http://www.truclamyentu.info/library/giac-den-nha-dan-ba-phai-danh2.html
...
- Nhờ vào áp lực chính trị và điều kiện tín dụng dễ dàng, Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam kể từ 2003. Thay vì đa dạng hóa thị trường để tránh lệ thuộc vào Trung Quốc, Việt Nam chỉ lo đạt chỉ tiêu mậu dịch của Bắc Kinh, đến độ vềnhập khẩu không đi hỏi nước khác mà lại đặt mua những thiết bị lạc hậu của Tàu mang về trang bị nhà máy nước mình, gây rathiệt hại nặng nề cho năng suất cũng như môi trường ;về xuất khẩu thì bất kể lượng tiêu dùng trong nước, trưng thu gạo của nông dân với giá bóc lột (3000 đ/cân) để bán cho Trung Quốc khiến dân thiếu gạo phải đi mua gạo (có khi là gạo giả) nhập từ Trung Quốc với giá gấp ba. Cái lối quản trị thương mại quái đản này xảy ra trong nhiều ngành khác : nhà nước bán hết than Quảng Ninh cho Trung Quốc để rồi không có than dùng trong nhà máy nhiệt điện Việt Nam, phải đi mua than của Úc, Nga và Nam Dương (Indonesia) và cả của Trung Quốc với giá cao hơn nhiều . Cái độc của việc Trung Quốc mua gạo và than của Việt Nam nằm ở sự thực ra Trung Quốc không thiếu gạo cũng như không thiếu than mà còn là nước xuất khẩu hai hàng đó, nhưng chúng dùng áp lực chính trị và tiền nợ để ép Việt Nam bán những sản phẩm cần thiết của mình cho chúng với giá ưu đãi để rồi Việt Nam phải đi mua lại với giá cao hơn cũng loại sản phẩm ấy ngõ hầu đáp ứng nhu cầu của chính mình.
- Lạ lùng nhưng không hiểu tại sao (ngay báo của đảng cũng lấy làm lạ )Việt nam là một nước nông nghiệp lại bỗng dưng nhập khẩu rau quả củ của Tàu đầy hóa chất, đôi khi còn là của giả. Nông sản của Việt Nam đâu mất rồi ? Như kiểu gạo, đã bị cơ quan nhà nước trưng thu bán đi để có tiền trả nợ công hay đã do thương lái Tàu mua lậumua sỉ hết ?
- Hiện thời, trên nguyên tắc, hàng Trung Quốc phải chịu thuế suất, thuế nhập khẩu, ấy vậy đã ngập thị trường rồi, sang năm 2018, theo quyết định của ASEAN những thuế đó sẽ bị bãi bỏ,liệu sẽ còn hàng Việt Nam để cạnh tranh với chúng không ?
SỰ PHÁ HOẠI KINH TẾ
Việt Nam là một nước nhỏ bé song le được Trời phú cho rất nhiều tài nguyên : rừng vàng, biển bạc, châu thổ phì nhiêu, mỏ quặng phong phú, lại thêm dầu khí ; vì thếcho nên bị tên láng giềng khổng lồ không ngưng nuôi mộng chiếm cứ,xâm lược mấy lần mà vẫnkhông trôi.Cuối cùng, thời cơ đã đến với Trung quốc nhờ vào một đám cuồng đảng vô liêm sỉ tự nguyện làm tay sai cho quan thầy Tàu; lần này, học được kinh nghiệm ngàn năm và đặc biệt kinh nghiệm của cuộc chiến biên giới, Trung cộng thấy trước khi dùng đến vũ lực, cầnphải hủy hoại kinh tế và môi trường Việt Nam để làm cho dân Việt Nam chẳng chết thì cũng suy nhược mất sức phấn đấu chống lại sự Hoa hóa đất nước.Một khi kinh tế Việt Nam bị lũng đoạn, đương nhiên kinh tế Việt Nam trực thuộc Trung Quốc theo như chủ trương «thực hiện nhất thể hóa kinh tế Việt-Trung…làm cho Việt Nam nhập vào vành đai kinh tế Trung Quốc, … ràng buộc hai nước lại với nhau, Việt Nam muốn phản bội cũng không có thể » .
Nông nghiệp :
Tuy ngày nay nông nghiệp chỉ chiếm 18% GDP, đại đa số dân Việt (70%) còn là nông dân, nên muốn hủy diệt dân Việt không gì bằng phá hoại ngành nông của Việt Nam. Mặc dầu đồng ruộng phân mảnh, phương tiện tân tiến không mấy được dùng,nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích đáng kể : nước xuất cảng thứ nhất trên thế giới về hạt điều và hồ tiêu, thứ hai về gạo và cà-phê, nước sản xuất thứ 5 về cao-su và thứ 6 về trà ; nhưng vì nông sản xuất khẩu là hàng thô, ít chất lượng cao, giá cả kém, nên nhiều triệu tấn hàng chỉ mang lại có 32 tỷ USD (so với con số 15.000 tỷ USD nông sản trao đổi trên thế giới) năm 2015, có lẽ là năm thịnh cuối cùng của ngành nông Việt Nam. Lý do là từ 2010, nó bị Trung Quốc phá rối qua nhiều phương cách :
- Trung Quốc cho xây đập thủy điện trên thượng lưu sông Hồng và sông Mê Kông ở Vân Nam để giữ độc quyền nước sông đồng thờikiềm chế lưu lượng của sông và ức chế kinh tế và an ninh lương thực củaViệt Nam (1/3 nông sản được sản xuất ngoài Bắc và 2/3 trong Nam). Sông Hồng chỉ chảy qua Việt Nam nên Trung cộng không gặp phản đối nào ; ngược lại Việt cộng còn bắt chước đàn anh, cũng xây đập trên sông Hồng (đập Hòa Bình và nhiều dụ án đập khác). Nhưng đánh đổi với điện của đập là hiện tượng giảm trầm tích, lở bờ, xâm mặn, lũ lụt và hạn hán, thiếu nước ngọt, .vv. Những hiện tượng này rất trầm trọng ở châu thổ Cửu Long vì Trung Cộng xây đến cả chục đập trên thượng lưu sông, trong đó có hai công trình khổng lồ là đập Tiểu Loan (dung lượng 15 tỷ m3- 2010) và đập Nọa Trát Độ (dung lượng 23 tỷ m3 – 2012). Vì ở hạ lưu, sông Mê Kông còn chảy qua Miến Điện, Thái Lan, và đặc biệt Lào, Căm Bốt, các quốc gia này đã cùng Việt Nam lập ra một « Ủy hội sông Mê Kông » để bàn về sự quản lý dòng sông hay đúng hơn để thương lượng với Trung Quốc. Song,với tinh thần bá chủ sắc xược Trung cộng không thèm tham gia Ủy hội và bất chấp các lời cảnh cáo từ các tổ chức quốc tế về những nguy hại cho sinh thái của động vật và sinh kế của người dân, chúng vẫn cho các đập của chúng hoạt động, không chấp nhận thông báo gì cho các quốc gia liên can, muốn tháo nước lúc nào thì tháo, cho dù ở hạ lưu đang có hạn hán hay mưa lụt. Không lay chuyển được Trung cộng, các nước kia bèn hùa theo Tàu cũng xây đập. Đặc biệt Lào dothế lợi thiên nhiên, có dự án xây nhiều đậplớn với ước mộng trở thành kẻ cung cấpđiện cho toàn vùng. Việt Nam,ở đồng bằng không thể xây đập trên sông Mê Kông, đành chịu trận, để nhòm một nửa miền Tây trước kia trù phú, ruộng nương thẳng cánh cò bay, nay ngập lũ triền miên, mai khô héo lở nứt, dân cư điêu đứng không làm ăn được, phải di tản đi nơi khác, một số ra tận nước ngoài làm mọi cho người.
- Đối với những nông dân còn lại, Trung cộng để cho thương lái Tàu nghĩ ra trăm ngàn quỷ kế để đưa họ vào chỗ sa sút, thường bằng cách đẩy giá thật cao bất cứ hàng gì, rồi sau một hai vụ, rút lui làm hàng sập giá. Bọn thương lái đi khắp nơi và hỏi mua những món hàng lạ như móng trâu, móng bò, lá khoai, lá điều khô, rễ sắn, rễ tiêu, vv. ; dân quê thường nghèo đói, dốt nát và ham lợi, thấy bán được hàng tầm phào với giá cao là đổ sô vào cuộc, không ngại mổ bò giết trâu (có khi còn đi chặt trộm chân của bò trâu hàng xóm) để rồi trong vùng không còn phương tiện kéo cầy, bứt lá đào rễ để mất cây mất giống. Chúng còn muốn tận diệt những thực vật quý hiếm của Việt Nam và tiếp tục phá rừng bằng cách đặt mua với giá cao lá chua ke, thân cây cu li, gỗ cây sưa, cây kim cương, cây máu chó vv., chỉ có ở rừng. Chúng dạy dân độn hàng, làm giả để kiếm thêm lợi.Chúng nhửdân nuôi gián, đỉa, ốc bươu vàng vv., là những động vật tăng sinh có hại cho sinh thái và mùa màng. Dân quê bỏ ruộng vườn chạy theo lợi ảo khiến nông sản giảm sút. Tác động của bọn thương lái gây rối loạn trong thị trường, tổn hại đến kinh tế Việt Nam, nhưng điều lạ hơn là nhà chức trách khoanh tay để cho chúng hoành hành, không điều tra ngành ngọn.Hành vi của chúng có tính quá quy mô và dai dẳng nên không thể bảo chúng chỉ là những cá nhân hoạt động riêng rẽ, mà phải hiểu rằng chúng đang áp dụng một âm mưu thâm độc của Bắc Kinh .
Lâm nghiệp - phá rừng :
Tổ tiên ta đã để lại cho chúng ta một đất nước với rừng vàng biển bạc. Nhưng chỉ trong 40 năm cái gia tài quý báu ngàn năm của chúng ta đã bị giặc Tàu phá tan với sự đồng lõa của bè lũ tặc quyền Hà Nội. Năm 1943, 43% diện tích Việt Nam (tức 139.905 km2 vì VN thời đó có 325.360 km2, theo con số của tác giả dẫn ở dưới)được rừng che phủ. Trong 30 năm từ 1943 đến 1973, suốt hai cuộc nội chiến mang danh là chống Pháp và Mỹ với bom đạn triền miên chỉ có 22.000 km2rừng bị hủy hoại , tức chưa tới 16% rừng chứ không phải 60% như đảng rêu rao, và như vậy sau chiến tranh Việt Nam còn khoảng 118.000 km2 rừng ; nhưng 17 năm sau (1990), trong thời bình, số rừng còn lại chỉ là 91.750 km2, nghĩa là 26.520 km2 bị hủy hoại, nhiều hơn thời chiến tranh. Do đó một chương trình trồng lại rừng đã được phát huy, nhưng độ phá rừng vẫn mạnh với năm tháng, hủy hoại những cánh rừng mưanguyên sinh quý báu, nuôi dưỡng hơn ngàn sinh vật khác nhau, với những giống chỉ thấy tại Việt Nam và được Liên Hiệp Quốc che chở. Năm 1990, số rừng nguyên sinh của Việt Nam còn tương đương với 10% tổng số rừng, nhưngđến năm 2010, theo CIFOR chỉ còn khoảng 80.000 ha rừng nguyên sinh (0,6% tổng số rừng), trên nguyên tắc được bảo vệ nhưng vẫn thường xuyên bị cướp phá. Ngày nay, theo Bộ nông nghiệp công bố ngày 27/7/2016,rừng che phủ hơn 40% diện tích toàn quốc, trong đó 20% là rừng trồng (ít cây bản địa mà chủ yếu là bạch đàn,thông, keo, tre luống),1,3% là rừng đặc sản (cao su,cà phê, hồ tiêu, lý ra không được gồm trong mục rừng), còn lại là rừng tự nhiên, đa số là rừng tái sinhthuộc loại thưa nghèo.
Hậu quả của sự phá rừng là đất bị xói mòn, trọc lở, khó canh tác, khí hậu khô hạn và nước trôi bề mặt gây ra lũ lụt, không kể sinh thái mất tính đa dạng.
Rừng bị phá do nhiều nguyên nhân, quan trọng nhất là sự gia tăng dân số lôi cuốn theo những nhu cầu về không gian, xây cất, gia dụng (củi), phát triển nông nghiệp (chuyển rừng sang đồn điền cà phê, hồ tiêu, cao su, vv.) và công nghiệp (các loại nhà máy, đặc biệt nhà máy nhiệt điện và thủy điện) ; nhưng cái tệ hại đáng kể là sự quản lý lỏng lẻo của nhà nước cộng sản trong việc cấp đất và kiểm soát sự sử dụng đất, không ngạiđể cho giặc Tàu nghiễm nhiên chiếm cả trăm ngàn harừng dưới cái cớ khai thác lâm nghiêp và công nghiệp. Nếu không có lá thư phản kháng của hai tướng Đồng Sĩ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh ngày 11/2/2010 ít ai biết tặc quyền Hà Nội đã cho Trung Quốc, Đài Loan và Hồng Kông thuê và khai thác dài hạn (50 năm) 264.000 ha rừng đầu nguồn, 87% chủ yếu ở các tỉnh xung yếu ở biên giới. Nhà nước cộng sản còn cho phép mỗi công ty Trung Quốc tàn phá cả ngàn hay chục ngàn ha rừng, kể cả rừng già, ở vùng duyên hải và các tỉnh ở Tây bắc và Tây nguyên, để có đất xây nhà máy và tùy nghi sử dụng. Ngoài ra, phải kể đến đám lâm tặc cướp gỗ từ rừng nguyên sinh và rừng già để bán cho Tàu, với sự tiếp tay của quan chức cộng sản rất sính trang hoàng nhà cửa bằng gỗ quý.
Ngư nghiệp :
- Ngay sau hiệp định về vịnh Bắc Bộ, Trung Quốc được nhượng nhiều phần biển chưa đủ, đòi thêm quyền đánh cá trong vùng đặc quyền của Việt Nam, dưới hình thức một thỏa thuận « hợp tác » về ngành cá, có nghĩa làtàu bè tối tân của Trung Quốc sẽ vào phần vịnh của Việt Nam câutranh cá của ngư dân Việt Nam với thuyền tàu nhỏ bé.
- Do sự sa thải chất độc bởi công ty Formosa(sẽ nói ở sau), biển miền Trung coi như chết, nghề câu cá, nghề làm muối, nghề làm nước mắm cũng chết theo, gây nạn thất nghiệp, bệnh tật và nghèo đói cho ngư dân thuộc 5 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Ngư dân nào ra ngoài khơi xa bờ biển kiếm cá sạch phải liều mạng vì thuyền gỗ nhỏ bé của họ có thể bị thuyền bọc sắt và trang bị vũ khí của ngư dân (hay lính giả làm ngư dân)Tàu đâm hoặc bắn chìm ; bén mảng xa hơn gần Hoàng Sa Trường Sa thì họ có cơ bị bắn bể sọ bởi hải quân Tàu như lại xảy ra ngày 11/3/2017 mới đây . Còn sợ bị Trung cộng bắn, đi xa hơn đến tận biển của Thái Lan, Mã Lai và Nam Dương thì có cơ nguy bị cảnh sát của họ bắt giữ.
- Sông hồ Việt Nam cũng đang hấp hối vì các chất độc sa thải từ các công ty bẩn không bị kiểm soát của Trung Quốc, đưa đến sự tiêu diệt dần ngành thủy sản trong nước. Ví dụ ở ngoài Bắc, theo báo Pháp luật Việt Nam ngày 10/10/2016, thủy sản ở các ao hồ Hà Nội gồm 17 000 ha, cung cấp cho 25-30% thành phố, bị nhiễm kim loại nặng như chì, thủy ngân, arsenic, cadmium, kền, crom,vv. ; ở trong Nam thì cuối năm 2014 một cuộc giám sát nguồn nước giếng khoan quanh Sài Gòn, cấp nước tiêu dùng hàng ngày cho dân chúng cho thấy trên 1400 mẫu nước thì 1360 không đạt chỉ tiêu lý hóa , chứng tỏ các chất độc đã ăn sâu vào lòng đất.
Công nghiệp :
- Sau mật ước Thành Đô, Việt cộng bắt buộc phải để cho người Hoa sang sinh sống buôn bán ở Việt Nam, vànhà hàng Hoa Long tại đường Hàng Trống, Hà Nội, của người Hoa góp vốn với người Việt năm 1991 là vụ đầu tư đầu tiên của Trung Quốcvào Việt Nam. Tính đến ngày 10/3/2016 Trung cộng có1616 dự án còn hiệu lực trị giá 11,19 tỷ USD , có mặt trên khắp lãnh thổ Việt Nam (chính thức là tại 54 trên 63 tỉnh) và là nhà đầu tư thứ 8 tại Việt Nam, nhưng sau quý đầu 2017 chúng đã nhẩy lên vị trí đầu các nước đầu tư. Cạnh phần lớn các dự ánkhông quá 7 triệu USD (bằng nửa dự án trung bình của các nước khác) nhưng phủ rộng từ Bắc chí Nam, có một số dự án lên tới bạc tỷ USD.Thêm vào còn có những dự án trên nguyên tắc do Việt Nam hoàn toàn làm chủ, nhưng có vốn vay của Trung Quốc nên chịu cùng điều kiện bất thuận lợi. Cũng như sự nhập siêu từ Trung cộng, sự có mặt quá lớn của các công ty Tàu tại Việt Nam, ngoài cái tệ hại chèn ép nông công nghiệp bản xứ, nócòn làm trầm trọng thêm sự lệ thuộc của Việt Nam vào Trung Quốc.
- Trung Quốc luôn luôn chọn những địa điểm có tính chiến lược để lập công ty và luôn luôn được tặc quyền Hà Nội cấp cho chúng một thửa đất rộng lớn quá nhu cầu của công nghiệp ; làm như Trung cộng lấy cớ công nghiệp để tiếp thu dần đất đai Việt Nam do Việt cộng đã bán cho chúng tại hội nghị Thành Đô, bắt đầu là những thửa đất trọng yếu nhất, quý giá nhất, đẹp nhất (vùng biên giới, Tây nguyên, duyên hải, các nơi thắng cảnh).
- Do áp lực và tiền hối lộ của Bắc Kinh, tập đoàn Hán nô Việt Nam thông thường chọn gói thầu của công ty Tàu thay vì công ty Việt cho mọi dự án lớn bé, viện vào lý do chúng rẻ hơn, tuy biết rõ rằng giá rẻ đó chỉ là giá dỏm, khi thực thi giá sẽ vượt trội giá dự kiến. Điển hình là dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông giao cho Tàu đảm trách, khởi công năm 2008 với giá ước định là 550 triệu USD, tính hoàn thành trong năm 2013, đến nay vẫn chưa xây xong trong khi giá đã tăng thêm 330 triệu USD. Báo chí đã từng than phiền về sự làm ăn cẩu thả vô trách nhiệm của nhà thầu Trung Quốc , khiến công trình trì trệ và thiếu an toàn (như lấy đất bùn làm đường xá sẽ làm đường lún sụn) nhưng nhà nước vẫn làm ngơ, để Tàu nắm gần trọn ngành xây cất : 90% dự án nhà máy điện, 79% dự án xi măng đều do công ty Trung Quốc thầu.
- Chuyện nhà thầu đường sắt Cát Linh – Hà Đông thật ra không lạ vì chủ đầu tư là Cục đường sắt Việt Nam không có tiền thực hiện dự án, phải vay tiền của Trung Quốc, mà khi đã vay của đàn anh tham ác thì phải chịu những điều kiện khắt khe do đàn anh đề ra : dành mọi ưu tiên cho nhà thầu Tàu, mua thiết bị và nguyên phụ liệu của Tàu với giá do Tàu ấn định. Đặc biệt chúng bắt phải dùng lao động Tàu, tuy luật VN nhất quán « không chấp nhận lao động phổ thông nước ngoài vào VN làm việc, kể cả các công việc cần chuyên gia, giám đốc điều hành hay lao động kỹ thuật, nếu người VN có thể đáp ứng được thì cũng phải tuyển lao động VN » . Khỏi nói, nếu chủ đầu tư là công ty Tàu kiểu như Formosa, thì chúng chẳng coi nhà nước VN là cái gì, cơ quan công quyền bị chúng cấm bén mảng tới khu công nghiệp của chúng. Thành thử hiện giờ ngay tặc quyền VN cũng không rõ hiện có bao nhiêu công dân Trung Quốc sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Nhất là với chính sách cho người Hoa đến Việt Nam không cần hộ chiếu và với số lượng cả vạn « du khách » Trung Quốc ùa vàoViệt Nam mỗi ngày, làm sao biết được có bao nhiêu « du khách » ở lại VN không về, trú ngụ trong các khu và công ty Tàu ?
- Sự lệ thuộc vào Trung Quốc khiến ngành công nghiệp của Việt Nam ở trạng thái lạc hậu không thể vươn lên được. Tiền bỏ ra để mua những thiết bị và nguyên liệu phụ trợkém chất lượng và lỗi thời của Trung cộng (tương đương với 70% hàng hóa nhập từ Trung Quốc) không những làm cho cán cân mậu dịch với Trung Quốc thâm thụt tới 20 tỷ USD, còn có hại cho sự phát triển và môi trường ; nếu được đem dùng để mua thiết bị và nguyên liệu của nước khác thì công nghiệp Việt Nam sẽ tiến bộ hơn nhiều. Trong khi nhà thầu Trung Quốc thiếu kỹ năng lại chỉ biết hưởng lợi, nếu để cho các nước Âu Mỹ Nhật làm tổng thầu thì họ sẽ tôn trọng hợp đồng hơn, sẽ giao một phần công trình cho người Việt giúp họ có thêm tay nghề, và nhà máy sẽ hoạt động tốt hơn.
- Công nghiệp Việt Nam hiện không sản xuất được sản phẩm cụ thể gì cho sự tiêu dùng hàng ngày của dân chúng bởi sự cạnh tranh của hàng hóa rẻ tiền nhập từ Trung Quốc. Các xí nghiệp Việt Nam hiện tập trung vào công nghiệp nặng, khai thác tài nguyên, lắp ráp (than, thép, điện, dầu khí, cơ khí, hóa học), có ít công nghiệp chế biến (may mặc, da giầy), phần lớn được xây dựng với tiền vay từ các ngân hàng quốc tế.Đa số là những công ty nhà nước do quan chức hay thân quyến của chúng quản lý, được bổ nhiệm không phải theo khả năng mà theo bè phái, dễ bị mua chuộc và bị các doanh nhân Tàu thao túng, để rồi công ty thông thường lỗ lãnợ nần (chủ yếu nợ ngân hàng Trung cộng) chồng chất, như chẳng hạn công ty Vinachem, chủ hai nhà máy đạm ở Ninh Bình và Hà Bắc nợ tới 7000 và 8300 tỷ đồng (30,8 và 36,5 T USD) , hay công ty PVC (tổng công ty xây lắp dầu khí VN) lỗ 2362 tỷ đồng (14,3 T USD) danh tiếng với vụ Trịnh Xuân Thanh.
- Tuân theo yêu cầu của Bắc Kinh, Hà Nội cấp mọi sự ưu đãi cho công ty Tàu, không dám từ chối dự án nào của chúng dù nó tai hại đến đâu cho đất nước. Trung cộng đầu tư ồ ạt vào Việt Nam không phải để giúp đàn em phát triển, mà vì lợi ích của chúng và đặc biệt hơn vì qua sự du nhập vào Việt Nam những nhà máy chế biến nguy hại nhất chúng đạt được nhiều mục tiêu : chuyển sang nước khác những công nghiệp bẩn và lạc hậu để thực hiện sự canh tân theo công nghiệp cao tại nội địa, khai thác triệt để những tài nguyên và ưu thế địa lý của Việt Nam, bóp nghẹt kinh tế Việt Nam, phá hoại môi trường và phương tiện sinh kế của người Việt để dân tình suy nhược đến độ không còn sức chống lại sự Hán hóa.
SỰ TÀN PHÁ MÔI TRƯỜNG
Sau nhiều lần toan chiếm Việt Nam, đặc biệt sau cuộc xâm lăng bất thành năm 1979,Trung Quốcđã rút kinh nghiệm và hiểu rằng chúng không thể thành công bằng binh lực không thôi trước sự phản kháng
****
Ủng hộ https://truclamyentu.info; generalhieu.info qua Paypal: su9999mn@gmail.com. Cám ơn
Support for https://truclamyentu.info; https://generalhieu.info via Paypal: su9999mn@gmail.com. Thanks.
Images | website template by ARaynorDesign
Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử