lịch sử việt nam

Trang Chính

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asian Seas

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

ủy ban truy tố tội ác đảng cộng sản việt nam

Khối Kỷ Thuật UBTTTAĐCSVN

P.O.BOX 6147. Fullerton, CA.92834

Phone: 626-257-1057. Email: ubtttadcsvn.vg@gmail.com

Web:http://ubtttadcsvn.blogspot.com

_______________

Orange County, CA.USA. Ngày 21/12/2015

Liên Thành

(Trích Huế Thảm Sát Mậu Thân 1968. Trang 452-476)

Toàn bộ nội dung cuốn băng nhựa tối mật của Thích Đôn Hậu đệ III Tăng thống PGVNTN do phòng thông tin hải ngoại Võ Văn Ái tại Paris cất giữ, đã bị khối kỷ-thuật UBTTTAĐCSVN giải mật

VỚI NỘI DUNG DO THÍCH ĐÔN HẬU ĐỆ TAM TĂNG THỐNG PGVNTN XÁC NHẬN:

- GHPGVNTN đã đồng hành Cộng sản trong việc lật đổ hai chính thể Đệ I và Đệ II VNCH.

- GHPGVNTN đã tiếp tay cho Cộng sản trong cuộc thảm sát đồng bào Huế Mậu Thân 1968.

- GHPGVNTN đã đưa Dương Văn Minh lên làm Tổng Thống để đầu hàng CS 1975.

- Đương sự xác nhận bản thân đã tự nguyện đi theo Cộng sản và nằm trong vị trí cao cấp của Trung Ương Đảng CSVN. Đương sự xác nhận đã giữ chức Phó Chủ Tịch Trung Ương Liên Minh các Lực Lượng Dân Tộc, Dân Chủ, và Hòa Bình Việt Nam.

- Đương sự hoàn toàn không hề bị ai bắt cóc ra Bắc năm 1968. Ra Bắc 1968, đương sự trực tiếp gặp Hồ Chí Minh và theo lời đương sự kể, Hồ Chủ tịch tán dương cuộc tranh đấu của Phật giáo là cả một sự đóng góp lớn lao vào sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, mà điển hình là việc bị thiêu của sư Quảng Đức”.

Chủ đề: Thích Đôn Hậu, một đảng viên Cộng sản cấp trung ương và là Đệ III Tăng Thống của GHPGVNTN, tự thuật lại việc CSVN đã lập tức vắt chanh bỏ vỏ đối với GHPGVNTN ngay sau khi tổ chức này góp công lớn trong việc lật đổ VNCH và vốn từng được Hồ Chí Minh trực tiếp 'cảm ơn' và 'hoan nghênh' vào năm 1968.

Vì phần tự thuật dài trên 1 giờ 30 phút, để quý vị tiện theo dõi và nhận định, phần âm thanh được ghi chép ra thành nhiều đoạn theo đúng thứ tự của bản gốc.1

1.CUỘC NÓI CHUYỆN VỚI THỦ TƯỚNG VC VÀO NĂM 1976

Tôi kể câu chuyện tôi được tiếp xúc với Thủ Tướng Phạm Văn Đồng khi ra họp Quốc Hội kỳ 2 năm 1976. 

Sau khi nói những việc khác, Thủ Tướng hỏi: Thế cụ còn nói chuyện chi nữa không?

Tôi nói: Có. Tôi muốn hỏi Thủ Tướng một chuyện. Sau khi tôi ra miền Bắc năm 1968, thì vị mà tôi tiếp xúc đầu tiên là Hồ Chủ Tịch. Khi đó Thủ Tướng mới... Khi gặp Hồ Chủ tịch, thì câu nói mà có lẽ là câu nói chính của Hồ Chủ tịch. Hồ Chủ tịch 'tán dương Phật giáo. Tán dương việc tranh đấu, phản đối các chánh quyền tay sai do Mỹ tạo nên ở miền nam Việt Nam.' Rồi Hồ Chủ tịch tán dương cuộc tranh đấu của Phật giáo là cả một sự đóng góp lớn lao vào sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, mà điển hình là việc tự thiêu của sư Quảng Đức. 'Tôi rất là cảm kích về phong trào tranh đấu đó là một sự hi sinh của PG. Thay mặt Chánh Phủ Liên Tôn tôi thành thật cảm ơn và đặc biệt tôi rất hoan nghênh những việc tranh đấu đó.' Đại ý như vậy. Khi đó có Thủ Tướng.

Thì vài ngày sau, trong buổi chiêu đãi của Mặt Trận Tổ Quốc do cụ Tôn Đức Thắng chủ trì, buổi chiêu đãi của phủ Thủ Tướng do Thủ Tướng chủ trì, buổi chiêu đãi của Trung Ương Đảng do cụ Lê Duẩn chủ trì thì các vị đều tán dương Phật giáo, đại khái như Hồ Chủ tịch đã nói. Chừng đó các vị vẫn còn nhớ. Nhưng điều tôi ngạc nhiên hết sức, đó là khi trong thời chiến. Đến khi thời bình, chúng tôi được về miền nam Việt Nam, chúng tôi thấy sao các vị cán bộ trung cấp (nhất là trung cấp) đối với Phật giáo có sự nhục mạ thế này thế khác, nên mới ngạc nhiên hết sức. Sao trớ trêu vậy? Như vậy là tới khi giải phóng rồi lại đối với Phật giáo như vậy thì tôi ngạc nhiên hết sức.

Tôi nói ở đây tôi ngưng, thì Thủ Tướng nói thế này: Đâu có gì đâu cụ!

Tôi hỏi: Xin Thủ Tướng cho biết lý do?

Thủ Tướng nói: Đó, thế tại sao cụ biết mà. Trong khi Mỹ đã đi rồi, Thiệu xuống rồi, mà khi đó Phật giáo âm mưu lập thành chánh phủ của Phật giáo, đưa Dương Văn Minh lên để làm Tổng Thống. Lập để chi vậy? Lập chính phủ đó để mà đánh với Cách mạng, phải không?

Tôi nói: Cái chuyện đó có! Có lập chính phủ. Phật giáo chúng tôi lập chính phủ. Nhưng mà thế này thưa Thủ Tướng. Tôi nói với các vị ở trong Viện Hóa Đạo thế này: Các Hòa Thượng nên nhớ rằng Phật giáo chúng ta không ngu si cho đến cái độ lập một Chính phủ Phật giáo sau khi Mỹ đổ (cút rồi), Thiệu nó vơ vét của cải nó đi rồi. Của cải ở miền nam Việt Nam không còn gì nữa. Cách mạng đến bên lưng rồi mà thành lập cái Chính phủ Phật giáo. Dương Văn Minh cũng không đến đỗi ngu gì mà theo những người mà khi đó đưa Dương Văn Minh lên làm Tổng Thống.

Tôi nói: Những vị Phật giáo nói với nhau thế này: Phật giáo chúng ta con sâu con kiến cũng thương, huống chi là con người. Mà đã bao nhiêu năm chiến tranh rồi, đã chết chóc đau thương chồng chất. Như Hòa Thượng cũng biết đó, nếu bây giờ đây mà chết chóc như vậy nữa. Nếu bây giờ đây nếu để cho ông già lụ khụ Trần Văn Hương đó, thả lỏng cho ông tuyên bố "đánh". Như vậy thì thử hỏi có thể chết thêm bao nhiêu người. Cả hai bên chết thêm bao nhiêu người nữa? Nếu muốn hạn chế... muốn hạn chế... sự chết chóc, hạn chế sự phá hoại của cải cho nên Phật giáo chúng ta chủ trương

Thấy khi đó không ai lo hết. Thấy không ai lo cả nên phải lập Chính phủ đưa Dương Văn Minh lên là như vậy đó. Nhưng không phải lập để mà đánh với Cách mạng. Lập lên để mà đầu hàng, chứ không phải để mà đánh với Cách mạng.

Thủ Tướng hỏi: Vậy thì tại sao Dương Văn Minh lên lại tuyên bố 'giữ lại mảnh đất cuối cùng'? Giữ lại mảnh đất cuối cùng nếu không phải là đánh với Cách mạng thì giữ sao?

Tôi nói: Tôi xin hỏi, khi Dương Văn Minh tuyên bố như vậy về sau có nổ phát súng nào không? 

Thủ Tướng nói: Không!

'Thì đó. Như vậy thì Dương Văn Minh chỉ tuyên bố mà thôi chớ không phải là đánh.'

Thủ Tướng hỏi: Vậy thì tại sao tuyên bố như vậy?

Tôi nói: Tôi hỏi rồi. Các vị ở trong Viện Hóa Đạo nói thế này: Năm 1971, thì Chánh Phủ Cách mạng Lâm Thời, rồi Chánh Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tuyên bố: "Chúng tôi bằng lòng lập Chính phủ Liên Hiệp với VNCH không Thiệu." Nhưng mà Thiệu của ai? Thiệu do Mỹ tạo nên. Bây giờ chúng ta muốn đòi hỏi Mỹ rút mà cứ đòi Mỹ gạt Thiệu ra, đó là cái chuyện không được. Nếu Mỹ bảo toàn danh dự của họ thì họ phải giữ gìn Thiệu thôi. Do đó mà cứ mặc cả suốt một năm. Ta gọi là cò kè bớt một thêm hai. Mặc cả suốt một năm. Đến năm 72 (có lẽ), bên chính phủ Cách mạng mới thấy rằng muốn cho Mỹ cút thì mình không thể nói như vậy được, không thể nói không có Thiệu được. Thấy như vậy cho nên chính phủ Cách mạng với Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tuyên bố rằng: "Chúng tôi bằng lòng lập Chính phủ Liên Hiệp với miền nam Việt Nam gồm có ba thành phần. Ba thành phần: Thứ I là Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời, thứ II là Khối Trung Lập, thứ III là VNCH." Không nói, không đòi hỏi cái "không Thiệu" mà chỉ nói là lập Chính phủ Liên Hiệp với miền nam Việt Nam gồm có ba thành phần mà thôi. Tuy không nói "có Thiệu" nhưng mà có Thiệu bởi có VNCH, không nói "không Thiệu" thì tức là "có Thiệu".

Nếu muốn thực hiện được cái Chính phủ Liên Hiệp đó, đưa Dương Văn Minh lên phải tuyên bố giữ lại mảnh đất cuối cùng. Vậy thôi, không có để đánh với Cách mạng mà để lập Chính phủ Liên Hiệp tại miền nam Việt Nam gồm có ba thành phần như Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời đã đòi hỏi. Nếu như không lập chính phủ, không nói như vậy, không đòi hỏi giữ lại mảnh đất cuối cùng (dù là 5km cũng được, 10km cũng được) để nói đó là VNCH, làm sao mà lập Chính phủ Liên Hiệp chớ. Cho nên bắt buộc Dương Văn Minh phải tuyên bố giữ lại mảnh đất cuối cùng. Giữ lại để mà lập Chính phủ Liên Hiệp chứ không phải để mà đánh với Cách mạng. Cho nên sau khi Dương Văn Minh tuyên bố đâu có phát súng nào.

Nói đến đây thì Thủ Tướng nói: Cụ nói như vậy thì Phật giáo muốn cho người Mỹ ở mãi ở đây sao? Ở mãi tại miền Nam hay sao?

Tôi nói: Chẳng những người Mỹ mà thêm nữa được không? Bởi vì trước kia, chưa ký hiệp định thì họ là người thù, là quân đội là người thù. Đến khi ký hiệp định rồi thì họ không còn là quân đội nữa. Không còn là quân đội nữa thì họ là bạn để mà ăn ở với nhau vui vẻ, sống với nhau thì tốt hơn. 

Tôi thấy tôi nói như vậy thì Thủ Tướng không nói gì cả.

Đó là buổi nói chuyện với Thủ Tướng Phạm Văn Đồng. 

2. ĐỊNH PHAN GHẾ NGỒI VÀO VÕ NGUYÊN GIÁP

Bây giờ có người hỏi tôi: Sau khi Hòa Thượng được đắc cử thì có suông sẻ không?

Tôi kể cho rõ hơn: Sau khi về miền nam Việt Nam rồi, được vào Sài Gòn, tôi gặp ông Nguyễn Hữu Thọ. Ông Nguyễn Hữu Thọ hỏi tôi trước khi gặp ông Nguyễn Hữu Thọ thì đã từng về Thừa Thiên, có nghe nhân dân nói như thế nào không?

Tôi nói: Ôi chao! Nghe nói thì nhiều lắm.

Ông hỏi: Nghe nói như thế nào?

Tôi nói: Họ nói sau khi giải phóng rồi, thì họ tưởng rằng Phật giáo đã qua khỏi tai nạn, pháp nạn đã qua. Không ngờ pháp nạn cứ liên tiếp.

Ông Nguyễn Hữu Thọ hỏi: Pháp nạn như thế nào?

Tôi nói: Sau khi giải phóng rồi, thì cái nạn phá hoại tượng Phật lộ thiên ở Gia Lai, Kontum... Nhất là bức tượng ở Biển Hồ. Bức tượng xây dựng rất lớn, có cái hồ rất đẹp. Mấy triệu đồng! Cho đến nay cũng đập, bức hiếp... các tượng lộ thiên. Mấy anh em cán bộ, bộ đội xuống đập vỡ tan hết. Do đó, bao nhiêu tình đoàn kết thiêng liêng rã rất nhiều! Bao nhiêu tình thương yêu, quý trọng cán bộ, bộ đội cũng từ đó mà giảm bớt. Rồi họ hỏi: Tại sao các anh làm như vậy? Thì cán bộ nói: Bức tượng đó là của Ngụy Quân nó tạo ra, bây giờ Ngụy Quân nó đi rồi thì phá chớ để làm chi. Họ nói thế này: Mặc đồ lính kêu là Ngụy Quân. Nhưng mà sự thật không phải là Ngụy Quân. Bởi vì đây là cá nhân. Cá nhân của từng người lính họ nói với nhau rằng: Chúng ta ngưng bớt ăn chơi lãng phí. Ngày nào chúng ta cũng góp. Góp lại. Ngày nào cũng góp. Góp nhiều ngày. Góp nhiều ngày thì tự nhiên có số tiền lớn để chúng ta làm việc Phật sự. Thì họ nghe nhau. Họ góp. Góp nhiều ngày, góp nhiều người để có số tiền lớn. Họ mới làm một bức tượng lộ thiên.

Khi làm bức tượng đó, các ông Sĩ Quan cũng đến giúp đỡ âm thầm chứ không dám ra mặt. Sĩ Quan mà giúp đỡ cho người lính xây dựng tượng đó thì Sĩ Quan đó sẽ bị cách chức hay là giáng chức. Bởi vì Phật giáo lúc đó cứ tranh đấu với Chính phủ mãi. Cho nên họ ghét Phật giáo ghê lắm. Hết Chính phủ này lên rồi Chính phủ khác lên mà cứ tranh đấu mãi cho nên họ ghét ghê lắm. Dựng tượng như vậy là tiếp tay cho những người tranh đấu mình cho nên Chính phủ ghét. Vì vậy không ai dám giúp đỡ hết, âm thầm thôi.

Lính nói với nhau thế này: Mấy ông đó là sĩ quan. Họ sợ cách chức hay giáng chức nên không dám ra mặt, còn chúng ta là lính không sợ chi cả.... Chúng ta chỉ sợ mất lý tưởng, tín ngưỡng mà thôi. Bây giờ muốn bảo tồn tín ngưỡng của mình thì xây dựng bức tượng lộ thiên để mai chiều lễ bái, cầu nguyện. Cứ làm. Nếu chánh quyền thấy ghét chúng ta đuổi đi chổ khác. Đi chổ khác thì càng hay, chúng ta sẽ xây dựng chổ khác. Còn chổ này lỡ việc có anh em khác đến, họ tiếp tục làm. Cho nên họ cứ làm mà ngày nào đó tượng lộ thiên mọc lên rất nhiều.

Bây giờ nói rằng cách mạng về, cái gì của Ngụy Quân làm ra, thì Ngụy Quân đi rồi, phá chứ để làm gì. Nói Ngụy Quân thì có một thứ thôi bởi vì họ mặc đồ lính. Đó không phải là Ngụy Quân, mà lính thôi, cá nhân thôi. Nếu đem việc nhà binh ra mà làm thì đó là Ngụy Quân thiệt, còn xây dựng là Ngụy Quân giả.

Cách mạng về cái gì của Ngụy Quân thì phá hết. Bao nhiêu nhà cửa, tàu bè, máy móc, xe cộ, đường xá... của Ngụy Quân làm... các ông không phá cái chi hết mà để đó dùng. Như vậy cái gì các ông ưng thì các ông cứ để mà dùng, còn cái gì các ông không ưng như Trời Phật thì cứ cho là của Ngụy Quân là phá. Thái độ đó có xứng đáng hay không?

Tôi nói tiếp: Tôi trình bày với Chủ Tịch như thế đấy. Tôi không dám cho anh biết đâu, bởi vì cho anh biết là can ngay. Cho nên tôi gặp Thủ Tướng thì tôi nói trực tiếp thôi.

Rồi tôi mới nói: Tôi trình bày chuyện đó xong rồi. Bây giờ nói qua việc khác. Việc tôi sắp nói đây không dính dáng chi tới việc tôi vừa trình bày. (Tôi nhắc lại) Khi ở trên Trường Sơn, thì cơ quan có mời tôi vào chức Phó Chủ Tịch Trung Ương Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình Việt Nam.

Tôi nói rằng: Ngày nay tôi sống trong gia đình Cách mạng, trong đại gia đình Cách mạng. Làm cái gì lợi ích cho Cách mạng thì tôi không tiếc. Nhưng mà chức vị to như thế này tôi không dám. Tôi từ chối mãi.

Sau đó cơ quan nói: Đây là ý kiến của Trung Ương.

Tôi nghĩ rằng đã ý kiến của Trung Ương thì tôi đâu dám từ chối. Tôi phải nhận. Nhưng trước khi nhận tôi xin có lời yêu cầu: Thứ nhất là đừng có lấy chùa mà làm trận địa. Đừng lấy chùa mà làm trận địa là đặt súng trong chùa mà bắn người ta. Nếu làm như vậy là gián tiếp phá chùa. Thứ hai là khi hòa bình độc lập rồi, thì cho tôi trở lại cương vị tu sĩ thuần túy của tôi.

Tôi yêu cầu như vậy thì mới chịu. Tối lại, có câu trả lời là đồng ý cho tôi là khi hòa bình độc lập thì tôi trở lại cương vị tu sĩ của tôi. Vì bằng lòng lời yêu cầu đó tôi mới nhận.

Đến khi ra Hà Nội, ông Lê Toàn Thư nhân danh đại diện cho Ủy Ban Thống Nhất đến chào tôi.

Tôi hỏi: Tôi ở trên Trường Sơn, mời tôi vào chức Phó Chủ Tịch Trung Ương Liên Minh thì tôi có yêu cầu như vậy đó. Anh nghĩ sao?

Ông Lê Toàn Thư nói: Tốt thôi! Vâng, hòa bình độc lập rồi thì mời Hòa Thượng về tu.

Tôi nhắc lại với ông Nguyễn Hữu Thọ: Vậy thì bây giờ đây hòa bình độc lập rồi thì cho tôi thực hiện cái ý muốn, yêu cầu của tôi tại Trường Sơn. Cho tôi trở về với cương vị tu sĩ thuần túy, đó là cái nguyện vọng khát khao của tôi.

Ông Nguyễn Hữu Thọ nói: Để tôi phản ánh với cấp trên rồi sẽ trả lời sau.

Ba ngày sau, ông Nguyễn Hữu Thọ đưa giấy mời, mời tôi gặp mặt trong buổi họp tại chỗ ở của ông Nguyễn Hữu Thọ. Đúng 3 giờ chiều thì tôi đến. Ông Nguyễn Hữu Thọ với ông Huỳnh Tấn Phát đang ngồi ngó ra thấy xe tôi đến thì hai ông bước xuống đón. Nói chuyện xã giao vài câu thì thấy nhiều người đến, có ông Trần Minh Trung, ông Trịnh Tiến Thảo, vv.vv... thấy đông vài chục người.

Tôi nghĩ hôm nay mời họp thì chương trình nghị sự không thấy, chỉ thấy ông Nguyễn Hữu Thọ sắp mọi việc mà không thấy chương trình nghị sự.

Ông Nguyễn Hữu Thọ giới thiệu tôi ngồi chủ tọa, (mặc dù ai cũng biết rồi, nhưng đó là cái lệ nói chuyện nên giới thiệu như vậy), rồi giới thiệu cử tọa của tôi.

Tiếp theo ông Nguyễn Hữu Thọ tán dương tôi, tán dương rất nhiều. Sau khi tán dương, ông Nguyễn Hữu Thọ nói tiếp: Tôi xin thay mặt Chính phủ Liên Tôn và Liên Tôn: 'Yêu cầu bác tiếp tục đóng góp!'. Như vậy là lời yêu cầu trở về cương vị cư sĩ thuần túy của tôi là ông không chấp nhận.

Tôi nghĩ rằng vì tôi, vì sự yêu cầu của tôi mà có buổi họp long trọng thế này. Bây giờ ông đã yêu cầu như vậy thì nói sao? Tôi chỉ làm thinh, không nói không cũng không nói . Khi đó tôi nghĩ rồi đây có ứng cử Quốc Hội thì mình làm thinh như vậy, đừng ra là được thôi.

Tuần đến, tuần hai, tuần ba... tôi thấy êm. Tôi mừng quá. Rồi thấy xôn xao sắp đặt cuộc bầu cử, nào là dán bích chương thế này thế khác mà không nói gì tôi, tôi mừng quá. Nhưng không ngờ, ông Hoàng Phương Thảo lên. Tưởng lên thăm, nhưng ông nói: Tôi là trưởng ban bầu cử Thừa Thiên. Hôm nay lên để mời cụ ra ứng cử Quốc hội.

Tôi từ chối, tôi nói ý định của tôi: Tôi đã đóng góp rồi. Giờ tuổi già sức yếu rồi, tôi muốn trở về tu hành. Trở về tu hành cũng là một cái sự đóng góp lớn lao.

Ông nói: Đây là ý kiến của Trung Ương.

Lại ý kiến của Trung Ương.

Tôi nói: Đã ý kiến của Trung Ương thì tôi không dám nói gì rồi. Tôi phải chấp nhận ra ứng cử. Nhưng mà tôi xin có yêu cầu: Mỗi người ai cũng có hai vai mà mỗi người gánh có một, là dân tộc. Tôi hai vai, gánh hai việc mà phải làm tròn: Là dân tộc và Phật giáo. Cái nào cũng làm cho tròn. Vậy thì, tôi nhận lời ra ứng cử. Tôi ra ứng cử rủi thì mà đắc cử. (Tôi nhấn mạnh) Nếu rủi thì mà đắc cử, sau đó không làm được một việc gì trong hai việc khi nào là tôi đi khi ấy. Tôi xin yêu cầu như vậy.

Ông Hoàng Phương Thảo nói: Cụ cứ ra. Trong Ủy Ban Soạn Thảo Hiến Pháp đương nhiên có mục tự do tín ngưỡng. Có gì không đồng ý cụ cứ nói đi.

Thấy ông nói cho qua việc. Nhưng mà dù sao buộc tôi phải nhận lời. Tôi chấp nhận ra ứng cử.

Ra ứng cử thì làm thủ tục thế này thế khác, tôi cũng tuyên bố nhận lời vậy thôi. Ông ấy về thì qua ngày mai tôi bắt đầu đau. Tôi lo nghĩ buồn bực quá, tôi đau. Khi đau, tôi có ý nghĩ quá trớn. Trong khi đau mà chết được thì tốt quá.

Nhưng rồi thì có mấy anh đem Lời Giới Thiệu của tôi, Lịch Sử của tôi lên cho tôi coi. Tôi thấy viết bậy quá, lộn bậy lộn bạ quá tôi ngồi sửa. (Khỏe khỏe rồi tôi sửa). Trong khi tôi đang sửa có mấy người khác lên. Thấy tôi đang sửa thì họ mừng quá. Họ lấy để họ in.

Dù sao thì tất nhiên tôi cũng ra ứng cử rồi. Tôi thấy tôi buồn quá. Như vậy là phải ra. Buồn quá!

Nhưng khi ra ứng cử thì có cái lạ hết sức. Sao nghe dư luận lạ hết sức. Thừa Thiên có 6 huyện mà 4 huyện ra lệnh cho dân trong huyện: "Không nên bầu ông Đôn Hậu", còn 2 huyện Hương Trà, Hương Thủy thì không ra lệnh như vậy mà chỉ có các buổi mạn đàm. Dù không ra lệnh đừng bầu ông Đôn Hậu, trong các buổi mạn đàm đó ra lệnh miệng để cho đừng ai bầu Ôn Đôn Hậu.

Thí dụ: Chính phủ của ta là Chính phủ trẻ trung, phải xây dựng nhiều, cần người trẻ trung, sáng suốt, có khả năng. Cho nên bầu QH thì bầu người sáng suốt, trẻ trung chứ còn các ông già thì để người ta nghỉ thôi. Bầu mấy ông già thì mệt lắm. Họ chẳng có ý kiến gì. Họ già thì chết rồi mất người bầu lại phiền lắm.

Trong khi trên bàn chủ tọa đưa ra như vậy, thì ở dưới có người nói: Thưa anh, cho tôi hỏi, cụ Tôn Đức Thắng năm nay bao nhiêu tuổi?

'80 thì chắc chắn'.

'Ờ thì đã 80 mà ứng cử được, ôn Đôn Hậu chưa 80 thì ra được thôi.'

Nói như vậy thì họ vỗ tay. Thành ra việc cản trở đừng có bầu tôi trong buổi mạn đàm đó bị gãy.

Buổi mạn đàm khác:

Bàn chủ tọa: Ôn Đôn Hậu có tranh đấu đó nhưng mà Ôn tranh đấu cho Phật giáo chứ đâu phải cho dân tộc. Ta nên tìm những người có tranh đấu cho dân tộc mà bầu.

Trong hội trường có người trả lời: Theo tôi, trong Chính phủ Ngụy Quân, à Ngụy Quyền vừa rồi (như Chính phủ Ngô Đình Diệm chẳng hạn). Ngô Đình Diệm khi lên làm Tổng Thống, lê máy chém đi hang cùng ngõ hẻm diệt người kháng chiến, trả thù người yêu nước. Trong khi đó ở miền nam Việt Nam có nhiều đảng phái, nhiều tôn giáo, mà có tôn giáo nào dám đứng phản đối Ngô Đình Diệm như Phật giáo đâu. Phản đối tức nhiên là vạch trần tội ác của Ngụy Quyền ra. Vạch trần tội ác Ngụy Quyền thì làm cho họ mất tất cả thể diện quốc nội, quốc ngoại. Như vậy không lợi cho Cách mạng thì là cái gì? Thành ra tuy là tranh đấu cho Phật giáo nhưng cũng làm lợi cho Cách mạng ở chỗ đó.

Ở dưới người ta vỗ tay. Vỗ tay như vậy thì cái luận điệu của người trên bàn chủ tọa bị gãy rồi.

[Sao lạ vậy]

Buổi mạn đàm thứ ba:

Bàn cử tọa: Theo tôi, ông Đôn Hậu (mà buổi mạn đàm nào cũng chăm ông Đôn Hậu mà nói thôi chứ không thấy nói ai) có đi với Cách mạng đó nhưng Ôn bị bắt chứ đâu phải tình nguyện đi. Cho nên ta lựa người tình nguyện đi với Cách mạng kia.

Dứt lời thì ở dưới có người hỏi: Anh cho tôi có ý kiến. 'Ôn Đôn Hậu bị bắt'. Cái câu đó nếu trước đây nói thì bị tù rồi đó, nhưng bây giờ thì không sao. Nhưng nếu như Ôn đã bị bắt thì có tội mới bị bắt chứ. Đã là có tội thì tại sao khi lên Trường Sơn vỏn vẹn đâu trên dưới 10 ngày mà đã đưa cái tội nhân (Đôn Hậu là 'tội nhân' đó) lên làm Phó Chủ Tịch Trung Ương Liên Minh Dân Chủ Dân Tộc Hòa Bình Việt Nam. Cái chi lạ vậy, sao đưa tội nhân đó lên cao dữ vậy? Làm Phó Chủ Tịch Trung Ương chứ đâu phải là Địa Phương?

Đến năm 69, lại đưa tội nhân đó vào Ban Cố vấn Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa miền Nam VN. Chính phủ làm chi lạ vậy? Đưa tội nhân đó lên chức Phó Chủ Tịch Trung Ương Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời miền nam Việt Nam là quá rồi, mà sao đưa lên Hội đồng Cố vấn Chính phủ được? Sao lạ vậy? Anh cho biết?

Anh kia lúng túng. Tới đó là gãy. Họ vỗ tay.

Nhưng nghe đâu đến khi kiểm phiếu, chính ông Hoàng Phương Thảo nói: Lạ quá! Lạ quá! Tôi cũng điên rồi. Sao Ôn Đôn Hậu bị phiếu tụt thế này? Rớt tụt thế này? Thì làm sao?

Sau đó nghe đâu ở Trung Ương đưa tin vô: "Không được làm cho ôn Đôn Hậu thất cử." Thế là tôi đắc cử với con số trên 60%. Đó là con số chót. Tất cả các đại biểu ở Thừa Thiên mà chỉ tôi là người chót. Tôi lấy làm lạ mà phải chịu thôi.

[Ra Họp Quốc Hội]

Đến khi ra họp Quốc Hội. Họp Quốc Hội thì chia ra từng khóm. Nghĩa là mới đến thì họp mỗi tiểu ban.

Trong đó có mục Đánh Giá Ứng Cử Viên. Đến mục đó chưa thấy ai nói gì, tôi hỏi mấy ông (khi đó có anh Trung, anh Nguyễn Tất Trung): Đến cái mục này tôi muốn nói được không?

Anh Trung: 'Muốn nói chi ông cứ nói thôi!'

Tôi nói: Thưa Quý vị Đại Biểu, theo tôi từ ở trên Trường Sơn như vậy đó, như vậy đó... (Tôi kể hết) Tức là tôi không muốn ra ứng cử chút nào hết, mà đây là sự bắt buộc tôi mới ra. Đến khi tôi ra rồi thì Thừa Thiên có 6 huyện. Bốn huyện thì ra lệnh như vậy còn 2 huyện không ra lệnh mà có những cuộc mạn đàm đưa ra như vậy tức là muốn làm cho tôi thất cử. Không muốn cho tôi ra ứng cử thì tại sao đưa tôi ra mà lại không muốn cho tôi đắc cử.

Tôi chưa thấy, trên 70 tuổi [có tiếng tụng kinh...]...

[Phang ghế]

Nhưng mà ông Võ Nguyên Giáp lên tiếng: Tôn giáo mà họ bầu như vậy là cao lắm đó rồi nhá!

Câu nói của ôn Võ Nguyên Giáp, tôi thấy trong khi đó cái bất bình của tôi nó lên cực độ. Trong khi nó lên cực độ tôi mới nhớ lại mình là thầy tu. Mình là thầy tu phải có một thái độ như thế nào để khác với người ta. Nếu không phải là thầy tu đó, thì cái ghế của tôi sẽ phang ông Võ Nguyên Giáp một cái. Nhưng mà may quá tôi thấy mình là thầy tu rồi may quá! Chứ không thôi mọi chuyện xảy ra như vậy đấy.

3.BỔ TÚC VỀ LỜI TUYÊN BỐ CỦA DƯƠNG VĂN MINH.

Tôi xin bổ túc thêm khi nãy nói với Thủ Tướng Phạm Văn Đồng chuyện Dương Văn Minh tuyên bố 'giữ lại mảnh đất cuối cùng'. Phật giáo nghĩ rằng: Như thế này mới buộc Dương Văn Minh phải tuyên bố. Nếu không tuyên bố thì có đất VNCH đâu để mà lập Chính phủ Liên Hiệp. Có VNCH trong Chính phủ Liên Hiệp thì Thiệu buộc lòng phải nuôi người miền Nam VN, bởi người miền nam Việt Nam là của Thiệu. Mà Thiệu nuôi người miền nam Việt Nam thì buộc Mỹ phải giúp cho Thiệu để Thiệu nuôi.

Đồng thời, có giữ lại mảnh đất cuối cùng, có VNCH, do Thiệu làm TT trước kia, thì người Mỹ mới đóng góp vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh theo họ đã hứa, đã ký trong hiệp định Paris. Nếu không tuyên bố như vậy, (thì lẽ đương nhiên là mình lấy hết, Chính phủ Cách mạng Lâm Thời sẽ lấy hết), mà đã lấy hết, thì còn VNCH đâu mà liên hiệp. Lấy như vậy thì người Mỹ đâu có dại gì mà bỏ 1 đồng xu. Chắc chắn họ sẽ không cho mình một đồng xu nào hết.

Vì thế cho nên Minh phải tuyên bố "giữ lại mảnh đất cuối cùng". Ba bốn cây số cũng được, năm mươi hoặc mười cây số cũng được!


4.THỪA NHẬN MÌNH ĐÃ THAM GIA CÁCH MẠNG

Bây giờ tôi kể một chuyện sau khi ở Hà Nội về Huế. Tôi kể ở đây có hơi lộn xộn, nhớ chi nói nấy.

Về Huế, cái hi vọng nhất của tôi là vào Sài Gòn thăm Viện Hóa Đạo, thăm các vị Hòa Thượng và Thượng Tọa trong đó, đã xa cách nhau 8 năm trường.

Làm sao vô, phương tiện gì, mà có phương tiện chắc chi mà đi được? - Cứ hi vọng nhưng chưa đạt.

Ba tháng sau, bức điện của ông Nguyễn Hữu Thọ đánh ra mời tôi vào họp. Tôi vào thì đi máy bay, vào Đà Nẵng chờ đợi, lên không có máy bay rồi về. Một tuần sau mới đi.

Ủy Ban Trung Ương Đà Nẵng đánh điện cho Mặt Trận là tôi đã lên máy bay. Mặt Trận độ thời gian lên máy bay và vô trong đó là bao nhiêu, rồi đem xe đến phi trường Tân Sơn Nhất đón. Lên đón, đợi mãi không có máy bay rồi họ về. Lên lần thứ 2 cũng không có rồi họ về. Thế rồi, đến khi máy bay của tôi đến Tân Sơn Nhất không biết làm sao đi vì xe cộ không có.

Anh Tiềm nóng nảy, tức tối hết sức: Tại sao không có xe của Mặt Trận lên đón?

Anh ấy đâu có biết đã đón 2 lần mà không có, họ về. Anh ấy ra thuê xe Taxi. Anh ấy nói: Bây giờ mời Ôn lại nhà anh Kỵ.

Tôi đến ông Kỵ, ăn cơm rồi nghỉ, rồi sau thì hay. Khi đó thấy anh Tiềm có thái độ bực bội ra thuê Taxi đi về, anh Tiềm biết số nhà. Ăn cơm nước xong, nghỉ cái đã.

Trong khi về nhà là xe Mặt Trận lên Tân Sơn Nhất đón. Lên đó họ cho biết: Có máy bay vô, trong đó có ông sư mà thấy họ thuê xe Taxi đi rồi.

Xe Mặt Trận đoán rằng có lẽ ông ấy đến Ấn Quang chăng? Đến Ấn Quang, họ hỏi: Có Hòa Thượng Đôn Hậu đến đây không? Vô rồi mà bây giờ không biết đi đâu?

Do đó mà Ấn Quang biết tôi vô. Hai ngày sau Ấn Quang dò hỏi mới biết tôi ở nơi con đường Phùng Khắc Khoan, ở chung với Thiện Hào. Sau đó, từ Viện Hóa Đạo, các vị lần lượt đến thăm. Nhưng hơn một tuần tôi chưa đến Ấn Quang được, bực bội hết sức. Xin mấy cũng không được vì công việc chưa được.

Trước hết, tôi gặp ông Nguyễn Hữu Thọ, ông cho biết: Sở dĩ mà mời bác vào vì trong này có một chuyện gây cấn. Giữa Phật giáo Ấn Quang với Chính phủ Cách mạng có thái độ chưa hiểu nhau, mất đoàn kết. Cho nên mời bác vô làm thế nào đó, vì bác là cả hai bên, để làm dấu nối cho hai bên.

À, tôi mới biết là như vậy tôi vô là do đó. Cho nên ông sắp đặt chương trình để tôi đi chổ này chổ khác mà chưa cho đến Viện Hóa Đạo. Nào là thăm Lục Hòa Tăng, nào là thăm Phật giáo yêu nước vv... chưa cho thăm Viện Hóa Đạo. Một tuần hay 8 ngày sau, tôi xin thì các vị bằng lòng cho tôi đến Viện Hóa Đạo. Được tin tôi đi Viện Hóa Đạo, các vị Viện Hóa Đạo đến đón tôi.

Khi tôi đến thì có Thượng Tọa Thiện Minh, Thượng Tọa Huyền Quang ở sẵn đó. Ngồi nói chuyện một chập thì Hòa Thượng Trí Thủ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo đến. Lần lượt Trung Ương Hội Đồng Lưỡng Viện đến đầy đủ. Sau khi nói lời chào mừng thì Hòa Thượng Trí Thủ yêu cầu tôi: - Hòa Thượng đi 8 năm trường thì ở nhà trong Hội Đồng Lưỡng Viện hết sức là trông nhớ. Hôm nay được gặp Hòa Thượng trở lại Hội Đồng Lưỡng Viện rất là vui mừng. Bây giờ xin Hòa Thượng cho ý kiến Phật giáo nên làm thế nào đây để duy trì đạo pháp, duy trì tổ chức?

Hòa Thượng Viện Trưởng dứt lời, tôi nói: - Trước hết, tôi thành thật cám ơn Hội Đồng Lưỡng Viện, mà Hội Đồng Lưỡng Viện là tiêu biểu, các tỉnh giáo hội cho đến các khuôn giáo hội. Theo tôi biết, sau khi tôi đi thì, từ Hội Đồng Lưỡng Viện cho đến các tỉnh các khuôn, tất cả đều làm lễ cầu an cho tôi. Cầu cho trên bước đường phụng sự đạo pháp dân tộc của tôi được luôn luôn thuận bước, an lạc. Để đáp lại đạo tình thân thiết đó, tôi không biết nói gì hơn là tôi thành thật cám ơn, và tin rằng tiếp tục để đóng góp vào việc bảo vệ đạo pháp và dân tộc của Viện.

Và tiếp theo, Hòa Thượng Viện Trưởng có tỏ ý: - Bây giờ làm thế nào đây để bảo vệ đạo pháp, bảo vệ tổ chức?

Theo ý tôi: Điểm thứ nhất, mà nhất là cấp lãnh đạo, phải củng cố Bồ đề tâm. Bồ đề tâm mà không củng cố thì không còn nói gì nữa, không lãnh đạo ai được hết. Điểm thứ hai, phải giữ gìn Giới hạnh thật trang nghiêm. Nếu Giới hạnh mà không trang nghiêm thì tự mình không được lợi ích mà, nhất là lãnh đạo, không dám nói ai hết.

Thứ ba, chúng ta cố gắng xiển dương Chánh pháp. Khi thì ta có thể giảng cho 1000, 100 người. Còn khi không thể thể hiện được, chúng ta có thể giảng 5 người, 10 người. Nhiều lần, nhiều chổ giảng "5 người, 10 người" thì thành đông đúc như một lần giảng "100 người, 1000 người".

Thứ tư, chúng ta cố gắng tìm những người thừa kế. Phật có dạy "Phật pháp Pháp Nhị Bảo Do Tự Tăng Hoàng". Nghĩa là Tăng Bảo hoằng dương mà thiếu Tăng Bảo thì thiếu cả Phật Pháp. Không có Tăng Bảo thì không có Phật pháp. Cho nên phải tìm người thừa kế. Tức là Tăng Bảo ở tương lai.

Chúng ta cố gắng thực hành phương pháp mình đã lựa chọn. Nếu như tu hành bữa nay thấy thực hành phương pháp niệm Phật không thấy lợi ích thì qua Mật Tôn. Phương pháp này phương pháp khác thay đổi như vậy mãi rồi loay hoay không thành một kết quả nào hết. Cho nên cái phương pháp nào mà mình cố gắng thực hành đều đến kết quả như nhau. Mình cố gắng phương pháp nào mình đã lựa chọn.

Cuối cùng, chúng ta cố gắng dắt dìu tín đồ. Chúng ta hướng dẫn cho họ biết đạo, tin Phật một cách chắc chắn. Hướng dẫn cho tín đồ ngày quang chay. Hướng dẫn cho họ nghi lễ ngày Rằm, Mồng Một vv...

Nhất là, giao phú cho tín đồ một nhiệm vụ quan trọng: Họ phải làm thế nào để biến gia đình của họ thành ra gia đình Phật hóa. Tôi thấy vừa qua có những gia đình vợ chồng hết sức thuận thành về đạo, lo lắng cho đạo. Nhưng mà họ bỏ lơ con cái, không dạy vẽ chi hết. Có lẽ các đạo hữu ấy nghĩ rằng mình là cha mẹ mà theo Phật thế này thì con cái dám đâu lơ đễnh. Nhưng mà không ngờ rằng vì bỏ lơ không dạy vẽ chi cả, cho nên họ theo bên khác. Họ theo cái khác. Họ trở lại phản đối thì kêu trời không thấu. Cho nên phải dạy vẽ, biến gia đình của mình thành ra là gia đình Phật hóa. Dạy cho nó ngay từ khi 3 tuổi. Dạy con cái lòng tin Phật từ lúc 3 tuổi. Dạy cho nó biết chấp tay trước bàn thờ Phật, dạy cho nó biết ăn chay, dạy cho nó biết cung kính Tam Bảo. Lớn lên một chút dạy cho nó biết chư Phật hộ Phước hộ Thân. Nếu mình không có khả năng thì nhờ các đạo hữu khác hướng dẫn cho nó. Như vậy thì bên tăng đồ, hết thế hệ này đến thế hệ khác và bên tín đồ, qua thế hệ này đến thế hệ khác thừa kế, tiếp nối. Bao giờ cũng có người để duy trì đạo pháp. Duy trì đạo pháp có khi ồ ạt, có khi âm thầm. Mà biết đâu khi âm thầm nó còn lợi hơn khi ồ ạt.

Tôi có đôi lời vắn tắt để trả lời câu hỏi của Hòa Thượng Chủ Tịch. Xin hết lời.

Từ đó về sau, trong các buổi phát biểu của tôi, Hội Đồng Lưỡng Viện và một phần đông chư tăng ni không còn ngờ vực tôi nữa. Trước khi chưa nói chuyện, và cái sự kiện về Huế lại không ở chùa mà ở Viện Đại học. Đến khi vô Sài Gòn không đến Viện Hóa Đạo mà lại ở nhà đường Phùng Khắc Khoan. Những cử chỉ đó làm cho có nhiều người nghi đối với đạo pháp bây giờ tôi lạc lẽo lắm, không đậm đà bằng Cách mạng. Cho nên có người nói bây giờ ông ấy "mặc áo vàng bên ngoài thôi, bên trong thì áo đỏ". Có người nói chơi như vậy!

Nhưng sau buổi nói chuyện này, có người nói: 'Ô! Ông ấy vàng từ trong ra ngoài. Luôn luôn ông ấy mặc áo vàng mà!'

Nói đến đây, Thượng Tọa Thiện Minh hỏi: Thưa Hòa Thượng, Hòa Thượng trước kia thì không nói, nhưng từ nay sắp đi Hòa Thượng tham gia với tư cách gì? Cá nhân hay đoàn thể?

Tôi nói: Tôi thì luôn luôn cá nhân thôi, trước kia cũng vậy, mà từ nay sắp lui cũng vậy, luôn luôn là cá nhân.

Hòa Thượng Thiện Minh: Tại sao Hòa Thượng không nhân danh đoàn thể?

Tôi nói: Tôi không nỡ nhân danh đoàn thể bởi vì Thượng Tọa cũng như các vị Hòa Thượng, Thượng Tọa khác đã biết Đôn Hậu này, từ khi xuất gia, sau khi học đạo, cho đến mãi mãi ngày nay thì Đôn Hậu không làm một cái việc gì riêng cho mình hết. Trong khi đó làm riêng cái gì cũng được, nhưng mà không, chỉ làm cho đạo thôi. Trước sau chỉ vì đạo thôi thì ở ngoài hay tham gia Cách mạng cũng vì đạo mà thôi!

Thì làm cái gì, đã là vì đạo, thì có thái độ ngôn ngữ gì lợi cho đạo tôi mới làm. Cái tổn thương cho đạo, nhất định tôi không làm. Tôi làm cái gì lợi ích cho đạo thì trong tổ chức mình được nhờ. Nếu cái gì có hại, thì Đôn Hậu này chịu lấy. Nếu tôi nhân danh đoàn thể mà tôi sai thì đoàn thể sai, tôi không nỡ để đoàn thể phải chịu cái tiếng đó.

Nói như vậy Thượng Tọa Thiện Minh gật đầu một cái gần sát bàn.

Thượng Tọa Thiện Minh hỏi thêm: Thưa Hòa Thượng, đành rằng Hòa Thượng tham gia tư cách cá nhân, nhưng Hòa Thượng có muốn ai tham gia với Hòa Thượng nữa không?

Tôi nói: Tôi chỉ biết tôi tham gia là nhiều thôi. Còn ai nữa thì không dám biết. Dầu có ai tham gia đi nữa thì tôi yêu cầu mình tham thì cứ là mình tham gia, đừng có vì mình tham gia mà bắt buộc người khác tham gia với mình. Cái chuyện đó tôi không đồng ý.

Thượng Tọa Thiện Minh: Tại sao như vậy Hòa Thượng nói rõ ra một chút?

Tôi nói: Là thế này, tôi tham gia với tinh thần bảo vệ đạo pháp. Người khác không tham gia với tinh thần bảo vệ đạo pháp. Thì đứng ngoài để bảo vệ đạo pháp, vào trong đó để bảo vệ đạo pháp, y nhau. Cho nên tôi không muốn ai tham gia và tôi không rủ ren ai đi theo với tôi hết.

Thượng Tọa Thiện Minh nói: Đi lâu mới biết đường dài. Ở lâu mới biết con người phải chăng.

5.TỰ THÚ PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT ĐÃ ĐỒNG HÀNH CÙNG QUÂN CỘNG SẢN TẤN CÔNG HUẾ VÀO MẬU THÂN 1968.

Có một số chư tăng hỏi tôi: Sau khi Hòa Thượng rút lui khỏi chân Đại Biểu Quốc Hội thì có xảy ra cái gì không?

Tôi trả lời đúng như sự thật. Đưa đơn từ chức Đại Biểu Quốc Hội thì 10 ngày sau, dưới tỉnh cho các vị quen biết đến vận động tôi đừng làm việc đó, và cũng vận động những chư tăng quen biết vận động tôi không nên rút lui như vậy. Trước sau có đến 10 lần đến vận động.

Tôi nói: Việc làm của tôi là việc làm của người lớn, chứ không phải của con nít. Nghĩa là làm cái gì cân nhắc đắn đo kỹ lưỡng rồi mới làm, chứ không phải nhắm mắt làm càng làm quấy đến khi ai nói rồi rút lui.

Thêm nữa, tôi từ chức với Trung Ương chứ không phải với Địa Phương. Cho nên có muốn nói gì thêm thì gặp Trung Ương tôi nói thôi. Nói với địa phương tôi không có lời chi hết và các vị cũng không có nhiệm vụ chi mà giải quyết. Khi nào gặp Trung Ương tôi nói thôi.

Do đó, mấy ngày sau, dưới tỉnh, Mặt Trận lên nói: Hòa Thượng muốn gặp Trung Ương thì ngoài Trung Ương gởi tin vào mời Hòa Thượng ra để gặp các vị Trung Ương.

Tôi chỉ mớ giấy mà Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội đưa thơ triệu tập: Bởi vì tôi đưa đơn từ chức nhưng Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội không nhận lời, nên cứ đưa thơ mời đi họp Quốc Hội. Họ coi như không chuyện gì xảy ra. Bây giờ tôi đi ra ngoài đó. Các vị bắt tôi ngồi họp thì tôi có từ chức chi nữa không? Tôi xin ở nhà thôi.

Tôi ra nhằm mục đích gặp các vị Trung Ương hay là các vị Trung Ương vào gặp tôi cũng như nhau. Các vị đi vô dễ hơn là tôi đi. Tôi xin ở nhà. Khi nào gặp các vị đi vô, tôi nói chuyện.

Thế rồi, ngày mùng 8 tháng Chạp năm 1978, thì Văn Phòng dưới tỉnh cho một vị lên: Có các vị đại biểu thay mặt Trung Ương muốn vào gặp cụ. Nếu được cụ nhận lời thì 10 giờ các vị lên.

Tôi nói: Vâng, xin mời các vị lên.

Gần 10 giờ, tôi ra trước tiền đường đón ông Bùi Sang và Cổ Kim Thành. Các vị ấy đưa cho tôi một bức điện với đại ý là UBTVQH nhờ hai vị ấy gặp tôi để bàn thêm ý kiến.

Đọc xong bức điện, tôi nói: Các vị thì tôi vẫn thường gặp. Nhưng bây giờ các vị lại thay mặt Trung Ương đến gặp tôi tức các vị là Trung Ương Điều tôi trông mong đã lâu thì bây giờ mới thể hiện, tôi rất hoan nghênh. Vậy thì tôi xin nói hết những gì tôi muốn nói.

Chắc các vị đã biết một cách rõ ràng là Phật giáo chúng tôi luôn luôn gắn liền dân tộcPhật giáo với DT gắn liền nhau như môi với răngCho nên khi ra Bắc, tôi được các vị cho biết: Thời gian qua các vị Cách mạng tiền bối (kể cả Hồ Chủ Tịch và hiện tại như Thủ Tướng Phạm Văn Đồng vv...) đã ở chùa để tiếp tục làm Cách mạng. Nếu Phật giáo không yêu nước, trong khi các ngài ở chùa, các nhà sư mà xấu thì các ngài cũng không còn đến ngày nay để lãnh đạo. Từ đó về sau, trãi qua những cuộc kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ, các vị cũng biết nhà chùa là nơi giúp đỡ chở che cán bộ, bộ đội như thế nào.

Ngay cả tết Mậu Thân, cán bộ bộ đội về Thành phố Huế nhiều như vậy. Về thì ở đâu? Không phải ở nhà đạo khác, mà chỉ ở nhà Phật tử. Nếu Phật tử mà xấu, không có tinh thần yêu nước thì khó mà thực hiện được cuộc Cách mạng vùng lên trong Tết Mậu Thân. Nói như vậy để thấy Phật giáo luôn luôn gắn liền với Cách mạng. Vì gắn liền với Cách mạng cho nên khi nghe đến giải phóng chổ nào thì người Phật giáo hoan nghênh lắm! Mà nhất là khi nghe giải phóng đến Sài Gòn thì họ phấn khởi vô cùng, hoan nghênh hết sức!

Từ đó cán bộ, bộ đội về khắp nông thôn cho đến nơi thành thị. Ở đâu có bóng anh em cán bộ, bộ đội thì đồng bào Phật tử hết sức hoan nghênh, vui vẻ. Ra đón chào, người thì bắt tay, vuốt vai, cầm áo, rất hoan nghênh, cứ ngó mãi, cười mãi. Họ nhìn như là anh em, con cháu, chú bác của họ đi xa làm nghĩa vụ thành công về. Từ đó có gì họ cũng đem ra mời ăn. Thành ra đoàn kết mà thương yêu nữa. Chẳng những thương yêu, mà còn kính nể, kính trọng nữa. Bởi họ thấy anh em là những người có công với Cách mạng, có công trong cuộc kháng chiến, là người nếm mật nằm gai, đem lại độc lập hòa bình ngày hôm nay.

Nhưng mà thưa với quý vị, cái tình đoàn kết đó, thương yêu đó, kính trọng đó chỉ có được 10 ngày thôi. Sau 10 ngày đó thì nó gạt đi đâu hết. Lòng thương yêu đó, sau đó là ghét cay ghét đắng. Lòng kính trọng thành ra khinh đáo để, tại sao vậy? Rất dễ hiểu thôi: Anh em cán bộ, bộ đội về từ thành thị đến nông thôn. Về đạo khác thì không biết, chứ về đạo Phật, các nhà chùa, nhất là những chổ tu học đông, thì anh em nói thế này: Trước kia tu phải rồi, nhưng còn bây giờ hòa bình độc lập rồi tu làm gì nữa. Các người đi về đi, lo tự lực mà sống thì hơn. Chứ chùa là gì? Chùa là xương máu của đồng bào. Rồi đây trước sau gì người ta cũng lấy thôi. Bởi của đồng bào thì lấy để làm công việc cho đồng bào. Khi đó các người cũng sẽ về. Trước sau cũng về thì về trước tốt hơn.

Thêm nữa, các người theo đạo Phật thì thử hỏi, Đạo Phật ra đời gần 3000 năm nay, họ có đem gì làm lợi ích cho nhân dân chưa? Mà Cách mạng ta làm thành tựu như vậy đó, đem lại hòa bình dân tộc. Như vậy là tôn thờ Cách mạng hơn là thờ Phật.

Bắt đầu từ đó thì tình đoàn kết, thương yêu kính trọng anh em còn phân nửa thôi. Còn phân nửa rồi sẽ hết, mà còn thâm nữa.

Tiếp theo sự vận động, các anh em lại còn khủng bố các chùa, nhục mạ những nơi Phật đường, không cho họ đến làm lễ, nói những lời khiếm nhã. Tiếp theo, các anh em phá hủy tượng Phật lộ thiên (như tôi đã nói khi nãy), bắt bớ, giam cầm nhiều người.

Sau đấy [các anh em] còn bắt các vị tu sĩ đại diện các tỉnh. Thí dụ, đưa các vị đó biên bản, bảo ký vô. Trong biên bản đại ý là:"Giảng đường của chùa thì chúng tôi bằng lòng để cho Ủy Ban sử dụng."

Đại diện chùa nói: Chúng tôi không thể ký được vì chúng tôi chỉ có nhiệm vụ giữ gìn, không giao cho ai được vì đây là tài sản của Viện Hóa Đạo. Nếu có sự ủy thác, giấy tờ của Viện Hóa Đạo, thì chúng tôi sẵn sàng giao. Ở đây chưa có mà chúng tôi giao thì chúng tôi có lỗi.

Họ nói rất có lý. Nhưng rồi các ông đó bị bắt. [Các anh em] không lấy lý do đó mà lấy lý do "mấy ông sư đó phản động, theo CIA, theo Mỹ, theo ngụy" vv...

Rồi lần lượt bắt các vị trong Viện Hóa Đạo nữa, bắt Thiện Minh, để Thích Thiện Minh chết...

Thưa quý vị, Quý vị biết tôi là người trong Viện Hóa Đạo... Tôi không thể ngồi trên hai cơ quan tối cao của nhà nước mà nhìn Phật giáo chúng tôi... [Bản gốc ngừng ngang đây...]

THAY LỜI KẾT

Khối Kỹ Thuật, UBTTTADCSVN, vừa hoàn tất tất cả 5 phần tài liệu được ghi chép từ audio tự thuật và tự thú của Thích Đôn Hậu. Tài liệu này bao gồm những dữ kiện quan trọng (hầu hết đã được nêu trong sách Biến Động Miền Trung) để từ nay sự thật lịch sử không thể bị chối bỏ hay tẩy xóa. Qua tài liệu Audio Thích Đôn Hậu Tự Thuật này:

- GHPGVNTN đã đồng hành Cộng sản trong việc lật đổ hai chính thể Đệ I và Đệ II VNCH.

- GHPGVNTN đã tiếp tay cho Cộng sản trong cuộc thảm sát đồng bào Huế Mậu Thân 1968.

- GHPGVNTN đã đưa Dương Văn Minh lên làm Tổng Thống để đầu hàng CS 1975.

- Đương sự xác nhận bản thân đã tự nguyện đi theo Cộng sản và nằm trong vị trí cao cấp của Trung Ương Đảng CSVN. Đương sự xác nhận đã giữ chức Phó Chủ Tịch Trung Ương Liên Minh các Lực Lượng Dân Tộc, Dân Chủ, và Hòa Bình Việt Nam.

- Đương sự hoàn toàn không hề bị ai bắt cóc ra Bắc năm 1968. Ra Bắc 1968, đương sự trực tiếp gặp Hồ Chí Minh và theo lời đương sự kể, 'Hồ Chủ tịch tán dương cuộc tranh đấu của Phật giáo là cả một sự đóng góp lớn lao vào sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, mà điển hình là việc bị thiêu của sư Quảng Đức'.

1. Cuộc nói chuyện với Phạm Văn Đồng vào năm 1976. http://youtu.be/2xO--Ucc9nA
 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site