi) ở thị trấn Gò Quao, ấp Vĩnh Tân, xã Vĩnh Thắng cho biết, 5 công lúa (5,000m2) vụ đông xuân đang trổ bông thì bị mặn vào làm lép gần hết.

Gia đình quyết định đốt lúa, cải tạo đất đợi mùa mưa tới sẽ xạ lúa trở lại.

3.2. Những đơn vị đo lường miền Nam

1 mẫu hay 1 hecta (ha) =10,000m2

1 mẫu = 10 sào=10 công.

1 công=1,000m2 (ở Nam Bộ).

1 giạ lúa=20 lít. Người ta đong lúa bằng thùng 20 lít. Mỗi thùng là 1 giạ.

Mỗi thùng lúa nặng từ 20kg đến 22 kg. Tùy theo lúa chắc hột, độ ẩm, phơi khô quạt sạch.

3.3. Rơi nước mắt bỏ 50 công lúa

1). Chị Đặng Thị Út Nhờ có hơn 50 công lúa. Thấy ruộng khô nên bơm nước vào, không ngờ nước bị nhiễm mặn. Toàn bộ toàn là hột lép nên phải gạt nước mắt bỏ đi.

2). Chị Nhan Thị Đà mất toi 10 công lúa. “Lúa chết hết rồi. Bao nhiêu công sức, tiền bạc đổ vào mảnh ruộng nầy bây giờ trắng tay lại còn mang nợ. Đứa con học ở Sài Gòn gọi điện về xin tiền đóng học phí. Nhà hết tiền, con hết học”.

3). Cho thuê 70 công đất mà không thu được giạ lúa nào cả

Bà Huỳnh thị Thảo cho thuê 70 công đất, mỗi công thu được 15 giạ (15 thùng 20 lit). Mỗi năm có hơn 1,000 giạ, nhưng năm nay bị hạn, mặn nên những người thuê trắng tay không trả bà giạ lúa nào cả.

3.4. Ứa nước mắt vớt hàng chục tấn hàu tiền tỷ đem đi tiêu hủy

mékong river, Ba Thắc, Bassac, đồng bằng sông cửu long

Bãi xác hàu ngày càng dày thêm đồng nghĩa với đói nghèo, nợ nần bủa vây người dân nơi đây

Ở xã Thừa Đức, huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre có hơn 150 gia đình dân chúng sống bằng nghề nuôi hàu (loại nghêu sò) trên 36 hecta mặt nước.

Sau cơn nước mặn tràn vào ngày 15-1-2016 người dân chết đứng khi chứng kiến hàng trăm tấn hàu tiền tỷ phải vớt đem đi bỏ. Hơn 90% lượng hàu đã chết trong con nước mặn nầy.

mékong river, Ba Thắc, Bassac, đồng bằng sông cửu long

Bà Nguyễn Thị Trường * Những con hàu gần đến ngày thu hoạch đem tiền tỷ về cho người dân

Cụ bà Nguyễn Thị Trường cho biết: “ Bao nhiêu công sức chăm nuôi hơn một năm trời bây giờ phải đổ sông đổ biển. Tôi chẳng còn muốn sống nữa”.

Chị Tư Hồng, một người nuôi hàu, cho biết, sau hơn một năm chăm sóc tôi định gọi thương lái đến mua với giá 26,000$/kg hàu, nhưng bây giờ không còn kịp nữa. Nếu hàu không chết thì gia đình tôi sẽ được lời trên 300 triệu đồng.

Hàng chục tấn hàu được đưa vào bờ mỗi ngày để đem đi tiêu hủy. Bãi xác hàu mỗi ngày càng dầy thêm, đồng nghĩa với nợ nần, nghèo đói bủa vây người dân ở đây.

3.5. Người dân thiếu nước ngọt để uống

1). Người dân ở đồng bằng sông Cửu Long thiếu nước uống. Ở Kiên Giang phải “đổi” nước để uống và sinh hoạt. (Cử tiếng “mua, bán” nước). Giá mỗi lu 700 lít từ 35,000$ đến 40,000$. Mỗi tháng, một người dùng ít nhất là 4 lu nước (2,800 lít).

Có khi hết nước mà không đổi kịp thì chạy sang hàng xóm mượn nước về xài đỡ.

2). Người dân Bến Tre mua nước với giá cắt cổ

Ngoài những thiệt hại về lúa, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi…người dân ở ĐBSCL còn chịu ảnh hưởng nặng nề vì thiếu nước ngọt, nước sạch.

Ở Hà Nội nước sạch giá 5,000$/m3 nhưng ở Bến Tre giá từ 60,000$ đến 80,000$/m3.

Các trường học, khách sạn, bịnh viện cũng không có nước ngọt, nhiều nơi phải dùng nước mặn loãng làm nước sinh hoạt.

Ao hồ, sông rạch Bến Tre cũng bị nhiễm mặn vì nước biển đã xâm nhập vào nội địa 80km.

Trước kia muốn đi tắm biển thì phải ra Vũng Tàu, bây giờ chỉ cần nhảy xuống con rạch trước nhà là đã thưởng thức được vị mặn của nước biển.

4* Thiệt hại của đồng bằng sông Cửu Long

1). Thiệt hại tổng quát

Theo số liệu tính tới ngày 27-3-2016 thì có gần 380,000 hộ dân bị ảnh hưởng. Có khoảng 313,000 hecta lúa, hoa màu, cây ăn trái, và nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại. Ước tính thiệt hại xấp xỉ 3,000 tỷ đồng.

Trong khi đó, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, mùa mưa năm nay sẽ đến muộn nên lượng nước trên hệ thống sông ngòi toàn quốc Việt Nam sẽ bị sụt giảm đáng kể.

2). Thiệt hại của tác động kép

Tác động kép là khô hạn và nhiễm mặn. Dòng sông cạn kiệt tạo ra hạn hán và làm cho vùng đất bao quanh con sông nhập mặn. Cả hai tình trạng đều gây thiệt hại cho cây lúa, hoa màu và chăn nuôi, thủy sản.

Cả một hệ thống dẫn nước từ sông cái đến khu vực chung quanh như kinh, rạch, ao, hồ, mương, rảnh, đầm, đìa, bàu…làm cho khu vực bị nhiễm mặn khi nước biển tràn vào các cửa sông.

5* “Không nên đua trồng lúa bằng mọi giá”

GS Võ Tòng Xuân tuyên bố như thế. Ông đưa ra chương trình lúa-tôm. Mùa mưa trồng lúa nước ngọt, mùa khô hạn nuôi tôm nước mặn.

Chương trình nầy không thể thực hiện được vì nước ngọt, nước mặn không thể điều hòa thường xuyên từ năm nầy qua năm khác được. Con nước bị tác động bởi sức hút của mặt trăng và của thời tiết thay đổi. Nước ngọt, nước mặn cũng không cố định theo từng mùa được.

Hơn nữa Trung cộng chủ động trong việc điều khiển dòng nước trên sông Mekong. Họ có quyền xả nước để cứu hạn ở hạ nguồn, có quyền khóa nước theo ý muốn. Có khả năng điều khiển dòng nước chỉ để tác động vào Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, có nghĩa là muốn hạn hán hay ngập mặn tùy ý.

Mùa khô đất đai hấp thụ độ mặn của nước biển. Tuy nhiên, không phải khi nước mặn rút đi là đất đai hết nhiễm mặn liền ngay khi đó. Nước mặn đã theo hệ thống dẫn nước từ kinh rạch, ao hồ, mương, cống rảnh…đã thấm thấu vào lòng đất mà cần phải có một thời gian dài để giải mặn.

Chương trình lúa-tôm khó thực hiện.

6* “Phải lớn tiếng kêu gọi quốc tế vào”

“Phải lớn tiếng kêu gọi quốc tế vào, chớ không phải mỗi lần thiếu nước thì phải đi lạy họ để họ xả nước cho hay sao?”

TS Đinh Xuân Quân, chuyên gia kinh tế và nông nghiệp, xác nhận: “Hạn và mặn ở ĐBSCL không hoàn toàn do thiên tai mà là do những cái đập của Trung cộng trên thượng nguồn sông Mekong. Việt Nam cho rằng đó là thiếu nước, nhưng không phải như vậy. Vấn đề lớn hơn nhiều vì nó dính líu tới Trung cộng, Lào, Thái Lan và Campuchia. Do đó phải lớn tiếng kêu gọi quốc tế vào, chớ không phải mỗi lần thiếu nước thì phải đi lạy họ để họ xả nước cho.”

TS Quân nói tiếp: “Hồi năm 2011, Thượng Viện Mỹ đã thông qua Nghị Quyết 227 về sông Mekong trong đó kêu gọi chính phủ Mỹ tham gia giúp đỡ sông Mekong.

Đây là lúc Việt Nam kêu gọi Hoa Kỳ và quốc tế giúp đỡ để cứu vựa lúa ở ĐBSCL

Việt Nam và Campuchia là hai nước bị thiệt hại nhiều nhất nên cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau hơn là mạnh ai nấy làm”. (Hết trích)

Giải pháp “lớn tiếng kêu gọi” của ông TS nầy chỉ làm khan cổ, mỏi miệng của Đảng và Nhà nước CSVN, mà chưa chắc họ dám kêu gọi Mỹ. Đó không phải là giải pháp có thể thực hiện vì nó liên quan đến vấn đề chính trị và cũng không phải là việc cứu trợ nhân đạo của thiên tai bình thường, tức là cứu trợ một lần rồi thôi.

Muốn Mỹ nhảy vào cứu ĐBSCL thì Việt Nam phải trả cho Mỹ cái gì mới được. Thế nhưng tại sao phải nhờ đến người ngoài? Việt Nam đã được chấp thuận cho vào làm một khu tự trị của các sắc tộc thuộc chính quyền TW ở Bắc Kinh từ ngày 4-9-1990 tại Thành Đồ rồi. Chính ông Tổng Trọng cũng cam kết dứt khoát phải chính sách nhất quán mà Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng đã cam kết với Mao chủ tịch năm xưa.

Việt Cộng coi Trung Cộng vừa là quan thầy, vừa là đồng chí vừa là anh em, môi hở răng lạnh. Hợp tác chiến lược toàn diện, hội nhập hoàn toàn trên tình nghĩa 4 tốt và 16 chữ vàng.

“Bên nây biên giới là nhà
Bên kia biên giới cũng là quê hương”. (Văn nô Tố Hữu)…..

Vậy thì, vì sao phải đi cầu Mỹ?

Nguyễn Tấn Dũng cũng bày tỏ lòng trung thành: “Nhân dân Việt Nam luôn luôn nhớ ơn sự giúp đỡ vô giá của đảng và nhân dân Trung cộng, cho cuộc chiến tranh giải phóng đất nước trong quá khứ, và sự giúp đỡ phát triển kinh tế và xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa hiện nay”. Người Việt Nam khi nhớ ơn thì phải trả ơn.

7* Lào và Trung cộng xả nước không có hiệu quả nào cả

7.1. Lào xả nước không có hiệu quả nào cả.

Ngày 26-3-2016, Bộ Ngoại Giao Việt Nam nói Lào sẽ xả nước ở một số đập thủy điện để giúp Việt Nam chống hạn hán và nhiễm mặn ở đồng bằng sông Cửu Long.

Bộ Trưởng Năng Lượng Lào, ông Khammany Inthirath cho biết, từ 23-3-2016 đến cuối tháng 5 năm 2016, Lào sẽ xả 1,136m3/s.

Trước đó, Trung cộng cho biết sẽ xả 2,190m3/s nước từ đập Cảnh Hồng (Jinghong dam) từ 15-3-2016 đến 10-4-2016. Như vậy hai quốc gia nầy sẽ xả 3,611m3/s.

Các nhà quan sát cho rằng đó chỉ là đòn chính trị chớ thật ra không có hiệu quả gì. Số lượng nước nầy khi đến Việt Nam thì chỉ còn 1/5 mà thôi, vì bị chặn ở các con đập của Thái Lan và Cam Bốt.

Ông Lê Anh Tuấn, Phó Viện Trưởng Viên Nghiên cứu Biến Đổi Khí hậu tại Đại học Cần Thơ, trả lời phỏng vấn đài BBC: “Lượng nước xả như vậy, khi đến ĐBSCL thì không còn bao nhiêu. Cần phải có 10,000m3 /giây mới có hiệu quả. Chớ còn 3,611m3/s thì không ăn nhằm gì cả”.

7.2. Trung cộng xả nước chỉ là một thủ đoạn chính trị

1). Việt Nam xin Trung cộng xả nước

Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã liên hệ với Trung cộng và Lào, đề nghị xả nước cứu hạn mặn cho vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Việt Nam đề nghị xả 2,890m3 mỗi giây trong thời hạn 134 ngày.

2) Trung cộng xả nước cũng như không

Ngày 25-3-2016, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao TQ, ông Lục Khảng cho biết theo yêu cầu của Việt Nam, Trung cộng sẽ xả 2,190m3/s từ đập Cảnh Hồng để giúp VN chống hạn, mặn.

Ông Montree Chantawong, chuyên gia nghiên cứu về phục hồi sinh thái Thái Lan, cho biết: “Nhìn lại mực nước sông Mekong từ tháng 1 đến tháng 4 trong 2 năm 2014 và 2015 thì lúc nào mực nước cũng ở 2,000m3/s. Thế nhưng TQ xả 2,190m3/s thì không có khác biệt nào cả”.

3). Củ cà rốt Trung cộng với các nước sông Mekong

Ngày 23-3-2016, Hội Nghị Cấp cao Hợp tác Mekong-Lan Thương diễn ra ở Tam Á, Hải Nam (TQ) với sự tham dự của các nước: Cam Bốt, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và Trung cộng.

Chủ đề: “Cùng chung dòng sông, cùng chung tương lai”.

Thủ Tướng Lý Khắc Cường tuyên bố, Trung cộng sẽ cho vay ưu đãi 1.5 tỷ USD cho 5 nước có dòng sông Mekong chảy qua.

Các nhà quan sát cho rằng chủ trương nầy nằm trong chiến lược “Một vành đai, một con đường”. Đó là “Con đường Tơ lụa Thế kỷ 21” của TQ.

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ Tướng Phạm Bình Minh có cuộc gặp riêng với Lý Khắc Cường mà báo chí cho biết, Phạm Bình Minh khẳng định “Việt Nam luôn luôn coi trọng láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện với Trung cộng trên cơ ở của phương chăm “4 tốt và 16 chữ vàng”.

“Bốn tốt và 16 chữ vàng” là chương trình 30 năm để VN sát nhập vào đại gia đình các dân tộc của khu tự trị thuộc chính quyền Trung Ương ở Bắc Kinh. Đó là thỉnh nguyện của Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng tại Hội Nghị Thành Đô ngày 4-9-1990.

Một người sử dụng mạng tên Tiến Lê viết: “Đoàn kết hữu nghị hai nước mà sao mấy anh lấy hết đảo của chúng tôi? Xây sân bay rồi đâm chìm tàu cá của đồng bào tôi là sao...?

8* Sông Mekong

map of mékong river Viet Nam, Ba Thắc, Bassac, đồng bằng sông cửu long

8.1. Nguồn gốc

Dãy Himalaya (Hy Mã Lạp Sơn) nằm giữa biên giới 5 nước là TC, Ấn Độ, Pakistan, Nepal và Bhutan, có trên 100 ngọn núi cao trên 7,000 mét, trong đó có ngọn Everest cao nhất thế giới là 8,848 mét. Một tảng băng khổng lồ bao phủ quanh năm trên hàng trăm ngọn núi đó. Khi nhiệt độ tăng, băng tan chảy thành nước, theo hàng ngàn khe núi từ trên đỉnh chảy xuống chân núi.

Chân núi phía Tc là một cao nguyên cao trên 4,000 mét thuộc tỉnh Thanh Hải.

Nước từ các đỉnh núi chảy xuống, tích tụ vào một cái hồ to lớn trên cao nguyên. Đặc tính của nước là chảy từ chỗ cao xuống chỗ thấp. Do đó, nguồn nước nầy chảy qua cao nguyên Tây Tạng, xuống tỉnh Vân Nam, qua Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, qua đồng bằng Nam Bộ rồi chảy ra Biển Đông. Đó là sông Mekong.

Chiều dài sông Mekong là 4,200km (có tài liệu 4,880 km).

Phần Mekong trong lãnh thổ Trung cộng gọi là sông Lan Thương (Lancang River), phần ở Lào và Thái Lan được gọi là Mae Nam Khong (Sông Mẹ), người Campuchia gọi là Mékongk hay Tông-lê Thơm và VN thì gọi là sông Cửu Long vì nó chảy ra Biển Đông bằng 9 cửa sông, 9 con rồng.

8.2. Sông Cửu Long

mékong river, Ba Thắc, Bassac, đồng bằng sông cửu long

1). Chín con rồng

Bắt đầu từ thủ đô Phnom Penh của Campuchia, sông Mekong chia làm 2 nhánh chảy vào đồng bằng Nam bộ. (Đồng bằng sông Cửu Long) Đó là Sông Tiền và Sông Hậu, dài chừng 250 Km.

Việt Nam gọi là sông Cửu Long vì nó chảy ra biển bằng 9 cửa, xem như 9 con rồng. Cửa Đại, cửa Tiểu, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên, cửa Cung Hầu, cửa Ba Lai, cửa Định An, cửa Tranh Đề và cửa Ba Thắc (Bassac). Khoảng thập niên 1970, cửa Bassac bị đất bồi lấp lại, nên Cửu Long còn 8 cửa chảy ra biển.

2). Tài nguyên của vùng đồng bằng sông Cửu Long

mékong river, Ba Thắc, Bassac, đồng bằng sông cửu long

Đồng bằng sông Cửu Long trước khi có những con đập thượng nguồn

Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa của VN. Những cánh đồng lúa bao la bát ngát ở các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang, sản lượng lúa gạo chiếm 50% so với cả nước.

VN là nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ nhì trên thế giới, sau Thái Lan và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, những nước sản xuất gạo nhiều nhất trong năm 2008 như là Trung cộng 193 triệu tấn, Ấn Độ 148 triệu tấn, Indonesia 60 triệu tấn, VN 39 triệu tấn, Thái Lan và Miến Điện là 30.5 triệu tấn.

Ngoài ra, còn có những loại cây như mía đường, dừa, xoài, sầu riêng, cam, quít, bưởi và nhiều loại cây ăn trái khác.

Chăn nuôi cũng phát triển như nuôi vịt, trâu bò. Vịt được nuôi từng đàn lớn nhiều nhất là ở Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng.

Kiên Giang là tỉnh săn bắt thủy sản nhiều nhất, 80,000 tấn/ năm. Nghề nuôi tôm xuất khẩu cũng phát triển mạnh.

9* Ủy Hội Sông Mekong

Ủy Hội Sông Mekong (MRC=Mekong River Commission) là một cơ quan liên chính phủ nhằm phối hợp việc quản lý và kế hoạch phát triển tài nguyên về nước của sông Mekong.

4 thành viên của Ủy Hội là Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Tại mỗi quốc gia có một Ủy Ban sông Mekong quốc gia. Trung cộng không tham gia Ủy Hội sông Mekong nên không bị chi phối bởi Ủy Hội nầy.

MRC thành lập năm 1957. Giám đốc điều hành hiện thời là Jeremy Bird. Trụ sở đặt tại thủ đô Lào là Vientiane.

10* Những con đập trên sông Mekong

Trên thượng nguồn sông Mekong có 12 con đập, trong đó 5 con đập gây tác hại nhiều nhất cho hạ nguồn gồm 3 đập ở Trung cộng và 2 đập ở Lào.

10.1. Ba đập ở Trung cộng


mékong river, Ba Thắc, Bassac, đồng bằng sông cửu long

mékong river, Ba Thắc, Bassac, đồng bằng sông cửu long

mékong river, Ba Thắc, Bassac, đồng bằng sông cửu long

Đập Cảnh Hồng Đập Tiểu Loan

1). Đập Tiểu Loan (Xiaowan Dam).

Cao nhất thế giới, 292m. Diện tích 190km2. Sức chứa 15,000m3 nước. Chi phí 3.9 tỷ USD.

2). Đập Nouzhadu (Nọa Trát Độ).

Được mệnh danh là con khủng long trên sông Mekong. Khởi công xây 2006. Giải tỏa 24,000 cư dân. Hồ chứa dài 226km. Diện tích 320km2 (Gần bằng phân nửa diện tích nước Singapore, 716km2). Hồ chứa 22 tỷ m3 nước.

Phải cần 10 năm để chứa đủ số lượng nước cao 348m và 205m ở hai con đập nầy.

3). Đập Cảnh Hồng (Jinghong Dam)

Cảnh Hồng là con đập nhỏ, cao 108m, dài 705m. Diện tích hồ chứa nước 510km2, Dung tích 249 triệu m3 nước. Chi phí 1.76 tỷ USD. Cảnh Hồng phía nam Trung cộng, giáp giới Lào.

10.2. Hai con đập ở Lào

Đập Xayaburi ở bắc Lào Đập Don Sahong

1). Đập Xayaburi ở bắc Lào

Dài 810m. Cao 32m. Diện tích 49km2. Dung tích 1.3km3. Công suất máy phát điện 1,285MW.

Chủ sở hữu là công ty Ch. Karnchang Public Company. Vốn Thái Lan là 3.5 tỷ USD. Sẽ bán 95% số lượng điện cho Thái khi đi vào hoạt động. Lào cho xây con đập để bán điện lấy lời.

2). Đập Don Sahong ở Nam Lào, cách biên giới Cam Bốt 2km. Don Sahong là con đập nhỏ, cao 30m, rộng 100m, dài 5km nhưng được xem là tử huyệt của toàn bộ hệ sinh thái ở hạ nguồn Mekong. Nó tác động lớn lao đến vựa cá ở Cam Bốt.

Trung cộng đứng đàng sau hai con đập nầy. Trên danh nghĩa thì công ty Mả Lai đứng ra thực hiện, nhưng bên trong chính là công ty Sinohydro International là một tổ hợp của nhà nước Trung cộng.

Việt Nam đã từng phản đối và đề nghị đình hoãn 10 năm để nghiên cứu, nhưng được Trung cộng chống lưng nên Lào phớt lờ yêu cầu của người đồng chí đàn anh của đảng Cộng Sản Lào.

11* Những đồng thuận giữa lãnh đạo hai đảng CSVN và CSTàu

china comunist nazi, mao tsetung, mao trạch đông, hồ chí minh

Trung cộng luôn luôn nhắc nhở và kêu gọi đảng CSVN phải thực hiện những đồng thuận của lãnh đạo hai đảng, vậy những đồng thuận đó là gì?

1.Đó là công hàm bán nước của Hồ Chí Minh-Phạm Văn Đồng ngày 14-9-1958 công nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về chủ quyền của Trung Cộng.

2.Đó là Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng thỉnh cầu cho VN được chấp thuận cho làm một khu tự trị của TQ, ngày 4-9-1990 tại Thành Đô, Tứ Xuyên. Thỉnh nguyện được chấp thuận và Trung cộng cho thời gian 30 năm (1990-2020) để đảng CSVN giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung cộng. Chương trình mang tên là 4 tốt và 16 chữ vàng.


Biên bản buổi họp. “Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng Chủ Nghĩa Cộng Sản, đảng Cộng Sản và nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung cộng giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam sẽ cố hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp trong quá khứ. Và Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung Ương tại Bắc Kinh, như Trung cộng đã dành cho Nội Mông, Tân Cương, Tây Tạng, Quảng Tây”.

12* Đảng Cộng Sản Việt Nam thực hiện những đồng thuận như sau.

12.1. Lê Khả Phiêu cắt đất dâng biển cho Trung Cộng.


Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng công nhận HS/TS là của Trung Cộng cho nên Lê Khả Phiêu ký Hiệp Ước Biên Giới Trên Đất Liền ngày 30-12-1999 “dâng trả” Ải Nam Quan và Thác Bản Giốc diện tích 178km2, và Hiệp Ước Phân Định Lãnh Hải ngày 25-12-2000 giao trả 16,000km2 vùng biển Vịnh Bắc Bộ.

Hai hiệp ước được ký nhân vụ Lê Khả Phiêu bị sập bẫy mỹ nhân kế của cô Trương Mỹ Vân (Cheng Mei Wang) năm 1988. Đó gọi là “Sướng con koo mù con mắt”.

12.2. Lê Đức Anh dâng trả 6 đảo Trường Sa.

“Ra trận không được nổ súng”. Lê Đức Anh giao trả đảo Gạc Ma và 5 đảo khác ở Trường Sa ngày 14-3-1988, bằng một màn kịch đánh cuội “Ra trận không được nổ súng”. Vụ bán nước vĩ đại nhất lịch sử vì nó còn tác hại nghiêm trọng đến ngày nay. Đảng CSVN đã rước giặc vào nhà.

Chính Thiếu tướng Việt Cộng Lê Mã Lương tung lên Youtube ngày 14-6-2014. Xem:(https://www.youtube.com/watch?v=uS5fmvKoCeg&feature=player_embedded)

12.3. Bí mật về “16 chữ vàng”

Trung Cộng khởi tạo phương châm 16 chữ vàng.

Bản tuyên bố chung về 16 chữ vàng được ký vào tháng 2 năm 1999.

Tiếp tục thúc đẩy tiến trình bí mật 30 năm Thành Đô, Giang Trạch Dân đưa ra chiêu bài để ngụy trang là phương châm 16 chữ vàng. Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu nhất trí ngay và cam kết luôn luôn thực hiện với quyết tâm cao độ để hoàn thành “đại cuộc” đó.

Thế là phương châm 16 chữ vàng ra đời từ đó. Bản tuyên bố chung về 16 chữ vàng chính thức được Giang Trạch Dân và Lê Khả Phiêu ký vào tháng 2 năm 1999.

16 chữ vàng:

Láng giềng hữu nghị (mục lân hữu hảo), hợp tác toàn diện (Toàn diện hợp tác), ổn định lâu dài (Trường kỳ ổn định), hướng tới tương lai (Diện hướng vị lai).

Trung Cộng cho biết con đường hợp nhất của hai nước vô cùng thuận lợi vì đó là những đặc thù về địa lý tự nhiên, chế độ chính trị, văn hoá, xã hội và vận mệnh của hai dân tộc, của hai đảng được xem như một.

“Sơn thủy tương liên, Lý tưởng tương thông, Văn hóa tương đồng, Vận mệnh tương quan”. Vì thế sát nhập là hợp lý hợp tình.

Tháng 11 năm 2000 khi tân Tổng bí thư Nông Đức Mạnh sang diện kiến thì Giang Trạch Dân nhắc đến và nhấn mạnh, phương châm 16 chữ vàng là cái khung chỉ đạo căn bản và nhất quán để Việt Nam phát triển quan hệ với Bắc Kinh. Cũng giống như những người tiền nhiệm, Nông Đức Mạnh hạ quyết tâm thực hiện nội dung của 16 chữ vàng.

Tóm lại 16 chữ vàng là ngụy trang của chương trình 30 năm thực hiện để hoàn tất VN trở thành khu vực tự trị của Trung Cộng.

12.4. Ba đồng thuận của đảng Cộng Sản Việt Nam

Ngày 25-6-2011, Thứ trưởng Ngoại Giao Hồ Xuân Sơn, đặc phái viên của đảng CSVN đã ký với Đái Bỉnh Quốc 3 đồng thuận như sau:


1.Đồng thuận giải quyết tranh chấp song phương về Biển Đông

2.Đồng thuận thi hành định hướng dư luận: “Cả hai nước đều phản đối những thế lực bên ngoài can dự vào tranh chấp giữa Trung cộng và Việt Nam, và nguyện sẽ tích cực hướng dẫn công luận và ngăn chặn những lời bình luận hoặc hành động làm tổn hại đến tình hữu nghị và sự tin cậy giữa nhân dân hai nước.”

3.Đồng thuận công nhận công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng, công nhận Hoàng Sa/TS là của TQ.

Trích như sau: “Những hồ sơ lịch sử của TQ cho thấy rằng năm 1958 chính phủ Trung cộng đã khẳng định các hòn đảo trên biển Hoa Nam là những bộ phận thuộc về lãnh thổ quốc gia của Trung cộng, và kế đó thủ tướng VN Phạm Văn Đồng đã bày tỏ sự tán đồng trong bức thư ngoại giao của mình, gởi cho thủ tướng khi đó là ông Chu Ân Lai”.

12.5. Đi phải thưa về phải trình

Lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam phải qua Tàu trước khi đi Mỹ

Một sự thật hiển nhiên là các lãnh đạo đảng CSVN đều phải qua trình diện quan thầy Tàu khựa trước khi đi Mỹ.

1. Nguyễn Minh Triết

Qua Tàu ngày 16-5-2007. Qua Mỹ ngày 22-6-2007.

2. Trương Tấn Sang

Qua Tàu ngày 19-6-2013. Qua Mỹ ngày 25-7-2013.

3. Phạm Quang Nghị

Qua Tàu ngày 8-9-2013. Qua Mỹ ngày 27-7-2014. Vì có sự tranh giành với Phạm Bình Minh.

4. Phạm Bình Minh

Qua Tàu ngày 12-2-2014. Qua Mỹ ngày 1-10-2014.

5. Nguyễn Phú Trọng

Qua Tàu ngày 7-4-2015. Qua Mỹ ngày 6-7-2015.

12.6. Xây 195 tượng đài Hồ Chí Minh

Để chứng tỏ cho Trung Cộng thấy rằng đảng CSVN luôn luôn thi hành đồng thuận của Hồ Chí Minh-Phạm Văn Đồng, đảng CSVN đã có chương trình xây 195 tượng đài Hồ Chí Minh trên toàn quốc.

Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch có Dự án Quy hoạch Hệ thống Tượng đài Hồ Chí Minh trên toàn quốc. Hiện tại đã có 137 tượng đài và còn 58 cái nữa sẽ hoàn tất trước năm 2030. Thành phố Sài Gòn còn 14 cái sẽ được xây thêm. Nhà nước VN cũng đặt ngoại quốc làm thêm 6 cái tượng nữa ở các nước Cuba, Hungary, Ấn Độ, Pháp và Madagascar.

Tượng Hồ Chí Minh cao từ 4m đến 9m. Một tượng gây chú ý nhất là ở một tỉnh nghèo như Sơn La mà bỏ ra 1,400 tỷ đồng (Gần 70 triệu USD) để xây hình HCM.

GS Ngô Bảo Châu, người điềm đạm nhất mà cũng phải lên tiếng gay gắt: “Trẻ em ăn không đủ no, áo mặc không đủ ấm, sinh hoạt như lũ thú hoang mà bỏ ra 1,400 tỷ để xây tượng đài, thì hoặc là khốn nạn hoặc là thần kinh”. (Facebook)

GS Nguyễn Văn Tuấn tại Úc cho biết: “Có thể nói rằng những công trình tượng đài tại VN ngày nay, dưới cái nhìn của người bình thường thì nó rất thô kệch, xa lạ, vô hồn, phi dân tộc và lai căng”.


12.7. Thời kỳ Bắc thuộc lần thứ năm đã bắt đầu từ lâu rồi.

xi jinping, nguyễn phú trọng, china comunist nazi, mao tsetung, mao trạch đông, hồ chí minh

Ngoài ra còn hàng chục thứ chứng tỏ đảng CSVN đã đưa đất nước vào thời kỳ Bắc thuộc lần thứ năm. Đó là cờ 6 ngôi sao, bauxite Tây nguyên, làm lễ 1,000 năm Thăng Long kéo dài 10 ngày để ăn mừng ngày quốc khánh của bọn Tàu khựa. Thành lập Viện Khổng Tử trong khi VN đã có rất nhiều Khổng Miếu. Cho phép người Tàu di dân thả cửa vào Việt Nam. Trong 65 khu chế xuất, khu công nghiệp, không nơi nào vắng bóng người Hoa cả. Những người di dân tạo lập thành những khu riêng biệt của người Hoa mà chính quyền Việt Nam không được vào đó để kiểm soát. Chúng chiếm đóng các vị trí chiến lược, thuê đất 306,000 hecta rừng đầu nguồn trong 50 năm với giá rẻ mạt ở biên giới phía Bắc. Nông Đức Mạnh tự nhận mình là người dân tộc Choang của Trung cộng cho biết: “Đất rừng Việt Nam chưa dùng tới thì cho người khác thuê thì có sao đâu?”.

Ngoài ra, đảng CS và nhà nước Việt Nam, ưu tiên để 4 tỉnh phía Nam Trung cộng, như Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam được hưởng đặc quyền khai thác toàn diện trên 7 tỉnh biên giới của Việt Nam, như Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Người Trung cộng được hưởng qui chế "bất xâm phạm" từ khi có mặt tại Việt Nam để thi hành công tác khai thác toàn diện trên lưng người Việt Nam.

Năm 2009, tỉnh Hải Nam và Việt Nam nhất trí hợp tác toàn diện về chiến lược quân sự. (Tại sao một quốc gia lại phải hợp tác với một tỉnh của quốc gia khác?)

Một bài viết có tựa đề “Phố người Hoa, Rừng người Hoa, sòng bạc người Hoa,…và người Hoa” còn đưa ra quan ngại rằng “trong một tương lai không xa, con cháu người VN sẽ trở thành sắc tộc thiểu số và không còn được sống trên quê hương của mình nữa”.

Các công ty Trung cộng luôn luôn trúng thầu trọn gói, Hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình EPC (Engineering Procurement and Construction)

Các cơ quan trong chính phủ VN phải lập đường dây và quan hệ với những cơ quan đối tác trong chính phủ Trung cộng để thúc đẩy quan hệ song phương và hội nhập toàn diện.

12.8. Đừng có chờ đợi thái độ chống Trung cộng từ nhà cầm quyền Việt Nam

xi jinping, trương tấn sang, china comunist nazi, mao tsetung, mao trạch đông, hồ chí minh

TS-Viện sĩ Benoit de Tréglodé, một chuyên gia uyên thâm về Châu Á, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á Hiện đại (Institut de Recherche de lAsie du Sud-Est Contemporain) cho biết: “Những lời trách móc Trung cộng bằng miệng có vẻ gay cấn của chính quyền Việt Nam thật ra chỉ để gây hỏa mù. Đừng có chờ đợi thái độ chống Trung cộng từ giới cầm quyền Việt Nam hiện nay”.

Luật Quốc tế không có nói hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về quốc gia nào cả. Hồ Chí Minh-Phạm Văn Đồng đã công nhận hai quần đảo đó thuộc quyền sở hữu của Trung cộng. Tranh chấp chủ quyền là công việc riêng của hai nước cho nên Trung cộng luôn luôn đòi phải giải quyết song phương và đảng CSVN cũng luôn luôn đồng thuận giải pháp song phương.


Trung Cộng đã gởi công hàm ngày 14-8-1958 và những tuyên bố, những tài liệu mà CSVN đã công nhận HS/TS là của Trung cộng đến ông Tổng Thư Ký LHQ, yêu cầu phổ biến đến 193 thành viên của tổ chức nầy để làm bằng chứng.

12.9. Ngả theo Trung cộng để được yên thân là giải pháp đầu hàng, chủ bại, thực chất là bán nước.

Nhà báo Bùi Tín trích lời của Trung tướng Đặng Quốc Bảo, Hiệu trưởng Trường Kỹ Thuật Quân Đội và Trưởng Ban Khoa Giáo Trung Ương như sau: “Trung cộng lòng tham vô độ, không khéo ta sẽ từng bước trở thành một bộ phận của Trung cộng. Nói rằng phải ngả theo Trung cộng để được yên thân, đó là chủ nghĩa đầu hàng, chủ bại. Ngả theo TQ thực chất là bán nước”. (Dân Làm báo tháng 5/2013)

Hiện có 14 quốc gia láng giềng của Trung cộng, có biên giới chung với nước nầy là: Nga, Afghanistan, Bhutan, Ấn Độ, Lào, Kazakhstan, Mông Cổ, Myanmar, Nepal, Pakistan, Tajikistan, Kyrgyzstan, Bắc Hàn và Việt Nam. Ngay cả Đài Loan và Hongkong thuộc về lãnh thổ của Trung cộng nhưng không có nước nào luôn luôn bợ đít, nâng bi Trung cộng như Việt Nam đã làm cả.


Ngày 1-4-2016, ông Lê Văn Lai, đại biểu tỉnh Quảng Nam phát biểu tại Quốc Hội nguyên văn như sau: "Tôi ngạc nhiên khi tất cả báo cáo của Chính phủ và các cơ quan hữu quan đánh giá về biển Đông đều cho rằng đảm bảo chủ quyền, lợi ích quốc gia, trong khi người ta xây sân bay, kéo pháo hạm, đưa máy bay tiêm kích, o ép ngư dân, người ta sắp tuyên bố những điều xâm phạm chủ quyền như dùng các chuyến bay cắt ngang các chuyến bay truyền thống được quốc tế công nhận."

13* Kết luận

Trung Cộng dùng vũ khí nước để khống chế, không cho VN “Thoát Trung”. Truyền thống bán nước của đảng CSVN khiến cho có muốn Thoát Trung cũng không được.

Ông Bùi Tín phát biểu: “Quốc Hội Việt Nam chưa bao giờ dám lên tiếng phản đối hoặc ra một nghị quyết lên án Trung cộng cả. Một Quốc hội bán nước, một Bộ Chính trị bán nước, một chính phủ bán nước để lấy 15 tỷ USD thì còn gì giá trị chính đáng, chính danh trước nhân dân và công luận quốc tế”.

Đảng CSVN là tội đồ của dân tộc. Hãy đối chiếu với di chúc của vua Trần Nhân Tông thì thấy rõ ngay. Nhà vua di chúc: “Cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa. Một tấc đất của tiền nhân để lại cũng không để lọt vào tay kẻ khác. Ta để lời nhắn nhũ nầy như là một lời di chúc cho muôn đời con cháu về sau” (Vua Trần Nhân Tông)


Các vua Hùng có công dựng nước. Đức Trần Hưng Đạo có công giữ nước để bác cháu ta tha hồ bán nước!”. Đó là chủ trương của đảng Cộng Sản Việt Nam mà sự thật đã nêu trên không thể chối cãi được.

Trúc Giang

Minnesota ngày 7-4-2016

***

Tập Cận Bình ngạo mạn - Tàu cộng bị bao vây & cô lập

tập cận bình

TẠI SAO BẮC KINH SỢ NHỮNG “QUY TẮC QUỐC TẾ”?

Chính sách ngoại giao của Bắc Kinh đang thất bại bởi thái độ ngạo mạn, côn đồ và cách hành xử lưu manh của Tập Cận Bình. Ngoại trưởng Vương Nghị mới đây đã đưa ra lời tuyên bố, Bắc Kinh sẽ tăng tốc phát triển chính sách “Ngoại giao nước lớn mang bản sắc Trung Quốc”, nhằm thúc đẩy sáng kiến “một vành đai-một con đường” từ châu Á sang châu Âu và tăng cường sức ảnh hưởng của nước nầy.

Nhà nghiên cứu, học giả Đinh Công – Viện Nghiên cứu thuộc Trung tâm Carter Mỹ và Sở nghiên cứu phát triển & hòa bình Đại học giao thông Tây An TQ – phê phán: “Ông Vương Nghị cho thấy, sau khi theo đuổi phương án ngoại giao có phần cấp tiến, Bắc Kinh đang nhận thức được ảnh hưởng tiêu cực của nó, khiến cục diện khu vực diễn biến xấu đi.”

Chính sách ngoại giao nước lớn, cứng rắn của Tập Cận Bình đang khiến Bắc Kinh đang đối diện với nguy cơ rơi vào “Chiến tranh lạnh” với Hoa Kỳ. Dù vậy, Bắc Kinh vẫn ôm nhiều tham vọng lớn, điều nầy không chỉ thể hiện ở chính sách ngoại giao nước lớn, bắt nạt mấy nước nhỏ như Philippines và Việt Nam mà còn thể hiện ở cơ chế hợp tác giữa các quốc gia ở Biển Đông với ý đồ gạt các nước đang phát triển ra ngoài việc tranh chấp. Học giả Đinh Công chỉ ra rằng: “Đây là hành động nhằm dùng hợp tác kinh tế để xoa dịu và trấn an các nước có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh trên Biển Đông”.

Đối với tình hình Biển Đông, Ngoại trưởng Vương Nghị đã liên tục phản đối các hành động tuần tra Biển Đông của Hải quân Mỹ, nhằm khẳng định quyền tự do hàng hải ở vùng biển quốc tế nầy. Vương Nghị còn cho thấy Bắc Kinh có thái độ chống đối cực đoan khi nhất quyết tuyên bố sẽ không thừa nhận bất kỳ phán quyết nào của Tòa Thường trực Quốc tế The Hague (PCA) trong vụ kiện do Philippines là nguyên đơn. Vương Nghị nhấn mạnh cáo buộc nhằm vào Philippines tại cuộc họp báo ngày 8/3/2016 ở Bắc Kinh rằng: “Đối với cái gọi là vụ kiện đã biến chất, Trung Quốc không tiếp.”

Ông Đinh Công phân tích bài viết đăng trên báo Phượng Hoàng: “Trong vấn đề trọng tài quốc tế và quyền tự do hàng hải, căn cứ của các nước liên quan là hệ thống luật pháp quốc tế và quy tắc quốc tế được thành hình qua nhiều thập kỷ từ sau Thế chiến II. Hệ thống nầy có đầy đủ cơ sở và quan trọng hơn là phù hợp với mong muốn chung của gần như tất cả các nước xung quanh TC. Trong trật tự thế giới diễn biến theo hướng đa cực…”

Luật pháp quốc tế và quy tắc quốc tế, sở dĩ được gọi là “quốc tế”, bởi có được sự tán thành và thừa nhận bởi đa số quốc gia trên thế giới, trở thành một quy ước tiêu chuẩn để kiểm soát hành động của các nước trên trường quốc tế. Quan trọng hơn, quy tắc quốc tế không đại diện cho lợi ích của một nước hoặc một nhóm quốc gia, mà là công bằng với tất cả các nước, đặc biệt là sự công bằng trong quá trình tranh tụng để giành được kết quả có lợi trước trọng tài quốc tế, chứ không phải “tẩy chay” như Bắc Kinh.

Ông Đinh viết: “Đây chính là mô hình hợp tác quốc tế, có tranh luận nhưng luôn tìm kiếm thỏa hiệp và các bên đều giữ được lợi ích quốc gia của mình ở giới hạn thỏa hiệp lớn nhất,” theo ông. “TQ có thể thu được hiệu quả ngoại giao tốt hơn khi tự xưng là một phần của hệ thống quốc tế và tỏ ra thái độ tôn trọng với các quốc gia trong đó. Ngược lại, việc lập đi, lập lại sự phản đối và không chấp nhận đối với những cơ chế thông lệ, luật pháp quốc tế…khiến Bắc Kinh đang tự mình xây dựng ấn tượng về một quốc gia “hoành hành bá đạo” làm cho chính sách ngoại giao hầu như không đạt được hiệu quả gì.”

Chính Tc đang làm gia tăng mức độ mâu thuẫn, thúc đẩy các bên liên quan tiếp tục theo đuổi các biện pháp mà họ cho là có vai trò quan trọng để kềm chế Bắc Kinh. Bởi vì, xã hội quốc tế đang nhìn thấy sự sợ hãi và yếu ớt đằng sau thái độ né tránh của TQ, cũng như sự thiếu thành ý cho một mối quan hệ hợp tác quốc tế thực sự. Bên cạnh đó, hành động cự tuyệt và phản đối của Bắc Kinh cũng khiến dư luận quốc tế cảm thấy, đây là một quốc gia hoàn toàn theo chủ nghĩa vị kỷ, mang thái độ “luật pháp và quy tắc quốc tế” chỉ để phục vụ mình, có lợi thì ủng hộ mà bất lợi thì phản đối…

Sau đây là 2 trường hợp điển hình, Bắc Kinh rất sợ quốc tế phanh phui những vụ vi phạm “quy tắc quốc tế” của mình:

Theo Bloomberg đưa tin ngày 22/3/2016, chỉ vài giờ sau khi xảy ra một cuộc chạm trán giữa tàu kiểm ngư Indonesia với tàu cảnh sát biển TC trong khu vực Indonesia yêu sách vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý ở quần đảo Natuna sáng chủ nhật. Quan chức Bắc Kinh cầu xin Jakarta đừng công bố việc nầy với các phương tiện truyền thông với lý do: “Dù thế nào thì chúng ta vẫn là bạn bè”. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Indonesia đã từ chối thẳng thừng và dứt khoát yêu cầu này, đồng thời lập tức tổ chức họp báo quốc tế phản đối hành động thô bạo của tàu Cảnh sát biển TC xâm phạm chủ quyền Indonesia. Jakarta không còn lựa chọn nào khác hơn là phải công khai hành động này và tìm cách đẩy lùi hành vi leo thang bành trướng, bá quyền của Bắc Kinh.

Kyodo đưa tin ngày 20/3/2016, Bắc Kinh đã ép Nhật Bản không nhắc tới tranh chấp lãnh thổ và hàng hải giữa Bắc Kinh với các nuớc láng giềng trên Biển Đông tại hội nghị thượng đỉnh G-7 tổ chức tại Nhật Bản tháng 5 tới đây, với lý do nó sẽ cản trở nỗ lực cải thiện quan hệ song phương. Tuy nhiên, Nhật Bản đã từ chối thẳng yêu cầu phi lý này. Tokyo nhấn mạnh cộng đồng quốc tế không chấp nhận các hành vi bành trướng leo thang, xây dựng đảo nhân tạo trái phép và quân sự hóa của Bắc Kinh; vì vậy, Bắc Kinh rất sợ phải va chạm và đối mặt với quy tắc quốc tế.
Ngược lại, Thủ tướng Shinzo Abe đang rất mong muốn làm rõ tầm quan trọng của pháp luật quốc tế tại diễn đàn G-7 gồm Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý, Hoa Kỳ và nước chủ nhà là Nhật Bản sẽ diễn ra tại tỉnh Mie vào ngày 26 và 27 tháng 5/2016.

*

Rõ ràng, đây là hành động ỷ lớn hiếp nhỏ, cá lớn nuốt cá bé mang bản chất “ngoại giao nước lớn mang bản sắc Trung Quốc” tại Biển Đông, tiếp tục bị Hoa Kỳ công kích. Ngày 16/3/2016, đến lượt Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương lên tiếng công kích về xu thế “luật kẻ mạnh” (might is right) đang trỗi dậy ở Biển Đông. Tình trạng nầy, nếu không bị chặn đứng, Bắc Kinh sẽ còn vượt xa giới hạn của nó trong lĩnh vực quân sự.

Tại một cuộc hội thảo tại Canberra, thủ đô Australia, Đô đốc Scott Swift không nêu đích danh TC, nhưng ông đã tố cáo: “Một vài quốc gia về những hành vi “xây dựng cơ sở và quân sự hóa một cách hung hăng chưa từng thấy,” ông cho rằng. “Một bầu không khí bất ổn đã nảy sinh từ việc “bồi đắp hàng ngàn hecta đất, cùng với việc xây dựng các cơ sở quân sự mới, cảng nước sâu, phi đạo dài, radar cực mạnh có tầng số cao, triển khai tên lửa “địa đối không” và máy bay tiềm kích tại khu vực quần đảo Hoàng Sa”.

Ngoài ra, Bắc Kinh còn bị cáo buộc dùng sức mạnh quân sự để cản trở quyền lưu thông trên không và trên biển và để áp đặt chủ quyền TC trên gần như toàn bộ Biển Đông, chèn ép các nước láng giềng Đông Nam Á cũng tuyên bố chủ quyền trong vùng và nếu như luật kẻ mạnh thắng thế tại Biển Đông, điều đó sẽ tác động đến nền “kinh tế toàn cầu” và “luật pháp quốc tế”.

BẮC KINH SỬ DỤNG BIỂN ĐÔNG & SÔNG MEKONG ĐỂ THỐNG TRỊ ĐÔNG NAM Á:

Giáo sư Thitinan Pongsudhirak – Khoa học Chính trị thuộc Đại học Chulalongkorn – ngày 25/3/2016, bình luận trên tờ Bangkok, cách thức hành sử của Bắc Kinh trong khu vực ngày càng trở thành tâm điểm chú ý của dư luận. Xu thế trỗi dậy không thể đảo ngược của TC có khả năng trở thành nguồn gốc căng thẳng và xung đột tiềm tàng ở ĐNA. Không có nơi nào mà sự trỗi dậy của TC lại được thể hiện rõ rệt hơn khu vực ĐNA, nơi Bắc Kinh đặt mục tiêu rõ ràng là “chiếm đất” ở Biển Đông và “chiếm nước” ở thượng nguồn sông Mekong, kiểm soát nguồn nước ngọt quan trọng của các nước hạ nguồn: Myanmar, Thái Lan, Lào, Camphuchia và Việt Nam.

Căng thẳng trên Biển Đông gia tăng vì các tuyên bố và hành động gây tranh cãi của Bắc Kinh trên một số rặng san hô, bãi cạn lúc nổi, lúc chìm gần sát bờ biển Philippines, VN, Indonesia và rất xa Hoa Lục. Ngoài ra, Bắc Kinh đang xây dựng, quân sự hóa một số đảo nhân tạo trên một số bãi cạn ở quần đảo Trường Sa, thậm chí làm phi đạo và mở các chuyến bay dân dụng để củng cố yêu sách bành trướng vô lý và phi pháp của mình để cố tạo ra tình thế “sự đã rồi” không còn bàn cãi.

Trên thượng nguồn sông Mekong, Bắc Kinh đã đơn phương cho phép mình có quyền thống trị nguồn nước bằng các khai thác lợi thế địa lý và dòng chảy tự nhiên của sông Mekong chảy xuyên quốc gia, thông qua việc xây dựng hàng loạt đập thủy điện ở thượng nguồn và khi các quốc gia ở dưới hạ nguồn gặp phải đợt hạn hán gay gắt kéo dài tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, Bắc Kinh làm ra vẻ nhân đạo bằng cách tuyên bố xả nước đập Cảnh Hồng từ 15/3/2016 để bôi trơn cho Hội nghị Hợp tác Lan Thương – Mekong bên lề Diễn đàn Bác Ngao với 5 nước hạ nguồn kể trên.

Trong khi xả nước của TC ở đập Cảnh Hồng có thể giúp phần nào các nước hạ nguồn dịu bớt tạm thời tình trạng hạn hán, nhưng việc nầy lại là bằng chứng hiển nhiên sự phụ thuộc của các nước hạ nguồn vào thiện chí “ban ơn” và lòng độ lượng của Bắc Kinh. Với đòn bẩy kiểm soát nguồn nước thượng nguồn sông Mekong, Bắc Kinh đã triệu tập Hội nghị Lan Thương – Mekong tại Tam Á, Hải Nam. Tại đây, Bắc Kinh công bố các khoản cho vay và các gói tín dụng tổng trị giá khoảng 11,5 tỷ USD cho các dự án phát triển hạ tầng, từ đường sắt cho đến các khu công nghiệp dọc theo sông Mekong.

Giáo sư Pongsudhirak nhận định rằng, vấn đề quan trọng ở đây là “Cơ chế hội nghị “Thượng đỉnh Lan Thương – Mekong (LMC)” mà Bắc Kinh lập ra là một cách vô hiệu hóa “Ủy hội sông Mekong (MRC)” được thành lập bởi Campuchia, Lào, Thái lan và VN vào năm 1995 để tập trung tìm kiếm hổ trợ về chuyên môn cũng như kinh phí để quản lý nguồn tài nguyên nước ngọt của dòng sông Mekong chung của các quốc gia nầy.

Do đó, với các hoạt động của Bắc Kinh ở trên Biển Đông và trên dòng sông Mekong, Bắc Kinh có thể gây áp lực, buộc các nước láng giềng trong khu vực phải tìm cách tránh xung đột với mình. Bắc Kinh sẽ nổ lực để tạo ra các quy luật trên sân chơi quyền lực do mình tổ chức trong khu vực.

PHẢN ỨNG CỦA HOA KỲ TRÊN VẤN ĐỀ SÔNG MEKONG & BIỂN ĐÔNG:

[1] SÔNG MEKONG:

Hạn hán nghiêm trọng ở hạ lưu sông Mekong, trong đó có đồng bằng sông Cửu Long của VN, do tác động không nhỏ của các đập thủy điện trong khu vực, khiến Hoa Kỳ phải nhập cuộc. Tiến sĩ Richard Cronin – Giám đốc Chương trình ĐNA, Trung tâm nghiên cứu Stimson, Mỹ – trao đổi với P.V về tình hình hiện nay ở ĐBSCL của VN và mối liên hệ với các nước chia sẻ dòng sông Mekong.

HỎI: Ông đánh giá thế nào tình trạng hiện nay của ĐBSCL của Việt Nam?

ĐÁP: Tình hình cực kỳ nghiêm trọng, xét về hạn hán, sự mất đất và xâm nhập mặn. Chúng bị tác động bởi nhiều nguyên nhân, đó là các đập thủy điện trên thượng nguồn ở TC, lớp trầm tích cần có ở các nhánh thuộc 3 con sông Sesan, Srepok, Sekong để chống  lại sự xâm nhập của nước biển, cùng với chính các hoạt động phát triển ở khu vực này đang hủy hoại môi trường. Đó là các dự án tưới tiêu, các kênh đào, khai thác cát, các dự án phát triển của địa phương, sự đầu tư không giới hạn về nuôi trồng thủy sản và việc bơm nước sạch không có quy hoạch từ tầng nước ngầm.

Ở một số giai đoạn, mực nước thấp ở bắc Lào và Thái Lan có liên quan đến việc hút nước do các đập thủy điện quy mô Lan Thương (Lancang) của Trung Quốc. Việc hút nước do đập Mạn Loan (Manwan) trong hệ thống nước nầy được thực hiện từ năm 1992-1993. Bên cạnh đó, mực nước thấp vào mùa khô ở hạ lưu Mekong trong những năm qua cũng có thể do việc hút nước do đập thủy điện Nam Theun 2 của Lào.

Tình hình hạn hán ở Thái Lan và Campuchia cũng có vẻ nghiêm trọng. Không may là Thái Lan đã bắt đầu hút nước từ sông Mekong lên phía Bắc. Tuy nhiên, tôi chưa có đủ thông tin để đánh giá việc nầy có vai trò thế nào và sẽ dẫn tới hậu quả gì.

HỎI: Xin ông nói rõ hơn nguyên nhân khiến mực nước ở sông Mekong giảm mạnh trong năm nay?

ĐÁP: Các đập thủy điện ở thượng nguồn, đặc biệt của TC là một nguyên nhân, khi dòng chảy ở Vân Nam được coi là dòng đơn quan trọng nhất trong mùa khô, có thể chiếm đến 40% trong những năm bình thường. VN và các nước ở hạ nguồn sông Mekong cần lo ngại về các đập thủy điện của TC, khi đập thủy điện Lan Thương có thể trữ lượng nước cao hơn mức trung bình một năm chảy vào Vân Nam từ phía Bắc.

Thời điểm bắt đầu xây dựng đập thủy điện trên sông Lan Thương, đặc biệt là đập Tiểu Loan, một trong những con đập lớn nhất thế giới, Bắc Kinh trấn an các quốc gia ở hạ lưu rằng, các đập ở đây vẫn có thể tăng dòng chảy xuống đáng kể trong mùa khô. Nhưng, trong hầu hết mùa khô, Bắc Kinh không tăng dòng chảy trên sông Mekong. Vào thời điểm các tháng mùa khô, dòng chảy ở Chiang Saen, gần Tam giác giữa Thái Lan, Lào và Myanmar thường ở mức rất thấp do hoạt động của các đập thủy điện ở Vân Nam.

Tóm lại, Việt Nam và các nước ở hạ lưu sông Mekong cũng cần nhấn mạnh rằng, cơ chế hợp tác Lan Thương – Mekong (LMC) cần thực sự tập trung vào con sông, chứ không phải hỗ trợ Bắc Kinh đưa hợp tác vào sáng kiến “Một vành đai, một con đường” hoặc đưa vào “Ngân hàng đầu tư hạ tầng Châu Á (AIIB)” do Bắc Kinh đưa ra. Nếu không, sáng kiến của Bắc Kinh sẽ không có giá trị thực chất nào so với mối quan ngại của các nước hạ nguồn về điều đang xảy ra ở dòng chính sông Mekong.

[2] BIỂN ĐÔNG:

Họp báo tại Australia ngày 08/3/2016, Tư lệnh Không quân Thái Bình Dương của Mỹ Lori Robinson cho biết: “Không quân Mỹ sẽ tiếp tục công tác bay tuần tra hằng ngày trên Biển Đông, bất chấp việc TC triển khai tên lửa đất đối không và chiến đấu cơ ra Biển Đông”. Tuy nhiên, Tư lệnh Lori Robinson không trả lời liệu Mỹ sẽ hành động thế nào nếu TC bắn rơi máy bay Mỹ ở Biển Đông. Ngoài ra, Tư Lệnh Lori Robinson kêu gọi các nước đưa chiến đấu cơ, tàu ngầm, tàu tuần tra lưu thông hàng hải ở Biển Đông; nếu không, các nước có thể sẽ mất quyền tự do lưu thông hàng hải ở Biển Đông.

Trong cuộc hợp báo cùng ngày, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị tuyên bố: “Bắc Kinh sẽ không cho phép nước nào xâm nhập đến chủ quyền của mình ở Biển Đông,” ông ta nói. “Tự do lưu thông hàng hải trên Biển Đông mà một nước nào đó (ám chỉ Mỹ) nói tới không đồng nghĩa với việc nước đó có quyền muốn làm gì thì làm ở Biển Đông”.

Học giả Rene L. Pattiradjawane – Chủ tịch sáng lập Trung Tâm Nghiên cứu TC – ngày 23/3/2016 viết bình luận trên tờ The Jakarta Post về sự thành hình của “chủ nghĩa thực dân hàng hải Tàu Cộng” trên Biển Đông. Ông nhận định: “Môi trường địa chính trị ở Biển Đông đang chuyển sang giai đoạn mới. Tranh chấp vượt ra ngoài giới hạn giữa các nước yêu sách về chủ quyền và hàng hải mà còn là sự cạnh tranh giữa các siêu cường.” Bắc Kinh có tham vọng kiểm soát gần như 90% toàn bộ Biển Đông với yêu sách dựa trên cái gọi là “quyền lịch sử ma”. Tuy nhiên, điều nầy đang bị Philippines chống đối quyết liệt trên mặt trận đấu tranh pháp lý và đang bị Hải quân Hoa Kỳ thách thức bằng các hoạt động tuần tra bảo vệ tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông. Trong khi đó Nhật Bản, Ấn Độ và Nga cũng đang tìm cách gia tăng ảnh hưởng của mình ở ĐNA.

Theo Rene L. Pattiradjawane xác định 2 nguyên nhân Bắc Kinh leo thang bành truớng trên Biển Đông như sau:

Thứ nhất: Bắc Kinh đang theo đuổi “chủ nghĩa thực dân kiểu mới ttrên biển” bằng cách từ chối mọi thiện chí yêu cầu giảm căng thẳng ở Biển Đông. Bắc Kinh đang nổ lực tìm cách thống trị tuyến đường giao thương hàng hải huyết mạch nhộn nhịp hàng đầu thế giới.

Thứ hai: Bắc Kinh đang muốn cải thiện khả năng chống can thiệp, chống lại các mối đe dọa từ bên ngoài. Những hành động này cũng giống như những gì chủ nghĩa thực dân phương Tây trước đây đã làm để mở rộng sự thống trị. Trước đây, ngay cả khi thực dân châu Âu đặt chân sang châu Á từ thế kỷ thứ 15, không có một thế lực thực dân nào dám tuyên bố sáp nhập hay lấy Biển Đông làm lãnh thổ riêng của họ hoặc chia đôi quyền thống trị Biển Đông.

Sắp tới, có thể Tòa Trọng tài Thường trực PCA ở The Hague, Hòa Lan sẽ ra phán quyết về vụ Philippines khởi kiện TC áp dụng, giải thích sai Công Ước LHQ về Luật Biển 1982 vào tháng 4 hay 5/2016. Nhiều học giả trên thế giới hiện nay tin rằng, PCA sẽ bác đường lưỡi bò Bắc Kinh dựa trên cái gọi là “quyền lịch sử ma” không có trong công pháp quốc tế. Hành động tẩy chay phán quyết PCA thể hiện tư duy của họ: “Chân lý thuộc về kẻ mạnh và ngoại giao nước lớn mang bản sắc Trung Hoa”. Bắc Kinh nhiều lần tuyên bố là sẽ không công nhận phán quyết của PCA và có thể sẽ phản ứng bằng cách rút khỏi Công ước LHQ về Luật Biển UNCLOS. Ngay truớc khi Quốc hội TC nhóm họp, Chủ tịch Tòa Án Tối Cao Chu Cường tuyên bố rằng TC sẽ thành lập một “Trung tâm Tư pháp hàng hải Quốc tế” với mục đích bảo vệ chủ quyền trên biển và lợi ích cốt lõi khác của Bắc Kinh”.

NHỮNG LIÊN MINH QUÂN SỰ CHỐNG TÀU CỘNG Ở BIỂN ĐÔNG:

[1] HOA KỲ – ẤN ĐỘ:

Ngày 02/3/2016, Đô đốc Harry Harris, Chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương đề xuất của Hoa Kỳ đối với Ấn Độ trở thành một phần trong mạng lưới các cường quốc hải quân nhằm đối phó với với sự bành trướng, bá quyền trên Biển Đông của Bắc Kinh. Đại sứ Mỹ tại Ấn Độ Richard R. Verma bày tỏ hy vọng trong bài phát biểu rằng, các cuộc tuần tra chung của hải quân Ấn Độ và Mỹ sẽ trở nên thường xuyên và là hoạt động được hoan nghênh trên các vùng biển Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Các nhà phân tích lưu ý đến các nổ lực mới của Mỹ lôi kéo Ấn Độ vào cuộc đối đầu với Bắc Kinh trong khu vực nầy. New Delhi biết điều đó và muốn điều đó. Chuyên gia IMEMO Peter Topychkanov của Nga, khẳng định: “Lợi ích của Ấn Độ và Hoa Kỳ đều giống nhau ở khu vực này. New Delhi muốn hạn chế sự gia tăng ảnh hưởng của Bắc Kinh. Và Ấn Độ cũng không phản đối nếu chiến sự căng thẳng ra khỏi các khu vực xung quanh biên giới của mình gần với TC hơn”.

Đô đốc Harry Harris tuyên bố: “Tập trận cùng nhau sẽ dẫn đến chiến đấu cùng nhau. Hoa Kỳ – Ấn Độ – Nhật Bản – Australia cũng như nhiều quốc gia khác ở ĐNA có thể kết hợp hoạt động thoải mái ở bất cứ nơi nào trên đại dương, cũng như bên trên không phận được quốc tế cho phép. Một số bình luận gia cho rằng Mỹ đang nỗ lực dựng lại Liên minh 4 cường kể trên để đối phó với một TC hung hăng, côn đồ, cực kỳ hiếu chiến tại châu Á – Thái Bình Dương.

[2] LIÊN MINH 4 CƯỜNG:

Với chiến lược thành lập “Liên Minh 4 Cường” còn có tên gọi chính thức là Đối thoại An Ninh Tứ Giác (Quadrilateral Security Dialogue) là con đẻ của chính sách “Tân Đại Đông Á” của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong nhiệm kỳ Thủ tướng đầu tiên 2006-2007 với sự yểm trợ của Phó Tổng Thống Mỹ Dick Cheney, Thủ tướng Australia John Howard và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh. Trọng tâm của quan hệ này là một cuộc tập trận chung 4 bên quy mô mang tên “Diễn Tập MALABAR” hình thành “Liên minh Kim Cương” kiểm soát sự trỗi dậy của chủ nghĩa bành trướng của Bắc Kinh.

Lợi thế của “Liên minh 4 cường” là “Luật an ninh mới” của Nhật Bản có hiệu lực kể từ ngày 29/3/2016, cho phép lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) được quyền tham chiến ở nước ngoài lần đầu tiên kể từ Thế chiến II. Luật an ninh mới chủ yếu sẽ mở rộng vai trò của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản ở nước ngoài và thực thi quyền phòng vệ tập thể. Theo đó, lực lượng này có quyền tham chiến để bảo vệ các đồng minh bị tấn công vũ trang, ngay cả khi Nhật Bản không bị trực tiếp đe dọa. Giới quan sát nhận định dự luật này là bước đi cần thiết đối với nước Nhật trong thời điểm Tàu Cộng mở rộng hoạt động quân sự ở châu Á – TBD. Mỹ trước đó đã tuyên bố ủng hộ các thay đổi trong chính sách quân sự của Nhật Bản.

Chuyên gia của Viện Viễn Đông Viktor Pavlyatenko nhận định: “Trên thực tế, chúng ta thấy Nhật Bản đang khởi động giai đoạn mới bước ra sân khấu quốc tế. Và ở đây sẽ có sự tranh chấp giữa Tokyo với Bắc Kinh. Với lý do Bắc Kinh vi phạm “Luật pháp quốc tế, Công ước về Luật Biển”, Nhật Bản có quyền tham gia vào chiến dịch ĐNA với tất cả những ai muốn giảm thiểu tầm quan trọng và sức mạnh của Tàu Cộng”.

Các học giả Mỹ cũng nhận định, vai trò quốc tế của lực lượng phòng vệ Nhật Bản được mở rộng sẽ góp phần định hình an ninh khu vực Châu Á, ngăn ngừa nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang. Washington hoan nghênh những thay đổi tích cực của Tokyo và luật này là cột mốc quan trọng giúp liên minh Mỹ – Nhật trở nên vững chắc hơn.

Các nhà phân tích thuộc Viện Nghiên cứu và Chiến lược Quốc tế của Mỹ (CSIS) từng nhận định: “Tàu Cộng đang quân sự hóa các đảo trên Biển Đông, điều đó có nguy cơ đe dọa đến tự do hàng không, hàng hải. Trong khi đó, một mình quân đội Mỹ là chưa đủ để định hình an ninh khu vực Châu Á – TBD”.

Nishi Osamu, giáo sư danh dự tại Đại học Komazawa, Nhật trao đổi với Japanfocus rằng, liên minh quân sự Mỹ – Nhật sẽ góp phần định hình an ninh khu vực Châu Á – TBD và ngăn chặn nguy cơ xảy ra xung đột quân sự. Còn các quan chức ĐNA, đặc biệt là Philippines đánh giá cao và ủng hộ mạnh mẽ sự đóng góp của Nhật Bản vào hòa bình và ổn dịnh khu vực Biển Đông.

Lữ Diệu Đông – chủ nhiệm Phòng Nghiên cứu Ngoại giao, viện Nghiên cứu Nhật Bản, viện Khoa học xã hội TQ – đã tiến hành đánh giá chi tiết đối với quyết định dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể của Nhật Bản. Ông cho rằng, ảnh hưởng lớn nhất sau khi Luật An Ninh mới có hiệu lực chính là Nhật Bản từ một nước chỉ có thể bị động, ứng phó chiến tranh, đã trở thành một nước có thể chủ động phát động chiến tranh, cho nên đây là một sự thay đổi quan trọng. Nhật Bản đặc biệt đề cập đến vấn đề Biển Đông, nếu các nước có liên quan tới Nhật bị tấn công thì Nhật sẽ hành động. Hiện nay, Nhật Bản đang cân nhắc phối hợp với Hoa Kỳ tiến hành tuần tra ở Biển Đông.

[3] AUSTRALIA + ASEAN:

Các quốc gia Đông Nam Á đang muốn thắt chặt hơn nữa quan hệ quốc phòng với Australia, quốc gia đồng minh của Mỹ và ở kế cận khu vực Biển Đông, trong bối cảnh Tàu Cộng đang gia tăng sự hiện diện quân sự ở Biển Đông. Báo Sydney Morning Herald (Úc) ngày 19/3/2016 đưa ra nhận định. Dự kiến tuần nầy, Bộ Trưởng BQP Malaysia là Hishammuddin Hussein sẽ hội đàm với người đồng cấp Australia Marise Payne để thảo luận về việc Bắc Kinh triển khai các thiết bị quân sự lên các thực thể đang tranh chấp Biển Đông. Báo nầy nhận định đây là dấu hiệu cho thấy Malaysia có thái độ cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh.

Kế đến ngày 24/3/2016, tình hình Biển Đông tiếp tục căng thẳng với vụ khoảng 100 tàu cá của TC được 2 tàu hải cảnh bảo vệ, xâm nhập ồ ạt vào vùng đặc quyền kinh tế Malaysia tại bãi cạn Luconia. Bộ trưởng đặc trách an ninh Malaysia Shahidan Kassim cho biết, một máy bay Bombardier cùng với 3 chiếc hạm của Hải quân Hoàng gia và cơ quan tuần duyên Malaysia MMEA đã được điều động tới khu vực này, chính quyền có thể can thiệp bằng vũ lực nếu các tàu cá và tuần duyên TC xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia.

Trong khi đó, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sẽ có chuyến thăm Australia vào tháng 5/2016 tới nhằm thúc đẩy hàng loạt thỏa thuận mới giữa hai nước, trong đó bao gồm thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng. Phát biểu trong buổi họp báo ngày 18/3/2016, cùng với Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan tại Sydney, Ngoại trưởng Australia Julie Bishop khẳng định, Australia và Singapore đều cam kết duy trì quyền tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông. Ngoại ttrưởng Singapore khẳng định, bảo đảm an ninh hàng hải ở Biển Đông là điều cần thiết và nhấn mạnh “Biển Đông có tầm quan trọng đối với cả Australia và Singapore  bởi 2 nước đều có rất nhiều giá trị thương mại đi qua khu vực”. Tóm lại, Malaysia, Singapore và Australia là 3 trong 5 nước thành viên “Hiệp ước Phòng thủ Ngũ cường” (FPDA) được ký kết năm 1971 (2 quốc gia còn lại là Anh và New Zealand.

Báo Sydney Morning Herald nhận định: “Thái độ hung hăng của Bắc Kinh trên Biển Đông đã thúc đẩy các quốc gia ĐNA tìm đến các mối quan hệ quốc phòng gần gũi hơn với Australia và Hoa Kỳ”. Nhận định này tương tự với quan điểm của Đô đốc John Richardson, Tư lệnh Hải quân Mỹ khẳng định rằng: “Hành động ngang ngược của Bắc Kinh chỉ khiến các nước khối ASEAN sẵn sàng hợp tác làm việc với nhau hơn,” ông nói. “Nhờ TC hung hăng mà Washington đã nhìn thấy cơ hội xây dựng quan hệ tốt đẹp với Ấn Độ, Philippines, Singapore và Mỹ sẵn sàng chào đón nhiều nước khác tham gia các đợt tuần tra bảo đảm tự do hàng hải trên Biển Đông”.

Ngày 20/3/2016, từ BQP cho đến BNG Philippines đều ra thông cáo hoan nghênh thỏa thuận Mỹ- Philippines vừa đạt được hôm 20/3/2016 trong khuôn khổ đối thoại chiến lược thường niên. Theo Hiệp định hợp tác mới này, Philippines mở 5 căn cứ quân sự đón tiếp chiến đấu cơ, tàu chiến và lực lượng TQLC Mỹ, trong đó có một căn cứ nhìn ra Biển Đông nơi Bắc Kinh tranh chấp bằng sức mạnh quân sự.
Căng thẳng với Jakarta về vụ Indonesia bắt tàu TC đánh cá trái phép đang khiến Bắc Kinh “mất đi người bạn duy nhất ở Biển Đông”, tờ Business Insider (Mỹ) bình luận. Ngày 19/3/2016, Chính phủ Indonesia thông báo đã bắt giữ 2 tàu cá TC đánh cá trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế ở quần đảo Natuna của Indonesia. Trong khi đó, phía TC ngang ngược tuyên bố vùng biển xảy ra vụ bắt giữ thuộc lãnh hải của Tàu Cộng do nằm bên trong “đường lưỡi bò 9 đoạn”, cái mà Bắc Kinh gọi là “biên giới trên biển” để đưa ra tuyên bố chủ quyền phi pháp và phi lý và không được thừa nhận trên Biển Đông.

Theo Bloomberg, Indonesia lần nầy đã có thái độ kiên quyết, bất chấp các quan chức ngoại giao phía Bắc Kinh đã xuống nước bằng đề nghị “đừng cung cấp thông tin cho báo chí, hai nuớc vẫn là bạn của nhau.” Sau vụ này, Hạ viện Indonesia ngày 24/3/2016 đã kêu gọi chính quyền Jakarta xây dựng một căn cứ quân sự trên quần đảo Natuna. Cơ sở này sẽ là bức tường thành chống lại sự bành trướng của Bắc Kinh ở Biển Đông. Đồng thời Jakarta quyết định đưa 5 chiến đấu cơ F-16 ra quần đảo Natuna cùng với nhiều phương tiện chiến tranh khác để sẵn sàng bảo vệ quần đảo này.

KẾT LUẬN:

Ngày 29/3/2016, giáo sư Peter Dutton – Học viện Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ – khẳng định rằng, Tàu Cộng đang tự cô lập mình vì chính sách gây hấn ở Biển Đông. Theo quan điểm của Washington là bảo vệ trật tự hàng hải toàn cầu dựa trên luật pháp quốc tế để bảo đảm mọi quốc gia có quyền tiếp cận Biển Đông vì mục tiêu kinh tế – thương mại.

Giáo sư Peter Dutton giải thích: “Chúng tôi tổ chức các cuộc tuần tra bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông để bảo vệ lợi ích quốc gia và quyền tiếp cận khu vực. Mỹ muốn đảm bảo rằng, không quốc gia nào có hành vi bắt nạt hay thống trị khu vực. Chúng tôi cũng muốn hổ trợ an ninh cho các nước đồng minh”.

Tập Cận Bình đã trả giá về cái thói kiêu căng và ngạo mạn khiến Tàu Cộng bị Mỹ – Nhật – Ấn – Australia và khối ASEAN bao vây và cô lập tại Biển Đông. Muốn thoát khỏi thế bí này, Tập Cận Bình nỗ lực lôi kéo Nga ủng hộ Bắc Kinh để chống lại “sự bá quyền” của Mỹ tại Châu Á -TBD. Tập Cận Bình kỳ vọng Putin sẽ trợ giúp nhiệt tình cho Bắc Kinh chiếm thế thượng phong ở Biển Đông. Nhưng, Putin là con cáo già không dễ gì bị Tập Cận Bình lôi kéo vào quỹ đạo chống Mỹ – Nhật & ASEAN; bởi vì, nó hoàn toàn không có lợi ích gì cho Nga.

Ngược lại, Putin vừa tạt một gáo nước lạnh vào mặt Tập Cận Bình qua một cuộc Hội thảo về Biển Đông tại Nga. Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông, những diễn biến mới nhất về “HÀNH ĐỘNG PHI PHÁP CỦA TRUNG CỘNG” là nội dung cuộc hội thảo “Tranh chấp lãnh thổ và luật hòa bình trong thời toàn cầu hóa” tại Học viện Tư pháp Liên Bang Nga vào ngày 21/3/2016.

Hơn 100 chuyên viên Nga, học giả, nhà Việt Nam học của Nga và quốc tế tham gia sự kiện do Học viện Tư pháp Nga thuộc Tòa án Tối cao Liên bang Nga tổ chức. Các tham luận phân tích các nguyên nhân, yếu tố lịch sử, hiện trạng tranh chấp hiện nay tại Biển Đông, dự báo những hành động tiếp theo của Bắc Kinh trong mưu đồ độc chiếm Biển Đông và khuyến nghị biện pháp giải quyết vấn đề. Tất cả các chuyên gia, học giả đều bày tỏ quan ngại: “Tình hình sẽ tiếp tục căng thẳng nếu Bắc Kinh vẫn leo thang những hành động ngang ngược tại khu vực.”

Tiến sỹ I.A. Umnova – Trưởng ban Nghiên cứu Hiến pháp và Pháp luật Học viện Tư pháp thuộc Tòa án Tối cao Nga – khuyến nghị một số cơ chế pháp lý để giải quyết tranh chấp tại Biển Đông, trong đó có việc đệ đơn lên Tòa án Quốc tế LHQ, Tòa án công minh khu vực ASEAN, toà án SCO…

Tiến sỹ G.M. Lokshin – Trung tâm nghiên cứu Việt Nam & ASEAN, Viện Hàn Lâm khoa học Nga – phê phán: “Trung Quốc sử dụng những biện pháp thô bạo chống lại ngư dân Việt Nam, cũng như việc một lãnh đạo TC, nhất là giới quân sự đã có những tuyên bố thù địch đăng tải trên các phương tiện truyền thông,” ông khẳng định rằng. “Điều nầy đe dọa đến ổn định chính trị tại VN, đất nước có sự ổn định chính trị cao nhất tại ĐNA”.

Tiến sỹ M.E. Trigubenko – Chuyên gia cao cấp thuộc Trung tâm Chiến lược Nga tại Châu Á, Viện Hàn lâm khoa học Nga cho biết: “Việc Trung Quốc lấn chiếm lãnh thổ tại Biển Đông là chiến thuật truyền thống của Bắc Kinh, như một câu ngạn ngữ của chính TC là: “Ăn đất hàng xóm như tầm ăn dâu”. Bà vạch trần việc TC tiếp tục khiêu khích VN trên Biển Đông khi thực hiện chuyến bay thử nghiệm trái phép đến  một sân bay trên Đá Chữ Thập, đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng phi pháp tại đây.

Tiến sỹ V. Mosyakov – Phó giám đốc Viện Nghiên cứu Phương Đông, Viện Hàn lâm khoa học Nga – nói: “Đã có sự lừa dối và phóng đại nghiêm trọng từ phát ngôn BNG / TC Hoa Xuân Oánh khi tuyên bố rằng: “TQ xây dựng những đảo nhân tạo trên Biển Đông là trong giới hạn chủ quyền của nước này”.

Tác giả A. Svetov – Chuyên gia phụ trách quan hệ với các Tổ chức của chính phủ & Truyền thông thuộc Hội đồng Nga – khuyến nghị: “Việt Nam cần tăng cái giá phải trả cho kẻ xâm lược”.

Tập Cận Bình tại cuộc họp với TT Obama bên lề thượng đỉnh an ninh hạt nhân tại Washington ngày 31/3/2016. Họ Tập lên tiếng cảnh cáo Mỹ chớ xâm phạm chủ quyền và lợi ích quốc gia của Bắc Kinh tại Trường Sa dưới danh nghĩa thực thi quyền tự hàng hải ở Biển Đông và Bắc Kinh sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền của TC ở Biển Đông.

Ngày hôm sau 01/4/2016, TT Obama đã tạt một gáo nước lạnh vào mặt Tập Cận Bình để cho họ Tập thức tỉnh. Hãng tin Reuters, trích dẫn một nguồn tin từ Washington cho biết, Hải quân Mỹ dự trù mở cuộc tuần tra thứ ba vào đầu tháng 4 tiến tới gần các đảo tranh chấp trên Biển Đông, bất chấp những phản đối của Tập Cận Bình. Thông tin về kế hoạch nầy được tiết lộ một ngày sau cuộc gặp gỡ giữa TT Obama và Tập Cận Bình.

Đến cuối tuần nầy, tàu chiến Hoa Kỳ và Nhật Bản dồn dập cập cảng Philippines gồm có 7 tàu hải quân Mỹ và 3 tàu hải quân Nhật Bản sẽ cập cảng tại vịnh Subic của Philippines vào ngày 3/4/2016 để chuẩn bị cho cuộc tập trận “BALIKATAN” sẽ diễn ra từ ngày 4/4 đến 16/4/2016 ở nhiều địa điểm khác nhau ở Philippines. Cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh tranh chấp căng thẳng tại Biển Đông, gần đây có xu hướng leo thang do Bắc Kinh ngang nhiên bồi đắp, cải tạo trái phép các đảo nhân tạo ở Trường Sa của Việt Nam. Ngoài cuộc tập trận chung, Philippines còn chuẩn bị cho binh sĩ Hoa Kỳ đóng tại 5 căn cứ theo “Hiệp định Hợp tác Quốc phòng Nâng Cao” (EDCA).

Trước khi tạm kết bài báo nầy, tôi xin mượn nhận định của giáo sư Yakov Berger – một chuyên gia nghiên cứu chiến lược thuộc Viện Nghiên cứu Viễn Đông – để bọn lãnh đạo Bắc Kinh và tập đoàn tay sai lãnh đạo ĐCSVN hiện nay suy ngẫm.

Giáo sư Yakov Berger cho rằng: “Không ai biết về ngân sách thực sự mà Bắc Kinh dành cho quốc phòng. Nếu như tính đến giá trị sử dụng, thì những con số thật có thể lớn hơn nhiều so với con số được công bố, nhưng lại ít hơn con số cung cấp cho phía Mỹ. Tuy nhiên, chi tiêu quân sự của Tàu Cộng không thể so sánh được với Hoa Kỳ.”

Chiến lược gia Yakov Berger khẳng định: “Nếu Tàu Cộng tiến hành một cuộc chiến tranh chống lại Hoa Kỳ thì điều đó “CHẲNG KHÁC NÀO TỰ SÁT”…    

NGUYỄN VĨNH LONG HỒ

***

cờ tồ qốc trên biển đông, dậy sóng biển đông

Cờ tổ quốc trên biển Đông - http://southeast-asia-sea.org 

April Newsletter from Southeast Asia Sea - Lá thư biển Đông số 3 tháng 4 2016: Liên bang Nga gây hấn khắp nơi_Hoa Kỳ triển khai chiến xa và F-15 ở Âu Châu

http://www.southeast-asia-sea.org/vsasa/apr-newsletter-from-southeast-asia-sea1.html

Trần Đại Việt

Ngày 30-09-2015 Liên bang Nga mở chiến dịch không kích ở Syria. Lý thuyết nói rằng Nga tấn công khủng bố Isis hay Isil. Thực tế là nhằm vào các lực lượng đối lập Syaria ôn hòa. 

Do tính chất tính thiếu lương thiện ngay từ khi khởi đầu, Nga đã thất bại sau gần 6 tháng đổ người và của để tiếp tế cho nhà độc tài Bashar al-Assad. Trung tuần tháng 3 năm 2016, Putin đơn phương tuyên bố rút toàn bộ lực lượng không quân ra khỏi Syria "Những nhiệm vụ được giao cho Bộ Quốc phòng ở Syria đã được hoàn thành. Vì vậy, tôi chỉ thị từ ngày mai bắt đầu triệt thoái phần chính nhóm quân sự của chúng ta khỏi Syria!" - ngưng trích- http://www.vietpressusa.com/2016/03/sau-khi-triet-thoai-hau-het-quan-nga.html

Nga thất bại và hơn nữa đó là một sự lường gạt dư luận, rút lui chỉ nhằm thuyên chuyển tái phối trí hoạt động quân sự của họ vào những nơi khác để tránh bị quốc tế chỉ trích nhân hội nghị hòa bình về Syria tổ chức ở Geneva, Thụy Sĩ vào ngày 15-03-2016. 

Mặt khác, ở biển hoa Đông, Liên Bang Nga leo thang tình trạng chiến tranh với Nhật Bản qua việc bố trí quân đội ở quần đảo Kuril chiếm của Nhật vào cuối đệ nhị thế chiến. 

điếu ngư, kuril islands japan, îles Kouriles, mer de Béring, mer d'Okhotsk

Quần đảo Kurils của Nhật bị Nga chiếm đóng  (Quần đảo Kuril Montage RFI)

Ngày, 25/03/2016, "bộ Quốc Phòng Nga đã tiết lộ kế hoạch bố trí tên lửa hiện đại và xây dựng một căn cứ Hải Quân tại vùng quần đảo Kuril đang có tranh chấp với Nhật Bản. Động thái của Mátxcơva được cho là sẽ buộc Tokyo quan tâm trở lại với mặt trận phía Bắc, qua đó giảm bớt nguồn lực giành cho phía Nam, nhất là khu vực Biển Đông, nơi mà Nhật Bản không có lợi ích trực tiếp. Trung cộng được cho là sẽ hưởng lợi nhờ động thái của Nga". -ngưng trích- Nga găng với Nhật, gián tiếp giúp Bắc Kinh nhẹ gánh ở Biển Đông ? http://vi.rfi.fr/chau-a/20160326-nga-gang-voi-nhat-gian-tiep-giup-bac-kinh-nhe-ganh-o-bien-dong

Ở Âu châu, Nga lại gây căng thẳng thêm vùng Ukraine chiếm được nên, Ngũ giác đài, bộ quốc phòng Hoa Kỳ tuyên bố sẽ triển khai một lữ đoàn kỵ binh thường trực ở Âu châu kể từ ngày 30-03-2016 để răn đe sự đe dọa từ Nga và trấn an các đồng minh Nato. 

Hoa Kỳ còn triển khai thêm các phản lực chiến đấu cơ F-15 đến Băng đảo (Iceland) và Hoà Lan (Netherland) để ủng hộ Nato và răn đe Liên bang Nga (bản tin buổi sáng 7.30 giờ Âu Châu ngày 03-04-16 của đài CNN) 

Nhân loại ở trong bầu không khí chiến tranh đang lan tràn do Nga và Trung cộng hiếu chiến gây hấn khắp nơi. 41 năm trước, để triệt hạ Nga xô viết, Hoa Kỳ liên minh với Trung cộng, phản bội Việt-Nam Cộng-Hòa,  lịch sử 41 năm lại tái diễn khi Hoa Kỳ cùng một lúc phải đối đầu cả hai quốc gia thù nghịch.

Lịch sử ghi đậm nét thời Đệ Nhất Việt-Nam Cộng-Hòa đã khởi công xây cất nhà máy thủy điện Đa Nhim từ tháng 1 năm 1962 và hoàn thành vào tháng 12 năm 1964. 

nhà máy thủy điện đa nhim đà lạt

Hai ống thủy áp bằng hợp kim của nhà máy thủy điện Đa Nhim Đà Lạt (hình Wikipedia) 

Chính phủ Ngô Đình Diệm còn thành lập Nguyên tử lực cuộc và xây cất Trung-Tâm Nghiên-Cứu Nguyên-Tử-Lực Đà Lạt được khánh thành ngày 28 tháng 10 năm 1963. 

nguyên tử lực cuộc, trung tâm nguyên-tử phục-vụ hòa-bình đà lạt

Bộ tem phát hành kỷ niệm khánh thành Trung tâm nguyên-tử phụng-sự hòa-bình ngày 28-10-1963

Như trên đã trình bày, nếu Việt-Nam Cộng-Hòa không bị sụp đỗ ngày 30-04-1975, thì ngày nay VNCH đã trở thành một cường quốc nguyên tử khu vực. Trung cộng, Đài Loan, Bắc Hàn hay Liên Bang Nga khó có nhiều cơ hội làm khó Hoa Kỳ. 

Năm 1963, Việt Nam Cộng Hòa đã có Trung tâm nghiên cứu nguyên tử ở Đà Lạt, còn miền Bắc, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa còn trong tình trạng nghèo đói, lạc hậu, chỉ lo gây chiến với miền Nam trù phú. Cây kim, sợi chỉ không sản xuất được, phải nhập cảng từ Trung cộng. Với hậu quả năm 2020, Việt Nam cộng sản sẽ chính thức trở thành tỉnh, bang tự trị trong nước Cộng sản Tàu. Đây là sự bất hạnh lớn lao của dân tộc VN do từ những sai lầm chính trị của nước Hoa Kỳ.

lịch sử việt nam miền nam việt nam trù phú sung túc, dân chủ

Miền Nam dân chủ, sung túc, trù phú tự do (thập niên 60-70)

lich su viet nam miền bắc nghèo đói lạc hậu

Miền Bắc độc tài, nghèo đói, lạc hậu, đi «giải phóng» miền Nam trù phú, dân chủ (thập niên 60-70)

Thế giới này sẽ ra sao, với tình trạng Nga, Tàu liên minh gây chiến, đó còn chưa kể tới hiểm họa Bắc Hàn đe dọa tấn công bằng vũ khí hạt nhân cũng như tổ chức Isis đang dự mưu tấn công Mỹ, Liên Âu cũng bằng chất nổ nguyên tử !

Phá sản là tình trạng có thật từ Liên bang Nga, Trung cộng, Bắc Hàn cũng như tổ chức Isis đang ngày càng mất dần các lãnh thổ chiếm được ở Syria, Iraq, thế nên họ liều mình để giẫy chết. Thế giới tự do, Hoa Kỳ, Liên Âu phải thật điềm tĩnh, can đảm đối phó, phản ứng kịp thời đối với mọi nguy cơ đến từ đâu để bảo vệ nền văn minh nhân loại đang có được. 

Ngày 03-04-2016 

Trần Đại Việt (http://southeast-asia-sea.org) 

Các bài viết liên quan:

- March Newsletter from Southeast Asia Sea_Lá thư biển Đông số 2 tháng 3-2016: Nước Tàu, những cái nhiều và nhất. - http://www.truclamyentu.info/southeast-asia-sea/tdv_la-thu-bien-dong-so-2-03-2016.html

- Lá thư biển Đông số 1 tháng 2 2016 - http://www.truclamyentu.info/southeast-asia-sea/tdv_la-thu-bien-dong-so-1-02-2016.html

April Newsletter from Southeast Asia Sea_Liên bang Nga gây hấn khắp nơi_Hoa Kỳ triển khai chiến xa và F-15 ở Âu Châu.PDF

***

40 năm sau khi Hoa Kỳ để mất Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ và Ðồng Minh mất luôn Biển Đông

hoàng sa, trường sa

Trung cộng xây căn cứ quân sự trên đảo Trường Sa

(Vann Phan) 

Hoa Kỳ, quốc gia nằm ở phía  Đông Thái Bình Dương - chứ không phải Cộng Sản Trung Hoa - với tiềm lực quân sự chế ngự  toàn thể đại dương này, vẫn thường được coi là cường quốc Thái Bình Dương bởi lẽ Hạm Ðội Thứ 7 trực thuộc Hạm Ðội Thái Bình Dương có tổng hành dinh đóng tại Yokosuka trên đảo Honsu của Nhật Bản và có cả thảy 3 hàng không mẫu hạm, hằng nghìn máy bay cùng hằng trăm chiến hạm cũng như tiềm thủy đĩnh đủ cỡ, đủ loại, đang là lực lượng hùng mạnh vô địch trải rộng khắp miền, từ Guam tới Okinawa và từ Singapore cho tới Sydney.

Nhưng vị thế đó rồi đây sẽ không còn nữa khi Cộng Sản Tàu, gọi cho gọn là Trung Cộng, đang ngày càng bành trướng thế lực trên biển (và có thể là cả trên bộ nếu một mai Việt Nam trở thành một tỉnh của Trung Cộng chiếu theo bản “Thỏa Thuận Thành Ðô” đầy bí ẩn được ký kết giữa hai Ðảng Cộng Sản Trung Hoa và Việt Nam hồi năm 1990), đặc biệt là tại hai Quần Ðảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Nam Hoa (Southeast Asia Sea), nơi lực lượng hải quân Trung Cộng đang đối đầu quyết liệt với lực lượng hải quân của hai quốc gia Ðông Nam Á nhỏ bé hơn họ nhiều, là Cộng Sản Việt Nam, nước gọi Biển Nam Hoa theo cách riêng của họ là Biển Ðông, và Phi Luật Tân, nước gọi vùng biển này là Biển Tây (West Philippine Sea), căn cứ vào vị trí địa lý của vùng biển đó đối với đảo quốc này.

*Thế yếu hiện nay của các nước Việt Nam, Phi Luật Tân, Mỹ, Ấn Ðộ và Nhật Bản

Trong mấy năm trở lại đây, cả Hoa Kỳ lẫn Nhật Bản và Ấn Ðộ đều ráo riết ve vãn Cộng Sản Việt Nam, lộ liễu nhất là trong và sau cuộc khủng hoảng bang giao giữa hai nước cộng sản “anh em” kia, do việc Trung Cộng bất thình lình đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu bên trong hải phận (lãnh hải) Việt Nam trên Biển Nam Hoa để dò tìm dầu khí, với ý đồ không giấu diếm là muốn đặt Cộng Sản Việt Nam vào tình thế đã rồi là toàn bộ, hay ít ra cũng là hầu hết, Biển Nam Hoa đã thuộc chủ quyền của Trung Cộng, nếu như Cộng Sản Việt Nam và thế giới không có phản ứng gì.

Thật ra, những quốc gia tự do, dân chủ đó nỗ lực ve vãn - và có khi còn tỏ ra chiều chuộng thái quá - quốc gia Cộng Sản tại Ðông Nam Á này chẳng phải vì họ yêu thương gì lắm dân tộc Việt Nam hoặc cái Ðảng Cộng Sản Việt Nam đang cai trị đất nước đáng thương đó mà chẳng qua là vì Cộng Sản Việt Nam, nước có cảng nước sâu Cam Ranh tốt hơn cả Rio de Janeiro của Brazil, đang giữ một vị thế chiến lược cực kỳ quan trọng, nếu không nói là quan trọng nhất, tại phía Tây Thái Bình Dương, bởi vì Biển Nam Hoa ngoài khơi Việt Nam là thủy lộ huyết mạch từ Thái Bình Dương thông qua Ấn Ðộ Dương của các nước có kỹ nghệ phát triển và có nền kinh tế lớn trong vùng, như Nhật Bản, Nam Hàn, Ðài Loan, Ấn Ðộ và Hoa Kỳ. Nếu Biển Nam Hoa lọt vào tay một cường quốc hùng mạnh và tham tàn như Trung Cộng thì coi như không riêng gì Việt Nam và Phi Luật Tân mà tất cả các nước nêu trên, luôn cả Thái Lan, Mã Lai Á, Singapore, Indonesia, Brunei và Úc Ðại Lợi, cũng khốn đốn lây.

Bề ngoài, có vẻ như cuộc tranh chấp chủ quyền trên Biển Nam Hoa vẫn đang diễn tiến chứ chưa ngã ngũ, nghĩa là cả Trung Cộng lẫn Cộng Sản Việt Nam và Phi Luật Tân, cùng với các quốc gia ở phía Nam vùng biển này, là Mã Lai Á, Indonesia và Brunei, không ai thật sự nắm quyền kiểm soát hết Biển Nam Hoa. Tuy nhiên, trên thực tế, Trung Cộng đang làm chủ vùng biển đó, cho dù Hoa Kỳ và thế giới, trong đó có Ấn Ðộ và Nhật Bản, có muốn hay không, chỉ vì một lẽ đơn giản là, trong thế giới ngày nay, khi Liên Hiệp Quốc chỉ là một tổ chức bù nhìn của các cường quốc, nguyên tắc mạnh được, yếu thua theo tiến trình đấu tranh sinh tồn và chọn lọc tự nhiên trong Thuyết Tiến Hóa của Charles Darwin (Evolutionism/Darwinism) mới là yếu tố quyết định sự sống còn của một giống người hay của cả nhân loại - chứ không riêng gì loài động vật - đặc biệt là các nước nhược tiểu như Cộng Sản Việt Nam trước nanh vuốt của các quốc gia hùng mạnh và tham tàn như Trung Cộng. Vả lại, Cộng Sản Việt Nam, vì bị Trung Cộng kèm kẹp trong vòng ảnh hưởng của họ, chưa hề có được một cường quốc quân sự nào cam kết bảo vệ bằng một hiệp ước phòng thủ chung, như trường hợp Nhật Bản và Phi Luật Tân là hai quốc gia cũng đang đối đầu với Trung Cộng trong vấn đề chủ quyền biển đảo nhưng lại đang được Hoa Kỳ cam kết bảo vệ.

Qua bao cuộc thử thách trên thế giới từ cuối thế kỷ trước cho tới nay, đặc biệt là trong các biến cố tại Georgia, Iran, Syria và Ukraine (Crimea), Hoa Kỳ, siêu cường duy nhất của thế giới, viện cớ tiền bạc và tài nguyên đang cạn kiệt dần, đã chẳng dại gì mà hy sinh quyền lợi của mình để giúp đỡ kẻ cô thế chống lại cường quyền, mong tiếp tục giữ vững biệt danh “tay sen- đầm quốc tế” do phe Cộng Sản gán ghép cho Washington từ thời Chiến Tranh Lạnh đến nay.

Vả lại, Trung Cộng từng tuyên bố công khai và thẳng thừng rằng họ sẽ hành động một mình (vì họ quá mạnh khiến cả siêu cường Hoa Kỳ cũng chùn bước) chứ không chấp hành bất cứ phán quyết nào, dù có lợi hay có hại cho họ, của các tòa án quốc tế trong vấn đề tranh chấp tại Biển Nam Hoa, trong đó có Tòa Án Luật Biển Quốc Tế (International Tribunal for the Law of the Sea) và Tòa Án Trọng Tài Thường Trực (Permanent Court of Arbitration), đừng nói chi tới Bộ Quy Tắc Ứng Xử tại Biển Ðông (Declaration on the Conduct of Parties, DOC/South China Sea Code of Conduct) từng được các nước trong Hiệp Hội Các Quốc Gia Ðông Nam Á (ASEAN) và Cộng Sản Trung Hoa thỏa thuận.

Vì Hải Quân Trung Cộng hiện đang là lực lựợng mạnh nhất trên Biển Nam Hoa ngày nay, cho nên họ cứ tự tiện ra vào nơi đây như chỗ không người, muốn đưa giàn khoan dầu tới đâu thì cứ tới, muốn nới rộng đảo nào hay bãi đá nào tại Hoàng Sa và Trường Sa thì cứ làm, và muốn vẽ bản đồ lãnh thổ của họ bao trùm tới đâu trên Biển Nam Hoa thì cũng cứ tùy ý muốn của họ, như trường hợp cái bản đồ gồm 9 đoạn đứt khúc (nine - dotted line) của vùng biển này do họ công bố, mà Cộng Sản Việt Nam ưa gọi một cách nôm na là “Ðường Lưỡi Bò” sau khi Hà Nội đã thất bại trong việc ngăn chặn sức liếm láp cực kỳ khó chịu của cái lưỡi bò đó. (1)

Hoa Kỳ, và cả Ấn Ðộ cũng như Nhật Bản, các cường quốc khác của thế giới có quyền lợi hàng hải trên Biển Nam Hoa, rất bực tức và lo ngại, nhưng chẳng làm gì được Trung Cộng trong lúc này, và có thể là cả trong tương lai dài lâu nữa.

* Nguyên do khiến các cường quốc Hoa Kỳ, Ấn Ðộ và Nhật Bản đành bất lực nhìn Trung Cộng chiếm hết Biển Nam Hoa

Các lý do quân sự, chính trị và kinh tế đã đưa đẩy 2 cường quốc Hoa Kỳ và Nhật Bản ở Thái Bình Dương và cường quốc Ấn Ðộ ở Ấn Ðộ Dương bó tay nhìn Cộng Sản Trung Hoa nuốt trọn Biển Nam Hoa, chận đường các thương thuyền và tàu chiến Hoa Kỳ và Nhật Bản đi từ Thái Bình Dương qua Ấn Ðộ Dương và ngược lại, buộc Ấn Ðộ phải điều chỉnh hoặc hủy bỏ chính sách “Hướng Ðông” (“Look East”) có từ hồi 1991 qua bốn đời Thủ Tướng: P.V. Narasimha Rao, Atal Bihari Vajpayee, Manmohan Singh, và Narendra Modi.

Không hiểu Cộng Sản Việt Nam nghĩ sao chứ Hoa Kỳ khá lo buồn khi nhìn đảo Phú Lâm (Woody Island), đảo lớn nhất trong Quần Ðảo Hoàng Sa từng bị quân Trung Cộng đánh chiếm của Việt Nam Cộng Hòa hồi Tháng Giêng năm 1974, trở thành một căn cứ quân sự quy mô, với một phi trường có khả năng tiếp nhận các chiến đấu cơ phản lực và một quân cảng hoàn chỉnh, nơi trú đóng của 4,000 hải quân và thủy quân lục chiến Trung Cộng. Người Mỹ biết rằng đây chính là một “hàng không mẫu hạm không thể đánh chìm” của hải quân Trung Cộng một khi chiến tranh xảy ra tại Ðông Nam Á giữa Trung Cộng và các lực lượng muốn duy trì tự do hàng hải trên Biển Nam Hoa.

Ðến Tháng Giêng năm 2015, Hoa Kỳ lại lo lắng nhìn Bãi Ðá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) ở quần đảo Trường Sa, mà Trung Cộng từng chiếm cứ khỏi tay Cộng Sản Việt Nam hồi năm 1988, nay đã được Trung Cộng biến thành một căn cứ quân sự. Trước đó, hình ảnh từ vệ tinh do thám Mỹ chụp được cho thấy Trung Cộng đã ra sức hút cát đại dương và tô bồi thêm cho đảo Gạc Ma (Johnson South Reef), cũng từng bị Trung Cộng cướp khỏi tay Cộng Sản Việt Nam trước đây để biến thành đảo riêng của họ, rồi nối dài thêm phi đạo của một phi trường mà họ mới dựng lên nơi đây thành một sân bay quân sự có thể dùng cho các chiến đấu cơ phản lực. Nếu Hoa Kỳ không để cho Trung Cộng cưỡng chiếm Quần Ðảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa hồi năm 1974 trong thế kỷ trước thì Trung Cộng đã không có một đầu cầu thiết yếu để xua quân đánh chiếm luôn nhiều đảo và bãi đá khác trên quần đảo Trường Sa ở phía Nam của Hoàng Sa. Về lỗi lầm tày trời này thì cặp bài trùng Richard Nixon và Henry Kissinger, tổng thống và ngoại trưởng Mỹ hồi thập niên 1970, trước hơn ai hết, phải hứng chịu mọi trách nhiệm trước lịch sử. (2)

Nhật Bản cũng lo buồn không kém Hoa Kỳ khi thấy Trung Cộng bành trướng tiềm năng quân sự tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nơi Hải Quân Nhật Bản từng chiếm đóng và trấn giữ suốt thời gian Nhật Bản hất cẳng Pháp để nắm quyền cai trị ba nước Việt-Miên-Lào trên bán đảo Ðông Dương thuộc Pháp. Với kinh nghiệm tại Biển Hoa Ðông (East China Sea) ở phía Ðông Trung Cộng và phía Tây Nhật Bản, nơi Trung Cộng từng thiết lập một Vùng Cấm Bay (No-Fly Zone/Air Defense Identification Zone), không cho phép phi cơ dân sự và quân sự của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nam Hàn và các nước khác bay qua, Nhật Bản biết rằng, rồi đây, tàu thuyền và phi cơ của họ cũng sẽ không được phép đi ngang qua Biển Nam Hoa một khi Trung Cộng quyết tâm áp đặt một Vùng Cấm Bay tương tự giữa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nơi họ đang có các căn cứ quân sự, mà bản doanh có thể được đặt trên chiếc “hàng không mẫu hạm không thể đánh chìm,” tức là trên đảo Phú Lâm trong Quần Ðảo Hoàng Sa hoặc có thể là trên một số hòn đảo và bãi đá khác tại Quần Ðảo Trưởng Sa nữa. (3)

Phần mình, Ấn Ðộ đang ưu tư, lo lắng đứng nhìn thời thế thay đổi tại Biển Nam Hoa khi Trung Cộng dần dà chiếm đóng hết đảo này tới đảo khác trên hai Quần Ðảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không có một sức mạnh nào cản nổi, bởi vì cả Cộng Sản Việt Nam và Phi Luật Tân đều không đủ sức mạnh - hoặc thiếu quyết tâm, như trong trường hợp rất đáng nghi ngờ của Cộng Sản Việt Nam - để kiềm chế hoặc ngăn chặn sức bành trướng quân sự của Trung Cộng trong vùng, trong khi Hoa Kỳ, cho tới nay, chỉ nói mà không làm, nên Trung Cộng chẳng hề nao núng.

Là một cường quốc lớn tại Á Châu, Ấn Ðộ cảm thấy cần thiết phải có tự do lưu thông hàng hải tại Biển Nam Hoa để tàu thuyền và phi cơ của họ có thể an toàn đi lại từ Ấn Ðộ Dương sang Thái Bình Dương và ngược lại thông qua eo biển Malacca, nằm giữa bán đảo Mã Lai Á và đảo Sumatra của Indonesia. Ngay cả việc dò tìm dầu khí của các công ty dầu Ấn Ðộ tại thềm lục địa của Việt Nam cũng sẽ không thể thực hiện được một khi Trung Cộng đã chiếm trọn Biển Nam Hoa và lên tiếng đòi chủ quyền trên tất cả các giếng dầu phong phú trong vùng biển này.

Nguồn tin thông tấn xã AFP hôm 27 Tháng Giêng năm 2015 cho hay Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama và Thủ Tướng Ấn Ðộ Narendra Modi đã lên tiếng kêu gọi các quốc gia trên thế giới bảo đảm “an ninh hàng hải và hàng không trong khu vực, đặc biệt tại Biển Ðông (tức Biển Nam Hoa)” qua một thông cáo chung nhân dịp nhà lãnh đạo Mỹ kết thúc chuyến viếng thăm Ấn Ðộ. Trước đó, vào ngày 25 Tháng Giêng, cùng lên tiếng trong một bản tuyên bố nhan đề “Tầm Nhìn Chiến Lược Chung cho Vùng Á-Châu-Thái Bình Dương và Ấn Ðộ Dương” (“Joint Strategic Vision for the Asia-Pacific and Indian Ocean”), Tổng Thống Obama đã cùng với Thủ Tướng Modi xác định rằng hai quốc gia Mỹ và Ấn rất quan ngại về “những căng thẳng chung quanh các cuộc tranh chấp lãnh hải” tại Biển Nam Hoa. Ngày 28 Tháng Giêng năm 2015, các ngoại trưởng thuộc Hiệp Hội Các Quốc Gia Ðông Nam Á (ASEAN) nhóm họp tại Mã Lai Á đã cùng nhau bày tỏ sự lo ngại về chuyện Trung Cộng liên tục đòi chủ quyền tại nhiều khu vực trong Biển Nam Hoa, đặt các quốc Ðông Nam Á vào thế phải đối mặt với tham vọng bá quyền nước lớn của Trung Cộng trong khi không có nước nào trong vùng đủ sức đối đầu về quân sự với nước láng giềng phương Bắc khổng lồ đó. (4)

*Vì đâu nên nỗi?

Sự thể này có nhiều nguyên do, trong đó có các nguyên do sau:

1. Hoa Kỳ bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa, để mất quần đảo Hoàng Sa vào tay Trung Cộng

Việc Hoa Kỳ bỏ cuộc nửa chừng, để cho Việt Nam Cộng Hòa rơi vào tay Cộng Sản Bắc Việt (1975) và kèm theo đó là việc Hoa Kỳ, chỉ một năm trước đó, đã làm ngơ không can thiệp để cho Trung Cộng chiến mất quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa (trong trận Hải Chiến Hoàng Sa giữa Hải Quân Trung Cộng và Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa vào ngày 19 Tháng Giêng năm 1974), là sai lầm chiến lược lớn lao nhất của Hoa Kỳ trong thế kỷ trước, (5) mặc dù Hoa Kỳ vẫn được tiếng là kẻ đã chiến thắng cuộc Chiến Tranh Lạnh (1945-1991) trong tư cách là cường quốc lãnh đạo Thế Giới Tự Do và nghiễm nhiên trở thành siêu cường Số 1 của thế giới sau sự sụp đổ của Cộng Sản Ðông Âu và sự tan rã của Liên Xô, tức Liên Bang Xô Viết. Có điều, Trung Cộng cùng 2 chư hầu của họ tại Á Châu, là Việt Nam và Bắc Hàn, cũng như Cộng Sản Cuba thân Liên Xô ở Tây Bán Cầu, đã không sụp đổ theo đúng các đánh giá khôn ngoan nhất mà loài người có thể đưa ra trong thế kỷ trước.

Có thể lúc bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa hồi năm 1973-1975, các chính trị gia Mỹ, nhất là Quốc Hội Mỹ (là kẻ nắm hầu bao trong mọi cuộc chiến), chỉ có mục đích thiển cận là nhằm tiết kiệm mỗi năm chừng nửa triệu Mỹ kim tiền viện trợ - Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu của Việt Nam Cộng Hòa cũng chỉ cần có thế đặng giữ vững Miền Nam Việt Nam - để dành số tiền đó lo cho phúc lợi của dân chúng Mỹ trong nước. Ðâu có ai biết rằng, vì để mất Việt Nam Cộng Hòa trong thế kỷ trước, qua thế kỷ này Hoa Kỳ đã phải chi ra mỗi năm hàng chục tỉ Mỹ kim để chống đỡ những ngón đòn của Trung Cộng trên khắp các mặt trận toàn cầu, đặc biệt là tại Biển Nam Hoa, thủy lộ sinh tử của Mỹ và các nước đồng minh từ Thái Bình Dương qua Ấn Ðộ Dương.

Sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa, chiếc tiền đồn chống Cộng của Thế Giới Tự Do, đã trở thành sự sụp đổ của chiếc tiền đồn của Hoa Kỳ và các nước đồng minh Á Châu của Mỹ, như Nhật Bản, Ấn Ðộ, Nam Hàn và Phi Luật Tân, trước tham vọng bá quyền của Trung Cộng tại Á Châu. Một Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn tồn tại, với hải, lục không quân tinh nhuệ và với một đội quân được các chuyên gia quân sự đánh giá là hùng mạnh vào hàng thứ 7 trên thế giới trước năm 1975 mà còn được bảo vệ bằng một hiệp ước an ninh chung với Hoa Kỳ, sẽ làm Trung Cộng nản lòng trong bất cứ tham vọng bá quyền nào của họ, ít nhất là tại Ðông Nam Á và Biển Nam Hoa, đừng nói gì tới chuyện thách thức vị thế bá chủ của Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương.

Cần phải nói thêm rằng, ngoại trừ Israel - với cộng đồng người Mỹ gốc Do Thái giàu mạnh và rất có thế lực tại Hoa Kỳ - Việt Nam Cộng Hòa là đồng minh tốt nhất và đáng tin cậy nhất của Hoa Kỳ trong suốt dòng lịch sử nếu đem so với các đồng minh khác trên toàn thế giới, như Afghanistan và Iraq chẳng hạn, là những kẻ sẵn sàng xả súng bắn vào người bạn đồng minh Hoa Kỳ cho dù họ chưa hề bị bỏ bỏ rơi ngang xương như trường hợp của Miền Nam Việt Nam cách nay 4 thập niên.

Với những bộ óc khá ưu việt - cỡ bộ óc của các Giáo Sư Bửu Hội và Nguyễn Xuân Vinh thuộc thế hệ trước cũng như của nữ khoa học gia Dương Nguyệt Ánh, mẹ đẻ loại bom ép nhiệt thermobaric, và Tiến Sĩ Nguyễn Ðịnh, cha đẻ loại vũ khí bắn tia Free Electron Laser, của Hoa Kỳ thuộc thế hệ hiện nay - và với tiềm năng dầu khí dồi dào tại thềm lục địa Miền Nam Việt Nam, thế giới không thể loại bỏ khả năng Việt Nam Cộng Hòa trở thành một cường quốc nguyên tử (vì lẽ sinh tồn tự nhiên của một nước nhỏ bên cạnh một nước láng giềng to lớn và hung ác), cho dù cường quốc này có thể cũng sẽ phải ẩn thân trong vòng bí mật như Israel. Ðó thật sự là cơn ác mộng của Trung Cộng, kẻ chưa hề biết sợ mà từ bỏ chủ trương bá quyền Ðại Hán. Và dĩ nhiên, hồi thế kỷ trước, một khi Trung Cộng thấy Hoa Kỳ quyết tấm giữ vững Miền Nam Tự Do để bảo vệ sườn phía Tây của Thái Bình Dương thì họ không bao giờ dám đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa như họ đã làm hồi năm 1974, chỉ 1 năm trước ngày Sái Gòn sụp đổ vào tay Cộng Sản Bắc Việt. Còn chuyện đảo Gạc Ma và Bãi Ðá Chữ Thập - do Cộng Sản Việt Nam quản lý sau khi Việt Nam Cộng Hòa cáo chung - bị Trung Cộng đánh chiếm hồi năm 1988 thì chuyện đó sẽ không làm sao xảy ra được nếu Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

2. Hoa Kỳ giúp Trung Cộng phát triển kinh tế mong trục lợi từ một thị trường béo bở

Một lỗi lầm chiến lược trầm trọng vào bậc nhất khác của Hoa Kỳ trong thế kỷ trước di hại tới thế kỷ sau là Hoa Kỳ đã giúp Trung Cộng phát triển kinh tế những mong trục lợi từ một thị trường béo bở như thị trường đông cả tỉ người trên lục địa Trung Hoa, thay vì giúp Nga chấn hưng kinh tế sau khi Liên Xô tan rã.

Sự tồn tại dai dẳng và không thể nào đảo ngược lại được của chế độ độc tài Cộng Sản tại Tàu - qua sự thất bại thảm thương và cay đắng của các phong trào đòi tự do, dân chủ tại Thiên An Môn (1989) và Hồng Kông (2014) - cho thấy Hoa Kỳ, với chính sách “Trợ Tàu, diệt Nga” thời Chiến Tranh Lạnh, đã tự ý tạo ra cho chính mình một kẻ thù mới hùng mạnh và nham hiểm bội phần so với kẻ thù cũ Liên Xô. Giờ đây, Trung Cộng đã trở thành đối thủ sinh tử của Hoa Kỳ, kẻ đang “tranh bá, đồ vương” với Hoa Kỳ trên khắp các mặt trận có quy mô thế giới.

Rõ ràng là nhờ sự hỗ trợ đắc lực của Hoa Kỳ, thông qua việc chuyển nhượng khoa học, kỹ thuật không chút e dè của các công ty Mỹ lúc nào cũng tối mặt trước lợi nhuận thu vào bất kể quốc gia hưng vong, nền kinh tế Trung Cộng, chẳng bao lâu nữa sẽ (thật sự) vượt qua Hoa Kỳ để tiến lên vị thế hàng đầu thế giới vẫn do Hoa Kỳ nắm giữ từ sau Thế Chiến 2 đến nay. Có thể nói rằng, khi giúp Trung Cộng mở mang kinh tế (kéo theo kỹ thuật tân tiến), Hoa Kỳ đã vô tình giúp Trung Cộng khả năng mua sắm được hàng không mẫu hạm Liêu Ninh cùng các tiềm thủy đĩnh nguyên tử và chế tạo được các chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 cỡ Chengdu J-20 and Shenyang J-31, chẳng thua thua kém gì các siêu máy bay chiến đấu F-22 Raptors và F-35 Joint Strike Fighters Lightning II của Hoa Kỳ. (6)

Hồi Tháng Giêng năm 2015, trong một bài viết trên tạp chí The National Interest nhan đề “The Foreign Policy Essay: Why China Will Become a Global Military Power,” tức “Luận Về Chính Sách Ngoại Giao: Vì Sao Trung Cộng Sẽ Trở Thành Cường Quốc Quân Sự Của Thế Giới,” Oriana Skylar Mastro, giáo sư môn nghiên cứu an ninh tại trường Edmund A. Walsh School of Foreign Service thuộc Ðại Học Georgetown University, cho rằng sớm muộn gì rồi quốc tế cũng phải chấp nhận sự thể Trung Cộng là một cường quốc quân sự của thế giới.

Nguồn tin Tân Hoa Xã hồi cuối Tháng Mười Một năm 2014 từng cho hay “Chủ Tịch Trung cộng Tập Cận Bình khẳng định thời đại Mỹ là siêu cường duy nhất thế giới sắp kết thúc, Bắc Kinh quyết tâm cạnh tranh sánh tầm ảnh hưởng với Washington tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.” Ðiều này cho thấy việc Trung Cộng lăm le thôn tính nhược tiểu Việt Nam chỉ nằm trong mục tiêu ban đầu của họ mà thôi, trong khi mục tiêu tối hậu của quân Ðại Hán là làm sao có thể thôn tính luôn cả siêu cường Hoa Kỳ.

Theo lời tiên đoán của đại văn hào Nga Aleksandr Solzhenitsyn (1918-2008), tác giả The Gulag Archipelago, tức quần đảo Gulag, từng sống lưu vong tại Mỹ năm 1974 nhưng sau đó chán ngán xã hội Mỹ chỉ biết chăm chú hưởng thụ vật chất mà xao lãng mặt tinh thần nên đã quay trở lại Nga năm 1994, Hoa Kỳ sẽ sụp đổ từ bên trong chứ không cần phải bị ai đánh từ bên ngoài, bởi vỉ đây là một siêu cường đầy những lỗ hổng, với cả hai đảng chính trị lớn chỉ biết lo cho quyền lợi của đảng mình (chẳng khác gì Cộng Sản, nhưng vẫn còn khá hơn), với “lục phủ, ngũ tạng” đều rệu rã, và với lòng hận thù chủng tộc sâu sắc tới độ nền pháp trị dữ dằn kiểu Mỹ vẫn không kiềm chế nổi.

Trung Cộng có thể sẽ không đối đầu với Hoa Kỳ qua một cuộc chiến tranh nguyên tử theo kiểu Bắc Hàn từng hăm dọa Mỹ, nhưng rõ ràng là họ đang dùng ngón đòn vật chất, mà tiền bạc là chính, để “mua đứt” các cơ sở kinh tế của Mỹ và gây ảnh hưởng lên các nhà lãnh đạo siêu cường này bằng cách tài trợ các chuyến đi du lịch đầy thú vui và lắm khoái lạc để sau này bắt bí, buộc “người tiêu thụ” các thú vui đó phải điều chỉnh chính sách quốc gia sao cho có lợi cho Trung Cộng. Từ cả chục năm nay, Trung Cộng đã thực hiện không biết bao nhiêu là cuộc tấn công trên mạng (cyber attacks) trong khuôn khổ cuộc chiến tranh điện toán (cyberwarfare) vào các cơ sở kinh tế, kỹ nghệ và quân sự của Mỹ nhằm đánh cắp khoa học, kỹ thuật cùng các thông tin thương mại, đồng thời sử dụng các chiêu thức tuy cổ điển nhưng hữu hiệu, trong đó có cả khổ nhục kế và mỹ nhân kế, với mục đích làm suy yếu giới lãnh đạo Mỹ lúc nào cũng ham vui và cần tiền để vận động bầu cử, song song với việc ráo riết cạnh tranh nhằm triệt hạ ảnh hường của Hoa Kỳ trên khắp thế giới, rõ rệt nhất là tại các nước Phi Châu và Nam Mỹ.

Cần biết rằng bản chất của người Mỹ là thực tiễn và ham thích tiền bạc nên họ rất dễ sa vào các bẫy sập của Trung Cộng. Cũng nên biết rằng, từ năm 1949, lúc cộng sản chiếm quyền tại Hoa Lục, cho đến nay, chính sách ngoại giao Ðại Hán của Cộng Sản Trung Hoa rất nhất quán và hầu như không hề thay đổi, dù là dưới thời Mao Trạch Ðông hay Ðặng Tiểu Bình hay Hồ Cẩm Ðào trước kia hoặc Tập Cận Bình ngày nay. Trong khi đó, cũng trong khoảng thời gian kể trên, chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đã thiếu tình liên tục và có khi còn mâu thuẫn nhau trầm trọng, dưới đời 12 vị tổng thống, là Harry Truman, Dwight Eisenhower, John Kennedy, Lyndon Johnson, Richard Nixon, Gerald Ford, Jimmy Carter, Ronald Reagan, George W.H. Bush, Bill Clinton, George W. Bush, và Barck Obama.

3. Hoa Kỳ quá tự tin vào sức thu hút của chủ nghĩa tư bản và nền tự do, dân chủ

Một lỗi lầm lớn lao nữa của Hoa Kỳ là sự thể Chú Sam quá tự tin vào sức thu hút của chủ nghĩa tư bản và nền tự do, dân chủ của thế giới bên ngoài các xã hội độc tài, đảng trị tại Cộng Sản Trung Hoa, Cộng Sản Việt Nam, Cộng Sản Bắc Hàn và Cộng Sản Cuba. Khi giới thiệu chủ nghĩa tư bản vào Trung Cộng và Việt Nam, Hoa Kỳ cứ làm như là chủ nghĩa tư bản hay ho tới độ sẽ cảm hóa được dân chúng tại đây và làm say mê Bộ Chính Trị của các đảng Cộng Sản đang cai trị tại Bắc Kinh và Hà Nội tới mức họ sẽ bỏ phăng đi đường lối cộng sản mà chạy theo chế độ tự do, dân chủ do Hoa Kỳ bày vẽ. Sự thật thì cả hai đảng Cộng Sản Tàu và Việt Nam đều tương kế, tựu kế, cứ việc ngửa tay lấy tiền của từ “bọn tư bản” để rồi nỗ lực nuôi nấng và củng cố đảng cộng sản của mình cho ngày càng thêm bền vững.

Một ví dụ sống động là tấm gương do cựu đại sứ Mỹ tại Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Michael W. Michalak (2007-2011) để lại. Ông Michalak rất hãnh diện về nhiệm kỳ của ông ở Việt Nam, bởi lẽ chính trong thời gian này mà số du học sinh Việt Nam sang Mỹ du học đạt tới một đỉnh cao mới, với số lượng du học sinh Việt Nam tại Mỹ vào cuối nhiệm kỳ của ông tăng gấp đôi so với lúc ông vừa mới nhậm chức cách đó 4 năm. Cũng như bao chiến lược gia tài ba trên đất Mỹ, vị đại sứ cứ tin rằng hễ giáo dục được càng nhiều con em các lãnh tụ cộng sản Việt Nam bao nhiêu theo lối Mỹ thì triển vọng các nhà lãnh đạo tương lai của Việt Nam từ bỏ chế độ độc tài, đảng trị hiện nay để chuyển sang chế độ tự do, dân chủ kiểu Mỹ càng tươi sáng hơn bấy nhiêu. Sự thật thì kết quả đã trái ngược hoàn toàn, bởi vì con cháu các lãnh tụ cộng sản được gởi đi du học tại Mỹ, khi nối ngôi cha ông của họ, đã không đưa đất nước đi theo chế độ tự do, dân chủ kiểu Mỹ - để chỉ có thể cai trị tối đa là 8 hay 10 năm giữa những lời phê phán và chỉ trích gay gắt trong một xã hội có tự do ngôn luận - mà họ đã ra sức trói buộc Việt Nam trong chế độ cộng sản độc tài để họ được quyền cai trị suốt đời mà không ai dám hé môi phản đối, cho dù đất nước đang có nguy cơ mất vào tay Trung Cộng nếu Việt Nam không chịu thay đổi thể chế chính trị. (7)

Tương tự như thế, đã có hằng nghìn trí thức và chuyên gia Trung Cộng, một số không nhỏ là con cháu các đảng viên gạo cội trong Ðảng Cộng Sản Trung Quốc, từng du học Hoa Kỳ từ cuối thập niên 1970 tới nay, nhưng chưa hề có ai, khi leo lên tới vị trí lãnh đạo trong guồng máy cai trị của Bắc Kinh, nghĩ tới chuyện từ bỏ chế độ độc tài, độc đảng do phe cộng sản nắm giữ mà đi theo con đường đa nguyên, đa đảng để tạo cơ hội cho các đảng phái khác thay họ mà lên cầm quyền. (8)

* Thay lời kết

Trong những ngày tháng này, những người Quốc Gia của Việt Nam Cộng Hòa cũ còn ở trong nước hoặc đang ở hải ngoại sắp sửa tưởng niệm 40 năm ngày mất nước, tức tưởng niệm 40 năm biến cố Sài Gòn sụp đổ vào ngày 30 Tháng Tư năm 1975, một biến cố mà mới đầu ai cũng tưởng như chỉ là nỗi bất hạnh riêng của 20 triệu đồng bào Miền Nam Việt Nam nhưng không ngờ lại là nỗi đau chung của cả một dân tộc gồm 90 triệu người đang phải sống dưới một chế độ chính trị bất công, bạo tàn và tồi tệ chưa từng thấy mà đành bất lực, không có cách nào dứt bỏ đi được, cứ y như là một thứ nghiệp báo phải mang vào thân mãi tới khi nào ông Trời ngó lại và cho thoát đi thì mới dứt được kiếp lầm than, hay nói như Nguyễn Du: “Ðã mang lấy nghiệp vào thân/Cũng đừng trách lẫn Trời gần, Trời xa...”

Sau bao nhiêu tháng, năm sống cuộc đời lưu vong trên “đất khách” mà nay đã là quê hương mới của mình, người Việt tha hương có thể đã thấm thía với sự thật là hầu như cái ác đang thắng cái thiện trên khắp thế giới, chứ không riêng gì ở Việt Nam. Ðối với những ai còn vọng tưởng tới một tương lai xán lạn cho tổ quốc Việt Nam về sau, những người đó cần lưu ý ít nhất là 2 điều này:

1. Khác với trường hợp nước Nga của ông Vladimir Putin qua vụ Ukraine, đối tượng mà Hoa Kỳ và các quốc gia Liên Âu tha hồ cấm vận kinh tế và chính trị, thế giới không thể nào cấm vận hoặc trừng phạt kinh tế và chính trị để ngăn chặn tham vọng bành trướng Ðại Hán của Cộng Sản Trung Hoa, cho dù nước này có hung ác đối với các nước nhược tiểu (cỡ Tây Tạng, Tân Cương hoặc Việt Nam) đến cách mấy đi nữa và lại còn đang rình rập để chờ cơ hội thâu tóm cả Hoa Kỳ, bởi vì quyền lợi kinh tế, tức là quyền lợi vật chất, của các nước tự do, dân chủ trên thế giới - nhất là Mỹ - tại Cộng Sản Trung Hoa đã quá chằng chịt và quá lớn lao tới độ không thể dứt ra được nếu họ không muốn chính mình cũng bị “hụt ăn.” Hơn nữa, thật khó cho các nền kinh tế hạng nhì, hạng ba của thế giới lại đi cấm vận nền kinh tế hàng đầu thế giới, một vị thế mà, chẳng sớm thì muộn, Trung Cộng sẽ giành được, bởi vì các công ty tại Mỹ và Âu Châu, vì thiếu tiền, vẫn cứ tiếp tục “bán mình” cho các nhà đầu tư Trung Cộng mà không hề biết lo cho tương lai của “tổ quốc” mình khi các kỹ thuật tân tiến do họ nắm giữ lọt vào tay một đối thủ nham hiểm. (9) Mà chừng nào Ðảng Cộng Sản Trung Hoa còn thì các Ðảng Cộng Sản Việt Nam và Bắc Hàn vẫn tồn tại, và đó là chân lý bất di, bất dịch, cho dù sông có thể cạn, núi có thể mòn. Phải biết rằng, trong cuộc giằng co, nếu có, giữa Trung Cộng và Cộng Sản Việt Nam, thời gian luôn đứng về phía Trung Cộng chứ không phải về phía Cộng Sản Việt Nam, hay nói nôm na là “hễ ai dài hơi hơn thì người đó sống.” Mà rõ ràng là Trung Cộng lúc nào cũng dài hơi hơn. (10)

2. Căn cứ vào quyết tâm không chịu rời bỏ chủ nghĩa Cộng Sản của các nhà lãnh đạo tại Hà Nội để Việt Nam có thể tách rời khỏi ảnh hưởng của Ðảng Cộng Sản Tàu cùng những lời tuyên bố và hành động của các nhà lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam trong và sau biến cố giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm lãnh hải Việt Nam hồi Tháng Năm năm 2014 khi họ chỉ coi đây là “chuyện nhỏ,” nên hiểu rằng Cộng Sản Việt Nam sẽ không bao giờ ngã về phía Mỹ, Nhật Bản và Ấn Ðộ để hy vọng có thể giữ gìn độc lập và toàn vẹn lãnh thổ như mọi người ngày đêm vẫn cứ tơ tưởng. (11) Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Ðộ cũng không cần phải cho tiền, tặng vũ khí cho Cộng Sản Việt Nam chống đánh Cộng Sản Trung Hoa làm chi cho uổng công và hao của.

Các nhà lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam lúc nào cũng ỡm ờ và lập lờ trong vấn đề chống hay theo Trung Cộng - phần thì nhằm đánh lừa cộng đồng quốc tế để được o bế và cho không món này, món nọ, phần thì để xoa dịu đồng bào trong nước cho bớt đi sức đòi hỏi và chống đối - dù trong bối cảnh cảnh tổ quốc lâm nguy, làm cho các nhà lãnh đạo thế giới từ Barack Obama (cùng John Kerry) cho đến Shinzo Abe và Narendra Modi phải lăng xăng, lính quýnh, và làm cho toàn thể dân tộc Việt Nam bị trị cứ phải mừng hụt hoài. Thật là: “Người khôn ăn nói nửa chừng...” đúng y như câu ca dao thâm thúy của Việt Nam tự nghìn xưa từng nói vậy.

Ghi chú:

1. Hoa Kỳ, và cả Nhật Bản cũng như Ấn Ðộ, đang ở trong một vị thế rất lúng túng khi muốn ngăn chặn Trung Cộng xâm chiếm toàn bộ Biển Nam Hoa, bởi vì nếu muốn làm như thế thì hai nước ở phía Tây và phía Ðông quay mặt vào vùng biển này, tức Cộng Sản Việt Nam và Phi Luật Tân, phải ở cùng chiến tuyến với họ. Trong khi đó, trên thực tế, Mỹ, Nhật và Ấn chỉ có được Phi Luật Tân, nước có một quân đội chẳng mạnh mẽ gì, là đồng minh quân sự trong khi Cộng Sản Việt Nam, từ trước tới nay, chưa hề là đồng minh của Mỹ, Nhật hay Ấn, ngoài điều may mắn duy nhất là Cộng Sản Việt Nam ngày nay đã thôi không còn coi Hoa Kỳ là “kẻ thù của nhân dân ta” nữa, mặc dù Hoa Kỳ từ trước tới nay vẫn vậy, chứ có khác gì đâu. Tình trạng này càng làm tăng thêm giá trị vô song của Việt Nam Cộng Hòa xưa cũ đối với Hoa Kỳ và các đồng minh Á Châu-Thái Bình Dương của họ. Nhưng chính Hoa Kỳ, chứ chẳng ai khác, đã tự mình để mất đi “quân cờ” Việt Nam Cộng Hòa từ hồi 1975 đến nay rồi, giờ đây Hoa Kỳ lấy cái gì mà đánh đấm nữa trên ván bài “chuyển trục về Á Châu” (“Pivot/Rebalancing to Asia”) của mình?

2. Không gì trớ trêu hơn là sự thể, chỉ sau hơn 2 thập niên khi Liên Bang Xô Viết và Cộng Sản Ðông Âu sụp đổ - kéo theo sự sụp đổ của “liên minh ma quỷ Nga-Hoa” và nước Nga dân chủ dưới quyền Tổng Thống Boris Yeltsin đang trên đường trở thành một “đồng minh” của Mỹ và các nước dân chủ, tự do khác, nước Nga ngày nay của Tổng Thống Vladimir Putin, với lề lối cai trị chẳng khác gì của một tổng bí thư đảng cộng sản, đang biến Hoa Kỳ trở lại thành kẻ thù của mình, đồng thời còn quyết tâm phục hồi cái “liên minh ma quỷ Nga-Hoa” trước đây - qua việc Nga chấp nhận bán khí đốt và vũ khí tối tấn - cỡ máy bay chiến đấu SU-35 và hỏa tiễn phòng không S-400 cho Trung Cộng mà không còn sợ sệt gì cho an ninh biên giới của mình nữa- để chống lại Hoa Kỳ và Âu Châu. Chiến lược “Trợ Tàu, diệt Nga” của Tổng Thống Nixon và Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Kissinger nhằm đánh sụp cái “liên minh ma quỷ Nga- Hoa” nay đã trở thành công dã tràng xe cát.

3. Hơn bất cứ nước nào khác trên thế giới, Nhật Bản, chứ không phải Cộng Sản Việt Nam, rất có nguy cơ bị Trung Cộng đánh trước nay mai vì mối thù truyền kiếp giữa 2 cường quốc Á Châu này, nhất là vì cái nhục mà nước Trung Hoa vào thời trước khi cộng sản nắm quyền tại lục địa (1949) phải hứng chịu dưới bàn tay quân phiệt Nhật, từ vụ Quân Ðội Thiên Hoàng Nhật tấn công vào Lư Cầu Kiều cho tới vụ tàn sát hằng chục nghìn dân Trung Hoa ở Nam Kinh (The Nanking Massacre) - mà thế giới vẫn ưa gọi là Vụ Cưỡng Hiếp Nam Kinh (The Rape of Nanking)- trong 2 năm 1937 và 1938. Giới lãnh đạo Trung Cộng đã không giấu giếm ý đồ muốn rửa hận bằng một trận huyết chiến máu chảy thành sông, xương chất thành núi với Nhật Bản, chỉ ngặt một điều là Chú Sam hiện vẫn còn hùng mạnh và đang có hiệp ước an ninh chung với xứ Phù Tang nên Trung Cộng đành nghiến răng kèn kẹt mà nuốt giận. Nếu một mai Hoa Kỳ suy yếu và co cụm lại thì Nhật Bản sẽ biết tay Trung Cộng ngay. Ngày 22 Tháng Chạp năm 2014, thông tấn xã Kyodo của Nhật loan tin Trung Cộng đang ráo riết xây dựng một căn cứ quân sự lớn ngoài khơi tỉnh Chiết Giang gần quần đảo Diaoyu Dao (Ðiếu Ngư) - mà Nhật gọi là quần đảo Senkaku- nơi Trung Cộng và Nhật Bản vẫn tranh chấp chủ quyền dằng dai. Nguồn tin thông tấn xã AFP hôm 29 Tháng Giêng năm 2015 cho hay Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc đã khởi đầu một loạt các cuộc tập tận trên bộ, trên không và trên biển nhằm “cải thiện khả năng chiến đấu” của các lực lượng võ trang của họ để giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh cục bộ (local wars).” Rõ ràng là Trung Cộng đang ráo riết chuẩn bị cho một cuộc đối đầu quân sự quyết liệt với Nhật Bản trong vùng Biển Hoa Ðông, chưa cần tính tới các nước nhỏ trong vùng Biển Nam Hoa.

4. Một bài báo của Michelle FlorCruz trên tờ International Business Times, ngày 29 Tháng Giêng năm 2015, cho biết Hoa Kỳ tuyên bố cần đến sự trợ giúp của các máy bay tuần thám Nhật trên Biển Nam Hoa nhằm theo dõi cuộc tranh chấp lãnh hải đang gây căng thẳng giữa Trung Cộng và các quốc gia Ðông Nam Á. Hoa Kỳ, Ấn Ðộ, Nhật Bản và các quốc gia Ðông Nam Á ngày nay càng lo lắng về chủ nghĩa bành trướng bá quyền của Trung Cộng tại Biển Nam Hoa chừng nào thì việc Hoa Kỳ bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa vào tay cộng sản hồi thập niên 1970 trong thế kỷ trước càng trở nên một lỗi lầm chiến lược tày trời của Quốc Hội Hoa Kỳ thời đó.

5. Theo tài liệu “Hải Chiến Hoàng Sa” của Wikipedia tiếng Việt, hồi năm 1970, Ðô Ðốc Elmo Zumwalt, tham mưu trưởng Hải Quân Hoa Kỳ, đã họp báo tuyên bố tại Guam rằng Hoàng Sa và Trường Sa không nằm trong chiến lược triển khai các hải đảo tiền đồn của Ðệ Thất Hạm Ðội Hoa Kỳ. Theo nhận định của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa thì đây là sự kiện trao đổi giữa Hoa Kỳ và Trung cộng, và là nguy cơ cho Việt Nam Cộng Hòa trong việc bảo vệ Hoàng Sa. Nếu vậy, việc Hoa Kỳ làm ngơ cho Trung Cộng chiếm Hoàng Sa là chủ trương đã có từ lâu (1970) của (Hải Quân) Hoa Kỳ - nhằm tránh những cuộc đụng độ không cần thiết giữa lực lượng Mỹ và lực lượng các quốc gia đang lăm le tranh đoạt những hòn đảo và bãi đá thuộc Quần Ðảo Hoàng Sa và Trường Sa, trong đó, ngoài Việt Nam Cộng Hòa, còn có Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (Trung Cộng) và Trung Hoa Dân Quốc (Ðài Loan) trong số các nước khác - chứ không phải là cuộc trao đổi quyền lợi giữa Nixon và Chu Ân Lai sau này, bởi vì chính sách “ngoại giao bóng bàn” giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng chỉ khởi sự từ hồi Tháng Tư năm 1971, và 1 năm sau đó, tức Tháng Hai năm 1972, mới diễn ra cuộc viếng thăm lịch sử (nhưng tai hại) của Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon đến Bắc Kinh.

6. Theo Thông Tấn Xã Australian Associated Press, Edward Snowden, cựu nhân viên Cơ Quan NSA của Mỹ, đã tiết lộ với tạp chí Ðức Der Spiegel rằng Trung Cộng đã đánh cắp được bản vẽ máy bay F-35 Lightning II từ công ty Lockheed Martin, nhà thầu chế tạo phi cơ này, hồi năm 2007, rồi dùng các chi tiết lấy được đó để chế tạo ra các chiếc Chengdu J-20 và Shenyang J-31.

7. Tại cuộc hội thảo về “Quan Hệ Việt Nam-Hoa Kỳ: 20 năm thành công hơn nữa” (“Vietnam-United States: 20 more successful years”) do Học Viện Ngoại Giao Việt Nam, Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội, Trung Tâm Nghiên Cứu Chính Trị Quốc Tế của Hoa Kỳ và Ðại Học Portland của Hoa Kỳ phối hợp tổ chức ở Hà Nội vào ngày 26 Tháng Giêng năm 2015, Ðại Sứ Hoa Kỳ tại Cộng Sản Việt Nam, ông Ted Osius, có tuyên bố rằng “Hoa Kỳ mong muốn giúp Việt Nam trở thành một quốc gia lớn mạnh, giàu có và độc lập.” Hai nhân vật khác cũng lạc quan không kém về mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam là Murray Hiabert và Phương Nguyễn thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chính Trị Quốc Tế, đồng tác giả bài báo nhan đề “An Assertive China Opens the Door to Closer US-Vietnam Naval Ties,” tức “Một Nước Trung Hoa Hùng Hổ Ðưa Ðến Mối Quan Hệ Hải Quân Mỹ-Việt,” cho rằng nhờ Trung Cộng quá hung dữ nên Cộng Sản Việt Nam phải hợp tác quân sự với Hoa Kỳ. Cũng nhờ lạc quan, hồi năm ngoái, Hoa Kỳ đã bãi bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, mở đường cho các nhà buôn vũ khí Mỹ bán ra các máy bay, chiến hạm và súng ống tân tiến cho kẻ thù cũ của mình tại Ðông Nam Á mà không chút e dè rằng đây có thể là một con dao 2 lưỡi nếu nghĩ tới các bí mật về vũ khí của Hoa Kỳ từng được sang tay cho Trung Cộng qua ngã 2 đồng minh thân thiết của Mỹ (thời Chiến Tranh Lạnh) nhưng cũng có quan hệ này nọ với Trung Cộng, là Pakistan và Ðài Loan (Trung Hoa Dân Quốc xưa).

8. Trái với tính toán của các chiến lược gia lỗi lạc của Hoa Kỳ trong mưu đồ cung cấp một nền giáo dục siêu đẳng để thâu tóm tinh hoa quốc tế, một số không nhỏ các khoa học gia ưu hạng gốc Trung Hoa, từng được đào tạo chuyên môn hoàn hảo tại các học viện kỹ thuật lừng lẫy của Hoa Kỳ, đã chọn con đường về nước cũ để phục vụ nhằm sớm đưa đất nước họ tiến lên địa vị siêu cường trên thế giới, bởi vì, bên trong mỗi một người Trung Hoa, luôn tiềm ẩn giấc mộng Ðại Hán, coi Trung Hoa là trung tâm hội tụ những gì là tinh hoa của thế giới. Việc các khoa học gia Mỹ gốc Trung Quốc ưa đánh cắp các bí mật của Mỹ trong lãnh vực kinh tế (trường hợp ông Kexue Huang hồi năm 2011) và quân sự (trường hợp của kỹ sư Chi Mak hồi năm 2005) để trao cho Trung Cộng và sự thể một số tướng lãnh đồng minh Ðài Loan của Mỹ đánh cắp bí mật quân sự và vũ khí rồi giao cho Trung Cộng (trường hợp các Tướng La Hiền Triết hồi năm 2011 và Hứa Nãi Quyền hồi năm 2015) đã chứng minh rằng người Tàu có tinh thần dân tộc (Ðại Hán) cao hơn bất cứ giống người nào khác trên thế giới.

9. Từ đầu thế kỷ 21 tới nay, Hoa Kỳ luôn tránh né chuyện đụng độ với Trung Cộng vì quyền lợi kinh tế chằng chịt của các tập đoàn tư bản Mỹ (chuyên giật dây các nhà lãnh đạo ở Washington) cũng có mà vì tâm lý “dại gì lại đem chén kiểu đổi chén sành” cũng có. Hồi Tháng Tư năm 2001, lúc Tổng Thống George W. Bush mới lên cầm quyền, vị tổng thống thuộc loại “cao-bồi Texas” này cũng không dám dùng hải và không quân phong tỏa đảo Hải Nam (như người ta cứ tưởng thế) để lấy lại chiếc máy bay thám thính đã bị Trung Cộng cưỡng ép hạ cánh xuống đảo này vì bị coi là đã xâm phạm không phận Trung Cộng trong một chuyến bay do thám. Trung Cộng bắt được chiếc phi cơ đó, một chiếc EP-3E ARIES II, và đã lấy đi nhiều bí mật quân sự cũng như tháo gỡ một số máy móc kỹ thuật trên chiếc phi cơ trước khi đem trả “cái xác không hồn” này về cho Mỹ. Cũng thế, trong vụ Iran tịch thu chiếc máy bay drone của Hoa Kỳ, một chiếc RQ-170 Sentinel, lạc đường bay qua biên giới nước này, hồi Tháng Chạp năm 2011, thời Tổng Thống Barack Obama, Mỹ đâu có dám hành quân lấy lại chiếc máy bay này. Iran đã kéo chiếc máy bay đó về một nơi thanh vắng và mời các chuyên gia quân sự háo hức của Nga và Trung Cộng đến phanh thây, xẻ thịt chiếc máy bay để ăn cắp kỹ thuật, rồi mỗi nước từ đó chế tạo ra những chiếc drone giống hệt như chiếc máy bay đáng thương đó của Mỹ. Giới lãnh đạo đa mưu, túc trí Bắc Kinh, chứ không phải Mạc Tư Khoa, đã ngồi quan sát rất kỹ phản ứng của Hoa Kỳ qua 2 vụ này để có thể đi các nước cờ kế tiếp. Các quốc gia Trung Cộng, Nga và Iran - không chừng còn có cả Bắc Hàn nữa - những kẻ ưa thách thức Hoa Kỳ, đều bắt mạch thấy Hoa Kỳ bây giờ cũng vẫn chỉ là một “con cọp giấy,” coi bộ còn tệ hơn thời Chiến Tranh Lạnh ngày nào nữa, bởi vì ngày nay quyền lợi to lớn của các đại công ty Mỹ luôn trói tay các chính quyền liên tiếp ở Washington không cho đụng tới Trung Cộng, trong khi các khoản chiến phí khổng lồ lại làm cho Mỹ phải nghĩ đi, nghĩ lại, nếu không nói là ngán ngẩm, trước viễn tượng phải lâm chiến với các nước khác như Nga hoặc Iran hoặc Bắc Hàn.

10. Ðiều mỉa mai là sự tồn tại của chế độ Cộng Sản tại Việt Nam chỉ dựa vào cái “không biết” và cái “biết” của chính người dân Việt Nam. Trước năm 1975, vì “không biết” chủ nghĩa Cộng Sản là tồi tệ, đa số dân chúng ở Việt Nam - kéo theo giới phản chiến tại Mỹ và các nước Âu Châu - đã đi theo hoặc hùa theo Cộng Sản để dẫn đến chiến thắng cuối cùng của họ tại Miền Nam Tự Do vào ngày 30 Tháng Tư năm 1975. Sau năm 1975, chính vì “biết” rằng Cộng Sản Việt Nam sẽ tồn tại lâu dài nếu họ cứ bám riết theo đàn anh Trung Cộng, một số người Việt Nam, ở trong nước cũng như ở hải ngoại, bằng cách này hay cách khác, vẫn tiếp tục ủng hộ chính quyền Hà Nội. Tuy nhiên, điều này sẽ không còn đứng vững được nữa một khi nền kinh tế Trung Cộng sụp đổ - kéo theo xuống vực sâu giấc mộng tranh bá, đồ vương của Trung Cộng - theo như sự tính toán của một số kinh tế gia quốc tế hiện nay.

11. Nếu Cộng Sản Việt Nam chịu từ bỏ chủ nghĩa Cộng Sản để đi theo con đường dân chủ đa nguyên, đa đảng thì Việt Nam sẽ không cần gì đến Trung Cộng. Nhưng nếu Cộng Sản Việt Nam vẫn cứ khư khư giữ lấy chế độ độc tài, đảng trị Cộng Sản (như họ đang làm hiện nay) thì đương nhiên là họ phải bám riết theo Trung Cộng để được che chở mà sống còn, thay vì chạy theo Mỹ để rồi cứ bị siêu cường này áp lực phải chuyển sang con đường tự do, dân chủ phóng khoáng mà họ cho là hay nhất (như họ đã từng làm đối với Miền Nam Việt Nam thời Ðệ Nhất Cộng Hòa dưới quyền của Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, để rồi Việt Nam Cộng Hòa suy yếu rồi mất luôn vào tay Cộng Sản).

 

 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site