(Tứ đại kim cương hộ tự-do hàng-hải chi hải-lộ)
http://www.truclamyentu.info/maga2020-2024/maga09.html
http://www.truclamyentu.info/maga2020-2024/maga8.html
http://www.truclamyentu.info/the-environmental-activist/maga6_7.html
http://www.truclamyentu.info/the-environmental-activist/maga4_5.html
http://www.truclamyentu.info/the-environmental-activist/maga3.html
http://www.truclamyentu.info/the-environmental-activist/maga2.html
http://www.truclamyentu.info/the-environmental-activist/maga1.html
Từ trái sang phải bốn vị lãnh đạo của Tứ quốc liên minh quân sự gồm Tổng thống Mỹ Donald Trump; Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi; Thủ tướng Úc-đại-Lợi Scott Morrison; Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (Nguồn hình: theprint.in)
Nguyên thủy sáng kiến kết hợp các quốc gia Á Châu để bảo vệ tự do hàng hải từ Thái-bình-Dương qua Ấn-độ Dương đã được đưa ra từ năm 2007 từ thủ tướng Shinzo Abe của Nhật-Bản và được phó tổng thống Dick Chaney ủng hộ, cũng như thủ tướng John Howard của Úc-đại-Lợi, và thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh hoan nghinh.
Thế nhưng sáng kiến kết hợp này chưa được đưa vào thực tế. Nếu năm 2008, ông Trump ra tranh cử tổng thống và đắc cử (chứ không phải Obama) thì chắc chắn rằng sáng kiến này đã được thực hiện.
Suốt 8 năm cầm quyền của Obama, sáng kiến kết hợp trên bị cho vào ngăn kéo, hoạ chăng chỉ nhúc nhích đôi chút qua việc „chuyển trục về Á Châu“, và thực tế cho thấy rất là khiêm nhường.
Mãi đến năm 2016, ông Trump đắc cử tổng thống với chủ trương MAGA rồi mở rộng thành chiến lược bảo vệ tự-do hàng-hải (Indo-Pacific) với sự chuyển quân ồ ạt, trung chuyển các loại khí cụ, tăng cường tuần tiểu giám sát trên biển Đông, băng qua eo biển Đài-Loan, bằng các loại trinh sát cơ, thám thính cơ, oanh tạc cơ, pháo đài bay chiến-lược, phi cơ không người lái, phi cơ săn tàu ngầm v.v...
Đồng thời còn tăng cường hợp tác, tập trận Hài quân với các quốc gia trong vùng như Nhật-Bản, Đài-Loan, Phi-luật-Tân, Úc-đại-Lợi, Ấn-Độ v.v...
Và thời điểm thích hợp để kết hợp thành liên minh quân sự để ngăn chận đà bành trướng nguy hiểm của Trung cộng đã điểm.
Ngày 30 tháng 07 năm 2020, trong cuộc đối thoại song phương giữa Hoa-Kỳ và Úc-đại-Lợi mong muốn Ấn-Độ và Nhật-Bản cùng tham gia và thành lập tứ quốc liên minh quân sự để đối đầu với sự bành trướng hung hăng của Trung cộng trong vùng Ấn-Độ Thái-bình-Dương.
Cũng trong cuộc đối thoại an ninh tứ quốc, ngoại trưởng Mike Pompeo khẳng định việc Trung cộng dùng sinh viên du học của họ để uy hiếp Úc-đại-Lợi là điều không thể chấp nhận được, Hoa-Kỳ sẽ sát cánh cùng Úc chống lại điều này. Và liên minh quân sự này sẽ được hình thành để bảo vệ hòa bình và ổn định trong vùng liên hệ.
Hoa-Kỳ và Úc-đại-Lợi đồng thời lên án Trung cộng xâm phạm trầm trọng chính sách một quốc gia hai chế độ khi áp dụng luật an ninh lên lãnh thổ Hong Kong cũng như đàn áp dã man người Duy-ngô-Nhĩ.
Ngày 1 tháng 09 năm 2020, thứ trưởng ngoại-giao Hoa-Kỳ, ông Stephen Biegun tuyên bố cần phải có một liên minh quân sự trong vùng để ngăn chận sự bảnh trướng của Trung cộng hầu bảo vệ tự do hàng hải trên hải-lộ Ấn-Độ Thái-bình-Dương.
Thứ trưởng ngoại giao Hoa-Kỳ, ông Stephen Biegun. Nguồn hình: AFP
Sáng kiến đa quốc liên minh quá khứ được nêu ra từ Nhật-Bổn, và ngày nay Hoa-Kỳ gợi ý trở lại và đưa vào thực tế. Các nước Ấn-Độ, Nhật-Bản, Nam-Hàn, Úc-đại-Lợi, Việt-Nam, Tân-tây-Lan đã được mời tham gia vào liên minh quân sự này.
Ông nói tiếp hình thức kết hợp này sẽ gần giống như Nato ở Âu Châu và gọi đây là Nato Á Châu, Nato Thái-bình-Dương (Nato Asian, Pacific Nato). Đối với liên minh mới này hình thức tổ chức có thể sẽ có nhiều sự khác biệt.
Tứ quốc liên minh quân sự vào thời điểm hiện tại là Hoa-Kỳ, Ấn-Độ, Úc-đại-Lợi và Nhật-Bản.
Nếu Nato Á Châu hình thành thì tương lai sẽ có sự kết hợp với Liên minh Nato Âu Châu là điều có thể xảy ra. Như vậy có nghĩa là, nếu Trung cộng xâm phạm, đụng chạm đến một trong những thành viên của Tứ quốc liên minh này, thì coi như Trung cộng là kẻ thù của cả bốn, và tứ quốc có bổn phận phản ứng bảo vệ lẫn nhau.
Hiện tại, Trung cộng đang gây hấn, xâm chiếm lãnh thổ Ấn-Độ trên dãy núi Hy-Mã Lạp-Sơn (vùng Ladakh), giữa Ấn và Tàu có nhiều sự đụng độ ngắn, nhưng đã có binh sĩ hai bên tử trận. Phần thắng nghiêng về phía Ấn-Độ. Trường hợp này, khi Ấn-Độ chính thức là thành viên của tứ quốc liên minh, thì ba quốc gia còn lại có bổn phận gởi quân tác chiến bên cạnh quân đội Ấn-Độ để chống lại Trung cộng. Tân-đề-Ly còn ra lịnh cấm 177 trang ứng dụng điện tử hoạt động trên lãnh thổ của họ để trả đủa sự xâm chiếm vùng Ladakh của Trung cộng.
Ông Biegun còn nói thêm Úc-đại-Lợi sẽ tham gia tập trận Hải quân với Ấn Độ (Malabar naval exercises) trong vùng vịnh Bengal. Cuộc tập trận này Hoa-Kỳ và Ấn-Độ đã thực hiện từ năm 1992, và có sự tham gia của Nhật-Bản từ năm 2015.
Cố vấn an ninh của Tổng thống Trump là Robert O’Brien, đề cập vào thứ sáu 04-09 về sự đòi hỏi chủ quyền của Trung cộng trên biển Đông là điều kỳ cục. Ông Biegun cho biết thêm ngoại trưởng Mỹ sẽ tham gia gặp mặt các vị lãnh đạo Ấn, Nhật và Úc vào tháng 09 và 10 này.
Hội nghị chính thức của tứ quốc liên minh quân sự cũng sẽ diễn ra vào mùa thu năm nay tại Ấn-Độ. Và tứ quốc này sẽ chỉ là những thành phần tiên phong, cánh cửa của liên minh vẫn còn đang mở rộng cho các quốc gia khác trong vùng để tham gia.
Khi tứ quốc liên minh quân sự được hình thành chính thức, thì tương lai gần tiếp theo sẽ là liên minh kinh tế hay vùng tự do mậu dịch giữa các quốc gia liên hệ để nâng cao phẩm chất, nâng cao đời sống người dân Á châu trong các lãnh vực và đó cũng là điều lợi ích cho Hoa-Kỳ.
Một tương lai mở rộng, một đại lộ thênh thanh cho cả vùng Á-châu Thái-bình-Dương đang được hình thành. Lẽ đương nhiên, Trung cộng rất lo ngại khi liên minh quân sự này đang dần được hình thành để đánh bật ảnh hưởng của họ ra khỏi toàn vùng.
Sự kiện vừa nêu đã nói lên những nỗ lực ngoại giao bền bỉ, đầy tính thuyết phục của chính quyền tổng thống Trump và đã đưa đến những thành công có tầm vóc chiến lược. Ngoài ra, từ khi giữ nhiệm vụ tổng thống Hoa Kỳ từ năm 2016, ông Trum cũng như chính phủ của ông đã thành công trong các chính sách ngoại giao như thúc đẩy thành công hiệp ước tự do mậu dịch Gia-nã-Đại, Hoa-Kỳ, Mễ-tây-Cơ (thay thế cho hiệp ước Nafta cũ); dời tòa đại sứ Mỹ từ Tel Aviv về thủ đô Jerusalem của Do-Thái; thúc đẩy thương chiến chống sự mất cân bằng thương-mại giữa Mỹ và Trung cộng;Thúc đẩy mạnh mẻ nhất, quyết liệt nhất, hiệu quả nhất trong việc hỗ-trợ cho đảo quốc Đài-Loan tự vệ, phát triễn kinh tế tốt đẹp, cũng như từng bước hòa nhập vào cộng đồng quốc tế; Ngăn chận sự phát triển, bành trướng của chế độ độc tài Venezuela, đồng thời hỗ trợ, công nhận nhà đối lập Juan Guaido là vị Tổng thống lâm thời của quốc gia này; Đẩy mạnh cuộc tranh đấu cho tự do tôn giáo toàn cầu lên mức độ cao nhất; Lên án gay gắt, trừng phạt mạnh mẻ những viên chức Trung cộng đàn áp, xúc phạm nhân quyền ở Tân Cương, Hồng Kông, Pháp Luân Công, và thời gian tới sẽ là Tây-Tạngv.v...Vận động thành công Liên Âu để chận đứng sự phát triễn 5g của Huawei tại lục địa này ; Tổ chức tập trận Rimpac 2020 tại Ha-uy-Di.
Những thành quả ngoại giao mới nhất được ghi nhận là kết hợp thành công việc Do-Thái và Vương Quốc Ả Rập thiết lập bang giao chính thức; Nối kết thành công sự liên lạc ngoại giao giữa hai quốc gia Kosovo và Serbia (được ký kết ngay tại tòa Bạch Cung vào đầu tháng 09-2020); Kosovo còn thừa nhận quốc gia Do-Thái và sẽ chuyển tòa đại sứ từ Tel Aviv về Jerusalem. Đây là quốc gia Âu Châu đầu tiên chuyển tòa đại sứ như vậy; Đảo quốc Paula trong vùng Thái-bình-Dương mời gọi Hoa-Kỳ thiết lập căn cứ quân sự ngay trên đảo quốc của họ ở các cửa biển để chống lại sự bành trướng của Trung cộng; Hoa-Kỳ, Đài-Loan, và Liên Âu hiện đang nhóm họp ở Đài-Loan (05, 06-09-2020) trong chiến-lược tách dần khỏi sự lệ thuộc nguyên vật liệu sản xuất từ Trung cộng.
Chỉ với chính quyền của Tổng thống Donald Trump, cũng như những chính quyền Hoa-Kỳ kế tiếp, đặt trọng tâm quyền lợi của Hoa Kỳ, cũng như vùng Ấn-Độ Thái-bình-Dương và thế giới lên trên thì chiến lược này mới được thực hiện một cách đứng đắn và triệt để.
Ngày 04-09-2020
Trúc Lâm Việt Quốc và Thi Nhân tổng hợp.
Bản tin liên quan:
- US, Australia Reaffirm Commitment To Quad Alliance With India, Japan Amid Chinese Threat
https://www.republicworld.com/world-news/us-news/us-australia-reaffirm-commitment-to-quad-alliance-with-india-japan-a.html
- US Proposes NATO-Like Alliance with India, Australia, Japan, Angers China
https://usadefensenews.com/2020/09/03/us-proposes-nato-like-alliance-with-india-australia-japan-angers-china/
- The Quad: A partnership to address the changed geopolitics in the Indo-Pacific
https://theprint.in/theprint-primer/quad-ddress-changed-geopolitics-indo-pacific/16209/
- US seeks formal alliance similar to Nato with India, Japan and Australia, State Department official says
https://www.scmp.com/news/china/article/3099642/us-seeks-formal-alliance-similar-nato-india-japan-and-australia-state
- NATO like an alliance with the US, India, Japan and Australia likely – What it means for China
http://theasianherald.com/nato-like-an-alliance-with-the-us-india-japan-and-australia-likely-what-it-means-for-china/
****
Ủng hộ https://truclamyentu.info; generalhieu.info qua Paypal: su9999mn@gmail.com. Cám ơn
Support for https://truclamyentu.info; https://generalhieu.info via Paypal: su9999mn@gmail.com. Thanks.
Images | website template by ARaynorDesign
Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử